Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

ẨM THỰC VN – Điểm mặt món ngon bậc nhất tỉnh Bạc Liêu



Bánh củ cải
Bánh củ cải có nguồn gốc của người Hoa. Đi vào chợ Bạc Liêu, đánh một vòng, bạn sẽ thấy có một vài chỗ bán bánh củ cải. Bánh củ cải có bao ngoài làm bằng bột mì trắng pha với ít bột củ cải trắng nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. Nhân bánh – phần quyết định chất lượng của bánh. Trong nhân có tôm khô nhỏ hoặc tép bạc đất lột vỏ, đâm dập vừa phải, cùng ít thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh hột hấp. Tất cả được xào chín, nêm nếm vừa ăn.
Pha nước mắm chanh, đường, tỏi ớt cho vừa ăn như nước chấm ăn bánh xèo. Bánh củ cải ăn kèm với rau thơm, giấp cá, húng nhủi, húng cây, quế và ít xà lách. Bánh thơm, hăng hăng và đặc biệt ngọt vị của con tôm đất – khác xa con tôm sú, tôm bạc.

Ba khía Bạc Liêu

Ba khía muối là món ăn phổ biến trong đời sống hàng ngày của người Bạc Liêu, có nguồn gốc từ dân tộc Khmer. Ba khía là một loại cua theo cách gọi của người Việt, có hình thù giống cua đồng, nhưng nhỏ hơn đôi chút và sống chủ yếu ở vùng nước mặn.
Gỏi ba khía
Ba khía là món ăn khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào Khmer. Đây là món mặn, được ăn kèm các món canh, nhất là canh chua. Trước khi dùng, ba khía có thể được thêm một số gia vị như đường cát, ớt, tỏi, bột ngọt, nước chanh để tăng vị ngọt của nó. Người ta xé nhỏ ba khía rồi trộn đều gia vị, để khoảng 15 phút cho gia vị ngấm là ăn được. Đôi khi cũng có thể không trộn gia vị. Ai đã một lần ăn ba khía muối thì khó mà quên được vị đậm đà khó tả của món ăn tuy bình dân nhưng thấm đậm tình quê hương của một vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Cốn xại, xá bấu
Không biết món cốn xại, xá bấu có tự khi nào, nhưng người Hoa ở Bạc Liêu sử dụng cốn xại (cải muối), xá bấu (củ cải muối) trong bữa ăn hàng ngày. Xuất phát từ tiết kiệm nên nguyên liệu để làm cũng đơn giản. Muốn làm cốn xại ngon, thì cải làm cốn xại (cải tùa xại dùng để làm dưa cải) phải thật tươi non. Đầu tiên, cải được cắt thành miếng nhỏ hoặc để nguyên bắp, rồi đem phơi cho đến héo, nếu không khi làm cải dễ bị hư, đây được coi là khâu quan trọng nhất. Cải sau khi phơi xong, sẽ đem trộn với muối hột, đường, rượu và nhất định không thể thiếu củ riềng để tạo mùi. Cốn xại tính từ khi muối, đến khi ăn được cũng mất trên hai tuần.
Đối với xá bấu thì cách làm đơn giản hơn. Xá bấu mua về chỉ cần rửa sạch, xắt từng cọng nhỏ phơi khô. Lúc muối, chuẩn bị các thứ gia vị như: đường, bột ngũ vị hương, rượu rồi trộn đều với nhau. Khi nào thấy đường tan, thấm hết vào cọng xá bấu là ăn được. Món này ăn với cháo trắng thì thật tuyệt vời.
Bún bò cay
Bún bò cay chỉ nấu với thịt bò và sa tế, tạo cho món ăn có hương vị đặc biệt và cay nồng. Đặc biệt, cách trình bày món ăn khi phục vụ thực khách mang phong cách đặc trưng của người Nam bộ, rất hào phóng. Các món ăn khác như hủ tiếu, phở, bún bò Huế, cao lầu… chỉ có thịt bò hoặc thịt heo cắt lát mỏng nhưng với món bún bò cay, thịt bò có thể sử dụng phần thịt hay nạc, nạm, gàu, gân… cắt dày và to gần bằng ba ngón tay.
Bún bò cay.
Gia vị nêm nếm khi ăn là muối hột giã với ớt đỏ, có kèm lát chanh. Thịt bò chấm với muối ớt có chanh sẽ tạo hương vị ngon, lạ, đặc trưng. Các loại rau sống ăn kèm là rau quế và các loại rau thơm khác.
Bánh tằm bì
Bạc Liêu vốn có nhiều món bánh truyền thống nổi tiếng, trong đó bánh tằm bì là món ăn thuần Việt rất được nhiều người ưa thích, nhất là giới lao động bình dân và bà con sống ở nông thôn.
Bánh tằm bì.
Bánh tằm bì khi được trang trí cầu kỳ.
Cách làm bánh tằm rất công phu, trước hết phải xay gạo, lấy bột đem nấu chín rồi cho vào cối ép bằng tay, sau đó đem hấp mới có được những vỉ bánh thơm ngon. Món bì cũng đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, khéo tay. Đầu tiên là chọn da heo và thịt đem luộc trước khi bằm nhỏ thành sợi, mịn và đều, xong đem trộn chung với thính và ít gia vị. Riêng nước mắm chan phải là thứ nước vừa chua, cay, mặn, ngọt mới tăng độ đậm đà, ai thích cay thì cho thêm tí tương ớt, vừa ăn vừa hít hà mới đã. Còn rau nhất thiết phải có xà lách, húng, giá và dưa leo xắt nhỏ. Nhìn dĩa bánh vun đầy, tươm tất và đầy đủ hương vị, màu sắc, ai cũng phát thèm. Chính mùi thơm của rau cải hòa quyện với mùi thơm của bì và vị béo của nước cốt dừa càng kích thích thêm vị giác.
(Theo VietNamnet.vn)




