Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Mẹo vặt gia đình - Học lính cứu hỏa cách chữa bỏng không để lại sẹo

 Khi vô tình bị bỏng, rất nhiều người đã truy tìm những chữa bỏng không để lại sẹo mà vẫn tốn công vô ích. Vậy tại sao chúng ta không thử học cách thức đơn giản và dễ dàng của những anh chàng lính cứu hỏa dũng cảm nhỉ?

Hiểu tình trạng cơ thể khi muốn chữa bỏng không để lại sẹo

Bỏng là tai nạn rất dễ gặp chỉ cần một sơ suất nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây nên bỏng như bỏng do lửa, do hơi nóng, hóa chất... Tùy từng tác nhân gây bỏng mà ta có cách sơ cứu, xử lý vết bỏng khác nhau để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Tình trạng của cơ thể khi bị bỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Hiểu tình trạng cơ thể khi muốn chữa bỏng không để lại sẹo

Hiểu tình trạng cơ thể khi muốn chữa bỏng không để lại sẹo

1. Độ sâu của vết bỏng

Bỏng được phân loại theo độ sâu thành 3 độ:

- Độ I: Bỏng bề mặt

Trường hợp này chỉ lớp ngoài cùng da bị tổn thương làm cho da nơi bị bỏng đỏ ửng lên và đau rát do đầu mút đây thần kinh bị kích thích. Loại bỏng này thường lành hẳn sau 3 ngày.

- Độ II: Bỏng một phần da

Trường hợp này thì lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì bị tổn thương, các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng nước vỡ ra sẽ để lộ một bề mặt màu hồng và cũng rất đau. Nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1-4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại sẹo hoặc sẹo nhưng không đáng kể. Nhưng tổ chức da sau khi lành vết bỏng có thể đỏ trong một thời gian dài hơn. Nếu bỏng độ II bị nhiễm khuẩn thì lớp da dưới sẽ bị phá hủy và bỏng độ II chuyển thành bỏng độ III.

Đối với bỏng một phần da, nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1-4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại sẹo.

Đối với bỏng một phần da, nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1-4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại sẹo.

- Độ III: Bỏng toàn bộ các lớp da

Toàn bộ các lớp da đều bị tổn thương bao gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Vết bỏng trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng và mất cảm giác (không đau) và các đầu nút dây thần kinh bị phá hủy. 

Trong trường hợp bỏng rất nặng toàn bộ các lớp da thì lớp mỡ dưới da cũng có thể bị phá hủy và để lộ phần cơ. Khi bị bỏng toàn bộ các lớp của da thì vết bỏng chỉ được lành dần từ phía bờ các vết bỏng và các vết bỏng rất dễ bị nhiễm khuẩn do vậy thời gian lành vết bỏng thường kéo dài rất lâu.

Độ sâu của một vết bỏng nhiều khi không đều nhau vì độ sâu của các vết bỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ hóa chất...và thời gian mà nhiệt độ hoặc hóa chất tác động lên da. Da có xu hướng giữ nhiệt và quần áo bị đốt cháy thành than làm cho vết thương trở nên nặng nề hơn, do đó việc sử dụng quá nhiều nước để rửa vết bỏng khi mà vết bỏng vừa mới xảy ra (trong vòng 30 phút khi xảy ra tai nạn) sẽ có tác dụng làm giảm độ sâu của bỏng.

2. Diện tích vết bỏng

Có nhiều cách để ước tính diện tích vết bỏng nhưng thông thường diện tích vết bỏng được tính toán bằng cách sử dụng quy tắc số 9. Bỏng càng rộng thì càng nguy hiểm hơn vì bỏng càng rộng càng gây mất nhiều dịch của cơ thể, gây đau nhiều hơn, dễ bị sốc và nhiễm khuẩn. Đối với người lớn nếu bỏng từ 15% trở lên và trẻ em từ 10% trở lên phải được coi là bỏng nặng và phải được chuyển tới bệnh viện. Bỏng càng rộng thì càng nguy hiểm hơn.

Có nhiều cách để ước tính diện tích vết bỏng nhưng thông thường diện tích vết bỏng được tính toán bằng cách sử dụng quy tắc số 9.

Có nhiều cách để ước tính diện tích vết bỏng nhưng thông thường diện tích vết bỏng được tính toán bằng cách sử dụng quy tắc số 9.

3. Vị trí vết bỏng trên cơ thể

Bỏng ở những vùng khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng và quá trình hồi phục. Ví dụ: Bỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề chèn ép đường thở dễ bị sẹo xấu và sự biến dạng.Bỏng ở mắt có thể dẫn đến mù.Bỏng ở bàn tay hoặc vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, mất hoặc giảm chức nǎng hoạt động...Bỏng vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu môn sinh dục thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời gian lành vết bỏng.Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây bỏng đường hô hấp làm phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp và rất dễ dẫn đến viêm phổi...

Học lính cứu hỏa cách chữa bỏng không để lại sẹo

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên.

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu.

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu.

Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó. Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng. 

Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều thì họ không còn cảm thấy đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít.

Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó.

Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó.

Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại sẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết bỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường. Chỗ phỏng đã hoàn toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta)chứa rất nhiều vitamin.

Mẹo vặt gia đình - Sơ cứu khi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi

 Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.



Thống kê cho thấy trong số các nguyên nhân gây bỏng thì bỏng nước sôi và bỏng lửa là phổ biến nhất. Việc sơ cứu khi bị bỏng sai cách có thể khiến vết thương ăn sâu thêm, bị bội nhiễm và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Các bước sơ cứu

Bất kể nguyên nhân gây bỏng là do lửa hay nước sôi, sơ cứu khi bị bỏng việc đầu tiên cần làm là phải loại bỏ nguyên nhân, đưa người bị nạn tránh xa khỏi khu vực xảy ra tai nạn.

Riêng với sơ cứu khi bị bỏng lửa, bước đầu nên sử dụng cát, nước hoặc áo khoác, áo choàng, chăn hay mảnh vải lớn... đập dập lửa đang cháy. Cởi bỏ hoặc nhanh nhất là xé ngay phần trên người áo quần còn hiện tượng âm ỉ cháy. Nếu quần áo không cháy, nhanh chóng choàng mảnh vải lớn, chăn, áo choàng chất liệu vải thô... lên người để tránh da thịt bị tiếp xúc lửa.

Sau đó tiếp tục sơ cứu cho cả 2 trường hợp theo các bước sau:

  • Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó xả nhẹ nước mát trong vòng ít nhất 15 phút. Việc này giúp vết thương được dịu đi, tránh đau rát, sưng tấy, vết bỏng cũng sẽ không bị ăn sâu tiếp nữa. Chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hoặc nước đá, do tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn.
  • Sử dụng gạc sạch, vô khuẩn hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc bụi bẩn lên vết bỏng.
  • Trường hợp bỏng nhẹ và diện tích bỏng nhỏ, bạn vẫn có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Vùng da bị bỏng có khả năng tự liền, còn trường hợp vết bỏng có diện tích lớn, bỏng nặng hơn, nên sơ cứu cơ bản ban đầu rồi nhanh chóng chuyển người bị bỏng tới cơ sở, trung tâm y tế nơi gần nhất kịp thời điều trị.

2. Nếu quần áo bị cháy khi tiếp xúc lửa

Trường hợp nguy hiểm xảy ra khi bị bỏng lửa, lửa cháy lên quần áo và người bị nạn luống cuống, hoảng loạn không thể tự xử lý. Lúc này cần bình tĩnh sơ cứu theo các bước sau:

Sơ cứu khi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi
Sơ cứu khi bị bỏng lửa
  • Giữ cho người bị nạn không hốt hoảng chạy quanh vì bất cứ chuyển động nào lúc này cũng sẽ là cơ hội cho lửa bắt cháy nhiều hơn.
  • Đặt người bị nạn trong tư thế nằm yên trên sàn, hướng phần bỏng lên trên.
  • Dùng một cái áo lớn hoặc tấm chăn lớn chất liệu thô, hay len, hay dạ để bọc người bị nạn và dập lửa, không dùng chất liệu nilon dễ cháy.
  • Để người đó lăn trên sàn cho lửa tắt hẳn.. Dội nước lên người hoặc bằng một loại chất lỏng không bắt cháy nếu có.
  • Đặc biệt, không cởi đồ người bị nạn ra. Quần áo lúc đó có thể bị sát vào da, việc cởi đồ ra sẽ khiến lửa có cơ hội tiếp xúc da và càng gây thương tổn nhiều hơn.

3. Lưu ý khi xử lý vết bỏng

  • Quan niệm cho rằng bôi ngay kem đánh răng, hay kem trị bỏng, mỡ trăn... lên vết bỏng sẽ khỏi nhanh là lầm tưởng của nhiều người, làm vậy sẽ chỉ khiến vết thương ngay lúc đó trở nên tệ hơn, có khả năng viêm nhiễm nhiều hơn.
  • Chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hoặc nước đá lên vết thương, tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn vì đột ngột gặp lạnh sẽ khiến biểu bì da co rút lại, vết bỏng sẽ càng lâu khỏi và dễ viêm loét.
  • Trường hợp vùng da bỏng có diện tích lớn thì không nên cởi quần áo, sự va quệt vào vết thương có thể làm nhiễm trùng hay đau rát, nên sử dụng kéo nhanh chóng cắt lớp quần áo dính vào vết thương ra.
  • Cẩn thận tháo bỏ tư trang, mọi vật cứng xung quanh vùng bị bỏng như vòng, quần, áo, giày hay dép,... để tránh sưng nề vết thương.
  • Tuyệt đối vết bỏng phải được giữ vệ sinh, không bôi kem đánh răng hay bất cứ loại thuốc bôi nào trực tiếp lên, có thể sẽ gây nhiễm trùng. Tiến hành sơ cứu ban đầu sai cách cách có thể làm tình trạng vết bỏng bị nặng thêm, khó khăn hơn trong việc điều trị.
  • Trường hợp nguy hiểm xảy ra khiến trẻ bị bỏng, con luống cuống và hoảng loạn không thể tự xử lý, lúc bấy giờ cha mẹ, người thân cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng tiến hành sơ cứu cho con, giữ yên con và tránh để con sốc sẽ khiến tình trạng bỏng tệ hơn.
Sơ cứu khi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi
Lưu ý khi xử lý vết bỏng

Đối với gia đình có trẻ nhỏ, vấn đề quan trọng nhất là phòng tránh mọi tác nhân có nguy cơ khiến con gặp tai nạn bỏng. Trẻ con thường hiếu động và tò mò, nên luôn cần sự giám sát của cha mẹ. Cha mẹ nên sắp xếp mọi đồ đạc trong nhà một cách hợp lý, những thứ không an toàn dễ gây bỏng nên để tránh xa tầm tay với của con. Đặc biệt khu vực bếp, cha mẹ nên cẩn trọng với bếp ga, ổ điện, phích nước mới sôi, đồ ăn vừa nấu, bật lửa, bàn là.

Việc sơ cứu khi bị bỏng nhiều người vẫn nghĩ là đơn giản và xem nhẹ, nhưng nếu sơ cứu không đúng hoàn toàn có thể gây bội nhiễm vết thương và để lại nhiều biến chứng. Vì vậy mỗi người cần nắm rõ cách làm trong sơ cứu khi bị bỏng để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho mình và người thân.

Bác sĩ Trọng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong Phẫu thuật Nhi và Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, và đã sớm trở thành một trong những bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Phẫu thuật Trẻ em đặc biệt là Phẫu thuật Nội soi và Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ.

Mẹo vặt gia đình - Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy

 Khi có cháy, hãy bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm bằng đường bộ; dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người, khăn thấm nước để bịt mũi giúp hạn chế hít phải khí độc... Đây chính là một số kỹ năng sinh tồn cơ bản khi bạn muốn thoát ra khỏi các sự cố cháy, nổ của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy TP Hồ Chí Minh.




Theo NDĐT

Mẹo vặt gia đình - Nguyên tắc quan trọng nhất để thoát hiểm khỏi đám cháy

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất dưới đây sẽ giúp bạn và gia đình gia tăng cơ hội thoát khỏi đám cháy an toàn. Hãy đọc, học và ghi nhớ thật kỹ lưỡng, bởi trong hoàn cảnh hỗn loạn, bạn cần phản ứng nhanh nhạy, tỉnh táo nhất có thể. 



Trung tá Huỳnh Quang Tâm, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy quận 1, TP HCM, cho biết, kỹ năng tổ chức công tác thoát nạn giữ một vai trò quyết định tới hiệu quả cứu người.

Khi xảy ra sự cố cháy nổ, tất cả mọi người trong khu vực cháy đều chuyển động cùng lúc và không được tổ chức hợp lý do bị ảnh hưởng của khói lửa, nhiệt độ và các loại sản phẩm cháy.

Vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, con người có rất ít thời gian để phản ứng, suy nghĩ. Nếu không có kỹ năng thoát nạn trong giai đoạn này, thời gian kéo dài sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó điều quan trọng là phải bình tĩnh để xử lý các tình huống xảy ra. Khi tiếp nhận thông tin báo động, mọi người sẽ phải sẵn sàng thực hiện di tản khẩn cấp để thuận lợi cho công tác chữa cháy.

Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là phải cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn luôn bay lên cao. Đôi lúc, người phải bò dưới sàn khi lượng khói tập trung nhiều để khỏi bị ngạt.

Để chống nhiễm khói, mọi người cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

Thực tế, nghẹt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao và nhanh hơn là bị phỏng và chết cháy. Vì vậy hãy di tản nhanh chóng ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt.

Bên cạnh đó, cần lưu ý:

- Trong quá trình thoát nạn ra ngoài nên báo cho những người xung quanh biết và nên đóng các cửa trên đường lan truyền để giới hạn sự lan tràn của lửa và khói.

- Không sử dụng thang máy làm thang thoát nạn vì sự cố cháy nổ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy. Do đó chỉ sử dụng cầu thang bộ để thoát ra.

- Có thể giúp đỡ những người xung quanh thoát nạn ra ngoài an toàn khi bản thân có đủ sức khỏe và tỉnh táo. Không nên giúp đỡ người khác thoát nạn khi bản thân cũng đang bị khói, lửa đe dọa đến tính mạng.

- Khi sinh sống, làm việc, sinh hoạt trong tòa nhà phải để ý các đường lối, sơ đồ thoát nạn. Điểm này có thể sẽ giúp ích rất tốt, cứu mạng con người khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

- Khi thoát nạn ra ngoài an toàn nên tập trung ở một nơi và kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không, từ đó có các biện pháp cứu người bị kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn.

- Trong quá trình thoát nạn phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của người chỉ huy hoặc nhân viên hướng dẫn thoát nạn của tòa nhà.

- Một yếu tố quan trọng để con người sống sót khi hỏa hoạn xảy ra là phải thật sự bình tĩnh và nhanh nhẹn thực hiện theo đúng phương pháp, kỹ năng thoát nạn.

- Khi bị kẹt trong đám cháy, khói của đám cháy đang tràn vào từ các cửa và hành lang, mọi người phải nằm xuống sàn nhà cách nơi khói đang tràn vào càng xa càng tốt, dùng khăn thấm nước che mặt, đóng hết các cửa lớn và cửa sổ lại để cô lập đám cháy. Nếu có  khói lửa đang lan đến gần, phải dùng vải, quần áo chèn vào các khe hở để không có khói, lửa tràn nhanh vào nhà sau khi sử dụng bình chữa cháy cố gắng khống chế đám cháy.

- Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang phải dùng mọi cách cố làm cho nhân viên cứu hỏa để ý nhận ra bằng cách vẫy tay, la hét.

- Nếu thấy an toàn để thoát thân và có một cửa lớn đang đóng, trước khi thoát ra bằng lối đó phải kiểm tra độ nóng của cửa bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm hoặc nóng. Nếu thấy cửa không bị tác động nhiệt thì mở cửa từ từ và đè sát người vào cửa. Nếu thấy có lửa và khói phía bên kia thì đóng lại ngay lập tức đồng thời chèn kỹ các khe hở không cho khói, lửa lan vào phòng. Nếu không có lửa và khói tiến đến thì nhanh chóng thoát ra ngoài đồng thời đóng cửa lại nhưng không được khóa cửa. Trên đường thoát nạn tìm mọi cách báo động cho mọi người cùng thoát nạn an toàn.

Khi bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt nếu có thể, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không được nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

- Khi thấy người khác bị cháy, hãy giúp người đó dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại. Dùng chăn, mền, quần áo choàng lên người để dập tắt lửa.

- Khi gặp người bị ngạt, ngất, bỏng phải tổ chức sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.

- Báo cháy kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 để được hỗ trợ trong công tác thoát nạn, cứu nạn khi có người bị kẹt trong đám cháy.

Trung tá Huỳnh Quang Tâm nhận xét trên thực tế, các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người phần lớn là do điều kiện thoát nạn, kỹ năng tổ chức công tác thoát nạn chưa đảm bảo.

Trong lĩnh vực phòng cháy - chữa cháy, cứu nạn - cứu hộ, công tác thoát nạn cho người luôn được đặt lên hàng đầu, dựa trên hai phương diện: các điều kiện an toàn của lối thoát nạn và kỹ năng tổ chức thoát nạn.

Lối thoát nạn an toàn là lối ra không bị khói, bụi, sản phẩm cháy che phủ, không bị các tác động nguy hiểm của đám cháy gây uy hiếp tới tính mạng con người. Các lối thoát nạn phải dễ nhận thấy và đường dẫn tới lối đi phải được đánh dấu rõ ràng bằng ký hiệu hướng dẫn. Đó có thể là cửa đi, hành lang dẫn tới các khu vực an toàn hoặc lối đi dẫn tới cầu thang bộ, lối đi ngang dẫn sang công trình liền kề...

Khi xây dựng công trình, các lối thoát nạn phải đảm bảo đúng quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn. Hạng mục này phải được bố trí phân tán, đảm bảo số lượng và chiều rộng tổng cộng đủ cho việc thoát nạn của tối đa người trong công trình hoặc khu vực cần thoát nạn khi xảy ra sự cố. 

(Theo VnExpress) 

Mẹo vặt gia đình - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH

 Để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở, phòng ở, chủ hộ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau đây:


- Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất.

- Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu; nguồn sinh nhiệt, thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu... phải kín.

- Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.

- Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hoá dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn nêông.

- Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

- Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

- Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi.

- Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

- Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

- Cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy.

- Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên.

- Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn.

- Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

- Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

Nguồn: Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy TP.HCM

Mẹo vặt gia đình - 9 KỸ NĂNG THOÁT KHỎI ĐÁM CHÁY BẠN NÊN BIẾT

Với các vụ cháy nhà xảy ra, có không ít tai nạn thương tâm xảy ra do mọi người không biết làm gì để thoát hiểm. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cho các bạn 9 điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý khi có cháy nhà hoặc hỏa hoạn.

 1. Tìm cách dập lửa

Khi phát hiện có đám cháy thì phải bình tĩnh để tìm cách xử lý, trước hết nên tìm cách dập lửa, có thể dùng bình bột, bình khí Co2, cát, chăn, nước hoặc những thứ khác mà bạn có thể kiếm được ngay quanh đó có khả năng dập lửa.

Trong trường hợp đám cháy quá lớn không thể dập lửa thì phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm. Hét lên cho mọi người trong nhà biết để cùng thoát hiểm, ngay sau đó hãy lập tức ấn máy gọi 114 để được trợ giúp.

2. Biết đường thoát

Một kế hoạch thoát thân có thể giúp mọi thành viên trong gia đình thoát khỏi ngôi nhà đang cháy. Lời khuyên là hãy ra ngoài thật nhanh và an toàn. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng. Có bao nhiêu lối thoát hiểm? 

Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó? Vì thế, cả gia đình nên cùng vẽ một bản đồ cho kế hoạch thoát hiểm của mình.

3. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:

– Không cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà.

– Không tìm hiểu đám cháy.

– Bò trên sàn nhà nếu có khói vì không khí sạch hơn ở gần sàn nhà, vì thế, để mũi càng thấp càng tốt; hãy nhớ khói rất độc và có thể giết bạn.

– Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh.

– Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở – mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.

– Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể.

– Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu bạn sống trong chung cư, bạn cũng cần phải biết cách tốt nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.

 

4. Các biện pháp an toàn

– Kiểm tra xem có lửa hay khói vào nhà qua các khe trên cửa hay không.

– Nếu nhìn thấy khói bốc lên từ phía dưới cửa thì không được mở cửa.

– Nếu không nhìn thấy khói, hãy đặt mu bàn tay vào cánh cửa. Nếu cánh cửa nóng hay rất ấm, không được mở cửa.

– Nếu không nhìn thấy khói và cánh cửa không nóng, dùng mu bàn tay nhẹ nhàng chạm vào quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nóng hoặc rất ấm, không mở cửa!

– Nếu quả đấm cửa mát, và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chẳn rằng nó đã được đóng chặt.

– Nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn.

5. Luôn giữ ở vị trí thấp

– Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

– Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.

– Lo lắng cho thú cưng hay đồ chơi yêu thích là bình thường, nhưng khi có cháy, bạn phải bỏ chúng lại. Điều quan trọng nhất là bạn phải ra được ngoài an toàn. Bạn cũng cần nhớ rằng bạn không nên ở lại trong nhà lâu hơn thời gian bạn bắt buộc phải ở trong đó, cho dù là để gọi xe cứu hỏa. Rất có thể đã có người gọi ở bên ngoài rồi. Khi đã ra ngoài rồi, đừng quay lại để lấy bất cứ thứ gì.

6. Nếu quần áo của bạn bị cháy

– Đừng chạy vòng quanh, bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi.

– Nằm xuống, việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên).

– Dập lửa, bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa.

– Lăn vòng quanh để giúp dập lửa.

7. Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?

Nếu không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát, nếu lối thoát hiểm của bạn bị chặn:

– Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ: ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn

– Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối, khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn.

– Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống để người lớn đỡ trẻ nếu có thể.

– Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống.

Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng:

– Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể.

– Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.

– Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.

– Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.

– Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất, bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu.

– Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.

8. Không quay lại

Nếu ra ngoài được, bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

9. Làm gì khi bạn sống trong chung cư cao tầng?

Sống ở tầng cao không có nghĩa là bạn sẽ nguy hiểm hơn khi có cháy. Các căn hộ cao tầng có tường, trần, và cửa chống lửa sẽ giúp chặn lửa và khói lại. Hầu hết các kế hoạch của bạn giống như các căn nhà dưới mặt đất, nhưng có vài điểm khác biệt:

– Bạn sẽ không thể dùng thang máy khi có cháy, vì thế, phải cân nhắc điều này khi chọn lối thoát hiểm.

– Đếm xem có bao nhiêu cửa trên đường tới cầu thang khi bạn không thể sử dụng thang máy, đề phòng trường hợp bạn không nhìn thấy đường.

– Đảm bảo rằng cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa.

– Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía.

– Nếu có cháy ở nơi khác trong tòa nhà, thông thường bạn sẽ an toàn nhất khi ở trong căn hộ của bạn, trừ khi khói và lửa làm gây hại cho bạn. Nếu bị ảnh hưởng, hãy tìm cách ra ngoài, ở ngoài và gọi cứu hỏa.

Mẹo vặt gia đình - Cách vệ sinh bồn cầu đúng chuẩn, không hại da tay

Để giảm một phần nào công sức thời gian và tiết kiệm chi phí cho những nữ công gia chánh trong gia đình NIKKO xin mách bạn một mẹo nhỏ để làm sạch bồn cầu mà chỉ mất thời gian ngắn từ 10-20 phút sạch như mới toilet của bạn đảm bảo vệ sinh đánh bật các tác nhân gây hại đến sức khỏe gia đình bạn.

Việc làm sạch toilet không nên xem nhẹ bởi vì đây là nơi tất cả mọi thành viên trong gia đình đều sử dụng, và cũng là nơi chứa nhiều nhất các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe vì vậy đây là nơi cần phải vệ sinh thường xuyên và định kỳ. 

Tuy nhiên đó cũng không phải là việc đơn giản bởi vì đây là một việc rất kinh khủng nhưng không phải là quá phức tạp như mọi người thường nghĩ nếu như biết vệ sinh bồn cầu đúng cách và nó sẽ trở nên dễ dàng hơn bạn tưởng tượng nhiều.

A071

Chuẩn bị các dụng cụ trước khi dọn dẹp nhà vệ sinh và đặc biệt là bồn cầu

  1. Chất tẩy rửa chuyên dụng cho bồn cầu và nhà vệ sinh
  2. 1 cây cọ bồn cầu
  3. Khăn lau mềm hoặc giấy vệ sinh chuyên dụng
  4. Các dụng cụ bảo hộ: Găng tay, quần áo dài, kính, khẩu trang

Bạn nên biết ???

Tại sao phải vệ sinh bồn cầu bằng nước tẩy rửa chuyên dụng ???

Một trong những mẹo sử dụng và vệ sinh bồn cầu đúng cách nhất là bạn tuyệt đối không đổ bất kỳ loại nước tẩy rửa hoặc xà phòng nào vào bồn cầu ngoài nước tẩy rửa chuyên dụng dành cho bồn cầu. Bởi nếu đổ các loại nước khác vào có thể làm tiêu diệt các vi khuẩn dưới bể phốt. 

Bể tự hoại hoạt động theo cơ chế vi khuẩn tự hủy hoại các chất có dưới đó. Chính vì thế bạn nên cẩn thận với các loại nước xà phòng hoặc nước rửa bát….mà không phải là nước tẩy rửa bồn cầu chuyên dụng.

Không những vậy sử dụng các loại nước tẩy rửa không đúng còn phá hủy lớp men của bồn cầu, làm giảm tuổi thọ và mất tính thẩm  mỹ.

Khoảng bao lâu thì vệ sinh bồn cầu một lần ???

Lâu nhất là 1 tuần 1 lần bạn nên vệ sinh bồn cầu một cách tổng thể. Bởi nếu quá lâu không vệ sinh bồn cầu bị những vi khuẩn có hại bám vào làm phát sinh bệnh tật. Có hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Nếu có thời gian bạn nên 3 – 4 ngày tổng vệ sinh bồn cầu 1 lần. Cùng đó là ngày nào cũng vệ sinh bồn cầu bằng nước sạch sau 1 ngày sử dụng nhé.

Lời khuyên khi vệ sinh bồn cầu đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho bạn !!!

Khi vệ sinh hãy dùng những dụng cụ bảo vệ như kính bảo vệ mắt điều này cần thiết khi dọn dẹp vì nhỡ đâu chất tẩy rửa có thể bị bắn tung tóe và bay vào mắt.
Đeo găng tay khi thực hiện dọn dẹp vệ sinh toilet giúp cho những chất tẩy rửa không ăn da, ảnh hưởng tới da tay của bạn


Đeo khẩu trang để tránh hít phải những mùi khó chịu của bồn cầu và cũng như của chất tẩy rửa.
Một lưu ý mà hầu hết quý khách hay mắc phải đó là kể cả đi vệ sinh hay dọn dẹp,… mỗi lần xả nước đều đậy nắp lại điều này giúp hạn chế tối đa các vi khuẩn phát tán ra bên ngoài.

Dưới đây là cách làm tiết kiệm thời gian, khoa học và còn đạt hiệu quả tốt nhất:

Bước 1: Dọn dẹp nơi cần làm sạch và làm ướt bồn cầu bằng nước sạch

Thao tác dọn dẹp vệ sinh xung quanh bồn cầu, bạn hãy cất mọi thứ vụn vặt xung quanh để gọn vào một chỗ để dễ dàng thực hiện việc vệ sinh toilet bởi vì việc bạn không để gọn những vật dụng xung quanh sẽ gây cản trở khó khăn trong quá trình vệ sinh, trong khi bạn đang miệt mài dọn dẹp thì lại vướng một món đồ nào đó như xô, chậu, giá để đồ…bạn lại phải dành thời gian để dọn gọn vào một chỗ và sẽ rất lộn xộn làm bạn càng trở nên khó chịu tốn thời gian của bạn, chính vì thế hãy làm thao tác dọn dẹp gọn gàng xung quanh toilet trước khi dọn dẹp.

Cho nước rửa bồn cầu chuyên dụng vào phía bên trong bồn cầu
Đậy nắp 15 phút (trong thời gian đó bạn có thể vệ sinh nhà tắm)

Chú ý: Không cho trẻ em làm công việc này vì trẻ có thể làm không đúng cách. Trong khi đó bồn cầu là nơi chứa đựng nhiều vi khuẩn gây hại cho bé

Bước 2: Vệ sinh bên ngoài bồn cầu

Trong thời gian chờ đợi chất tẩy rửa thấm thấu bên trong thì bạn sẽ tận dụng thời gian đó để lâu chui bên ngoài điều mà vì sao ở bước 2 mình nên đóng nắp bồn cầu lại để bớt đi mùi chất tẩy rửa khá khó chịu giúp bạn lau chùi bên ngoài dễ dàng hơn.


Cách dọn dẹp lau chùi là từ bên trên xuống, điều này giúp tránh dây bẩn ra những chỗ đã làm sạch lau 1 lần là xong ví dụ với bồn cầu két liền 1 khối thì lâu từ bình nước xuống nắp cầu và tiếp tục lâu toàn bộ bên ngoài bồn cầu.

Bước 3: Thực hiện vệ sinh bên trong bồn cầu

Sau khi chất tẩy rửa đủ thời gian để thẩm thấu đánh bật vết bẩn bạn hãy cọ bồn cầu từ trên xuống dưới, đặc biệt làm sạch phần vành, hãy chắc chắn bạn không bỏ qua phần nào của bồn cầu đều đã được làm sạch thì hãy nhấn nút xả nước.

Bạn lưu ý là nên để chất tẩy rửa càng gần thành bồn cầu càng tốt để từ đây chất tẩy rửa sẽ đi từ trên xuống dưới vào những ngõ ngách của bồn cầu, lưu ý trước khi phun chất tẩy rửa bạn nên xối nước rửa qua 1 lượt bồn cầu để loại bỏ những căn bẩn dễ đánh bật, cách này giúp tăng hiệu quả của chất tẩy rửa bồn cầu hơn.

Sau khi phun toàn bộ bên trong bồn cầu bạn nên đóng nắp bồn cầu lại 1 lúc để có thời gian cho chất tẩy tác động vào vết bẩn và các vi khuẩn trên bồn cầu để diệt sạch tất cả các tác nhân gây hại tốt nhất.

Bước 4: Làm sạch phần ghế của toilet

Đây là một bộ phận cần phải được làm sạch kỹ càng nhất một cách triệt để, vì đây là phần trực tiếp tiếp xúc với da thịt của chúng ta đã có rất nhiều trường hợp mắc bệnh nhẹ là bệnh về da liễu vì bồn cầu cụ thể là ghế bồn cầu không được vệ sinh sạch sẽ chính vì vậy cần hết sức lưu ý.

Cách vệ sinh ghế bồn cầu: đầu tiên bạn nâng cao ghế, sử dụng chất tẩy rửa đã chuẩn bị sẵn lau chùi cả bên trong và bên ngoài chỗ ngồi, bạn lau luôn cả bản lề và nắp bồn cầu trong bước vệ sinh này, nếu như bồn cầu bạn đang sử dụng có thể tháo rời ghế thì bạn hãy tháo rời hẳn ra để việc vệ sinh sạch hơn và dễ dàng hơn.

Bước 5. Kiểm tra và sắp xếp.

Kiểm tra một lượt xả nước hết toàn bộ bồn cầu để đảm bảo không còn lưu lại chât tẩy rửa trong nhà vệ sinh, bồn cầu vì tất cả các chất tẩy rửa đều là chất hóa học và tất nhiên sẽ độc hại.
Cuối cùng đã xong bạn hãy sắp xếp lại nhà tắm và bạn có thể thực hiện vệ sinh phòng tắm tổng thể luôn cũng là ý tưởng tốt.

CHÚ Ý:

Không nên sử dụng bọt biển để lau chùi bởi vì bạn vô tình tạo môi trường thuận tiện hơn cho những vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
Khăn giấy là vật dụng khuyên dùng tiện lợi khi sử dụng xong có thể vứt ngay đi.

Nếu như bạn muốn tái sử dụng lại những vật dụng sau này thực hiện việc vệ sinh bồn cầu thì bạn cần phải làm sạch chúng trước rồi mới cất. 

Mẹo vặt gia đình - Không cần dụng cụ thông tắc, giấy vệ sinh kẹt cứng trong bồn cầu cũng tự thông nếu bạn đổ chai này xuống

Cách này rất hiệu quả mỗi khi bồn cầu bị nghẹt bởi giấy vệ sinh mà chúng ta đã lười biếng, không chịu vứt vào sọt rác. 

“Lại nghẹt nữa nữa rồi”, đó là những gì chúng ta hét lên mỗi khi bồn cầu bị nghẹt bởi giấy vệ sinh. Nhìn dòng nước từ từ dâng lên trong bồn cầu, chắc chắn việc đầu tiên chúng ta làm là tìm ngay dụng cụ thông cầu nếu không muốn nước tràn khắp nhà vệ sinh. Thế nhưng ngặt nỗi, không phải lúc nào chúng ta cũng có dụng cụ này trong nhà.

Vậy phải làm sao?

Đừng lo, bạn vẫn có thể thông cầu bị nghẹt mà không cần dụng cụ gì cả. Những gì bạn cần chỉ là một chai xà phòng rửa bát và nước ấm nóng mà thôi. Thật lạ lùng có phải không? Nhưng cách này rất hiệu quả mỗi khi bồn cầu bị nghẹt bởi giấy vệ sinh mà chúng ta đã lười biếng, không chịu vứt vào sọt rác.

Tổng thời gian chỉ khoảng 30 phút mà lại không hề tốn hơi sức và khó khăn gì cả. Thế nên bạn hãy lưu mẹo này để mỗi khi bồn cầu bị nghẹt do giấy vệ sinh, hãy thử ngay nhé.

Đầu tiên, khi thấy cầu bị nghẹt, bạn cần đổ xà phòng rửa bát xuống bồn cầu. Để yên khoảng 20 phút. Sau đó bạn từ từ đổ thêm nước nóng vào bồn cầu và cuối cùng là xả nước thôi.

Không cần dụng cụ thông tắc, giấy vệ sinh kẹt cứng trong bồn cầu cũng tự thông nếu bạn đổ chai này xuống - Ảnh 1.

Đổ xà phòng rửa bát vào... (Ảnh: cleverly)

Không cần dụng cụ thông tắc, giấy vệ sinh kẹt cứng trong bồn cầu cũng tự thông nếu bạn đổ chai này xuống - Ảnh 2.

... sau đó đổ thêm nước nóng... (Ảnh: cleverly)

Không cần dụng cụ thông tắc, giấy vệ sinh kẹt cứng trong bồn cầu cũng tự thông nếu bạn đổ chai này xuống - Ảnh 3.

... cuối cùng xả nước là xong. (Ảnh: cleverly)

Đây là giải pháp cấp bách nhất để bạn có thể tự thông cầu. Tuy nhiên, bồn cầu bị nghẹt gây ra bởi rất nhiều lý do và nếu giải pháp này chưa mang đến tác dụng ngay, bạn có thể lặp lại lần nữa.

Để tránh tình trạng bồn cầu nghẹt khiến nước tràn ra ngoài, bạn tuyệt đối không bỏ giấy vệ sinh vào trong cầu. Ngoài ra, thức ăn thừa, các loại rác thải khác cũng không được đổ xuống bồn cầu. Đó không chỉ là cách để hạn chế cầu bị nghẹt mà còn để bảo vệ môi trường nữa đấy nhé.

(Nguồn: cleverly)