Du lịch biển đang lên ngôi trong ngày hè nắng gắt ở miền Trung. Tuy nhiên, khi lựa chọn nghỉ ngơi ở biển đảo hoặc cù lao, du khách nên lưu ý một số quy tắc để có kỳ nghỉ an toàn và thú vị.
|
1. Lặn biển rất được du khách ưa
chuộng khi đến với những vùng có san hô như Nha Trang, Cù Lao Chàm, Đà Nẵng…
Lặn và ngắm thế giới dưới biển, những rạn san hô và hệ thống động, thực vật
phong phú đầy màu sắc. Khi tham gia, bên cạnh những đồ nghề được trang bị
chuyên nghiệp, bạn cần trao đổi thật kỹ
với người hướng dẫn và nắm rõ các kỹ năng, thủ thuật cần thiết để giảm tối
đa cảm giác ù tai, khó thở khi lặn ở độ sâu dao động 6 - 20m.
2. Khi đi tắm biển có kèm trẻ em, cần theo sát khi trẻ chơi đùa với sóng
biển. Cha mẹ nên mặc đồ bơi kín đáo cho trẻ và không cho trẻ tắm biển quá 2
tiếng, sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Tuyệt đối không cho trẻ tắm biển giữa trưa, chơi
trên cát vào những thời điểm nắng gắt trong ngày từ 11h đến 15h. Cần uống nước
liên tục dù không thấy khát. Bạn hãy nhớ
thoa kem chống nắng cho trẻ 20 phút trước khi cho trẻ xuống nước, thoa nhắc
lại sau mỗi 2 tiếng và sau khi tắm.
3. Trong chuyến du lịch biển, du
khách thường tìm đến thưởng thức đặc sản địa phương, đặc biệt là hải sản. Tuy
nhiên, đối với một số người có cơ địa dị ứng với món ăn này cần lưu ý trước khi ăn hoặc mang sẵn thuốc chống dị ứng để phòng
ngừa. Các loại hải sản thường gây dị ứng nhất là tôm càng, tôm hùm, ghẹ, cá
đuối, cá ngừ, ốc giác… Khi ăn hải sản, nên chọn những món ăn được chế biến kỹ lưỡng, hạn chế ăn gỏi sống từ
hải sản, không ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh dễ gây ngộ
độc, hạn chế uống bia, ăn trái cây cùng hải sản.
4. Tại các bãi biển mới lạ thì
sứa độc và các dòng chảy ngược ra khơi là hai mối đe dọa hàng đầu đối với du
khách. Nếu trong vùng biển nghỉ mát có sứa độc thì du khách nên mặc đồ bơi loại
kín hết người và mang theo giấm để nếu
bị sứa chích thì bôi ngay lên vết thương. Các đợt sóng biển có thể vô tình
để lại những lỗ hổng dưới mặt nước, những con sứa, hàu cứa vào chân làm bạn mất
tự chủ, hoảng hốt… Bạn có thể hỏi người dân địa phương những lưu ý về bãi biển
trước khi quyết định xuống tắm và nên chọn những bãi biển được cho là an toàn,
sạch sẽ, được quy hoạch và nơi có dòng chảy ổn định hơn. Hãy cẩn thận với dòng
chảy xa bờ.
(Theo T.G.M)
Mùa hè là thời điểm thu hút đông đảo khách du lịch “đóng
đô” tại các bãi biển nên khó tránh khỏi một số tình huống xấu có thể xảy ra rủi
ro bất ngờ khi bạn vui chơi dưới nước.
• Không nên phơi nắng quá lâu trước khi xuống nước vì dễ bị cảm lạnh đột ngột. Hơn nữa, ánh nắng gay gắt còn làm tổn thương làn da của bạn.
• Không nên tắm biển vào ngày “biển động”, sóng lớn, dòng
nước chảy ngược sẽ rất nguy hiểm cho người bơi. Bạn nên nghe ngóng thời tiết,
tham khảo trước những thông tin về bãi biển. Đặc biệt, không nên tắm vào ngày
sóng lớn, ngày mưa bão hay khi nhiệt độ dưới 18 độ C. Khi thấy bờ biển yên lặng
bất thường, nước rút ra xa và xuất hiện nhiều đàn chim bay dáo dác, bạn hãy ngay
lập tức lên bờ, tìm chỗ cao hay đồi núi.
• Tránh tắm ở những vùng nước xoáy vì chúng có thể kéo bạn
ra xa bờ. Trong trường hợp bị nước xoáy “tấn công”, bạn nên bình tĩnh, đừng cố
bơi ngược dòng mà tìm cách bơi vuông góc với dòng chảy. Đối với những người
không biết bơi hoặc đã đuối sức, hãy thả nổi mình trôi theo dòng nước và chờ
người tới cứu.
• Cần lên bờ ngay nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy, cảm lạnh, mệt mỏi khác thường, đau đầu hoặc sau gáy, bị chuột rút, rối loạn thị giác, có dấu hiệu bị trướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối…
• Một số người bị viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh tim mạch, viêm
thận, viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ, người thần kinh dễ bị kích
thích, người thường xuyên sợ lạnh thì không nên tắm biển.
• Khi gặp sự cố, hãy bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở để phổi không bị sặc nước và cố gắng đẩy người nổi dần lên. Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước để đầu nhô khỏi mặt nước. Với cách này, bạn có thể tồn tại dưới nước khá lâu để chờ người đến cứu hoặc lợi dụng dòng chảy để bơi vào chỗ cạn hơn.
(Theo news.bbc.co.uk&cornwall.gov.uk)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét