Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Tập TD - Sai lầm phổ biến khi tập thể thao.

Một số sai lầm tưởng nhỏ nhưng có thể phá hoại những nỗ lực của bạn, làm tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, theo Womenshealthmag.



1/ Kết thúc đột ngột:
Nên dành thời gian cho nhịp tim và huyết áp trở lại bình thường để cắt giảm nguy cơ chấn thương, theo chuyên gia thể theo Lee Boyce, ở Toronto (Mỹ). Ông Boyce nói thêm, khi kết thúc việc luyện tập có cường độ mạnh rất cần thiết “hạ nhiệt” bằng một vài động tác chậm và nhẹ nhàng để đảm bảo các bộ phận quan trọng của cơ thể như tim, phổi... trở về trạng thái ổn định như ban đầu.

2/ Quên làm nóng:
Trước khi bước vào giai đoạn tập luyện, đừng quên thực hiện một số động tác khởi động. Theo chuyên gia thể dục Jordan Metzl, ở Mỹ các bài kéo giãn cơ bắp có tác dụng hạn chế những chấn thương trong khi vận động, cũng như đem lại cảm giác dễ chịu sau mỗi lúc tập luyện.

3/ Không ăn vặt:
Nhiều chuyên gia thể dục tin rằng một số món ăn vặt có tác dụng giúp cơ bắp tự sửa chữa sau khi tập luyện. Việc kết hợp của tinh bột và protein (như sữa chua với quả việt quất hoặc một số các loại hạt) là những món ăn vặt rất tốt cho những người vận động.


4/ Không thay quần áo:
Thói quen mang nhiều quần áo để thay trong lúc tập luyện giúp cơ thể tránh được những nguy cơ bệnh tật. Theo các chuyên gia, mặc áo ẩm ướt mồ hôi suốt thời gian dài trong phòng tập có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nấm men. Vì vậy, thay áo mới càng sớm càng tốt khi áo cũ đã ướt đẫm mồ hôi.

5/ Lười tắm:
Khá nhiều người lần lữa việc tắm táp sau mỗi lần tập thể dục. Có lý do chính đáng để tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi vận động là mồ hôi ở lại trên da lâu sẽ thúc đẩy vi khuẩn phát triển và có thể gây phát ban.

6/ Uống rượu ngay sau khi vận động:
Những ly rượu không được tính như bữa ăn nhẹ sau mỗi buổi tập luyện bởi rượu làm chậm khả năng phục hồi cơ bắp, ngoài ra rượu còn khử nước, dễ dẫn đến nguy cơ đông máu. Tốt nhất nên uống nước lọc ít nhất 30 phút sau đó nếu muốn duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt.

7/ Ngủ ít:
Giấc ngủ rất cần thiết để cơ thể phục hồi sau khi tập luyện với cường độ cao. Lý do là cơ thể sẽ tự “sửa chữa” và làm lành một số vết thương, đồng thời xây dựng cơ bắp khỏe mạnh trong khi ngủ.


Tập TD - 8 thời điểm không nên tập thể dục.


Chắc hẳn trong chúng ta không ai là không biết việc tập luyện thể dục hàng ngày là một trong những bí quyết vàng quan trọng để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và đặc biệt là mang đến một vóc dáng thon gọn, tự tin và quyến rũ.

Tuy nhiên việc tập thể dục cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định để nó thật sự mang lại hiệu quả và không phản tác dụng.

Nhằm giúp các bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bản thân bằng một chế độ luyện tập phù hợp,tư vấn cho các bạn 8 thời điểm không nên tập luyện thể dục.

Thời điểm không nên tập thể dục:

1/ Tập thể dục khi còn quá sớm:

Khi bạn tập thể dục vào lúc quá sớm, mặt trời chưa kịp hé, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ rất không tốt cho sức khỏe của cơ thể bạn. Lúc này sự sẽ có sự chênh lệch về nhiệt độ khá lớn so với lúc bạn còn ngủ dễ khiến cơ thể bạn gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại và tăng trương lực quá mức.
 Không những thế, sương mù thường rất độc hại cho cơ thể đặc biệt là làn da của bạn, nó sẽ khiến da bạn trở nên khô và rất dễ bị dị ứng nữa đấy.

Chính vì vậy, bạn không nên tập thể dục khi còn quá sớm nhé. Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa nhé,  khoảng từ 5h30-6h đối với ngày mùa hè và 6h-6h30 ngày mùa đông là phù hợp nhất nhé.

2/ Tập thể dục khi quá muộn:

Nhiều bạn có thói quen tập thể dục trước khi đi ngủ nhưng thật sự thật khi bạn tập thể dục trước khi đi ngủ (trong vòng 3 tiếng trước khi bạn bắt đầu ngủ) sẽ khiến thân nhiệt bạn tăng lên, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm cho bạn khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc đâu nhé. Chính vì vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ mà hãy để dành những bài tập đó cho sáng hôm sau.

3/ Tập thể dục khi thời tiết ngoài trời quá nóng:

Những ngày thời tiết nắng nóng, cơ thể bạn sẽ bị mất đi một lượng nước đáng kể, việc bạn tập thể dục sẽ gây ra tình trạng mất nước (đổ mồ hôi nhiều hơn) nếu bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đặc biệt, khi bạn tập nặng, mồ hôi ra nhiều kết hợp với thời tiết nóng, ánh nắng mặt trời sẽ là lý do khiến bạn sẽ bị cảm cúm nhanh chóng. Những ngày trời nóng, bạn nên tập thể dục vào lúc bình minh hay hoàng hôn khi nhiệt độ trong ngày ở vào mức khá ổn cho việc tập luyện nhé.

4/ Tập thể dục khi trời quá lạnh:

Khi thời tiết quá lạnh, cơ thể bạn có sức đề kháng yếu, năng lượng của cơ thể bị được sử dụng để giữ ấm cơ thể nên việc tập thể dục sẽ khiến các cơ bắp của bạn rã rời, thêm vào đó tiết trời lạnh còn là nguyên nhân dễ khiến bạn bị cảm lạnh nếu tập luyện thể dục nữa đấy.

5/ Tập thể dục khi cơ bắp đau nhức:

Trong những ngày đầu tiên bạn mới tập luyện, sẽ có dấu hiệu cơ bắp của bạn bị mỏi, đau, nhức những sau một vài ngày nó sẽ khỏi hẳn. Tuy nhiên khi đó bạn chỉ nên tập nhẹ, vừa sức thôi nhé;
Trường hợp cơ bắp bị đau nhức do những nguyên nhân khác thì bạn không nên tập thể dục, vận động mạnh vì nó sẽ gây áp lực cho gân, dây chằng và gia tăng khả năng chân thương, rất nguy hiểm.

6/ Tập thể dục sau khi ăn no:

Khi bạn ăn no, lúc này máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày và các bộ phận của hệ tiêu hóa rất nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy tập thể dục ít nhất sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể nhé.

7/ Tập thể dục khi bụng đói:

Khi bạn đói, các cơ quan trong cơ thể rất cần năng lượng để hoạt động, nếu bạn tập thể dục hay vận động mạnh lúc này sẽ khiến cơ thể tiêu hao một nguồn năng lượng rất lớn làm cho cơ thể mệt mỏi, suy kiệt và có thể gây ra hiện tượng ngất xỉu, thiếu máu tạm thời rất nguy hiểm .

8/ Tập thể dục khi bị bệnh sốt, cảm cúm:

Tập thể dục khi bạn đang bị sốt, hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy mũi mước là điều rất nguy hiểm . Nếu tập tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến bạn bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe.

Trên đây là 8 thời điểm không nên tập luyện thể dục mà các bạn cần tham khảo để lựa chọn cho mình thời điểm luyện tập hợp lý nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe mỗi ngày đồng thời tránh những tác dụng ngược lại của việc tập luyện không đúng cách, không đúng thời điểm nhé.

Quan trọng lắm đấy. Chúc bạn luôn biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình thật tốt nhé.

Tập TD - với 7 điều "không thể bỏ qua".

Có cả những ngộ nhận mà bạn thường mắc phải nữa đấy!

1/ Tập luyện đều đều chưa hẳn đã mang lại hiệu quả:

Thứ 2 hàng tuần tập yoga, thứ 4 đi bộ và thứ 6 đến phòng tập. Nghe có vẻ là một sự kết hợp hoàn hảo cho việc tập luyện tim mạch và cơ bắp. Tuy nhiên điều này không mang lại hiệu quả gì vì chế độ tập luyện của bạn trở nên quá đơn điệu. Những áp lực đều đặn làm cho cơ thể bạn nhàm chán, nó dần quen với nhịp độ đó và vì thế tiêu tốn ít calo hơn.

Tốt hơn là:
bạn hãy làm cho cơ thể bị "bất ngờ" và đòi hỏi ở nó nhiều hơn bằng cách luôn đổi mới chế độ tập luyện. Mỗi tuần bạn hãy luyện tập một nhóm cơ khác nhau và với các thiết bị tập khác nhau.

Theo một huấn luyện viên ở Đức, thay vì chạy bộ đều đặn chúng ta nên tham gia một buổi học nhảy Zumba cuồng nhiệt. Thêm vào đó, ngoài việc luyện tập với những chiếc tạ quen thuộc, thỉnh thoảng bạn cũng cần thay đổi bằng những chiếc dây tập đa năng.


2/ Dùng đồ uống giàu đạm không làm săn chắc cơ:

Rất nhiều trung tâm thể dục thẩm mỹ khuyên bạn nên uống hoặc ăn bổ sung những thực phẩm giàu protein. Tuy vậy điều đó thực sự không cần thiết. Thứ nhất, cơ thể không hấp thu được nhiều từ các sản phẩm chứa protein nhân tạo. Thứ hai, chúng thường chứa quá nhiều đường và chất tạo hương vị.

Tốt hơn là:
Hãy đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của bạn khoảng 2gr protein tự nhiên/1 kg cân nặng cơ thể. Cơ thể của bạn không cần nhiều hơn. Ví dụ: trong 200gr thịt ức gà hoặc cá tươi đã có 40gr protein hoặc trong 250gr pho mát tươi đã có chứa 20gr protein.

3/ Tập luyện với trọng lượng nặng không có nghĩa là sẽ bị nổi cơ bắp:

Những quả tạ loại rất nhẹ cộng với việc lặp lại thật nhiều lần các động tác sẽ không mang lại nhiều kết quả. Muốn được săn chắc cơ, bạn phải bắt cơ thể vận động tối đa. Không cần phải lo lắng việc trông bạn sẽ rất cơ bắp, bởi vì XX có một giới hạn sinh học tự nhiên.

Những khối cơ bắp cuồn cuộn mà các bạn thường thấy ở các vận động viên thể hình nữ chỉ có thể có được khi kết hợp tập luyện với một chế độ ăn kiêng nghiêm khắc và dùng các loại steroid, một loại hợp chất tự nhiên giúp thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp. Tuy nhiên những hợp chất này gây ra rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tốt hơn là:
Hãy tập luyện theo một vòng quy luật: 6 tuần đầu tập với tạ có trọng lượng nhẹ và lặp đi lặp lại tới 30 lần. 6 tuần sau đó tập với trọng lượng trung bình cho tới nặng và lặp lại từ 10 đến 15 lần. Như vậy các cơ sẽ được săn chắc một cách tối ưu.

4/ Chạy bộ nhiều không giúp giảm cân:

Những lớp mỡ cứng đầu sẽ chẳng hề hấn gì cho dù bạn có tập luyện hàng giờ với máy tập chạy bộ. Ngược lại, cơ thể sẽ ra tín hiệu cho sự đốt cháy quá nhiều calo như là một tình huống khẩn cấp và mỗi lần như vậy chúng ta lại tích thêm lượng mỡ để dự trữ cho tình huống này.

Tốt hơn là:
Vận động các cơ một cách nhẹ nhàng sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất và dẫn tới việc cơ thể sẽ đốt cháy các chất béo hiệu quả hơn, và việc này sẽ còn được duy trì rất lâu sau khi tập luyện.Để tăng thêm hiệu quả, bạn hãy tập luyện có khoảng cách, trong đó giữa các giai đoạn tập nhẹ, vừa phải và nặng có những khoảng chuyển tiếp nhịp nhàng khoảng từ 30 đến 90 giây.

5/ Tập sai cách sẽ dẫn đến căng và đau cơ cổ:

Nếu lần đầu tiên bạn đến các trung tâm thể dục thẩm mỹ, thường bạn sẽ được giới thiệu một chương trình tập chuẩn để làm quen. Tuy nhiên sau một thời gian, việc tập luyện với các thiết bị trở nên cẩu thả hơn, mọi người tập quá nhanh hoặc nâng những mức tạ sai trọng lượng. Điều đó có thể dẫn tới chấn thương cơ và các khớp xương.

Điều tương tự cũng xảy ra với những người tập luyện với các thiết bị tập tim mạch: Những người sử dụng máy tập kết hợp tay chân (Cross trainer) hoặc bám vào tay vịn khi sử dụng máy tập chạy thì chân sẽ không vận động hết sức. Điều đó không những làm giảm lượng tiêu tốn calo mà còn tạo áp lực quá sức cho bắp tay và vai.

Tốt hơn là:
Cứ mỗi 6 tháng bạn nên hẹn gặp huấn luyện viên thể dục của mình để họ kiểm tra và điều chỉnh lại các bài tập cho phù hợp. Khi tập luyện với máy chạy bộ, hãy bỏ tay khỏi thành vịn. Hãy vung tay tự do. Đối với máy tập tay chân kết hợp, đừng gồng tay để vận động mà chỉ nắm tay nhẹ nhàng vào thiết bị và thả lỏng khi luyện tập.

6/ Tập luyện 2 giờ mỗi tuần, kết quả bằng 0:

Nếu với suy nghĩ chỉ cần 2 giờ/tuần dành cho luyện tập, bạn đã tự "phản lưới nhà" chính mình. Mỗi lần như vậy, cơ thể lại bắt đầu từ con số 0 vì khoảng thời gian nghỉ giữa các lần tập là quá lâu. Tập luyện chỉ có hiệu quả khi cứ 2 hoặc 3 ngày, bạn bắt cơ bắp vận động.

Tốt hơn là: 
Tập luyện ít nhất 3 lần 1 tuần với thời gian ngắn hơn và tập luyện với cường độ mạnh hơn. Khoảng 30 đến 45 phút là đủ. Bạn sẽ không có bụng phẳng nếu chỉ tập một bài tập duy nhất.

7/ Chỉ cần tập cơ bụng là đủ:

Có nhiều người cho rằng, động tác Crunches (nằm trên sàn, nâng đầu gập cơ bụng) là bài tập tốt nhất cho cơ bụng. Điều này không hoàn toàn đúng. Với động tác này, bạn chỉ luyện tập với một nhóm cơ nhất định. Nếu thể trạng yếu, bạn có thể bị căng và đau cơ cổ. Cơ hông có khả năng bị quá tải và dẫn tới đau cột sống.

Tốt hơn là:
Bạn hãy lựa chọn các bài tập phù hợp với toàn bộ các cơ như cơ bụng, cơ xương chậu và cơ lưng, được gọi là các bài Core training. Các bài tập Pilates cũng rất tốt. Những bài tập này giúp vận động các cơ bụng và giúp ích cho việc phòng ngừa bệnh đau lưng.



Tập TD - Khi tập thể dục gặp 4 triệu chứng sau cực kỳ nguy hiểm

Nếu bạn là người có thói quen thể dục, bạn tuyệt đối cần lưu ý xem mình có những triệu chứng sau hay không?


Bn có thói quen đi khám bác sĩ và không bao gi bao quên nhng vn đ mà bác sĩ có th quan tâm như tin s gia đình, ngày đu ca kì kinh cui, nhng thc ăn d ng... Hoc bn cũng không ngn ngi hi bác sĩ v các vn đ ph khoa tế nh... 

Thế nhưng, rt nhiu ch em khi đi khám li thường b qua nhng vn đ nh nht liên quan đến sc khe ca mình như cm giác b ht hơi, các loi thuc mình dùng...


Đc bit, nếu bn là người có thói quen th dc, bn tuyt đi cn lưu ý nhng điu sau đây:

1. Có cảm giác tái phát các bệnh mãn tính mà bạn đang mắc:
"Mt s thuc có tác dng ph có th gây tác đng không tt ti thói quen tp luyn ca bn, đc bit là nếu bn đang mc các bnh mãn tính như hen suyn, huyết áp... mà phi dùng thuc hàng ngày", Jordan Metzl, Bác sĩ chuyên v Th dc th hình, tác gi cun "The Exercise Cure" cho biết.

Ví d như thuc cho bnh hen suyn , huyết áp, trm cm và tăng đng gim tp trung (ADHD) có th làm thay đi phn ng ca cơ th khi bn có hot đng th cht và xut hin các triu chng như u oi, đau bng, các du hiu bnh tăng lên... 

Vì vy, trước khi dùng thuc, bn nên hi các bác sĩ v tác dng ph ca thuc có th xy ra khi bn vn đng, th dc.

2. Bạn luôn bị hụt hơi khi vận động:
"Ngay c khi đi b cu thang mà bn cũng cm thy ht hơi, th gp... thì rt có th đó là mt du hiu cho thy bn có bnh hen suyn hoc mt vn đ phi", bác sĩ Robert Lee, bác sĩ thuc Hc vin bác sĩ gia đình M cho biết. Thc tế, "chúng ta cn th trong khi tp th dc nhưng đó là th ngn, th đu. Còn nếu bn th như th va chy đua trong khi đi b và có cm giác ht hơi, khó th thì bn s cn đi kim tra phi, lưu thông máu ti tim và cơ bp càng sm càng tt", bác sĩ Lee nói thêm.

3. Chóng mặt khi thực hiện các bài tập:
"Nếu ch mi thc hin vài đng tác th dc mà bn đã cm thy chóng mt , choáng váng thì rt có th đó là mt du hiu cho thy bn b thiếu máu. Nhng ph n ăn chay thường xuyên trong thi gian dài có nhiu nguy cơ b bnh thiếu máu do thiếu st", bác sĩ Metzl nói. 

Các du hiu cnh báo bnh thiếu máu bao gm: Mt mi trong thi gian tp luyn nhng đng tác nh nhàng, đơn gin. Nếu bn nhn thy điu này đang bt đu xy ra, bn nên đến gp bác sĩ đ tìm ra lý do ti sao.

4. Cảm thấy yếu và run:
"Nếu bn b run, cm thy cc kỳ đói, hoc cm thy chóng mt, cơ th yếu đi trong thi gian tp luyn thì rt có th bn b gim lượng đường trong máu", David Fleming, bác sĩ thuc Đi hc Missouri cho biết.

 "Lượng đường trong máu ca bn s gim xung trong khi bn đt cháy calo, nhưng mt cơ th bình thường s thay thế lượng calo bn đt cháy nhanh chóng. Nhưng vi mt s người khác, lượng đường này không được cơ th t thay thế nên dn đến nhng cm giác chóng mt, yếu và run ry", ông Fleming nói thêm.

Hãy đi khám càng sm càng tt nếu bn đang tri qua nhng triu chng này vì có th bn b h đường huyết cũng hoc b bnh tiu đường .


Tập TD - Tập thể dục không đúng cách có thể vỡ buồng trứng



Phụ nữ chơi thể thao quá tải, đặc biệt là tập tạ có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây ra sự suy giảm tạm thời trong tử cung...

Trong thời gian tập thể dục, các bộ phận tổng thể của cơ thể thường cảm thấy đau, chẳng hạn như vùng bụng dưới, khớp, lưng, bắp cơ… Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, nhưng vì đặc điểm và chu kỳ sinh lý của phụ nữ nên nếu tập thể dục không đúng cách hay quá độ sẽ phản tác dụng, thậm chí dẫn đến một số bệnh.

1. Kinh nguyệt bất thường:
Tập thể dục cường độ cao, đặc biệt là những động tác tác động tới phần thân dưới của cơ thể có thể dẫn đến rối loạn chức năng hệ thống nội tiết, ảnh hưởng đến hàm lượng hoóc môn giới tính bình thường, do đó ảnh hưởng đến sự hình thành và chu kỳ kinh nguyệt bình thường.


2. Vỡ buồng trứng:
Hoạt động quá mức, cường độ cao, nắm tạ quá tải, nén bụng hay va chạm… khi tập thể dục có thể gây vỡ buồng trứng, đau bụng dưới và thậm chí lan ra cả vùng bụng. Vỡ buồng trứng có thể xảy ra trong 10-18 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

3. Sa tử cung:
Phụ nữ chơi thể thao quá tải, đặc biệt là tập tạ có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây ra sự suy giảm tạm thời trong tử cung, nhưng chưa xuất hiện sa tử cung. Nhưng nếu tập thể dục quá sức trong thời gian dài thì sa tử cung sẽ xảy ra. Nguyên nhân là do vận động quá mức khiến cơ vùng chậu suy yếu. Đây là một trong những lý do khiến sa tử cung xảy ra.

4. Lạc nội mạc tử cung:
Vận động quá sức có thể khiến máu kinh chảy ngược vào trong khoang vùng chậu, gây ra lạc nội mạc tử cung. Các mảnh vỡ nội mạc tử cung có thể lưu lại trong buồng trứng, lâu dài hình thành u nang, gây viêm màng dạ con, triệu chứng đau bụng kinh tăng dần, nhưng nguy hiểm nhất khi đám nội mạc một tỷ lệ không nhỏ khác vì lạc nội mạc tử cung mà dẫn đến hiếm muộn, vô sinh.

5. Chấn thương bộ phận sinh dục:
Hoạt động thể thao đôi khi cũng gây ra những chấn thương cho bộ phận sinh dục (chẳng hạn như yên xe đạp). Bạn có thể bị chấn thương nếu không cẩn thận trong lúc tập, tập sai động tác hay tập luyện quá sức.
Đặc biệt, những va chạm xảy ra cho “vùng kín” dễ bị tụ máu bộ phận sinh dục, thương tổn nghiêm trọng ở niệu đạo và âm vật, thậm chí là cả vùng chậu. Phần môi lớn nằm ở phía ngoài của vùng chậu là nơi tập trung nhiều tĩnh mạch, nếu xảy ra va chạm rất dễ dẫn đến vỡ mạch máu và tụ máu diện rộng.

Nên ngừng tập thể dục khi bạn thấy mình có những dấu hiệu sau:

- Cảm thấy chóng mặt, tim đập nhanh, đau ngực, hơi thở ngắn… Vì đó là dấu hiệu cường độ tập của bạn quá cao khiến nhịp tim tăng quá mức thông thường.

- Thấy ớn lạnh, nhức đầu, các cơ ê ẩm và nóng hừng hực… Khi các triệu chứng này xảy ra cùng lúc thì đó là cảnh báo cơ thể bạn đang suy yếu, cần phải điều hòa và nghỉ ngơi.

- Bạn có thể bị chấn thương nếu không cẩn thận trong lúc tập, tập sai động tác hay tập luyện quá sức. Với nguyên nhân nào đi nữa thì khi bị chấn thương bạn cũng nên ngừng việc tập luyện ngay.
 Tiếp đó là nên đến bác sỹ để kiểm tra và điều trị cho đến khi hoàn toàn bình phục.

- Có khoảng hơn 60% chị em phải chịu đựng những cơn đau bụng kinh, đau lưng, choáng hay mệt mỏi…. Với biến động sức khỏe đó thì gần như tất cả chị em đều không thấy thoải mái, dễ chịu khi tập luyện trong những ngày như thế này. 
Tốt nhất là nên để cho cơ thể bạn nghỉ ngơi trong kỳ nguyệt san và trở lại với tập luyện khi nguyệt san kết thúc.

ND (Tổng hợp)

Tập TD - Tác hại của tập thể dục quá nhiều.

Ai cũng biết tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

1/ Có thể tổn thương tim:

Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa tim James O'Keefe tại bệnh viện Thánh Luca ở Kansas City, Missouri (Mỹ) vừa thực hiện cuộc nghiên cứu và chỉ ra rằng tập thể dục một cách cực đoan sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho vấn đề tim mạch. Bằng chứng là khi tham gia vào các bài tập sức bền với thời gian dài, chẳng hạn như chạy marathon sẽ làm tăng nhịp đập của tim, từ đó gây ra các cơn co thắt lồng ngực. 

Để việc tập thể thao trở nên thuận lợi và an toàn, bác sĩ chuyên khoa tim Suzanne Steinbaum tại bệnh viện Lenox Hill, ở TP.NewYork khuyến cáo trước khi tham gia vào các hoạt động thể chất mang tính bền bỉ, các vận động viên nên kiểm tra tim mạch để phát hiện những bất thường, từ đó có hướng xử trí kịp thời.

Nghiên cứu của bác sĩ O'Keefe trên tờ MyHealthNewsDaily nói rõ, tập thể dục với cường độ mạnh và trong thời gian dài sẽ làm thay đổi tạm thời cấu trúc tim, chẳng hạn như có thể dẫn đến tình trạng kéo dài mô và làm gia tăng các chỉ số sinh học liên quan tới các tổn thương của tim. Những yếu tố này sẽ trở lại trạng thái bình thường sau 1 tuần, nhưng nếu việc tập luyện lặp đi lặp lại thường xuyên và lâu ngày sẽ gây nguy hiểm. 

Không dừng lại ở đó, tập thể dục trong điều kiện bị áp lực hay trong môi trường khắc nghiệt có liên quan tới nguy cơ tăng canxi tích tụ trong thành động mạch, dẫn đến thu hẹp động mạch. Nghiên cứu được thực hiện trên 100 vận động viên marathon và các bác sĩ phát hiện có đến phân nửa số đó có sự gia tăng troponin (dấu hiệu tổn thương tim), và B-type natriurêtic peptide (dấu hiệu của sự gia tăng áp lực lên tim trong và sau khi chạy).

2/ Bao nhiêu là nhiều ?

Để việc rèn luyện sức khỏe thật sự có ích cho cơ thể, Trường cao đẳng Y học thể thao Mỹ khuyến cáo thời gian cần thiết để một người bình thường thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng là khoảng 150 phút/tuần, và 75 phút dành cho các hoạt động mang tính mạnh mẽ. 

Điều đó có nghĩa, nếu việc tập thể dục vượt quá thời gian khuyến cáo nêu trên thì không thật sự có lợi cho sức khỏe. Trong nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ O'Keefe, những người chạy với khoảng cách vừa phải với tốc độ vừa phải, và thực hiện một vài lần một tuần sẽ sống lâu hơn so với những người chạy khoảng cách xa hơn với tốc độ nhanh hơn và thực hiện nhiều hơn 4 lần mỗi tuần.


(Hạ Yên)


Tập TD - Kinh nghiệm đi... bộ.

Đi bộ (walking tour) là cách tuyệt vời để khám phá một điểm đến, một vùng đất, một nền văn hóa. Bên cạnh những lợi ích về mặt thể chất, tiết kiệm chi phí, đi bộ còn giúp du khách có được những trải nghiệm thú vị mà các hình thức đi lại khác không có được.


Một vài kinh nghiệm khi đi bộ.

1/ Lên kế hoạch:

- Để thực hiện một cuốc đi bộ, trước hết bạn cần lên kế hoạch cho mình, kế hoạch càng chi tiết, việc đi lại càng dễ dàng. Thông thường một kế hoạch sẽ gồm hành trình di chuyển, những điểm du lịch sẽ đi qua, các điểm dừng chân (mua sắm, ăn uống)...
- Điều rất quan trọng khi lên kế hoạch là bạn phải biết chính xác địa chỉ, vị trí những địa điểm nói trên, vì thế một bản đồ du lịch tốt sẽ giúp bạn rất nhiều.
- Nên ưu tiên chọn những bản đồ có đánh dấu vị trí các điểm tham quan, mua sắm, ăn uống... để sử dụng (hầu hết các sân bay, khách sạn, sách hướng dẫn du lịch đều cung cấp những bản đồ kiểu này).

2/ Chuẩn bị:

- Giày dép: tùy thuộc địa hình và thời gian di chuyển, bạn hãy chọn cho mình loại giày dép phù hợp. Nếu di chuyển ngắn có thể chọn giày sandal mềm. Nếu là địa hình đồi dốc, giày leo núi sẽ phù hợp hơn.
- Trang phục: Nên ăn mặc đơn giản, thoải mái. Mang theo nón, áo mưa hoặc áo khoác phòng trường hợp thời tiết thay đổi.
- Hành lý gọn nhẹ sẽ giúp bạn “nhẹ nhàng hơn” trong quá trình di chuyển. Một chiếc balô nhỏ đựng vật dụng cá nhân như khăn, nước, bản đồ, máy ảnh, sách hướng dẫn du lịch, thực phẩm (nếu cần)... là đủ.

3/ Một vài chú ý:

- Vì lý do an toàn, sức khỏe, trước khi quyết định chọn tour đi bộ khám phá, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về điểm đến.
- Tùy theo kinh nghiệm, tình trạng sức khỏe, bạn hãy vạch ra quãng đường đi phù hợp cho mình. Với những người mới bắt đầu đi bộ, 4-10km/ngày là phù hợp.
- Thời gian đi tốt nhất trong ngày là buổi sáng.
- Có thể tham khảo trước một số lịch trình đi trên Internet, sách hướng dẫn du lịch.
- Uống nước nhiều trong quá trình di chuyển.

(Theo Tuổi trẻ )


Tập TD - Điều cần lưu ý khi chạy bộ.

Ngay cả đối với những người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chạy thì những điều cần lưu ý khi chạy bộ không phải là hoàn toàn vô ích. 
Mặc dù nó chỉ là một môn thể thao nhưng nếu áp dụng đúng và luyện tập hợp lý, bạn sẽ có một thân hình săn chắc và dẻo dai hơn.

1/ Giày đúng kích cỡ:

Một trong những điều cần lưu ý khi chạy bộ là chọn đôi giày phù hợp. Ảnh: internet
Nếu sử dụng một đôi giày sandal, dép đi trong nhà hoặc giày không đúng kích thước của chân sẽ có thể khiến bạn bị bong gân, sưng, phồng hoặc chai chân... Do đó, bạn nhớ đi giày thể thao và chọn đúng kích cỡ chân khi chạy nhé.

2/ Trang phục phù hợp:

Khi tập luyện bất cứ môn thể thao nào, điều cần thiết nhất vẫn là sủ dụng trang phục phù hợp với môn thể thao ấy. Thế nên, hãy mặc những loại quần áo thoải mái, chất liệu vải sợi, mỏng và thấm hút mồ hôi tốt.

3/ Thời điểm chạy:

Chạy bộ ngoài trời lúc quá sớm hay quá muộn, ví dụ như khi trời có sương, lạnh, nắng gắt... đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời điểm chạy tốt nhất là từ 6h30 đến 7h30 và từ 17h đến 18h.

4/ Khởi động trước khi chạy:

Chấn thương có thể xảy ra khi bạn không khởi động trước hoặc khởi động không đúng. Chạy sẽ gây ra áp lực lớn cho cơ thể nên bạn cần làm nóng cơ thể trước. Thật ra, nếu bạn chăm sóc đúng cách cho cơ thể thì nó sẽ hoạt động tốt và hiệu quả hơn.

5/ Xác định mục tiêu:

Nguyên tắc để giúp bạn rèn luyện sức bền chính là xác định mục tiêu cho mình. Do vậy, bạn hãy tự đặt ra mục tiêu, chẳng hạn như chạy trong khoảng thời gian là bao lâu hay quãng đường bạn muốn chạy là bao nhiêu... Tuy nhiên, khi bạn mới bắt đầu, hãy chịu khó kiên trì, chạy chậm, sau đó, tăng dần tốc độ lên.

6/ Biết giới hạn:

Cố gắng quá sức khi chạy bộ có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Vì vậy, nên đế ý đến giới hạn của cơ thể và dừng lại khi cảm thấy quá mệt mỏi. Nâng cao thành tích là hoàn toàn tốt nhưng không nên để điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

7/ Không để thiếu nước:

Một số người hầu như không bao giờ uống nước khi chạy bộ, vì thế, họ thường xuyên khát nước và cơ thể bị kiệt sức. Có thể nói, nước chính là chìa khóa thành công nếu bạn muốn thao đuổi môn thể thao này. Hơn nữa, nó còn giúp bạn làm đẹp da, tăng năng lượng, khả năng bền bỉ khi chạy.



8/ Không chạy sau khi ăn:

Một trong những điều cần lưu ý khi chạy bộ là không nên chạy sau khi đã ăn no. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đói thì bạn có thể ăn một ít rau và hoa quả trước khi chạy 30 phút. Còn nếu đã ăn quá no thì cần nghỉ ngơi khoảng một tiếng trước khi chạy.

(Hoàng Vi)