Cẩm nang hướng dẫn đi du lịch Bạc Liêu từ A tới Z

Nhắc đến Bạc Liêu người ta nghĩ ngay đến quê hương của công tử Bạc Liêu - vị công tử nổi tiếng ăn chơi một thời. Ngoài ra, Bạc Liêu còn là quê hương của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu người sáng tác ra điệu “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng.





Đến Bạc Liêu du khách không chỉ được thăm quan nhà công tử Bạc Liêu mà còn có cơ hội được thưởng thức đờn ca tài tử nghe điệu “Dạ cổ hoài lang” do các nghệ sĩ miệt vườn thể hiện, du ngoạn phong cảnh thiên nhiên sông nước hữu tình và thưởng thức nhiều món đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Để chuyến du lịch Bạc Liêu được thành công, hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

1. Di chuyển bằng xe khách


Một góc thành phố Bạc Liêu

Bạc Liêu cách trung tâm Tp.HCM khoảng 290km và mất 5 giờ đi ô tô. Để đến Bạc Liêu bạn có thể chọn những nhà xe uy tín như: Mai Linh, Phương Trang, Hoàng Yến, Kim Yến… có giá vé dao động từ 190.000đồng - 210.000đồng. Chi tiết liên hệ như sau:

  • Xe Mai Linh: Tại Tp.HCM số điện thoại liên hệ: (08) 39 29 29 29; tại Bạc Liêu: (0781) 6 250 555.

  • Nhà xe Phương Trang: Tại Tp. Hồ Chí Minh số điện thoại: (08 )38 309 309.

  • Nhà xe Kim Yến: chạy tuyến Cà Mau – Bạc Liêu – Cần Thơ – Tp. HCM. Liên hệ tại Tp. Hồ Chí Minh: (08) 6278.3225 – 6651.3115 hoặc 0915.756.777 – 0913.783.862. Tại Bạc Liêu: (0781) 395.6305.

  • Nhà xe Tuấn Hưng: chạy tuyến Tp. HCM – Cần Thơ – Cà Mau. Liên hệ: TP. HCM : (08) 39.63.63.63.Bạc Liêu: (0781) 3.83.83.83.

  • Nhà xe Hoàng Xuân: chạy tuyến Tp. HCM – Cần Thơ – Cà Mau. Tại Tp. HCM, điện thoại liên hệ: (08) 3833.7101 - (08)3751.0281. Tại Bạc Liêu: (0781) 3.955.955.

  • Nhà xe Hảo: chạy tuyến Sài Gòn – Bạc Liêu – Hộ Phòng. Liên hệ Tp.HCM, điện thoại liên hệ: (08) 39552755. Tại Bạc Liêu: 0780 3567606 – 0919 940990.

Từ Hà Nội và khu vực phía Bắc, muốn đến Bạc Liêu bạn có thể di chuyển bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) – Cần Thơ với giá vé dao động từ 1.900.000đồng - 2.700.000đồng/chiều. Đến Cần Thơ bạn đón đi xe Phương Trang, Tuấn Hưng, Vũ Linh... từ Cần Thơ – Bạc Liêu, tổng thời gian đi lại khoảng 4h30 phút.

2. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Vườn chim trong rừng ngập mặn đẹp như một bức tranh

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân bạn có thể chạy xe từ Tp.HCM – Bạc Liêu theo hành trình như sau: Sài Gòn – cầu Mỹ Thuận – phà Hậu Giang – nhà công tử Bạc Liêu.

3. Di chuyển trong thành phố Bạc Liêu

Ngoài xe bus bạn có thể thuê xe máy, hoặc xe ôm, xe taxi để di chuyển trong nội thành thành phố Bạc Liêu chi tiết liên hệ như sau:

  • Taxi: Taxi Mai Linh: (0781) 6250666; Taxi Bạc Liêu: (0781) 392292.


  • Thuê xe máy: Bạn có thể liên hệ với các khách sạn hay liên hệ Anh Phương (0781): 3828494 hay thuê xe tay ga cao cấp liên hệ số điện thoại: 0949 069 333, 0982 0981 99.


  • Xe ôm: Có mặt khắp mọi nơi, các bác xe ôm ở đây rất nhiệt tình có thể làm hướng dẫn viên cho bạn. Ngoài ra tại Bạc Liêu có dịch vụ taxi ôm là những chiếc xe môtô được trang bị đồng hồ đo và thiết bị định vị của taxi liên hệ :0967.406.407.

II. LƯU TRÚ TẠI BẠC LIÊU 

Đờn kìm biểu công trình văn hóa ấn tượng của Bạc Liêu

Bạc Liêu có nhiều khách sạn, nhà nghỉ giá cả phù hợp để du khách có thể lựa chọn nơi ở thích hợp với điều kiện tài chính của mình. Trung bình giá thuê phòng ở đây dao động từ 180.000 - 300.000đồng/đêm/phòng.

Dưới đây là một vài khách sạn bạn có thể tham khảo:

  • Khách sạn Bạc Liêu

Địa chỉ: 4-6 Hoàng Văn Thụ, TP. Bạc Liêu
Điện thoại: 3959 697 Fax: 3822 655

  • Khách sạn Thái Hoàng Bạc Liêu

Địa chỉ: 207 QL1A ,TT.Châu Hưng, H.Vĩnh Lợi
Điện thoại: 3830 190

  • Khách sạn Đạt Ngọc

Địa chỉ: 488 Võ Thị Sáu, TP. Bạc Liêu
Điện thoại: 3956 633 Fax: 3956 262

  • Khách sạn Hải Hồ

Địa chỉ: 31, 23 Tháng 8, TP. Bạc Liêu
Điện thoại: 3952 026 Fax: 3952 999

  • Khách sạn Kiều Hối Bạc Liêu

Địa chỉ: 28-29 Hòa Bình, TP. Bạc Liêu
Điện thoại: 3822 899

  • Khách sạn Như Toàn

Địa chỉ: 5/252, Khóm 4, P. 2, TP. Bạc Liêu
Điện thoại: 3896 789

  • Khách sạn Thanh Lịch

Địa chỉ: 182A/8 Khóm 1, P. 7, TP. Bạc Liêu
Điện thoại: 3822 540

  • Khách sạn Trường Giang

Địa chỉ: 59 Ngô Văn Ngã, P.1, TP.Bạc Liêu
Điện thoại: 3829 328 Fax: 3957 552

  • Khách sạn Hoàng Châu

Địa chỉ: Ấp Long Thành, TT. Phước Long, H. Phước Long
Điện thoại: 3580 788

  • Khách sạn Lê Minh

Địa chỉ: 137D/4 23 Tháng 8 QL 1A, TP. Bạc Liêu
Điện thoại: 3823 560

  • Khách sạn Ánh Hồng

Địa chỉ: 91A National Highway 1A, Bac Lieu City
Điện thoại: 3954 699

Những khách sạn ở đây sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi và gần trung tâm thành phố. Hoặc bạn có thể đặt phòng tại khách sạn Nhà Công tử Bạc Liêu có giá từ 500.000 đến 1.200.000 đồng/phòng/đêm để trải nghiệm cuộc sống xa hoa của Công tử Bạc Liêu.

III. ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI BẠC LIÊU

1. Chùa Xiêm Cán

Chùa Xiêm Cán

Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, Tp. Bạc Liêu, được xây dựng cách đây 1 thế kỷ. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc đặc trưng của người Khmer Nam bộ với nhiều nét chạm trổ điêu khắc độc đáo. Chùa có khuôn viên rộng rãi, thanh tịnh, là điểm đến tâm linh cho những ai một lòng hướng Phật. Hiện chùa Xiêm Cán được xem là đại diện tiêu biểu cho văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ tại Bạc Liêu.

2. Chùa Quan Đế


Chùa Quan Đế


Chùa Quan Đế mang đậm bản sắc văn hóa, kiến trúc của người Hoa nằm ven sông Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Vĩnh Trạch, Tp. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu được ông chủ muối Châu Quai đứng ra vận động đóng góp, xây dựng vào năm 1835. Đây được xem là một trong những điểm tham quan nổi tiếng ở Bạc Liêu.

Chùa thờ Quan Vân Trường thời Tam Quốc, Thiên Hậu và Thần Tài. Bên trong chùa ngoài một án thư quý giá còn có nhiều bức hoành lớn, được các nghệ nhân người Hoa chạm khắc từ năm 1865 - 1897.

3. Khu du lịch Nhà Mát

Một góc khu du lịch Nhà Mát

Khu du lịch Nhà Mát thuộc phường Nhà Mát, Tp.Bạc Liêu. Đây là khu du lịch nhân tạo kết hợp giữa du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Toàn bộ khu du lịch gồm có bãi tắm nhân tạo nằm ven bờ biển, hang động và một chiếc đờn kìm lớn. Khu du lịch Nhà Mát có quy mô tương đương với Đầm Sen hoặc Suối Tiên ở Tp.HCM. Đến Bạc Liêu bạn có thể ghé khu du lịch Nhà Mát để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.

4. Nhà Công tử Bạc Liêu

Nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 3, đường Điện Biên Phủ, phường 3, Tp.Bạc Liêu. Nơi đây gắn liền với giai thoại Công tử Bạc Liêu nổi danh một thời. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng theo kiến trúc phương Tây kết hợp với phong thủy Á Đông.


Nhà công tử Bạc Liêu

Ngôi nhà gồm một tầng trệt, một lầu được trang trí bằng nhiều viền chỉ, hoa văn nổi, gồm 4 phòng và 4 đại sảnh bao quanh là hành lang rộng nên ngôi nhà luôn mát mẻ và thoáng gió. Gần 1 thế kỷ đã đi qua, nhưng căn nhà vẫn giữ đươc nguyên vẹn những kiến trúc và nội thất cơ bản của nó.

5. Quần thể kiến trúc nhà tây


Quần thể kiến trúc nhà tây ở Bạc Liêu


Quần thể kiến trúc nhà Tây ở Bạc Liêu gồm 30 dinh thự, biệt thự lớn nhỏ có thể kể đến như: tòa hành chánh, tòa án, dinh bố (nhà quan chủ tỉnh), nhà huyện Sỏn, nhà công tử Bạc Liêu... Tất cả được xây dựng theo lối kiến trúc Tây phương, các vật liệu như cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, cửa... đều được chở từ Pháp qua.

Khi nhắc đến quần thể kiến trúc này, người Bạc Liêu xem nó như một di sản có giá trị về tinh thần, là niềm tự hào của người dân nơi đây.

6. Miếu cổ Phước Đức

Miếu cổ Phước Đức hay còn gọi là chùa Bang, tọa lạc tại số 74 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu. Miếu được xây dựng năm 1810, là một công trình kiến nghệ thuật độc đáo của người Hoa ở Bạc Liêu. Trước đây miếu được làm bằng lá đơn sơ. Là nơi để thờ các vị thần như: Bổn Đầu Công (ông Bổn), Quan Đế, Thần Nông, Thổ công, ông bà Công Mẫu… trong đó thờ Ông Bổn là chính.


Miếu cổ Phước Đức

Toàn bộ những kiến trúc của miếu đều có giá trị lịch sử và niên đại trên 100 tuổi. Và miếu cổ Phước Đức đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

7. Sân chim Bạc Liêu

Sân chim Bạc Liêu thuộc địa phận xã Hiệp Thành, Tp. Bạc Liêu, có diện tích khoảng 160ha rừng ngập mặn, là nơi cư trú của hơn 40 loài chim với trên 60.000 con. Trong đó có nhiều loài chim quý hiếm như quằm trắng, quằm đen, còng cọc, vạc, cò ngà, diệc.


Sân chim Bạc Liêu có nhiều chim quý sinh sống

Sân chim hoàn toàn tự nhiên, hoang dã nằm rải rác ở các huyện Đông Hải, Phước Long và Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu. Đây là một trong điểm du lịch sinh thái hút khách du lịch trong và ngoài nước nhiều nhất của tỉnh Bạc Liêu.

8. Tháp cổ Vĩnh Hưng 

Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc địa phận ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 sau Công Nguyên. Là nơi để thờ một vị vua của Khmer có tên là Yacovar – Man. Đây là một trong những ngôi tháp cổ nhất hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long.


Tháp cổ Vĩnh Hưng

Toàn bộ kiến trúc của tháp mô phỏng theo kiến trúc đền Ăngkor của người Khmer ngày xưa. Chân tháp hình chữ nhật, gồm hai cạnh, cạnh 15,6cm, cạnh 2 dài 6,9cm, cao 8,9cm được xây bằng gạch kín. Tháp có tường dày, nóc cao uốn hình mái vòm với 1 cửa chính. Bên trong tháp có tượng nữ thần Braham được làm bằng đồng, đầu tượng Phật bằng đồng và nhiều tượng thờ khác.

Nơi đây không chỉ là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách mà còn là nơi để các nhà khảo cổ tìm đến nghiên cứu, sưu tầm di chỉ cổ của nền văn hóa Óc Eo của người Khmer thời xa xưa. Để tham quan đền cổ Vĩnh Hưng du khách di chuyển theo Quốc lộ 1 A, hướng Bạc Liêu đi Cà Mau.

9. Vườn nhãn cổ 

Vườn nhãn cổ thuộc địa phận hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, Tp.Bạc Liêu. Có tổng diện tích khoảng 200ha. Trong đó, những vườn nhãn ở ấp Xiêm Cán, Vĩnh Trạch Đông có những cây nhãn được trồng trên 100 năm.


Đờn ca tài tử ở vườn nhãn cổ

Ở đây có con đường đẹp mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, bên tay phải là sân chim Bạc Liêu, bên phía trái là khu vườn nhãn. Đến đây du khách không chỉ được thưởng thức hương vị thơm ngọt đặc biệt của nhãn trăm tuổi mà còn có cơ hội được nghe đờn ca tài tử Nam bộ do chính các nghệ sĩ miệt vườn biểu diễn.

IV. MÓN NGON - ĐẶC SẢN BẠC LIÊU

1. Dưa chua bồn bồn

Dưa chua bồn bồn là món ăn dân dã hàng ngày của người dân Bạc Liêu. Để có món dưa chua bồn bồn ngon người ta phải chọn được những củ bồn bồn non sau đó trụng qua nước sôi, rồi ngâm trong hũ chung với hỗn hợp nước vo gạo, muối từ 3-5 ngày là có thể ăn được.


Dưa chua bồn bồn

Dưa chua bồn bồn có vị chua, giòn ăn kèm với nước tương, nước mắm kho, mắm tép, trộn gỏi tôm thịt. Hoặc người ta có thể biến tấu thành nhiều các món ăn khác như: dưa chua bồn bồn xào tép, xào thịt, nấu canh chua cá ngác, cá rô… Giá mỗi kg dưa chua bồn bồn dao động từ là 40.000 - 50.000 đồng.

2. Xá pấu

Xá pấu kho thịt

Xá pấu hay củ cải muối là món ăn thường ngày của người Hoa ở Bạc Liêu. Để có được những mẻ xá pấu ngon người làm phải chọn được những củ cải to, đều, sau khi làm sạch người ta xắt củ cải trắng thành sợi rồi phơi khô, đem trộm chung với đường, bột ngũ vị hương, muối và một ít rượu. Món này ngon nhất là ăn kèm với cháo trắng.

3. Bánh củ cải trắng

Bánh củ cải trắng

Bánh củ cải trắng được làm từ bột mì pha với bột củ cải trắng, cán mỏng thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Nhân bánh được làm từ tôm, tép giã, trộn chung với thịt nạc đậu xanh, ướp gia vị rồi xào chín. Món này ăn kèm các loại rau sống và rau thơm chấm nước mắm chanh, tỏi, ớt.

4. Ba khía chua ngọt

Ba khía thuộc họ nhà cua nhưng trên lưng có 3 vạch giống như dao khía nên người dân gọi là ba khía. Để có món ba khía chua ngọt ngon, người ta phải chọn được những con ba khía vừa, rồi rửa sạch, cắt bỏ mai, cắt phần nhọn đầu càng. Tiếp đến cho ba khía ngâm nước sôi khoảng 15 phút, vớt ra cắt nhỏ để cho nhanh thấm gia vị và dễ ăn.


Ba khía trộn chua ngọt

Trộn ba khía với tỏi, ớt băm nhuyễn, thêm nước cốt chanh, đường, bột ngọt và nêm nếm gia vị vừa miệng là có thể dùng được. Ngoài chua ngọt ba khía còn được đùng để chế biến thành các món ăn khác như: ba khía rang me, mắm ba khía, gỏi ba khía đu đủ…

5. Bánh tằm 

Bánh tằm

Đây là một trong những món ăn đặc trưng của người miền Tây. Bánh được làm từ bột gạo khuấy chín, se thành sợi rồi đem hấp, ăn kèm xíu mại, bì lợn, thịt nạc thái sợi, đậu phộng giã nhuyễn, dưa leo thái nhỏ và các loại rau sống khác. Trong đó bành tằm ở thị trấn Ngan Dừa là ngon và nổi tiếng hơn cả.

6. Bún bò cay

Bún bò cay

Bún bò cay là món ăn dân dã của người dân Bạc Liêu. Nguyên liệu để làm bún bò cay bao gồm thịt bò nấu sa tế, bún trắng ăn kèm rau thơm, giá. 


Không có nhận xét nào: