Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Kiến thức mang thai - Hội chứng KLINEFELTER là gì?

Klinefelter là hội chứng bệnh do rối loạn đột biến nhiễm sắc thể giới tính, hội chứng này được đặt tên theo bác sĩ Harry Klinefelter, nhà nghiên cứu y học tại Bệnh viện Massachusetts, Boston, Massachusetts, do ông là người đầu tiên miêu tả lâm sàng tình trạng này vào năm 1942.

Hội chứng Klinefelter là chứng rối loạn NST phổ biến nhất. Tỉ lệ trẻ trai sinh ra mắc hội chứng này là 1:500 – 1:1000. Năm 1956, căn bệnh được xác định nguyên nhân chính là do có sự xuát hiện thêm 1X trong cặp NST giới tính XY.


1. Các dấu hiệu và triệu chứng:

Hội chứng Klinefelter ít được phát hiện khi còn mang thai hoặc khi sinh ra. Hầu hết nam giới sinh ra với hội chứng Klinefelter sống suốt đời mà không được chẩn đoán. Khi được thực hiện, chẩn đoán thường xảy ra vào tuổi trưởng thành. Biểu hiện thường gặp nhất là thiểu năng sinh dục và vô sinh. Tỉ lệ tử vong cũng không cao hơn đáng kể so với người bình thường.

Khi còn nhỏ, những bé trai mắc bệnh phát triển hoàn toàn bình thường, tuy nhiên có thể thấy một vài dấu hiệu nhỏ như cơ bắp yếu, giảm sức. Khi lớn lên hơn, trẻ có xu hướng phát triển cao hơn mức trung bình. Ngoài ra, có thể thấy sự chậm phát triển cơ bắp và khả năng hoạt động kém hơn các trẻ nam khác cùng độ tuổi.

Khi ở giai đoạn dậy thì, các đặc điểm thể chất của hội chứng trở nên rõ ràng hơn; vì những chàng trai này không sản xuất nhiều testosterone như những càng trai khác; họ có cơ thể ít cơ bắp, khuôn mặt không có sự thay đổi nam tính hơn, cơ thể phủ lớp lông mỏng và hông rộng hơn, thậm chí ngực (mô vú) phát triển, xương yếu hơn. 

Vào giai đoạn trễ của tuổi dậy thì, khoảng 30-50% trẻ nam mắc hội chứng Klinefelter biểu hiện vú to thứ phát do tăng estradiol và tăng tỉ lệ estradiol/testosterone. Nguy cơ phát triển carcinoma vú cao hơn ít nhất 20 lần so với người bình thường.
Khi ở tuổi trưởng thành, biểu hiện rõ ràng nhất ở bệnh nhân là cao lớn khác thường so với bạn bè đồng trang lứa, tinh hoàn và dương vật nhỏ, bệnh lý vô sinh.  Loạn sản tinh hoàn (tinh hoàn nhỏ, chắc, kích thước <10ml) có thể có ở bệnh nhân sau dậy thì. Vô sinh, vô tinh trùng có thể do bất sản teo ống sinh tinh. Vô sinh gặp ở tất cả bệnh nhân 47,XXX; ở bệnh nhân thể khảm 46,XY/47,XXY có thể còn khả năng sinh sản. Bệnh nhân cũng có thể tăng tần suất u tế bào mầm ngoài sinh dục như carcinoma phôi, u quái và u tế bào mầm trung thất nguyên phát.

Khoảng 70% bệnh nhân có giảm chút ít về năng lực phát triển tâm thần và học hành, bao gồm khó khăn trong học tập, học ngôn ngữ và nói muộn, giảm trí nhớ ngắn hạn, giảm kĩ năng phục hồi dữ liệu, đọc khó, rối loạn đọc (dyslexia), và khiếm khuyết khả năng chú ý. Bệnh nhân cũng có thể biểu hiện rối loạn hành vi và tâm lí. Điều này có thể do sự tự trọng và phát triển tâm lí xã hội kém, hoặc khả năng xử lí căng thẳng giảm. 
Các rối loạn tâm thần khác như lo lắng, trầm cảm, loạn thần kinh chức năng (neurosis), và rối loạn loạn thần (psychosis) cũng thường gặp hơn trong nhóm này so với dân số chung. Xét nghiệm di truyền tế bào cho thấy bất thường về kiểu nhân, 47,XXY hoặc các kiểu nhân của các biến thể khác. Định lượng hormone máu cho thấy nồng độ FSH, LH và estradiol tăng trong huyết tương, còn testosterone thì giảm ở bệnh nhân 12-14 tuổi.


2. Nguyên nhân:


Kiểu sắp xếp nhiễm sắc thể XXY là một biến thể di truyền thường gặp nhất ở kiểu nhân XY, xảy ra vào khoảng 1 cho mỗi 500 đến 1000 trẻ nam khi sinh ở Hoa Kỳ, với khoảng 3000 trẻ mới sinh ra mỗi năm. Do sự thêm vào của một nhiễm sắc thể, người bị tình trạng này thường được gọi là "Nam XXY", hay "Nam 47,XXY" hơn là "mắc hội chứng Klinefelter."

Trong khoảng 50-60% trường hợp, hiện tượng không phân li nhiễm sắc thể xảy ra ở mẹ (75% do lỗi phân bào giảm phân). Các trường hợp còn lại xảy ra do không phân li ở người cha. Kiểu nhân thường gặp nhất là 47,XXY (khoảng 80-90% các trường hợp); thể khảm 46,XY/47,XXY gặp trong khoảng 10% trường hợp. Các thể khác, gồm 48,XXYY, 48,XXXY, 49,XXXYY, và 49,XXXXY, rất hiếm. Thể khảm 46,XY/47,XXY có thể xảy ra ở hợp tử 46,XY hoặc 47,XXY, và do rối loạn phân bào sau khi thụ tinh tạo hợp tử.


3. Biến thể, biến chứng:


48, XXYY và 48, XXXY xảy ra ở 1 trong 18,000-50,000 trẻ sơ sinh trai. Tỷ lệ mắc 49, XXXXY là 1 trong 85.000 đến 100.000 ca sinh nam. Những biến thể này là cực kỳ hiếm.
•    Nguy cơ ung thư vú ở nam XXY cao gấp 20 lần nam khoẻ mạnh. Các loại bệnh sản khác xảy ra ở 1.6% bệnh nhân, bao gồm bạch cầu cấp, lymphoma Hodgkin và không Hodgkin, bạch cầu sinh tuỷ mạn và các bệnh tăng sinh tuỷ khác. U tế bào mầm sinh dục và ngoài sinh dục (u tế bào mầm trung thất, u quái, carcinoma quái, carcinoma đệm nuôi) cũng có thể xảy ra.
•    Các biến chứng tâm lí và tâm thần có thể xảy ra ở người có trí thông minh dưới trung bình, thiểu năng sinh dục, hoặc bất lực.
•    Sụp cột sống có thể do loãng xương.
•    Phát triển dãn tĩnh mạch và loét chân do ứ đọng tĩnh mạch.
•    Các bệnh nội tiết có liên quan gồm đái tháo đường, suy giáp, hội chứng hố yên rỗng, suy cận giáp, dậy thì sớm liên hệ với u tế bào mầm tạo hCG.
•    Tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính có thể do cung cấp testosterone. Bệnh nhân điều trị với testosterone nên tầm soát phì đại tuyến tiền liệt bắt đầu từ tuổi 30.
•    Ở nam đa nhiễm X, tỉ lệ tử vong do bệnh mạch máu não như bệnh van động mạch chủ và vỡ phình mạch mọng (berry) cao hơn 6 lần so với bình thường ở nam 25-84 tuổi. Tăng kết tập tiểu cầu, bệnh huyết khối và tăng đông đã được phát hiện và có lẽ liên hệ đến nồng độ estrogen tăng.
Mặc dù về khoa học sự hiện diện của nhiễm sắc thể Y xác định giới tính nam, nhưng người mắc hội chứng Klinefelter có thể gặp phải rối loạn xác định giới tính, tuy nhiên quan sát này dựa trên báo cáo của các nhóm ủng hộ chuyển đổi giới tính mà chưa có nghiên cứu khoa học về điều này.


4. Sàng lọc trước sinh:


Hiện nay các phương pháp sàng lọc trước sinh xâm lấn hay không xâm lấn đều có khả năng phát hiện rối loạn NST từ giai đoạn sớm của thai nhi, nhằm có can thiệp thích hợp ngay từ giai đoạn bào thai.


Hội chứng Klinefelter.

Hội chứng Klinefelter là một bệnh di truyền phổ biến ảnh hưởng đến nam giới. Vậy biểu hiện cũng như cách điều trị của bệnh như thế nào?

Hội chứng Klinefelter là một bệnh di truyền khi một cậu bé được sinh ra có thêm một nhiễm sắc thể X (47, XXY).
Hội chứng này ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tinh hoàn, tinh hoàn sẽ có kích thước nhỏ so với tinh hoàn bình thường. Điều này có thể dẫn đến giảm sản xuất hóc-môn nam testosteron. 
Hội chứng cũng có thể gây giảm khối lượng cơ, ít lông tóc trên toàn bộ cơ thể, có ít hoặc không có râu, và các mô vú to ra. Những ảnh hưởng của hội chứng Klinefelter khác nhau, và không phải tất cả mọi người mắc hội chứng này phát triển các dấu hiệu và triệu chứng giống nhau.
Hội chứng Klinefelter thường không được chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành. Hầu hết đàn ông với hội chứng Klinefelter sản xuất ít hoặc không có tinh trùng. Nhưng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản có thể giúp cho một số người bị hội chứng Klinefelter vẫn có thể làm cha.
1/ Triệu chứng:
Nhiều cậu bé sinh ra với hội chứng Klinefelter ít chú ý đến các triệu chứng của bệnh, tình trạng này không được chẩn đoán cho đến tuổi trường thành. Một số bé trai có ảnh hưởng tới sự phát triển hoặc tới ngoại hình. Một vài trường hợp gặp các vấn đề về nói và học tập.
Những dấu hiệu của bệnh rất thay đổi, khác nhau ở từng độ tuổi:
a) Trẻ em:
  • Yếu cơ
  • Chậm phát triển vận động (chậm biết ngồi, biết bò, biết đi so với trẻ cùng lứa tuổi)
  • Chậm biết nói
  • Tính cách khép kín
  • Các vấn đề khi sinh, ví dụ như tinh hoàn không xuống bìu
b) Thời niên thiếu:
  • Cao hơn tầm vóc trung bình
  • Chân dài, thân ngắn hơn và hông rộng hơn so với các trẻ khác
  • Không dậy thì, chậm dậy thì hoặc dậy thì không hoàn toàn
  • Sau tuổi dậy thì, cơ thể ít cơ bắp và ít lông trên cơ thể, ít râu so với trẻ khác
  • Tinh hoàn nhỏ
  • Dương vật nhỏ
  • Vú to (chứng vú to ở nam giới)
     
  • Yếu xương
  • Mức năng lượng thấp
  • Nhút nhát
  • Khó diễn đạt cảm xúc hoặc khó hòa nhập xã hội
  • Có các vấn đề về đọc, viết, chính tả hoặc toán học
  • Các vấn đề khác
c) Tuổi trưởng thành:
  • Vô sinh
     
  • Tinh hoàn và dương vật nhỏ
  • Cao hơn tầm vóc trung bình
  • Yếu xương
  • Giảm lông tóc trên khuôn mặt và cơ thể
  • Vú to
  • Giảm ham muốn tình dục
2/ Khi nào cần đến bác sĩ?
Bạn cần đến bác sĩ để đánh giá về hội chứng Klinefelter hoặc các tình trạng bệnh lí khác nếu bạn hoặc con bạn có các vấn đề như:
  • Chậm phát triển chậm phát triển trong thời thơ ấu hoặc thời niên thiếu. Nếu con của bạn phát triển chậm hơn so với trẻ em trai khác, có các dấu hiệu thường gặp của hội chứng Klinefelter như vú to, bộ phận sinh dục nhỏ, tinh hoàn nhỏ, bạn nên mang con đến gặp bác sĩ. Mặc dù một số sự thay đổi trong sự phát triển về thể chất và tinh thần là bình thường nhưng tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.

Sự chậm trễ trong sự tăng trưởng và phát triển có thể là dấu hiệu đầu tiên của một số tình trạng bệnh cần điều trị, bao gồm hội chứng Klinefelter. Nếu con của bạn không bị hội chứng Klinefelter thì việc điều trị sớm, bao gồm cả ngôn ngữ trị liệu, có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các vấn đề.
  • Vô sinh nam: Nếu vợ của bạn đã không có thai sau một năm thường xuyên quan hệ tình dục, không được bảo vệ, hãy đi khám bác sĩ. Vô sinh thường được gây ra bởi các nguyên nhân khác hơn là hội chứng Klinefelter, nhưng nhiều người đàn ông không được chẩn đoán bị bệnh này cho đến khi họ nhận ra họ không thể có con.

3/ Nguyên nhân:
  • Trong số 46 nhiễm sắc thể của con người, hai nhiễm sắc thể giới để xác định giới tính. Ở phụ nữ, cả hai nhiễm sắc thể giới tính là X (XX). Đàn ông có một X và một nhiễm sắc thể giới tính Y (XY).
  • Hội chứng Klinefelter xảy ra do một lỗi ngẫu nhiên trong sự hình thành của trứng hoặc tinh trùng hoặc trong quá trình thụ tinh, dẫn đến có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể X trong mỗi tế bào (XXY). Thêm các bản sao của gen trên nhiễm sắc thể X có thể cản trở sự phát triển tình dục và khả năng sinh sản ở nam giới. 
  • Ở mộ số nam giới bị hội chứng này, chỉ có một số tế bào có thêm nhiễm sắc thể X chứ không phải toàn bộ tế bào trong cơ thể (hội chứng Klinefelter thể khảm). Một dạng nặng hơn của Klinefelter, khá hiếm gặp, có thể xảy ra nếu một người đàn ông có thêm nhiều hơn một bản sao của nhiễm sắc thể X.

4/ Yếu tố nguy cơ:
Hội chứng Klinefelter bắt nguồn từ một sự kiện di truyền ngẫu nhiên. Nguy cơ sinh ra một đứa trẻ mắc hội chứng Klinefelter không tăng bởi bất cứ điều gì cha mẹ làm hoặc không làm. Đối với bà mẹ lớn tuổi, nguy cơ cao cũng chỉ tăng cao hơn một chút.
5/ Biến chứng:
Các biến chứng của hội chứng Klinefelter có thể bao gồm:
  • Dậy thì muộn
  • Thay đổi hình dáng bên ngoài như ít lông tóc, chân tay dài bất thường, kém phát triển cơ bắp và chứng vú to
  • Giảm khả năng học tập, vấn đề về sự chú ý hoặc các vấn đề phát triển những kĩ năng xã hội
  • Vô sinh
  • Yếu xương (loãng xương)
  • Tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch và các vấn đề khác về mạch máu
  • Tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư máu, tủy xương hoặc các hạch bạch huyết
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh phổi
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường typ I và lupus
  • Tăng mỡ bụng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác
  • Các vấn đề về chức năng tình dục
Một số biến chứng gây ra bởi hội chứng Klinefelter có liên quan đến nồng độ testosterone thấp (thiểu năng sinh dục). Liệu pháp thay thế testosterone làm giảm nguy cơ của các vấn đề sức khỏe nhất định, đặc biệt là nếu bắt đầu điều trị từ khi có dấu hiệu dậy thì.
6/ Chẩn đoán:
Là một phần của thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra bộ phận sinh dục và ngực của bạn (hoặc con trai của bạn) và có thể làm các xét nghiệm để kiểm tra các phản xạ và chức năng tâm thần.
Các xét nghiệm chính được sử dụng để chẩn đoán hội chứng Klinefelter là:
  • Xét nghiệm hóc-môn trong máu hoặc mẫu nước tiểu.
  • Phân tích nhiễm sắc thể được sử dụng để chẩn đoán xác định hội chứng Klinefelter. Nó thường được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu để xét nghiệm để kiểm tra hình dạng và số lượng nhiễm sắc thể.
7/ Điều trị:
Nếu bạn hoặc con trai của bạn được chẩn đoán hội chứng Klinefelter thì việc điều trị sớm sẽ hạn chế tối thiểu các vấn đề.
Mặc dù không có phương pháp nào để sửa chữa các nhiễm sắc thể giới nhưng điều trị sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Các biện pháp điều trị bao gồm:
  • Liệu pháp hóc-môn thay thế: những nam giới mắc hội chứng này sẽ không sản xuất đủ testosteron sẽ gây ra những ảnh hưởng lâu dài. Testosteron cần được sử dụng từ khi bắt đầu dậy thì.
  • Phẫu thuật tạo hình lại vú ở những nam giới có chứng vú to
  • Liệu pháp ngôn ngữ và cơ thể
  • Hỗ trợ về giáo dục
  • Điều trị vô sinh: hầu hết nam giới mắc hội chứng này đều không thể làm cha bởi vì tinh hoàn không sản xuất tinh trùng. Một số ít có sản xuất một lượng nhỏ tinh trùng, có thể được điều trị vô sinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào bào tương của trứng. Một vài lựa chọn khác có thể là nhận con nuôi hoặc thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng được hiến tặng.
  • Tư vấn tâm lý: Mắc hội chứng Klinefelter có thể là một trở ngại về tâm lí, đặc biệt là ở tuổi dậy thì và thời kì đầu của tuổi trưởng thành. Đối phó với vấn đề vô sinh cũng gây nhiều khó khăn về tinh thần. Một bác sĩ gia đình, tư vấn viên hoặc chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn trong các vấn đề về tâm lí.

Không có nhận xét nào: