Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Sử dụng tủ lạnh - Cẩn thận tủ lạnh biến thành bom nổ chậm trong nhà

 Tủ lạnh là một thiết bị không thể thiếu trong các gia đình. Thế nhưng bạn có biết nếu không sử dụng đúng cách tủ lạnh có thể gây nguy hiểm cho gia đình?

Tủ lạnh thành “bom” nổ chậm trong nhà

Chúng ta đã biết cấu tạo của tủ lạnh bao gồm dàn lạnh, dàn nóng, máy nén, ống dẫn và một thành phần rất quan trọng khác đó là bình gas, chịu trách nhiệm bơm gas lên dàn lạnh để phục vụ quá trình làm lạnh và lưu thông khí gas bên trong tủ lạnh.
Đã có khá nhiều vụ cháy nhà hay nổ mạnh, gây hậu quả xấu mà nguyên nhân chính đến từ bình gas của tủ lạnh. Lý do thường đến từ việc hay sửa chữa, thay gas không đúng cách làm rò rỉ gas.
Tủ lạnh là một thiết bị không thể thiếu trong các gia đình

Cách phòng tránh hiểm họa

Để phòng tránh hiểm họa xảy ra, các bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau:
1Sử dụng tủ lạnh đúng thời gian cho phép từ nhà sản xuất. Không nên sử dụng tủ lạnh đã quá lâu đời, phải thay gas và sửa chữa nhiều lần.
Không được sử dụng tủ lạnh lâu đời, đã thay gas và sửa chữa nhiều lần
2Nếu lỡ chẳng may tủ gặp sự cố hoặc phải thay gas tủ lạnh, không nên tự ý sửa chữa,  mà nên mời thợ có chuyên môn từ những cơ sở bảo hành tín.
Khi chưa có điều kiện để đổi tủ lạnh mới, các bạn không nên tự ý sửa chữa hay vệ sinh tủ lạnh cũ hay thay gas mà phải mời thợ có chuyên môn từ những cơ sở bảo hành tủ lạnh uy tín
3Mua tủ lạnh từ các nhà sản xuất uy tín như PanasonicToshibaLG,… và chú ý có giấy kiểm tra chất lượng cũng như giấy bảo hành từ nơi bán.
Mua tủ lạnh từ các nhà sản xuất uy tín như Panasonic, Toshiba, LG,…
4Đặt tủ lạnh xa các vùng có nhiệt độ cao, có khoảng cách với tường từ 10 đến 15 cm và không có ánh sáng rọi trực tiếp vào tủ.
Đặt tủ lạnh xa các vùng có nhiệt độ cao
5Bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh mỗi tháng một lần.

Dấu hiệu báo trước

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau đây từ tủ lạnh, thì cần ngắt nguồn điện của tủ ngay lập tức:
1, Có tiếng động lớn từ máy nén hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không tự ngắt.
2, Sờ hai thành tủ cảm thấy rất nóng hay cảm thấy có khí rất nóng tỏa ra từ máy nén.
3, Nghe thấy tiếng động lạ phát ra từ máy nén.
Đừng quên ghi nhớ những điều trên đây và sử dụng tủ lạnh thật đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên lạc với các tư vấn viên Điện máy XANH để được hỗ trợ.


Nguy cơ nổ tủ lạnh: Bom trong nhà

Theo các chuyên gia, nguy cơ cháy nổ tủ lạnh không nhiều, tuy nhiên nếu người dùng chủ quan, thao tác không đúng cách thì tủ lạnh có thể thành “bom” trong nhà.


NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỔ TỦ LẠNH:
- Nước uống có ga: 
Việc để nước uống có gas trong ngăn đá tủ lạnh sẽ khiến cho nó trở thành quả bom và có nguy cơ cháy nổ cao gây nguy hiểm cho mọi người trong gia đình. Vì sao lại có hiện tượng này thì mời bạn xem qua bài viết dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ hơn và nêu ra một số lưu ý để bạn phòng tránh.
Tủ lạnh nổ như bom vì đồ uống có gasTại sao cho đồ uống có ga vào ngăn đá tủ lạnh lại phát nổ?
Chắc chắn những người có thói quen uống đồ uống có ga rất ít người biết tới điều này bởi nếu cho lon nước có gà vào trong ngăn đá tủ lạnh, nó sẽ phát nổ. Bởi khi cho lon nước có ga vào ngăn đá, các lon nước ngọt có gas rất nhạy cảm với nhiệt độ, nóng hoặc lạnh đều sẽ biến nó thành “bom” và phát nổ rất dữ dội. Nhiều người không bao giờ để ý đến lời cảnh báo của nhà sản xuất nước ngọt là “Không đốt nóng hoặc đóng đá lạnh 0 độ C” và sinh ra các tai nạn nguy hiểm khi dùng đồ uống có ga để trong ngăn đá.
- Gas rò gặp điện hở
PGS.TS Nguyễn Đức Tiến, viện Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết cấu tạo của tủ lạnh gia đình gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn... trong đó bình gas có chức năng bơm gas lên dàn lạnh phục vụ quá trình làm lạnh.
Máy nén giúp gas lưu thông trong tủ lạnh; khi tủ lạnh hoạt động máy nén sẽ chuyển gas ở dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn làm lạnh khắp máy.
Nguy cơ nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ.
cảnh-giác, tủ-lạnh, quan-trọng, nguồn-nhiệt, cháy-nổ, gas, bom, chết-người
Tủ lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nổ.
Ngoài ra, do máy nén là loại kín nên các cuộn dây điện có thể bị chập, chạm, gây ra tia lửa điện và làm gas bắt lửa…
PGS Tiến còn cho biết: “Có trường hợp do điện áp tăng đột ngột, máy nén liên tục đưa hơi gas vào dàn nóng, làm tăng áp suất của gas, dẫn tới cháy nổ”.
Theo TS Phan Tuấn Anh, thành viên cộng đồng Kỹ sư cơ điện lạnh Việt Nam, gas sử dụng trong tủ lạnh hiện chủ yếu là: gas truyền thống CFC (Chloro Fluoro Carbon) và gas LPG (Liquefied Petroleum Gas).
CFC có ưu điểm không bắt lửa, không gây cháy nổ nhưng chứa một số chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới tầng ozone. LPG có thành phần chính là propane và butane, khí gas tự nhiên nhưng có nhược điểm dễ cháy, dễ gây nổ...
“Các trường hợp tủ lạnh cháy nổ nhiều khả năng rơi vào trường hợp sử dụng gas thân thiện môi trường. Khi có sự cố xảy ra như máy nén chập điện, gas sẽ dễ dàng bắt lửa”, TS Tuấn Anh nói.
Cũng theo TS Tuấn Anh, do bình gas tủ lạnh có vỏ bằng thép bao bọc khá chắc chắn nên khả năng tự cháy nổ khó xảy ra, chỉ trừ trường hợp gas bị xì (hở mối hàn, xì ống dẫn…) lại tiếp xúc với tia lửa điện (dây điện bị chập từ nhiều nguyên nhân) mới gây cháy...
- Tiếc tiền dễ hại thân
Theo PGS Tiến, để phòng tránh cháy nổ tủ lạnh, điều quan trọng nhất là phải sử dụng tủ lạnh theo đúng thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất, không dùng tủ lạnh quá “già nua”, từng hư hỏng, gỉ sét, nạp lại gas nhiều lần...
“Nếu chưa có điều kiện đổi ngay tủ lạnh mới thì với tủ lạnh cũ, không nên chạm vào các thiết bị bên trong hay tự ý nạp gas. Nên mời thợ có chuyên môn về nạp gas hoặc hàn xì các bộ phận hư hỏng, bởi nếu nạp gas, hàn xì không đúng kỹ thuật sẽ gây cặn dẫn tới tắc ống, gây nổ.
Muốn vệ sinh dàn ngưng vì bụi bám nhiều cũng nên mời thợ về xử lý. Nếu tủ lạnh không đông đá, hoặc đá đóng tràn cả ngoài khay, hoặc tủ không có hơi lạnh, cần đưa tủ đến những cơ sở sửa chữa có uy tín”, PGS Tiến nói.
TS Tuấn Anh lưu ý khi mua tủ lạnh nên chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín, có giấy kiểm tra chất lượng và giấy bảo hành. Khi sử dụng, đặt tủ lạnh tránh xa các nguồn sinh nhiệt (bếp, bình gas, lò nướng, hoá chất) từ 1 – 3m; cách xa tường 10 – 15cm, tránh để ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp vào tủ; tránh môi trường quá ẩm (phòng tắm, vòi phun nước)... Tủ lạnh cần được bảo dưỡng mỗi tháng một lần.
Một số dấu hiệu nhận biết tủ lạnh có vấn đề: máy nén chạy liên tục không ngắt; sờ hai bên hông tủ thấy nóng bất thường; có tiếng lạ phát ra từ máy nén, máy nén toả hơi rất nóng; phin lọc phình to và có hiện tượng đọng sương…
TS Tuấn Anh lưu ý: “Trong những tình huống đó, tốt nhất nên ngắt nguồn điện tủ lạnh và kêu thợ có chuyên môn đến sửa chữa kịp thời”.

Không có nhận xét nào: