Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

Nhà bếp - 10 mẹo vặt tuyệt vời khi sử dụng lò vi sóng

 Mọi người đều biết rằng sử dụng lò vi sóng giúp việc nấu nướng đơn giản, nhanh gọn hơn. Dưới đây là 10 mẹo vặt hữu ích giúp bạn sử dụng lò vi sóng hiệu quả.

1. Chia thức ăn thành kích cỡ đều nhau và xếp thành vòng khi nấu, nếu thức ăn có kích cỡ khác nhau thì bạn nên đặt miếng dày hơn ở phía ngoài còn những miếng nhỏ hơn để ở trung tâm.

2. Khi thực phẩm có bì (da) hoặc vỏ hoặc lớp phủ ngoài, bạn cần chọc thủng lớp ngoài.

3. Chọn một dụng cụ chứa thức ăn lớn hơn một chút so với yêu cầu để nấu món ăn trong lò vi sóng. Hãy chắc chắn rằng dụng cụ của bạn có thể dùng được với lò vi sóng.

4. Sử dụng dụng cụ chứa thức ăn trong lò vi sóng tròn hay hình bầu dục có thể giúp làm nóng thực phẩm đồng đều hơn. Với dụng cụ chứa hình vuông hoặc hình chữ nhật, các góc có xu hướng nhận được nhiều năng lượng hơn, có thể gây ra thực phẩm bị nấu quá chín tại các khu vực này.

5. Nhiều món ăn cần thời gian nấu nướng ở một khoảng nhất định (ví dụ, nếu 3-5 phút, ở chế độ High) hơn là một khoảng thời gian chính xác. Để tránh việc nấu thức ăn chín quá, bạn hãy kiểm tra bắng cách nấu món ăn với thời gian ngắn (khoảng 3 phút).

6. Nếu lò vi sóng của bạn không có bàn xoay, bạn có thể dừng lại và xoay các thực phẩm thường xuyên để cho thực phẩm chín. Khi sử dụng cách này bạn cần cẩn thận tránh bị bỏng khi xoay đĩa.

7. Khi sử dụng lò vi sóng để nấu một phần hoặc rã đông thực phẩm, sau đó chuyển thực phẩm sang nấu bằng bếp hoặc lò nướng, bạn không nên giữ thức ăn đã nấu chín một phần để sử dụng cho lần sau.

8. Nhớ sử dụng nắp đậy bằng nhựa an toàn với lò vi sóng để đậy thức ăn khi nấu nếu trong công thức món ăn yêu cầu. Để hở một góc giúp hơi nước bay lên, không tích áp suất gây nguy hiểm.

9. Sau khi nấu ăn, bỏ nắp dụng cụ chứa thức ăn một cách cẩn thận và an toàn, tránh gây bỏng cho chính mình.

10. Để làm sạch những thức ăn thừa trong lò vi sóng hoặc dầu mỡ bị bắn ra, bạn cho hai muỗng canh nước chanh vào, để ở chế độ high 2-3 phút cho đến khi sôi. Không mở cửa trong năm phút sau khi làm nóng, hơi nước sẽ giúp bạn làm sạch cặn bẩn trên bề mặt lò vi sóng.

(Theo Hồng Nhung - Yeutretho)

 

Nhà bếp - 9 tuyệt chiêu khử mùi cho vật dụng bếp.

1.     Khử mùi chậu rửa bát

Chanh tươi, cam tươi và vỏ bưởi đều có tác dụng khử mùi hôi nhanh chóng và hiệu quả. Trước tiên, xả sạch chậu rửa bát với nước nóng một lượt để làm mềm các mảng bám, sau đó đổ chanh, cam hoặc vỏ bưởi xay nhuyễn xuống lưới lọc và xả nước vài phút. Các mảng bám thức ăn thừa và mùi hôi sẽ trôi đi. Nên thực hiện thường xuyên từ một đến hai lần mỗi tuần.

Nếu không khử mùi chậu rửa, bát đũa cũng dễ ám mùi theo

2.     Khử mùi tủ lạnh

Tủ lạnh dùng để dự trừ đồ ăn nên rất dễ ám mùi, tuy nhiên có khá nhiều cách đơn giản để khử mùi tủ lạnh, bạn có thể thực hiện một trong các cách sau:

- Tắt điện và xả đông, sau đó vệ sinh thật sạch, lau khô các vách, kệ tủ bằng giấm. Sau cùng là pha một tách cà phê đen nóng cho vào tủ lạnh là hết sạch mùi

- Vỏ cam, quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra mùi hôi sẽ không còn nữa, khi nào vỏ khô thì lại cho vỏ tươi mới vào. Cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết.

Tủ lạnh dùng để dự trừ đồ ăn nên rất dễ ám mùi

- Quả quất: Dùng khoảng 7-10 quả quất, cắt đôi, cho vào bát hoặc đĩa để vào ngăn tủ, có thể để cả trong ngăn đá. Khoảng vài tháng thay một lần.

- Sử dụng khăn bông sạch: Khăn bông gấp gọn gàng đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Những lỗ vải nhỏ có thể hấp mùi tủ lạnh. Sau một thời gian, bỏ khăn ra giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô và có thể tiếp tục sử dụng.

- Khử mùi bằng chè: Lấy 50 g chè ướp hoa đựng vào túi vải xô, cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau một tháng, lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.

3.     Khử sạch hộp đựng thức ăn

Đặt những lát chanh cắt mỏng vào hộp nhựa đang cần làm sạch mùi trong vài ngày.

Dùng bột nở pha với giấm tạo thành một hỗn hợp bột đặc sệt và dùng chúng để chùi rửa những chiếc hộp nhựa đã có mùi.

4.     Khử mùi thảm trải sàn

Loại bỏ đồ vật ra khỏi tấm thảm, rắc đều baking soda vừa phải lên bề mặt, rồi dùng máy hút bụi làm sạch sau 1-2 tiếng. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể treo tấm thảm đã rắc bột ở nơi khô thoáng và dùng chiếc gậy đập sạch bụi bẩn. Bột baking soda sẽ hút sạch mùi hôi và ẩm mốc trên thảm.

5.     Khử mùi cho máy giặt

Rót khoảng 2 cốc giấm hoặc nước chanh vào trong thùng giặt và cho chạy hết một chu trình giặt ở chế độ nước nóng để khử mùi, tẩy vết bẩn, cặn bám.

Chỉ cần giấm hoặc chanh, máy giặt của bạn đã được khử mùi hiệu quả

6.     Khử mùi khó chịu trong nhà bếp

Đây là gian phòng có nhiều “mùi lạ” nhất trong nhà, để "tiêu diệt" chúng, bạn nên sử dụng thiết bị hút mùi như Bạn cũng có thể dùng ít cà phê hạt đã rang, tán nhỏ và đặt ở góc bếp, hay đốt vỏ cam, chanh, quýt, bưởi. Trồng dương xỉ trong bếp cũng là một cách khử mùi khói, khí CO2 độc hại.

7.     Khử mùi lò vi sóng

Dùng vỏ quả chanh hoặc nước chanh cho vào cốc, đậy nắp và đun nóng khoảng 5 phút, sau đó lấy vải sạch thấm nước vừa đun để lau chùi. Nếu vật dụng này bám mùi tanh của cá, bạn có thể dùng nửa ly nước pha giấm đun sôi để ấm, rồi thấm vào vải sạch lau chùi.

Lò vi sóng cũng được khử mùi chỉ với chanh và dấm

Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều bí quyết sử dụng đồ điện, đồ gia dụng hay các sản phẩm công nghệ hiệu quả tại web http://hc.com.vn/ của Siêu thị Điện máy HC. Hoặc gọi 1800 1788 (miễn phí) để nhận được tư vấn khi mua hàng.

(VB-Theo Eva)

 

Nhà bếp - Những hư hỏng thường gặp khi sử dụng bếp ga.

 Các loại bếp ga rẻ tiền thường có nhiều khuyết điểm về lắp ráp cũng như không có các tính năng hiện đại như thiết bị ngắt gas tự động, do vậy rất dễ xảy ra những sự cố khi sử dụng.


   Hiện nay, nhiều gia đình vẫn có thói quen dùng những Bếp ga giá rẻ, bởi theo nhiều người, Bếp đắt hay rẻ thì cũng bằng đấy chức năng, chủ yếu là do nguyên liệu cấu tạo nên nó quyết định. 

Thực chất, các loại Bếp giá rẻ thường là hàng nhái có thiết kế đơn giản, không có các tính năng hiện đại như thiết bị ngắt gas tự động, mạch điều khiển bằng điện tử, bộ phận cảm ứng nhiệt tiếp xúc với đáy nồi để tắt lửa trước khi nước bị cạn… Bếp ga loại này thường có khuyết điểm về lắp ráp. Bộ phận đánh lửa hay bị rút linh kiện, lỏng ốc… mẫu mã đơn giản.


Bếp gas âm Rinnai nhái kém chất lượng

   Còn đối với loại Bếp gas chính hãng và bếp gas cao cấp đắt tiền hơn, có thêm các thiết bị an toàn như tự động khóa ga khi lửa bị tắt do nước trào, do gió hoặc cao cấp hơn có loại tự tắt khi bị cháy khét, nồi cạn nước… Tuy nhiên, vấn đề an toàn không phụ thuộc vào Bếp ga mà phụ thuộc nhiều vào bình đựng ga, van điều áp và dây dẫn.

    Hiện nay, Bếp ga có loại vỏ bằng inox và vỏ phủ chất chống dính. Bếp ga nội ít có loại phủ chất chống dính mà chỉ có loại vỏ Bếp bằng sắt tây sơn. Loại này dùng một thời gian sẽ tróc sơn và gỉ sét. Loại Bếp phủ chống dính trông sạch sẽ nhưng dễ bị trầy xước bởi vật nhọn. 

Bền nhất vẫn là loại Bếp có vỏ bằng inox, hay bếp mặt kính có thân bằng Inox nhìn chắc chắn và là của các hãng có thương hiệu trên thị trường như Taka, teka, abbaka, rinnai, paloma..

 

    Bụi bẩn và thức ăn rơi vào thường làm bộ phận đánh lửa bị bám bẩn, việc đánh lửa cũng gặp khó khăn. Nếu phát hiện ngọn lửa cháy không đều, bạn phải tháo hoa sen ra, vệ sinh sạch khe thoát lửa, dùng vải khô để lau sạch. Nếu ngọn lửa liếm cả phía dưới Bếp ga và ngửi mùi gas, nghĩa là bông sen dẫn ga đã bị hư, nên thay.

   Có một số sự cố thường gặp khi sử dụng Bếp ga mà các hộ gia đình nên chú ý để biết cách xử lý kịp thời.

1.  Bếp ga không bắt lửa:

   Hiện tượng này phần lớn là do trong ống dẫn ga có không khí, dây dẫn ga bị chèn hay bị gãy giập, bộ phận đánh lửa bị bám bẩn... Để khắc phục tình trạng ống dẫn ga có không khí, bạn chỉ cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn ga bị tống hết ra ngoài. Đối với dây dẫn ga bị gãy giập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn.

2.   Ngửi thấy mùi ga: 

   Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do dây dẫn ga bị xì, ống dẫn ga không nối đúng khớp, van khóa ga bị hư... Khi phát hiện sự cố này, bạn nên thông báo cho tổ kỹ thuật của hãng ga mà gia đình đang sử dụng để được sửa chữa kịp thời.



3.   Lửa phát tiếng kêu: 

   Hiện tượng này thường do nhân viên lắp đặt Bếp ga chưa điều chỉnh chính xác bộ phận không khí, hoa sen (họng lửa) lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa bị nghẹt. Khi bắt gặp sự cố này, bạn có thể tự mình xử lý bằng cách lắp lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.

4.   Lửa bị đỏ:

   Do bông sen bị vênh méo, muối rớt vào làm hư ống điếu. Trong trường hợp này, khi vệ sinh không kỹ sẽ xuất hiện hiện tượng ngọn lửa bị đỏ, không làm hao ga nhưng làm đen đít nồi do các chất trên bị cháy. Ngọn lửa cháy đỏ và có khói, chỉnh gió nhưng vẫn không hết là do bộ phận hút gió hỏng, cần nhờ thợ sửa chữa. 

Tuy nhiên, có những lúc ngọn lửa bị đổi màu là do môi trường. Khi trong nhà hoặc nhà bên cạnh mới sơn, quét vôi mới, ngọn lửa Bếp ga cũng chuyển sang màu đỏ, khoảng vài ngày tự nhiên sẽ hết hiện tượng này.

5.   Bếp không bắt lửa hoặc lửa cháy không bình thường, có mùi gas: 

   Cần tắt Bếp, khóa van bình gas ngay lập tức và kiểm tra lại dây dẫn để bảo đảm an toàn. Nếu ngửi thấy mùi gas đậm đặc, bình rò rỉ tạo thành tuyết bám xung quanh, nhiệt độ trong phòng tăng lên phải nhanh chóng mở toang cửa, dùng quạt tay quạt bớt nồng độ gas. Không bật lửa lên xem; không bật quạt điện, tránh tia đánh lửa của quạt gây cháy. 

Lấy xà phòng bít vào chỗ khí gas thoát ra, phun nước vào bình, nếu thấy bình phồng lên ngay lập tức chạy thoát ra ngoài, đề phòng bình gas nổ.

Nhà bếp - Những câu hỏi và thắc mắc thường gặp khi sử dụng Gas dân dụng.

 Những câu hỏi và thắc mắc thường gặp khi sử dụng Gas dân dụng Bình gas Petrolimex có thể gây nổ không? ..... 

Làm sao có thể biết bình hết gas? Tại sao không lắp đồng hồ đo áp suất như các bình áp lực chứa khí khác (chai oxygen, acetylen ...)


1. Hỏi: Bình gas Petrolimex có thể gây nổ không?

 Đáp: Bình gas Petrolimex không thể gây nổ vì tất cả các bình đều có van an toàn hoạt động tự động ở 26 kg/cm2

Khi  nhiệt  độ bên ngoài tăng cao (ví dụ: hoả hoạn) áp suất gas trong bình tăng dần đến 26 kg/cm2 áp suất gas trong bình thắng lực ép lò xo của van an toàn dẫn đến mở xú páp của van an toàn, hơi gas xì ra ngoài làm giảm áp suất và nhiệt độ trong bình vì gas thoát ra khỏi vỏ bình với lưu lưọng lớn sẽ thu nhiệt làm lạnh gas lỏng trong bình. 

Đương nhiên hơi gas thoát ra ngoài bắt lửa sẽ cháy nhưng chỉ cháy cục bộ trong khi đang xảy ra hoả hoạn chứ không gây nổ, phá huỷ các công trình kiến trúc.

 

2. Hỏi: Khi mua bình gas làm sao có thể biết được lượng gas trong bình đủ 9 kg, 13 kg hay 48 kg?

 Đáp:  Bình gas sau khi nạp đủ khối lượng gas sẽ được niêm phong bằng con niêm nhựa, màng co.Tuy nhiên khách hàng có thể kiểm tra khối lượng gas trong bình bằng cách cân tổng khối lượng vỏ bình và gas sau đó trừ đi khối lượng vỏ đã được ghi nổi trên thành bình sau chữ T.W.

 

3. Hỏi:  Làm sao có thể biết bình hết  gas? Tại sao không lắp đồng hồ đo áp suất như các bình áp lực chứa khí khác (chai oxygen, acetylen ...)

 Đáp: Đây chính là vấn đề mà khách hàng rất hay đặt ra. Gas( chính xác là LPG) trong bình tồn tại ở trạng thái bão hoà, do vậy áp suất hơi bão hoà(tính chất tương tự như hơi nước bão hoà) chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của LPG mà không phụ thuộc vào lượng LPG trong bình. 

Nếu lắp áp kế sẽ cho thấy sự biến đổi áp suất hơi bão hoà theo nhiệt độ chứ không thể hiện lượng LPG trong bình.

Đây là một đặc tính đặc biệt của khí đốt hoá lỏng LPG khác với các khí không hoá lỏng khác. Khi xả khí nén(oxygen, acetylen...) từ bình chứa áp lực ra ngoài, mật độ phân tử khí giảm dần dẫn đến áp suất trong bình cũng giảm dần theo một tỷ lệ nhất định, do đó áp kế thể hiện lượng khí nén còn lại trong bình.

Áp kế ở bình LPG chỉ có ý nghĩa khi gas lỏng(pha lỏng) đã hoá hơi hết và bình LPG trở thành bình chứa khí nén như các loại khí nén khác nhưng không còn gas lỏng thì lượng hơi gas sẽ bị tiêu thụ trong thời gian rất ngắn (vài phút). 

Do đó, áp kế cho bình LPG không mang ý nghĩa thể hiện lượng LPG được chứa trong bình cũng như dự báo sắp hết gas nên đa số van điều áp và bình gas không lắp đồng hồ áp suất.

Thông thường khi sắp hết bình, ngọn lửa thường đỏ và bật bếp nhiều lần vẫn không cháy thì  hết gas. Khách hàng  cũng có thể cân kiểm tra như phần trả lời câu hỏi 2. hoặc theo dõi mức độ tiêu thụ trung bình hàng tháng có thể tính trước ngày hết gas.

 

4.Hỏi:  Gas và sản phẩm cháy của gas có độc không?

Đáp: Gas hoàn toàn không gây độc đối với người sử dụng cũng như đối với môi trường. Khi bị đốt cháy, gas luôn cháy hết kể cả trong trường hợp cháy có ngọn lửa đỏ. Sản phẩm cháy chỉ tạo ra dioxit cacbon (CO2) và hơi nước- những thành phần khác hoàn toàn không độc hại.

Vấn đề nguy hiểm chỉ xảy ra khi dùng bếp gas, bình gas trong phòng kín. Nếu do sơ suất gas rò rỉ ra ngoài hơi gas sẽ lan truyền, dâng từ dưới lên trên (vì nặng hơn không khí), choán chỗ, đẩy dần không khí ra ngoài, gây ngạt.

 

Cũng tương tự, khí CO2 sinh ra sau khi gas cháy trong phòng kín, nếu không thông gió thích hợp sẽ tích luỹ dần, làm giảm nồng độ oxy trong không khí. Do đó cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đối với người sử dụng.

 

5. Hỏi: Tại sao có hiện tượng ngưng hơi nước bên  ngoài vỏ bình gas (hiện tượng đổ mồ hôi)? Tại sao phải sử dụng điều áp và khi hoạt động điều áp có tiếng kêu nhỏ.?

Đáp: Khi sử dụng thiết bị gas, quá trình chuyển pha gas lỏng thành gas hơi trong bình xảy ra tương tự như đun nước sôi, chỉ khác nhau ở chỗ bề mặt hấp thu nhiệt của gas lỏng là tòan bộ phần tiếp xúc với vỏ bình (bề mặt ướt). 

Nếu thiết bị tiêu thụ gas với lưu lượng lớn đòi hỏi quá trình chuyển pha lỏng thành hơi nhanh hơn mà nhiệt lượng bên ngoài vỏ bình chưa cung cấp đủ thì gas lỏng sẽ lấy nhiệt của vỏ bình để bay hơi. Vỏ bình bị làm lạnh, làm ngưng tụ hơi ẩm của không khí bên ngoài.

Điều áp có chức năng giảm áp suất của gas trong bình (khoảng 6 kg/cm2) xuống 0,03 kg/cm2 để đảm bảo an toàn khi sử dụng bếp vì tất cả các thiết bị dùng gas dân dụng đều được thiết kế cho áp suất cấp gas là 11 inch cột nước (0,03kg/cm2) 

Điều áp còn tự động ổn định lưu lượng hơi gas vào các thiết bị tiêu thụ bình gas đầy hay vơi. Lượng gas còn ít hay nhiều trong bình không làm thay đổi áp suất mà chỉ ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi chuyển hoá từ gas lỏng thành gas hơi vì bề mặt ướt của bình chứa nhiều gas lớn hơn bề mặt ướt của bình chứa ít gas nên hấp thụ nhiệt lượng bên ngoài dễ dàng hơn. 

Điều áp hoạt động tự động đóng mở sẽ làm rung động màng cao su bên trong dẫn đến hiện tượng phát tiếng kêu nhỏ.

 

6. Hỏi: Hiệu quả kinh tế sử dụng Gas so vớí các  nguồn năng lượng khác?

 Đáp: Để cùng cung cấp một đơn vị nhiệt lượng, 1 kg LPG tương đương 14 KWh điện năng, 2 lít dầu hoả, 3-4 kg than. 

Bên cạnh đó còn có nhiều đặc tính ưu việt như: cần ít không gian cho tồn chứa, nhiệt lượng cao, điều chỉnh ngọn lửa dễ dàng, an toàn, không gây ô nhiếm môi trường.... LPG không những được dùng cho đun bếp mà còn được dùng rộng rãi trong công nghiệp như: hàn cắt kim loại, chế biến sản phẩm thuỷ tinh, cung cấp nhiệt cho lò nung gốm, sứ, thuỷ sản, sấy chè, thuốc lá..., nhiên liệu cho động cơ thay xăng....



7.
 Hỏi: Tại sao sử dụng bình gas du lịch tại các dịch vụ đổi lon gas rất nguy hiểm?

 Đáp: Sử dụng bình gas du lịch nạp lại là mối nguy cơ gây cháy nổ cao nhất trong việc sử dụng gas dân dụng bởi các nguyên nhân sau:

- Tất cả các loại gas nạp bình dân dụng (loại bình 12 kg, 13kg) ở Việt Nam đều là hỗn hợp Butane và Propane với tỷ lệ khác nhau. Trong điều kiện bình thường, áp suất gas trong bình dân dụng là 6,5 kg/cm2 còn bình gas du lịch được sản xuất để chỉ chứa 100% gas butane thấp áp, áp suất lớn nhất ở điều kiện bình thường là 2,5 kg/cm2

Việc chiết nạp gas cao áp vào bình chỉ chịu được áp suất thấp (vỏ rất mỏng) dẫn đến biến dạng và nổ, gây ra đám cháy. 

- Một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy nổ là công nghệ nạp bình thủ công nên dễ nạp quá khối lượng cho phép của bình (85% thể tích). Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, gas lỏng giãn nở nhiệt, đặc biệt nguy hiểm nếu bình bị nạp đầy gas lỏng không có không gian gas hơi, áp suất thủy lực sẽ phá vỡ vỏ bình. 

- Bình gas du lịch đã được nhà sản xuất đề nghị chỉ dụng một lần (trên nhãn hàng hóa) do không thể kiểm sóat chất lượng vỏ cũ lưu thông trên thị trường.

- Loại bình này phân tán rộng đồng thời việc chiết nạp trái phép diễn ra trong khu dân cư nên tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao.

Bình gas du lịch nạp lại là 1 điển hình rõ rệt về bình gas không đảm bảo chất lượng nhưng vì lợi nhuận nhiều cơ sở đã tổ chức sang nạp trái phép rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Petrolimex kinh doanh gas với mục đích: cung cấp nhiên liệu cho bếp gas và các thiết bị sử dụng Gas. Không cung cấp gas cho  việc sang nạp trái phép.

 

8.Hỏi: Tại sao bật núm đánh lửa bếp không cháy?

Đáp: Bật núm đánh lửa bếp không bắt lửa cháy do nhiều nguyên nhân, thông thường là một trong các nguyên nhân sau:

Có thể không khí trong ống dẫn gas chưa bị đuổi ra hết nên bếp không cháy ngay. Cần lặp lại thao tác đánh lửa (thường xảy ra với bếp đánh lửa gián đoạn bằng gốm áp điện, không xảy ra với bếp đánh lửa liên tục bằng pin).

Không sinh tia lửa điện tại đầu đánh lửa do dây dẫn cao áp không cách điện với vỏ bếp, tia lửa điện phóng ngay tại nơi tiếp xúc với vỏ bếp hoặc chỗ dây dẫn hở gần vỏ bếp nhất. Khắc phục bằng cách dùng băng keo bọc kín dây dẫn bộ phận đánh lửa và đặt cách xa các chi tiết kim loại của bếp. 

Hiện tượng này rất hay xảy ra trong những ngày có độ ẩm cao (trời nồm), hơi ẩm bám trên dây dẫn, chi tiết bếp làm rò điện khi đánh lửa khi đó cần sấy khô và bọc cách điện các chi tiết này.

Người sử dụng cần đặc biệt lưu ý: khi đánh lửa bếp nếu không cháy thì cần chờ 30 giây để hơi gas đã thoát ra từ bếp được phân tán hết mới bật bếp đánh lửa lại Nếu bật đánh lửa liên tục và kéo dài khi bếp bắt cháy sẽ bùng ngọn lửa lớn, gây nguy hiểm.

 

9. Hỏi:  Tại sao ngọn lửa đỏ? Cách khắc phục?

Đáp: Ngọn lửa cháy đỏ do nhiều nguyên nhân:

Chi tiết mâm đồng trên bếp khi tiếp xúc với ngọn lửa bị bẩn, do vậy cần phải tháo ra và đánh sạch bằng bàn chải.

Có nước ở chi tiết đồng hoặc ở đáy đồ dùng đun nấu, với trường hợp này ngọn lửa sẽ tự xanh lại sau vài phút.

Tỷ lệ không khí quá thấp, cần điều chỉnh lại tỷ lệ gas và không khí bằng cách xoay hoặc gạt cánh điều chỉnh không khí ở phía dưới van bếp (nếu có) đến khi ngọn lửa xanh nhất.

      

10. Hỏi:  Bếp có những bộ phận an toàn gì?

Đáp: Hiện nay các bếp gas thường có 2 loại rơ le an toàn.

+ Rơ le an toàn khi mất lửa: Khi bếp bị tắt lửa đột ngột như gió thổi, trào nước... nhiệt độ giảm nhanh, cặp lưỡng kim pin nhiệt điện ngay lập tức đóng van gas lại và không cho gas xì thóat ra ngoài. 

+ Rơ le an toàn khi quá nhiệt: Do sơ xuất, ngọn lửa đun cạn chất lỏng đang sôi (nước, dầu, mỡ) khiến nhiệt độ tăng cao, đến 2600 đầu cảm biến tiếp xúc với đáy dụng cụ đun nấu sẽ điều khiển van gas làm tắt ngọn lửa.

 

11. Hỏi: Một bình gas và hệ thống gas gia đình đảm bảo an toàn cần đáp ứng các tiêu chí gì?

Đáp: Hệ thống gas gia đình cần phải đáp ứng các yêu cầu:

-               Bình gas phải còn hạn kiểm định, hình thức nguyên vẹn không móp méo, han gỉ nhiều

-               Khi mua mới, bình gas phải được nạp đúng khối lượng (12kg hoặc 13 kg…), không thừa hoặc thiếu quá 0,1kg.

-               Phụ kiện phải chuyên dùng cho gas: bao gồm dây dẫn có hạn thời gian sử dụng, điều áp hoạt động tốt, Mối nối giữa bếp gas, các phụ kiện, bếp phải kín tuyệt đối.

-               Nhà cung cấp, cửa hàng, đại lý phải chuyên nghiệp, được đào tạo, có địa chỉ rõ ràng, có kiến thức để kiểm tra bảo dưỡng hệ thống gas dân dụng, tư vấn sử dụng gas hiệu quả và an tòan cho khách hàng.

 

12. Hỏi: Làm thế nào nhận biết được bình gas thật ?

Đáp: Các đặc điểm để nhận biết được bình gas thật:

a.           Tên chủ sở hữu bình gas được dập nổi trên quai bình, vai xung quanh van bình. Lolo được dán hoặc sơn trên thân bình, có nhãn hàng hóa theo quy định của Bộ Thương mại.

b.          Gas được nạp đúng khối lượng

c.           Các hãng có nhiều loại niêm phong van khác nhau: màng co, tem phát sáng... Petrolimex Gas sử dụng niêm nhựa và màng co có số series đặc biệt mã hóa, kiểu dáng đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp. Người tiêu dùng người nên kiểm tra niêm bình nguyên vẹn trước khi nhận bình gas, sau đó phá niêm, lưu giữ lại niêm cho tới lần đổi bình tiếp theo,  lắp điều áp vào bình để sử dụng.

d.          Bình gas thật được cung cấp từ các cửa hàng có địa chỉ rõ ràng, có đủ điều kiện kinh doanh gas theo Thông tư  số 15/1999 của Bộ Thương mại.

 

13.Hỏi: Bình gas giả, nhái nhẫn mác và cảnh báo về hiện tượng tráo bình gas của một số cơ sở tư nhân

Đáp: Hiện tượng làm hàng giả ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và hãng kinh doanh chân chính, gây mất an toàn cháy nổ trong khu dân cư, cạnh tranh không lành mạnh làm rối loạn thị trường gas . Các đặc điểm của bình gas giả là:

a.           Bình giả thường giả danh công ty lớn, được quảng cáo bằng tờ rơi chất lượng kém phát tới tận các hộ gia đình, giao bình gas qua điện thoại, không có địa chỉ rõ ràng, nhân viên thường tự nhận bảo dưỡng bếp nhằm mục đích dán số điện thoại mới hoặc thông báo cơ sở cũ chuyển sang số điện thoại mới, đề nghị đổi điều áp để tráo đổi loại bình gas...

b.          Bình đóng nạp thiếu khối lượng gas.

c.           Bình gas không có niêm, niêm đã bị phá hoặc dùng niêm giả.

d. Các cơ sở tư nhân thường sơn màu bình giống các hãng lớn để tráo đổi bình: chiếm đoạt chênh lệch tiền cược vỏ của người tiêu dùng. Có trường hợp cắt quai bình (có dập tên hãng cung cấp) hàn quai mới để xóa tên.

 

14. Hỏi: Người tiêu dùng cần phải chú ý gì để sử dụng gas an toàn?

Đáp:

1.    Khi lắp đặt bình mới hoặc thay bình phải chú ý:

+ Chỉ nhận bình gas từ các cơ sở có địa chỉ kinh doanh rõ ràng, không cho phép nhân viên tiếp thị vào nhà bảo dưỡng bếp gas. Có các số điện thoại của chính hãng để kiểm tra lại đại lý, cửa hàng.

+ Chỉ sử dụng các phụ kiện điều áp, ống mềm chuyên dùng cho gas được cung cấp từ các hãng lớn, có uy tín, ống mềm dẫn gas có in chữ sử dụng cho LPG.

+ Kiểm tra bình gas đem đến có cùng loại với bình đang sử dụng không: Kiểm tra màu sơn, kiểu van bình, logo, đặc biệt là tên Hãng cung cấp gas dập trên quai hoặc vai bình.

+ Cân kiểm tra khối lượng gas trong bình bằng cách cân cả bình và trừ đi khối lượng vỏ bình (số sau chữ T.W. trên quai bình), có thể yêu cầu cơ sở bán hàng đem cân khi giao bình.

+ Kiểm tra tính nguyên vẹn của niêm, niêm có đường nét sắc sảo, số series in phun, bóc niêm và lưu giữ lại niêm cho tới lần đổi bình tiếp theo.

+ Sau khi lắp điều áp, yêu cầu nhân viên bán hàng kiểm tra rò rỉ mối nối điều áp và van bình bằng phát hiện mùi hoặc nước xà phòng (sau đó lau sạch).

2.    Khi sử dụng bình và bếp:

+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng của điều áp, ống dẫn : xem có bị rách, gập, lão hóa do dầu mỡ...thay thế để luôn trong trạng thái tốt.

+ Khi không dùng bếp luôn tắt theo trình tự : khóa van bình gas và đóng van của bếp gas (xoay núm hoặc nhấn phím tắt trên bếp).

+ Các vụ nổ gas xảy ra do gas rò rỉ từ mối nối không kín giữa điều áp với van bình, thủng ống mềm dẫn gas, qua đêm không khóa van bình, van bếp dẫn đến gas rò rỉ ra ngòai. Khi gặp mồi lửa hoặc tia lửa điện gây ra vụ cháy nổ. Cần phải thường kiểm tra độ kín các phụ kiện bằng nước xà phòng và hàng ngày khóa van bình gas trước khi đi ngủ.

3.    Tuyệt đối không sử dụng bình gas du lịch nạp lại

4.  Các hành động khẩn cấp khi phát hiện mùi gas:

+ Không bật tắt các thiết bị điện, không bật các nguồn lửa như: bếp gas, bật lửa...

+ Đóng van bình gas hoặc tháo điều áp đối với van bình tự đóng.

+ Cảnh giới và thông báo cho nhiều người biết đề ngăn ngừa hơi gas tiếp xúc với nguồn lửa, tia lửa điện.

+ Mở cửa thông thoáng tự nhiên khu vực rò gas để hơi gas phân tán (không dùng quạt điện và quạt thông gió chạy điện).

+ Với chỗ rò nhỏ cần tìm ngay vị trí rò bằng nước xà phòng và có biện pháp  hạn chế lượng gas thóat ra ngoài (VD: dùng dây cao su cuộn chặt, dùng keo, xà phòng bịt chỗ rò...)

+ Gọi điện báo ngay cho cơ sở cung cấp gas để có giải pháp xử lý toàn diện, đảm bảo an toàn.

- Nếu có điều kiện, người tiêu dùng nên sử dụng máy báo rò gas loại nhỏ cho gia đình, lắp trong hộc tủ bếp gần bình gas và phụ kiện , cách nền nhà 25cm.

5. Các hành động khẩn cấp khi xảy ra cháy:

+ Nhanh chóng cắt nguồn gas bằng cách: đóng van bình gas, van bếp gas (núm điều chỉnh ngọn lửa).

+ Dùng các phương tiện như: bình cứu hỏa hoặc chăn ướt dập đám cháy.

+ Nếu bình gas bị uy hiếp bởi đám cháy khác thì cần phải chuyển bình đến nới an toàn, trong trường hợp không thể vận chuyển được thì phun nước làm mát.

+ Gọi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

(CNĐT)

Nhà bếp - Mẹo dùng bếp gas tiết kiệm bà nội trợ cần biết.

 1. Không bật, tắt bếp nhiều lần

Trước khi nấu, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng các thức ăn cần nấu như rửa rau, vo gạo, thái thịt… rồi mới bật bếp để nấu liên tục cho đến khi kết thúc. 

Có như vậy, khi bật bếp gas lên, bạn mới có thể cho thức ăn vào nồi nấu một cách liên tục được, giúp tiết kiệm gas được một lượng đáng kể.

Bởi việc vặn, bật bếp nhiều lần sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều. Hơn nữa, việc tắt mở bếp nhiều sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp.

  1. Không để ngọn lửa ở mức quá to

Điều chỉnh ngọn lửa vừa phải và để ý kích thước nồi khi đun

Nhiều người nghĩ rằng, để lửa càng to thì việc đun nấu sẽ nấu càng nhanh chín, song thực tế hoàn toàn ngược lại. Trong khi nấu bạn hãy chú ý tới ngọn lửa, chỉ cần điều chỉnh sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi không bao trùm ra ngoài thành nồi, tránh để nhiệt thất thoát ra ngoài làm hao gas. 

Ngọn lửa quá lớn vừa tốn gas mà món ăn của bạn lại lâu chín bởi lượng nhiệt thay vì tập trung vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh.

Khi nấu lửa nhỏ, bạn chú ý chọn các loại xoong, nồi cỡ nhỏ. Ngược lại, khi nấu với loại xoong, nồi có đáy lớn, bạn nên mở lửa lớn để tránh hao gas.

  1. Khóa bình gas sau khi đun nấu

Theo nghiên cứu của các công ty sản xuất bếp gas, có 3 điểm chính có nguy cơ dẫn đến rò rỉ, thất thoát gas: van bình, van điều áp và dây dẫn. 

Nếu dùng van bình, van điều áp và dây dẫn loại tốt (hàng chính hãng) sẽ tránh được thất thoát gần 3kg/tháng so với loại có chất lượng kém.

Song, cách dùng tốt nhất vẫn là nên khóa bình gas sau khi dùng vừa tránh thất thoát gas vừa đảm bảo an toàn cho gia đình.

  1. Thường xuyên vệ sinh bếp gas

Mỗi ngày sau khi nấu ăn xong, bạn nên chùi rửa bếp gas, để những cáu bẩn không đọng lại làm bít các lỗ khí (đường dẫn gas). 

Nếu không chùi rửa thường xuyên, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến một phần gas thất thoát ra ngoài, lâu ngày ngọn lửa sẽ nhỏ dần. Điều này giải thích vì sao những chiếc bếp gas mới mua về thường tiêu hao ít gas hơn bếp cũ.

Việc rửa bếp sạch sẽ sau khi nấu cũng là cách để chúng ta bảo vệ ngọn lửa không bị vàng, có hại cho xoong nồi khi nấu.

Nên vệ sinh bếp gas thường xuyên

  1. Đun vừa đủ nước

Khi đun nấu, bạn không cần đun quá nhiều nước trong 1 cái nồi to. Chỉ cần tưởng tượng lượng nước vừa đủ để ngấm vào thực phẩm và cho vào vừa đủ. Việc này cũng giúp giảm gas tiêu thụ và thời gian đun nấu lượng nước đó.

  1. Rã đông thực phẩm hoàn toàn trước khi nấu

Việc này giúp tiết kiệm gas được một lượng đáng kể. Bởi nếu nấu trực tiếp thức ăn lấy từ ngăn đông lạnh cũng đồng nghĩa với việc phí phạm gas để làm tan lớp nước đá.

  1. Tập trung khi nấu

Một số người có thói quen vừa nấu (đun nước, ninh cháo…) vừa làm việc khác. Và hấu hết đều quên cho tới khi nhớ ra thì một lượng gas đã tiêu hao uổng phí vì món ăn đã quá lửa, nước cạn, thậm chí cháy nồi. Việc này vừa gây tốn gas và vừa ảnh hưởng dinh dưỡng của món ăn.

  1. Tận dụng nước ấm

Bạn nên tận dụng nước ấm trong bồn nước đặt trên mái nhà để nấu nước nóng. Như vậy, nước sẽ sôi nhanh hơn, tiết kiệm gas hơn.

  1. Tận dụng xoong còn nóng nấu tiếp

Sau khi nấu xong một món, bạn có thể tráng xoong, tận dụng xoong vẫn còn nóng và nấu luôn món mới. Ví dụ khi luộc trứng xong, bạn có thể dùng xoong đó để luộc rau. Như vậy, bạn sẽ không bị mất một lượng gas đáng kể để làm nóng một chiếc xoong mới.

  1. Không nấu cơm bằng bếp gas

Bạn không nên nấu cơm bằng bếp gas. Bởi nấu bếp ga cơm rất dễ bị cháy khét; còn nấu để lâu, lửa liu riu, rất mất công, mất thời gian, tốn tiền gas.

  1. Mua bếp gas chất lượng, tiết kiệm gas

Việc này có thể giúp tiết kiệm đáng kể lượng gas tiêu thụ nếu hiệu suất đốt của bếp gas đạt mức 53% so với con số trung bình của nhiều loại bếp hiện nay là 49%.

Thậm chí, hiện có nhiều bếp gas có hiệu suất chỉ đạt 30% vẫn được lưu hành trên thị trường. Người mua quan sát bằng mắt thường cũng có thể phân biệt được bếp có chất lượng cao và bếp có chất lượng thấp.

Nếu ngọn lửa màu xanh dương cho biết hiệu suất đốt của bếp cao do lượng oxy cung cấp dồi dào, ít oxy hơn cho ngọn lửa màu xanh lá cây.

  1. Chọn nồi phù hợp để đun nấu

Những chiếc nồi phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được một lượng gas đáng kể, bởi nồi dày thường phải tốn thêm thời gian đốt nóng lâu hơn. Các loại nồi nhôm, nồi inox đáy mỏng vừa… sẽ dễ hấp thụ nhiệt và giúp tiết kiệm gas khi nấu.

Khi chọn lựa nồi chảo, bạn cần cân nhắc đến các loại nồi có cỡ tối thiểu lớn hơn kích cỡ đầu đốt của bếp đang dùng. Nồi quá nhỏ thì lửa sẽ tràn qua khỏi thành nồi gây hao phí lớn.

  1. Dùng vòng chắn gió

Dùng kiềng chắn gió để tiết kiệm gas 

Vòng chắn gió hay còn được gọi là kiềng tiết kiệm gas được làm bằng kim loại được dùng bao xung quanh vòng đánh lửa đang có bán rộng rãi tại các chợ và siêu thị với giá khoảng 50.000 đồng – 80.000 đồng.

Sản phẩm này sẽ giúp lượng nhiệt không bị tản khi đun, định hướng nhiệt đi thẳng lên đáy nồi. Lượng năng lượng có thể tiết kiệm được trong trường hợp này khoảng 20-30%.

  1. Kiểm tra kỹ các nơi có khả năng rò rỉ, thất thoát gas

Bạn nên thường xuyên kiểm tra từ van điều áp, ống dẫn cao su hay ngay từ chính chiếc bếp gas đang dùng. Bởi những mối xì này, nếu tính lũy liên tục 24/24, nhiều ngày tháng thì hao phí sẽ cực kỳ khủng khiếp. 

Cách tốt nhất là đầu tư thay mới các bộ phận liên quan này còn hơn để tiền của bạn “vô hình” ngày qua ngày bay đi mất.

(Theo Vietnamnet)