Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Mẹo vặt gia đình - Học lính cứu hỏa cách chữa bỏng không để lại sẹo

 Khi vô tình bị bỏng, rất nhiều người đã truy tìm những chữa bỏng không để lại sẹo mà vẫn tốn công vô ích. Vậy tại sao chúng ta không thử học cách thức đơn giản và dễ dàng của những anh chàng lính cứu hỏa dũng cảm nhỉ?

Hiểu tình trạng cơ thể khi muốn chữa bỏng không để lại sẹo

Bỏng là tai nạn rất dễ gặp chỉ cần một sơ suất nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây nên bỏng như bỏng do lửa, do hơi nóng, hóa chất... Tùy từng tác nhân gây bỏng mà ta có cách sơ cứu, xử lý vết bỏng khác nhau để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Tình trạng của cơ thể khi bị bỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Hiểu tình trạng cơ thể khi muốn chữa bỏng không để lại sẹo

Hiểu tình trạng cơ thể khi muốn chữa bỏng không để lại sẹo

1. Độ sâu của vết bỏng

Bỏng được phân loại theo độ sâu thành 3 độ:

- Độ I: Bỏng bề mặt

Trường hợp này chỉ lớp ngoài cùng da bị tổn thương làm cho da nơi bị bỏng đỏ ửng lên và đau rát do đầu mút đây thần kinh bị kích thích. Loại bỏng này thường lành hẳn sau 3 ngày.

- Độ II: Bỏng một phần da

Trường hợp này thì lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì bị tổn thương, các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng nước vỡ ra sẽ để lộ một bề mặt màu hồng và cũng rất đau. Nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1-4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại sẹo hoặc sẹo nhưng không đáng kể. Nhưng tổ chức da sau khi lành vết bỏng có thể đỏ trong một thời gian dài hơn. Nếu bỏng độ II bị nhiễm khuẩn thì lớp da dưới sẽ bị phá hủy và bỏng độ II chuyển thành bỏng độ III.

Đối với bỏng một phần da, nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1-4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại sẹo.

Đối với bỏng một phần da, nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1-4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại sẹo.

- Độ III: Bỏng toàn bộ các lớp da

Toàn bộ các lớp da đều bị tổn thương bao gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Vết bỏng trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng và mất cảm giác (không đau) và các đầu nút dây thần kinh bị phá hủy. 

Trong trường hợp bỏng rất nặng toàn bộ các lớp da thì lớp mỡ dưới da cũng có thể bị phá hủy và để lộ phần cơ. Khi bị bỏng toàn bộ các lớp của da thì vết bỏng chỉ được lành dần từ phía bờ các vết bỏng và các vết bỏng rất dễ bị nhiễm khuẩn do vậy thời gian lành vết bỏng thường kéo dài rất lâu.

Độ sâu của một vết bỏng nhiều khi không đều nhau vì độ sâu của các vết bỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ hóa chất...và thời gian mà nhiệt độ hoặc hóa chất tác động lên da. Da có xu hướng giữ nhiệt và quần áo bị đốt cháy thành than làm cho vết thương trở nên nặng nề hơn, do đó việc sử dụng quá nhiều nước để rửa vết bỏng khi mà vết bỏng vừa mới xảy ra (trong vòng 30 phút khi xảy ra tai nạn) sẽ có tác dụng làm giảm độ sâu của bỏng.

2. Diện tích vết bỏng

Có nhiều cách để ước tính diện tích vết bỏng nhưng thông thường diện tích vết bỏng được tính toán bằng cách sử dụng quy tắc số 9. Bỏng càng rộng thì càng nguy hiểm hơn vì bỏng càng rộng càng gây mất nhiều dịch của cơ thể, gây đau nhiều hơn, dễ bị sốc và nhiễm khuẩn. Đối với người lớn nếu bỏng từ 15% trở lên và trẻ em từ 10% trở lên phải được coi là bỏng nặng và phải được chuyển tới bệnh viện. Bỏng càng rộng thì càng nguy hiểm hơn.

Có nhiều cách để ước tính diện tích vết bỏng nhưng thông thường diện tích vết bỏng được tính toán bằng cách sử dụng quy tắc số 9.

Có nhiều cách để ước tính diện tích vết bỏng nhưng thông thường diện tích vết bỏng được tính toán bằng cách sử dụng quy tắc số 9.

3. Vị trí vết bỏng trên cơ thể

Bỏng ở những vùng khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng và quá trình hồi phục. Ví dụ: Bỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề chèn ép đường thở dễ bị sẹo xấu và sự biến dạng.Bỏng ở mắt có thể dẫn đến mù.Bỏng ở bàn tay hoặc vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, mất hoặc giảm chức nǎng hoạt động...Bỏng vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu môn sinh dục thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời gian lành vết bỏng.Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây bỏng đường hô hấp làm phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp và rất dễ dẫn đến viêm phổi...

Học lính cứu hỏa cách chữa bỏng không để lại sẹo

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên.

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu.

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu.

Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó. Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng. 

Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều thì họ không còn cảm thấy đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít.

Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó.

Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó.

Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại sẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết bỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường. Chỗ phỏng đã hoàn toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta)chứa rất nhiều vitamin.

Không có nhận xét nào: