Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Ăn bốc đúng cách: chuyện tưởng đơn giản mà vô cùng ngặt nghèo với nhiều quy tắc của người Ấn Độ

Tác phong ăn uống liệu có nói lên bạn là ai, bạn ở đâu trong xã hội này? Chắc chắn là có. Nhưng nếu vẫn chưa tin, bạn có thể ghé thăm Ấn Độ để thấy điều này thể hiện rõ nét ra sao.

Ăn bốc đúng cách: chuyện tưởng đơn giản mà vô cùng ngặt nghèo với nhiều quy tắc của người Ấn Độ - Ảnh 1.

Ấn Độ nổi tiếng là một trong những nơi có nhiều quy tắc phức tạp về vấn đề ăn uống.

Ấn Độ - đất nước với chuẩn mực ăn uống khắt khe

Ấn Độ nổi tiếng là một trong những nơi có nhiều quy tắc phức tạp về vấn đề ăn uống. Ở đó, những nhóm người trong xã hội được phân biệt bởi những món ăn họ thưởng thức. 

Nếu một nhóm người yêu thích món gà, trong khi một số khác lại chán ghét đồ ăn này thì ngay lập tức, một rào cản vô hình đã được thiết lập giữa họ. 

Khi người ta nhận thấy, ai đó có những thói quen ăn uống không phù hợp, những sở thích không đồng điệu với mình thì rất khó để họ nảy sinh thiện cảm. 

Mặt khác, những người cùng thích ăn thịt gà lại nhận thấy mình có điểm chung và vì thế họ dễ dàng làm quen và trở nên thân thiện với nhau hơn.

Ở Ấn Độ, hệ thống xã hội phân chia người dân thành nhiều đẳng cấp khác nhau mà trong đó các quy tắc ăn uống góp phần xác định vị thế cao hay thấp của mỗi người. Một gia đình chỉ chấp nhận kết thông gia với những người mà họ thấy phù hợp trong cách ứng xử trên bàn ăn. 

Một khi họ đã từ chối nhận thức ăn từ gia đình bên kia, đó là dấu hiệu chắc chắn rằng sẽ không có cuộc hôn nhân nào được chấp thuận ở đây cả.

 Ở các đám cưới, bữa ăn chung sẽ diễn ra trong không khí nghiêm trang và chỉnh tề với sự xuất hiện của cô dâu, chú rể, cùng thành viên của hai bên gia đình.

Những món ăn nào được coi là "thuần khiết"?

Ăn bốc đúng cách: chuyện tưởng đơn giản mà vô cùng ngặt nghèo với nhiều quy tắc của người Ấn Độ - Ảnh 2.

Cơm trắng là món bị xem là dễ bị pha tạp.

Tại nhiều nơi ở Ấn Độ, người ta đề cao khái niệm về "sự tinh khiết" trong ăn uống. Món ăn phổ biến nhất thường ngày là cơm – thứ hay bị xem là dễ bị pha tạp nhất. Những món ăn được nấu chín và không dùng dầu mỡ gọi là "kacca", nghĩa là "không hoàn hảo".

 Người Ấn Độ thường ăn cơm một mình hoặc với những người thân quen, chứ không dùng trong các buổi tiệc. Trong khi đó, những món chiên hay đồ ăn vặt lại được gọi là "pukka", tức là "hoàn hảo". 

Chúng mang sự thuần khiết của loại bơ thiêng (ghee), ít tạp chất hơn.

Một yếu tố quan trọng không kém là đầu bếp, vì đó là người tiếp xúc với chậu, bát và thực phẩm. Người đầu bếp phải tránh nếm thử món ăn, thay vào đó, họ học cách nhận biết mùi vị bằng ngón tay và khứu giác. 

Khi những người thuộc tầng lớp thượng lưu muốn tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi, họ sẽ lên thực đơn gồm những món "pukka" và tự tay chế biến bữa ăn, để các món ăn được hoàn toàn thuần khiết và không bị "nhiễm bẩn" từ ai khác.

Ăn bốc đúng cách: chuyện tưởng đơn giản mà vô cùng ngặt nghèo với nhiều quy tắc của người Ấn Độ - Ảnh 3.

"Pukka", những món chiên được xem là hoàn hảo và thanh sạch.

Theo nghi thức bàn ăn của giới thượng lưu, phải dùng tay phải để đưa thức ăn cho người lớn hơn. 

Phụ nữ có thể ăn bằng tay trái, đó cũng là một dấu hiệu biểu trưng cho giới tính, nhưng phải đưa thức ăn cho người khác bằng tay phải. Cốc nước có thể được cầm bằng tay trái. 

Mọi người phải ngồi hoặc ngồi xổm trên mặt đất, không được nằm, đứng hay vừa đi vừa ăn. Hướng mặt lúc ngồi ăn cũng là một yếu tố được chú trọng. 

Mặt hướng về phía đông được xem là "thuần khiết" và đáng kính nhất. Ai có cha mẹ còn sống thì không nên ngồi quay mặt về phía nam. 

Chén dĩa được rửa trước bữa ăn, và bỏ đi sau khi dùng, không ai muốn ăn trên một chiếc dĩa mẻ hay bị bẩn. Thật khó chịu khi phải dùng bữa quá sớm, quá muộn, hay ăn quá nhiều. 

Người ta thường ăn uống kín đáo, không phơi bày cho người khác thấy.

Ăn bốc đúng cách: chuyện tưởng đơn giản mà vô cùng ngặt nghèo với nhiều quy tắc của người Ấn Độ - Ảnh 4.

Người đầu bếp có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự thuần khiết của món ăn.

Ăn cơm bằng tay được coi là không sạch sẽ vì ngón tay dễ tiếp xúc với lá gói, thức ăn bị vấy bẩn bởi nước bọt. Cách tốt nhất là nắm lấy một lượng nhỏ bên trên, nhúm nó lại bằng các ngón tay rồi cho vào miệng. 

Đồ ăn vặt, đồ chiên, trái cây sấy, bánh kẹo có thể được đưa thẳng vào miệng để tay không chạm môi. Nếu các món đó quá lớn không thể đưa hết một lần vào miệng, người ta sẽ bẻ nhỏ chúng ra chứ không cắn.

Hút thuốc là điều tối kị trên bàn ăn. Khói thuốc vừa gây ô nhiễm, vừa làm hỏng mùi thơm của món ăn.

Ăn bốc đúng cách: chuyện tưởng đơn giản mà vô cùng ngặt nghèo với nhiều quy tắc của người Ấn Độ - Ảnh 5.

Đừng tưởng ăn cơm bằng tay là đơn giản, cái gì cũng có quy cách của nó.

Phong thái trên bàn ăn nói gì về con người bạn? 

Những người được xếp vào đẳng cấp cao luôn tự hào về những nghi thức ăn uống này. Họ kì thị và xa lánh những hành vi vô ý hoặc thô lỗ trên bàn ăn. 

Không có bộ luật nào quy định phải làm thế này hay cấm làm thế kia, nhưng trong thực tế cuộc sống, người ta vẫn nhìn vào cử chỉ ăn uống để đánh giá một con người.

Dù ở Ấn Độ, phương Tây hay bất cứ đâu, việc ứng xử phù hợp trên bàn ăn thể hiện sự hiểu biết và tinh tế của một người. 

Khách đến nhà nên quan sát hành vi của chủ nhà để không vô tình phạm phải những điều tối kị trong mỗi gia đình. Khách nước ngoài khi đến thăm một quốc gia nào đó cũng cần tìm hiểu và tuân theo những nguyên tắc, phong tục của nước chủ nhà. 

Ăn bốc đúng cách: chuyện tưởng đơn giản mà vô cùng ngặt nghèo với nhiều quy tắc của người Ấn Độ - Ảnh 6.

Cách tốt nhất là lấy một lượng nhỏ và nhúm lại bằng tay.

Người ta từng kể một câu chuyện về những vị khách hợm hĩnh và cố chấp như sau: Một nhà lãnh đạo quốc gia khi đến thăm nước bạn, được chiêu đãi và bối rối khi lần đầu tiên nhìn thấy trái chuối. Vị nguyên thủ nước chủ nhà biết ý, liền cố tình bóc vỏ chuối và ăn để khách nhìn mà làm theo. 

Nhưng vị khách kia quá cố chấp, nói rằng ở nước ông, người ta toàn ăn chuối để cả vỏ. Rồi ông lấy một trái chuối, ăn đúng theo cách mà mình đã nói.

Dù không hoàn toàn nói lên đẳng cấp và địa vị của một con người, tác phong ăn uống cũng thể hiện phần nào sự lịch thiệp trong cuộc sống. 

Người ta sẽ tự nhiên có thiện cảm với những tâm hồn đồng điệu, và ngược lại, tránh né những ai họ cảm thấy không phù hợp, không cùng đẳng cấp.

Ăn bốc đúng cách: chuyện tưởng đơn giản mà vô cùng ngặt nghèo với nhiều quy tắc của người Ấn Độ - Ảnh 7.

Người ta vẫn nhìn vào thói quen trên bàn ăn để nhận xét con người.

Văn Hóa Ăn Bốc Bằng Tay Của Người Ấn Độ

Ở Ấn Độ, cũng như các vùng khác trên thế giới, ăn bốc bằng tay là một phần của nền văn hoá. Mặc dù nhiều người có thể xem phong tục này là không văn minh, nhưng thực tế có một số lợi ích về sức khoẻ khi ăn bằng tay cũng như cải thiện tiêu hóa và phòng ngừa đái tháo đường.

Có một ý nghĩa sâu sắc thậm chí là tại sao ăn bốc bằng tay là rất quan trọng trong văn hóa Ấn Độ.
Văn hóa ăn bốc bằng tay bắt đầu khi nào ở Ấn Độ?
Việc thực hành ăn bằng tay bắt nguồn từ giáo lý Ayurvedic. Người Vệ Đà tin rằng cơ thể chúng ta đồng bộ với các yếu tố tự nhiên và đôi bàn tay của chúng ta có một sức mạnh nhất định.

Các văn bản Ayurvedic dạy rằng mỗi ngón tay là một phần mở rộng của một trong năm yếu tố:
- Thông qua ngón tay cái có không gian
- Thông qua ngón trỏ có không khí
- Thông qua ngón giữa ngọn lửa
- Thông qua ngón đeo nhẫn có nước
- Thông qua ngón tay màu hồng đến đất
Khi ăn bằng tay là phải cách kết hợp tất cả các ngón tay lại với nhau, điều này được cho là cải thiện ý thức của chúng ta về hương vị của thực phẩm chúng ta ăn, không chỉ là cho cơ thể mà còn cả tâm trí và tinh thần.

Khi chạm vào thực phẩm bằng tay là đang tạo ra một kết nối thể chất và tinh thần với với nhau. Khi thực phẩm chạm vào tay, sẽ có sự chú ý cẩn thận hơn về nó: nhiệt độ là bao nhiêu, bạn có thể định lượng thức ăn bao nhiêu, và thường dùng tay phải để giữ thức ăn.
Ăn Bốc Bằng Tay là thể hiện sự tôn trọng
Khi được mời vào nhà của một gia đình Ấn Độ dùng bữa, ăn bằng tay là một dấu hiệu của sự tôn trọng đối với chủ nhà, tuy nhiên ăn bằng tay cũng phải có phương pháp của nó. Còn đối với những loại thức ăn lỏng như súp và chè thì sẽ dùng 1 muỗng nhỏ để sử dụng.
Những lợi ích sức khỏe khi ăn bằng tay:

a) Cải thiện Tiêu hóa
Khi sử dụng ngón tay để lấy thức ăn, hàng triệu dây thần kinh trong ngón tay sẽ chuyển tiếp thông tin về cảm nhận đồ ăn đến với bạn. Điều này giúp dạ dày được tiêu hóa tốt bằng cách giải phóng các dịch tiêu hóa và các enzyme tốt cho sức khỏe.
b) Tăng cường ăn uống ý nghĩa
Tôi đã đọc một số bài viết chia sẻ cùng một thông điệp về tầm quan trọng của ăn uống chậm và thư giãn khi ăn. Ăn uống khi căng thẳng hoặc quá nhanh có thể dẫn đến một số vấn đề khó tiêu hóa. Một trạng thái thư giản và tỉnh táo cho phép tiêu hóa tối ưu. Không chỉ vậy, nhưng nó cũng ngăn ngừa bạn ăn quá nhiều.
c) Vui hơn
Cho dù bạn là một đứa trẻ 5 tuổi hoặc một người đàn ông 50 tuổi kinh doanh, khi ăn bằng tay sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, hãy thử 1 lần.
Mẹo cuối cùng!
Đối với Ấn Độ, cũng như các nước khác ăn bằng tay, họ chỉ dùng đúng tay phải. Tại sao? Bàn tay trái thường được coi là quá ô uế vì nó được dùng để chùi trong phòng vệ sinh.

Văn hóa ăn bốc ở Malaysia

 

Cũng như ở Ấn Độ, phần đông người Malaysia có thói quen ăn bốc. 

Với họ, đó là một nghi thức tôn nghiêm thể hiện lòng biết ơn: cung kính nhận lấy bằng tay trần thức ăn do đấng tối cao ban cho.


Ở Malaysia – nơi có nền ẩm thực được thế giới đánh giá cao - người ta ăn bốc tất cả các loại thức ăn và ngay trong những nhà hàng rất sang trọng cũng thường xuyên thấy cảnh này. 

Có thể bạn cho rằng ăn bốc rất mất vệ sinh, nhưng quan niệm “vệ sinh” của người ở đây (cũng như ở Ấn Độ, Malaysia và các nước Hồi Giáo ăn bốc khác nói chung) khác hẳn với chúng ta. 

Họ coi rằng, ăn bằng tay vẫn rất sạch sẽ, có điều nhất nhiết phải dùng tay phải.

Xã hội - Văn hóa ăn bốc ở Malaysia

Ăn bốc ở Malaysia phổ biến trong tất cả các tầng lớp xã hội của những người theo đạo Hồi.

Quy tắc hai bàn tay này là quy tắc nghiêm ngặt trong ẩm thực tới mức người thuận tay trái khi ăn cũng sẽ dùng tay phải, và cả những món có dạng lỏng như cà ri cũng sẽ ăn bằng tay. 

Cầm thức ăn bằng tay trái là điều cấm kị, bởi tay trái là đại diện cho "cái ác" gồm những yếu tố tiêu cực, xấu xa và nhơ bẩn, còn tay phải đại diện cho "cái thiện" với tính chất đúng đắn, công lý và cao khiết. 

Vì coi việc được ăn là nghi thức thờ cúng thần linh nên yếu tố “xấu xa” của bàn tay trái phải bị loại bỏ.

Trước khi ăn họ sẽ rửa tay sạch sẽ, tay trái cầm khay, tay phải dùng để trộn thức ăn, đưa vào miệng. 

Mỗi người sẽ được phục vụ một chiếc đĩa riêng, thường thì trong đĩa có nhiều ngăn, mỗi ngăn đựng một món ăn. 

Có khi họ dùng lá chuối hay lá sen sạch, trải ra làm đĩa, làm mâm. Khẩu phần của từng người được để lên từng chiếc lá gồm cơm, đồ xào, đồ nấu nhừ,…

Xã hội - Văn hóa ăn bốc ở Malaysia (Hình 2).

Món cơm béo Nasi Lemak - quốc thái của Malaysia - chủ yếu được ăn bốc.

Việc sử dụng tay để bốc cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật, sao cho khi đưa thức ăn vào miệng xong sẽ không dính thức ăn trong bàn tay, không làm rơi rớt nước xốt, quanh miệng không dính thức ăn…

Bàn tay phải bốc một nhúm cơm, trộn đều với một chút thức ăn, đồ xào,… Bốn ngón tay

ĐỘC ĐÁO VĂN HÓA ĂN BỐC KIỂU HOÀNG GIA KHANTOKE TRONG MÂM GỖ Ở THÁI LAN

 

Không chỉ là thiên đường du lịch với những địa điểm thu hút du khách hay cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp mà Thái Lan còn có nhiều nét văn hóa độc đáo trong ẩm thực. 

“Xứ sở Chùa Vàng” nổi tiếng với văn hóa ăn bốc kiểu hoàng gia Khantoke trong mâm gỗ ở Thái Lan đầy thú vị.


Bữa ăn tối Khantoke truyền thống trong hoàng gia và các gia đình giàu có

Nguồn gốc của văn hóa ăn bốc kiểu hoàng gia Khantoke trong mâm gỗ là từ vương quốc Lanna (Chiang Mai ngày nay) phía Bắc Thái Lan. Đây là bữa ăn đặc biệt dùng cách ăn bốc, bày biện món ăn trên mâm gỗ phục vụ trong hoàng gia quyền quý và những gia đình giàu có trước đây. 

Phong cách ăn truyền thống Khantoke vẫn được gìn giữ đến bây giờ nhưng không thường xuyên mà chỉ trong những dịp trọng đại như lễ hội, đám tang, đám cưới,... 
  


Ngày nay ai cũng có thể thưởng thức Khantoke

Kiểu ăn bốc hoàng gia dùng mâm gỗ có kích thước đường kính khoảng 30cm, sơn màu đỏ, người ta sẽ trình bày khoảng 7 - 9 món đồ ăn lên trên mâm và không cố định thực đơn là gì mà có thể thay đổi. 

Tuy nhiên, những món ăn thường sẽ là món truyền thống của Thái Lan như Nam prik ong, súp, cà ri xanh, gà rán, mì xào giòn, rau tươi,... 
  


Những món ăn xuất hiện trong mâm Khantoke


Hiện nay muốn thưởng thức Khantoke , du khách có thể tìm tới những nhà hàng tại Thái Lan, họ vẫn phục vụ kiểu ăn truyền thống này như một cách để quảng bá văn hóa đất nước. 

Trong mâm gỗ được bày biện gọn gàng và đẹp mắt, ngoài súp phải ăn bằng muỗng thì những món còn lại đều dùng tay để bốc, khách có thể ăn bao nhiêu tùy thích giống như tiệc buffet nhỏ. 

Một trong những món đặc sản nhất định phải thử khi đến phía Bắc Thái Lan là món Nam prik ong được nấu từ thịt heo băm  cùng sốt cà chua, ớt tươi mang tới vị mặn quyện cùng chua cay và da heo chiên giòn rụm rất hấp dẫn. 
  



Mọi người cùng dùng Khantoke và thưởng thức những điệu múa truyền thống


Khi thưởng thức bữa ăn Khantoke truyền thống, du khách sẽ được bố trí ngồi trên sàn trong hội trường lớn rồi mọi người dùng chung mâm với nhau. Mỗi thực khách sẽ phải chi tầm 570 baht Thái (khoảng 400.000 đồng) cho bữa ăn, nước uống của mình. 

Bên cạnh đó, thực khách vừa ăn vừa trò chuyện hay chiêm ngưỡng những tiết mục múa truyền thống điệu nghệ của các vũ công như múa Trống, múa Kiếm, múa Bộ Lạc,... 
 


Điệu múa truyền thống Thái Lan được biểu diễn trong các lễ hội


Văn hóa ăn bốc kiểu hoàng gia Thái Lan hứa hẹn là trải nghiệm thú vị đối với khách du lịch khi tới đây tham quan, vui chơi. 

  

Không khí nhộn nhịp trong lúc dùng Khantoke khiến du khách thích thú


Quý khách có thể đồng hành cùng V.Y.C để có một trải nghiệm độc đáo văn hóa ăn bốc kiểu hoàng gia Khantoke trong mâm gỗ ở Thái Lan. Không chỉ là điểm đến vui chơi tuyệt vời mà còn là cơ hội để tìm hiểu về văn hóa truyền thống của đất nước này. 

 

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Tại sao người Ấn ăn bốc, người Việt dùng đũa?

 Không chỉ món ăn khác biệt mà văn hóa ăn, điển hình như việc sử dụng dụng cụ ăn ở một số quốc gia vẫn không giống nhau. Nếu như người phương Tây có thói quen dùng dao, thìa, nĩa thì người Ấn Độ vẫn ăn bốc, một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn dùng đũa là chủ yếu. Tại sao như vậy

1. Ăn bốc và văn hóa tín ngưỡng của người Ấn

 

Không chỉ sở hữu một nền ẩm thực độc đáo khác lạ so với nhiểu quốc gia châu Á khác mà cách ăn của người Ấn cũng rất khác biệt. Dù ở nhà, quán bình dân hay nhà hàng sang trọng, người ta vẫn ăn bốc. Dù món khô hay món có nước như cà ri, người ta vẫn bốc. Tuy nhiên, khi ăn, không phải tùy tiện muốn dùng tay nào cũng được mà phải dùng tay phải vì tay trái là tượng trưng cho những điều không sạch sẽ hay ô uế và cái ác.

 

Tại sao người Ấn ăn bốc, người Việt dùng đũa?

 

Món ăn phong phú của người Ấn

 

Tại sao người Ấn ăn bốc, người Việt dùng đũa?

 

Khi ăn ở Ấn Độ, bạn nên nhớ dùng tay phải

 

Việc sử dụng tay khi ăn của người Ấn được cho là chịu ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo và Hồi giáo. Người Ấn cho rằng, đồ ăn thức uống mà họ có được là cho đấng tối cao ban cho nên khi đón nhận, phải đón lấy bằng tay trần một cách thành kính. 


Ngoài ra, việc ăn bằng tay cũng được cho là chạm đến mọi giác quan khiến họ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn. Trên thực tế, chúng ta khi gặm những món xương, vẫn phải dùng tay bốc đấy thôi vì nếu dùng đũa hay thìa nĩa thì không cách nào “xử lý” món ấy một cách nhanh gọn, “triệt để” được. Hoặc như khi ăn bánh xèo, đâu có cách gì mà cũng đũa gắp, phải gói bằng tay cả. 


Người ta vẫn cho rằng, bánh xèo phải ăn bằng tay mới ngon, nếu không sẽ rất… vô duyên.

 

Người Ấn cũng cho rằng, 5 ngón tay là tượng trưng cho 5 yếu tố: không gian, không khí, lửa, nước, trái đất. Việc ăn bằng tay sẽ giúp kích thích 5 yếu tố để tiết dịch tiêu hóa trong dạ dày, họ cho rằng, các dây thần kinh trên đầu ngón tay sẽ giúp kích thích tiêu hóa nhanh hơn và làm cho người ăn thấy ngon miệng hơn khi cảm thấy rõ đủ các hương vị, nguyên liệu làm nên món ăn.

 

Tại sao người Ấn ăn bốc, người Việt dùng đũa?

 

Người Ấn cho rằng việc ăn bằng tay sẽ chạm tới các giác quan, khiến họ cảm thấy ngon miệng hơn

 

Thật ra, việc ăn bằng tay không riêng gì ở Ấn Độ mà tùy món ăn, người ta có cách “cư xử” khác nhau. Việc ăn bằng tay suy cho cùng cũng là cách ăn “bản năng” nhất mà ai ai, dân tộc nào cũng có thể áp dụng khi cần thiết.

 

2. Ăn bằng đũa và nền văn minh nông nghiệp

 

Tập quán sử dụng đũa có lẽ xuất phát từ Trung Quốc, sau đó lan sang nhiều quốc gia châu Á khác. So với việc dùng thìa, nĩa, dao thì việc dùng đũa có phần phức tạp và khó khăn hơn, đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay. Người phương Tây rất thích trải nghiệm dùng đũa như người châu Á ở một số quốc gia nhưng rõ ràng, không phải ai cũng thành công.

 

Tại sao người Ấn ăn bốc, người Việt dùng đũa?

 

Đũa là một dụng cụ ăn khá tinh tế

 

Có rất nhiều câu chuyện lí giải nguồn gốc của đôi đũa ăn. Trong đó, sự lý giải thực tế nhất là việc gắn với nền nông nghiệp trồng lúa nước. 


Những hạt cơm nhỏ nhắn, có thể kết dính thì việc dùng đũa để ăn là phù hợp nhất. Ngoài ra, người ta còn cho rằng, sự gia tăng dân số khiến rất nhiều nguyên liệu, đặc biệt là lương thực thực phẩm trở nên ngày càng khan hiếm. 


Do đó, người ta bắt đầu cắt thức ăn ra thành từng miếng nhỏ để có thể nấu được nhanh hơn và tiết kiệm hơn. Những mẩu thức ăn được cắt bé thì không thể dùng dao cắt thêm nữa nên đôi đũa trở thành một công cụ vô cùng đơn giản, tiện dụng. 


Hơn nữa, việc ăn bằng đũa cũng được xem là ảnh hưởng từ tư tưởng của đạo Khổng. Là một người ăn chay, Khổng Tử cho rằng dùng dao để ăn là không thích hợp.

 

Tại sao người Ấn ăn bốc, người Việt dùng đũa?

 

Tại sao người Ấn ăn bốc, người Việt dùng đũa?

 

Tại sao người Ấn ăn bốc, người Việt dùng đũa?

 

Với đôi đũa, bạn dễ dàng “xử lý” mọi món ăn

 

Theo đó, người ta cũng lý giải thói quen dùng thìa nĩa của nười châu Âu là theo nền văn hóa bắt nguồn từ săn bắn hái lượm nên thường ăn thịt là chủ yếu, rau củ thứ yếu nên về sau này khi trồng trọt chỉ trồng củ quả và lúa mì. 


Vì vậy họ dùng dao và nĩa trong bữa ăn để tiện cho việc cắt nhỏ các miếng thịt và thức ăn. Khi ăn củ quả, chủ yếu họ nấu thành canh súp hoặc hầm nhừ và dùng thìa để ăn.

 

Tại sao người Ấn ăn bốc, người Việt dùng đũa?

 

Thói quen ăn thịt (thường để miếng to) của người phương Tây buộc họ phải dùng thìa nĩa để dễ cắt thức ăn

 

Ngày nay, với sự giao thoa văn hóa đa dạng, người phương Tây và người phương Đông tiếp nhận nền ẩm thực của nhau nên trong cách ăn cũng phần nào cho thấy sự linh hoạt. Do đó, dù ăn bốc, ăn bằng đũa hay thìa nĩa thì vẫn không “làm khó” được nhau.


Vương Thị Minh Thư

Theo Báo Người tiêu dùng

Những món ăn của thế giới "phải bốc tay mới đúng điệu" siêu ngon

Được xếp vào hàng finger food nên để thưởng thức những món ăn dưới đây bạn sẽ phải dùng tay, hoặc quá lắm thì chỉ dùng tăm mà thôi

Điểm chung của những món finger food này là có ngoại hình nhỏ xinh, vừa "miếng" thường xuất hiện trong các bữa ăn như món khai vị, hoặc món ăn nhẹ.

1. Baba Ghanoush (Thổ Nhĩ Kỳ)

Món baba ghanoush được chế biến từ cà tím nướng bỏ vỏ, cho thêm dầu ô liu, gia vị, nghiền nhuyễn thành hỗn hợp đặc sánh. Khi ăn, người ta bẻ nhỏ bánh mì pita rồi xúc với hỗn hợp này để thưởng thức. Đây là món khai vị rất phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ.

1

2. Bánh bao (Trung Quốc)

Bánh bao vô cùng hợp lý cho những bữa ăn nhẹ giữa giờ, ăn lót dạ chờ cơm hoặc làm món khai vị trong bữa tiệc. Những chiếc bánh nhỏ xinh thơm lừng mùi bột với phần nhân là thịt ngon lành dễ dàng chinh phục được thực khách khó tính nhất. Và đương nhiên không có cách nào ăn bánh bao hợp lý hơn là dùng tay rồi. 

bao

3. Bruschetta (Italy)

Bruschetta là món khai vị, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15 ở Ý. Món này chế biến khá đơn giản, gồm bánh mì nướng được bôi hỗn hợp tỏi, dầu ô-liu, muối, tiêu trên bề mặt. Ngoài ra món này cũng được ăn kèm một số loại topping như cà chua tươi, phô mai... Bruschetta là một trong những món finger food vô cùng phổ biến trên thế giới.

b

4. Buffalo Wings (Mỹ)

Cánh gà Buffalo là món ăn nhẹ rất phổ biến ở Mỹ. Bạn có thể tìm thấy món cánh gà chiên được dầm dẫm trong nước xốt cay ở mọi quán bar, nhà hàng trên khắp nước Mỹ, và đương nhiên là cả trong các bữa tiệc nữa với "tư cách" món khai vị nữa.
b

5. Coxinhas (Brazil)

Là một món bánh có hình giọt nước và được làm từ thịt gà, cà rốt, hành tây, pho mát, trứng,…và hỗn hợp gia vị. Coxinhas là một trong những món ngon đường phố đặc trưng và nổi tiếng phải ăn thử một lần khi du lịch Brazil. Ngoài ra món này cũng thường xuất hiện trong những bữa tiệc finger food và được ăn kèm với xốt cà chua hoặc xốt ớt ngọt. 

6

6. Dolmades (Hy Lạp)

Đây là món ăn nhẹ rất phổ biến ở Hy Lạp và các nước vùng Trung Đông. Một loại nem làm từ lá nho, hay còn gọi là món lá nho nhồi với nguyên liệu bên trong là gạo, lạc kèm các gia vị như hành, tỏi, tiêu, muối, thì là, nước súp gà, nước chanh, dầu ôliu. Tất cả được gói trong lá nho và hấp chín. 

8

7. Falafel (Trung Đông)

Món ăn tròn xinh như trái bóng nhỏ này là món khai vị rất đặc biệt, nó phù hợp cho bữa trưa và bữa tối của gia đình. Falafel có vị thơm của đậu, rau mùi và vị béo của xốt sữa chua. 

9

8. Trứng nhồi bông (Châu Âu)

Món ăn nhẹ này được chế biến rất đơn giản nhưng vô cùng ngon miệng. Trứng luộc được cắt đôi, rồi phun đầy hỗn hợp lòng đỏ với mayonnaise, mù tạt và đôi khi còn có cả thịt xông khói vào lòng trứng. Món này thường được ăn nguội và rất phổ biến trong các bữa tiệc nhẹ.

10

9. Nigiri (Nhật Bản)

Món Nigiri gồm một miếng cơm nhỏ và một miếng hải sản bên trên. Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy nigiri trong danh sách các món finger food nhưng thực tế Nigiri thường được ăn bằng cách cầm tay chứ không dùng đũa. Điều này sẽ giúp bạn giữ các nguyên liệu với nhau và xoay miếng sushi dễ dàng.

1

10. Patatas Bravas (Tây Ban Nha)

Món này được chế biến khá đơn giản với khoai tây cắt miếng nhỏ chiên vàng rồi dầm với nước xốt cà chua cay. Tuy cũng được xếp vào dạng món finger food, nhưng người ta thường dùng tăm để ăn Patatas Bravas nhằm tránh xốt làm bẩn tay.

1

11. Samosas (Ấn Độ)

Samosa là loại bánh chiên hình tam giác dùng làm đồ ăn vặt rất phổ biến ở Ấn Độ. Nhân của món bánh này gồm đậu Hà Lan, khoai tây nghiền, gia và thịt băm. Món bánh này được rán ngập trong dầu nóng nên có lớp vỏ giòn tan, hương vị thơm ngon, rất hợp để "bốc tay" ăn lót dạ.

ds

12. Vol au Vent (Pháp)

Vol-au-vent là một món bánh khai vị tương đối phổ biến ở Pháp. Món bánh này có lớp vỏ ngoài tương tự như bánh pâtéchaud, nhưng lỗ hổng giữa bánh là cả một thế giới nhân phong phú, lúc ngọt ngào với trái cây, phô mai, mứt, khi đậm đà vị mặn với nấm, thịt, hải sản...

s

(Theo: https://afamily.vn/)