Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

5 xét nghiệm sau đây áp dụng cho tất cả nam giới và nên được thực hiện thường xuyên để hỗ trợ cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.

 

Đừng để phải nghe bác sĩ nói 'Nếu anh đi khám sớm hơn thì...'

Nhiều người đặt câu hỏi: “Tôi có bệnh đâu mà phải đi khám?”. Nhưng câu trả lời có thể khiến nhiều chàng trai ngạc nhiên.



Cholesterol cao dẫn đến tăng huyết áp và các động mạch bị tắc nghẽn

Kiểm tra sức khỏe, hoặc kiểm tra phòng ngừa, có thể phát hiện bệnh trước khi có triệu chứng sẽ giúp điều trị hiệu quả nhất.

Hơn một nửa đàn ông bỏ qua các kỳ kiểm tra sức khỏe hằng năm và điều này ngày càng trở nên rủi ro hơn khi họ già đi.

Một số yếu tố nguy cơ di truyền và lối sống làm cho một số người đàn ông phải khám nghiệm hơn những người khác, nhưng 5 xét nghiệm sau đây áp dụng cho tất cả nam giới và nên được thực hiện thường xuyên để hỗ trợ cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.

Và để cuối cùng, không phải nghe câu nói của bác sĩ: "Nếu anh đi khám sớm hơn, thì đã không ra nông nỗi này!".

Sau đây là những bài kiểm tra sức khỏe mà người đàn ông nào cũng cần phải làm, theo Sound Health.

1. Xét nghim m máu

Đây là một chỉ số để kiểm tra nguy cơ đau tim và đột quỵ. Về cơ bản đó là xét nghiệm cholesterol. Cholesterol cao dẫn đến tăng huyết áp và các động mạch bị tắc nghẽn.

Cholesterol cao cũng là một vấn đề lớn ở nam giới, vì vậy những chàng trai trên 20 tuổi nên bắt đầu kiểm tra mức mỡ máu 4 - 6 năm một lần.

Xét nghiệm này kiểm tra mức cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL) để xác định xem bạn có phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim hay đột quỵ không.

Tốt nhất, nên làm xét nghiệm này 6 tháng một lần, kể từ tuổi 40, theo Sound Health.

2. Kim tra huyết áp

Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng. Một người có thể bị huyết áp cao mà không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm.

Nhiều người phát hiện ra mình bị cao huyết áp khi đi khám tổng quát hoặc đi khám một bệnh khác. Điều này rất nguy hiểm vì tăng huyết áp không được điều trị có thể gây đột quỵ chết người.

Bắt đầu từ khoảng 20 tuổi, nam giới nên bắt đầu kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo huyết áp khoảng 120/80.

Nếu huyết áp cao do di truyền, căng thẳng, bệnh tim, hút thuốc lá, cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn.

Nam giới trên 40 tuổi nên kiểm tra huyết áp hằng năm, theo Sound Health.

3. Xét nghim bnh tiu đường

Đây là một tình trạng có thể kiểm soát được, nhưng cần phải làm xét nghiệm đường huyết trước.

Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh võng mạc tiểu đường, hoại tử chi dưới, rối loạn cương dương và bệnh thận, theo Sound Health.

Bắt đầu từ 45 tuổi, nam giới nên kiểm tra bệnh tiểu đường ít nhất 3 năm một lần.

Những người thừa cân hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra thường xuyên hơn.

Những thanh niên thừa cân nên bắt đầu tầm soát bệnh tiểu đường trước tuổi 20 và buộc phải thay đổi lối sống để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh.

4. Tm soát ung thư tuyến tin lit


Hầu hết đàn ông đều ngại làm xét nghiệm này tuyến tiền liệt, nhưng nó có thể cứu mạng nhiều người

ẢNH: SHUTTERSTOCK

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất, nhưng việc điều trị sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu được phát hiện sớm.

Hầu hết đàn ông nên kiểm tra tuyến tiền liệt lần đầu tiên ở tuổi 50. Tuy nhiên, những người có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt trong gia đình cần kiểm tra từ tuổi 45.

5. Tm soát ung thư đi tràng

Ung thư đại tràng là loại ung thư gây tử vong cao đối với nam giới và độ tuổi nên bắt đầu tầm soát là 50.

Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng nên đi kiểm tra sớm hơn, cũng như những người đàn ông trẻ hơn có tiền sử polyp hoặc bệnh viêm ruột.

Nam giới nên tiếp tục làm xét nghiệm này cho đến khoảng 75 tuổi bằng cách xét nghiệm mẫu phân, soi ống mềm hoặc nội soi đại tràng, theo UAB Medicine.

 

12 loại kiểm tra sức khỏe mà mọi phụ nữ nên làm

 

Việc kiểm tra sức khỏe là cần thiết với tất cả mọi người, và phụ nữ đương nhiên không thể là ngoại lệ.


Việc kiểm tra và tầm soát sức khỏe là cần thiết với tất cả mọi người, và phụ nữ đương nhiên không thể là ngoại lệ

Sau đây là những loại kiểm tra sức khỏe mà tất cả phụ nữ nên làm, theo trang tin Bold Sky.

1. Xét nghim cholesterol

Một cuộc xét nghiệm cholesterol đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim hoặc đột quỵ. Phụ nữ nên đi xét nghiệm một lần mỗi 4-6 năm, bắt đầu từ lúc 20 tuổi.

Mức cholesterol toàn phần bình thường lý tưởng là dưới 200 miligam mỗi decilit (mg/dl) và chỉ số ranh giới, cần chú ý đề phòng là 200-239 mg/dl. Nếu bạn có tiền sử gia đình hoặc nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra cholesterol.

2. Kim tra huyết áp

Xét nghiệm này được thực hiện khi huyết áp của bạn cao hơn 140/90, vốn là chỉ số bình thường. Do huyết áp cao có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe khác, nên cần tiến hành kiểm tra 2 năm một lần. Đặc biệt nếu chỉ số của bạn là 120/80 hoặc thấp hơn và nếu bạn được chẩn đoán bị huyết áp cao, bạn cũng nên được tầm soát bệnh tiểu đường.

3. Chp nhũ nh

Chụp nhũ ảnh giúp phát hiện sự phát triển ung thư vú ở những phụ nữ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng mắc bệnh, cũng như bất kỳ khối u hoặc dấu hiệu nào khác của bệnh này. Tất cả phụ nữ nên chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú, theo Bold Sky.

4. Kim tra vú

Kiểm tra vú thường được thực hiện khi phụ nữ đến tuổi 40. Những cuộc kiểm tra này được thực hiện hằng năm trong đó bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra bộ ngực của bạn để phát hiện sự khác thường, nếu có, về kích thước hoặc hình dạng, khối u... Khám ngực cũng sẽ bao gồm kiểm tra nhũ hoa xem có tiết dịch bất thường hay không.

5. Phết tế bào c t cung (Pap test)

Xét nghiệm này được thực hiện nhằm kiểm tra các dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Pap test thường được thực hiện cùng với khám phụ khoa, và ở phụ nữ trên 30 tuổi, Pap test có thể được kết hợp với xét nghiệm HPV, một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung, theo Bold Sky.

6. Kim tra mt đ xương

Kiểm tra mật độ xương được thực hiện để đánh giá mức độ loãng xương. Ngoài ra, khi một phụ nữ đến tuổi mãn kinh và có tiền sử gãy xương, việc kiểm tra mật độ xương là rất quan trọng. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, chẳng hạn như gãy xương hoặc có thể trọng thấp, việc kiểm tra mật độ xương có thể có lợi.

7. Xét nghim glucose trong máu

Xét nghiệm này giúp phát hiện bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Nếu bạn bị béo phì, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, hoặc thuộc chủng tộc hoặc sắc tộc có nguy cơ đặc biệt, thì nên làm xét nghiệm đường huyết trước 40 tuổi.

8. Kim tra da

Điều này có thể được thực hiện tại nhà và các chuyên gia y tế khuyến nghị phụ nữ nên kiểm tra da hằng tháng. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách kiểm tra cẩn thận cơ thể để tìm nốt ruồi mới hoặc những thay đổi ở nốt ruồi hiện hữu. Nếu bạn phát hiện bất cứ điều gì khác thường, hãy đi gặp bác sĩ da liễu, theo Bold Sky.

9. Tm soát ung thư rut kết

Tầm soát ung thư ruột kết được thực hiện thông qua thủ thuật nội soi đại tràng sigma, trong đó một ống tube và camera được đưa vào hậu môn để kiểm tra đại tràng dưới, hoặc nội soi đại tràng, trong đó một ống tube dài hơn được sử dụng để kiểm tra toàn bộ đại tràng. Trừ phi có nguy cơ ung thư ruột kết, nội soi đại tràng sigma được lặp lại sau mỗi 5 năm và nội soi đại tràng được lặp lại sau mỗi 10 năm.

10. Kim tra nha khoa

Sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng trong sức khỏe tổng thể của một cá nhân. Thông qua việc kiểm tra nha khoa thường xuyên, bao gồm làm vệ sinh và kiểm tra răng, nha sĩ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu sâu răng hay bất kỳ vấn đề nào khác, theo Bold Sky.

11. Khám mt

Nếu bạn đeo kính hoặc sử dụng kính áp tròng, điều quan trọng là phải kiểm tra thị lực mỗi năm. Tuy nhiên, nếu bạn không cần đến kính, việc kiểm tra là không bắt buộc.

12. Kim tra th cht

Mọi phụ nữ nên được kiểm tra thể chất để tầm soát nguy cơ béo phì, vốn đòi hỏi phải tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI). Mặc dù không có hướng dẫn nghiêm ngặt về tần suất đi gặp bác sĩ để thực hiện việc kiểm tra này, nhưng điều quan trọng là phải thực hiện một lần, theo Bold Sky.