Đa số mọi người thường nghĩ bỏ bữa sáng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe do cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ở hai bữa còn lại trong ngày. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác biệt.
Bữa sáng là một trong ba bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam nói riêng
và của con người nói chung. Thế nhưng, không ít người, đặc biệt là các bạn trẻ
thường không có thói quen ăn sáng vì không có đủ thời gian (dậy trễ, sắp tới
giờ làm việc), hoặc là họ nghĩ rằng: đó là cách để cắt giảm lượng calo nạp vào
cơ thể và giảm cân.
Tuy nhiên, ăn sáng lại là cách tốt nhất để bạn khởi đầu một ngày mới thật khoẻ
mạnh. Những người có thói quen ăn sáng thường xuyên, đặc biệt là trẻ em, thường
ăn ngon miệng hơn trong suốt cả ngày và không bị thừa cân so với những người bỏ
bữa.
1. Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp
Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ
từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.
Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị
đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ
tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
2. Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc
Không ăn sáng ảnh hưởng nhiều đến năng suất làm việc do bụng đói cồn cào, dạ
dày co bóp nhiều sẽ làm bạn không tập trung được vào công việc.
3. Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa
Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần
dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.
Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước
không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
4. Béo phì
Buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn để có đủ
năng lượng.
Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp
tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ
tích tụ lại ngày càng nhiều. Kết cục bạn sẽ mắc bệnh béo phì.
5. Nhanh lão hóa
Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự
trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do
vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt.Dạ dày luôn co bóp không,
dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ
dày.
Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước
không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
6. Phản ứng chậm chạp
Bữa sáng là nguồn năng lượng cho hoạt động não bộ, nếu không ăn sáng, cơ thể
không nạp đủ nhiên liệu và năng lượng để thực hiện những hoạt động trong ngày.
Khi đó, cơ thể bạn mệt mỏi, não không thể tập trung, tinh thần không hưng phấn,
phản ứng trì trệ.
7. Các bệnh mãn tính có thể xuất hiện
Bắt đầu công việc trong tình trạng đói mềm, để có sức lực, cơ thể phải huy động
các tuyến như tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… hoạt động để tạo ra năng
lượng. Khi các tuyến này hoạt động thái quá nó có thể tạo ra nhiều axit, dẫn tới
các bệnh mãn tính.
8. Dạ dày có thể muốn “nổi loạn”
Bỏ bữa sáng, đợi đến trưa mới ăn sẽ khiến dạ dày ở trong trạng thái đói quá
lâu. Điều này làm dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều, nên dễ bị viêm, loét
dạ dày…
9. Chứng táo bón “ghé thăm”
Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ
dạ dày – đại tràng. Nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể
khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.
10. Dễ mắc bệnh sỏi mật
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi
mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường
ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Không phải không có lý do khi người ta đặt tên cho bữa ăn sáng là “điểm tâm”.
Hiệu quả làm việc cả ngày của bạn phụ thuộc vào “nó”. Vậy thì còn chần chừ gì
nữa, hãy thức dậy thật sớm và lựa chọn cho mình cách khởi đầu một ngày mới thật
khoẻ mạnh bằng một bữa sáng ngon miệng.
(GDVN).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét