Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Nuôi con - Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ.

Nôn trớ là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn các bé còn đang bú sữa mẹ. Trong giai đoạn này, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non nớt và yếu ớt, các van trong van dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. 

Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn, nhưng có khi nôn trớ lại là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay bệnh lý toàn thân… 

Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ hiểu thêm phần nào về tình trạng nôn trở ở trẻ và có cách xử lý đúng đắn, kịp thời.

1. Dấu hiệu nôn trớ:
Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ -2
Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Hiện tượng nôn trớ là một biểu hiện bất thường ở trẻ khi bú, hậu quả là thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng.
Nôn trớ sinh lý: sau khi sinh do dạ dày trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên trẻ rất dễ nôn trớ. Sau 7 – 8 tháng tuổi, trớ sinh lý không còn nữa.
Nôn trớ bệnh lý của các bé xảy ra khi bé nôn kèm với biểu hiện sốt, co giật, kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, bụng trướng…. Trong trường hợp này, mẹ hãy để ý và đưa con đến khám bác sĩ vì rất có thể con mình đang bị bệnh nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thức ăn, hoặc các bệnh viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn, nhiễm virut, hẹp môn vị, lồng ruột, rối loạn vận động dạ dày, thực quản. Cơ thể không dung nạp được một số chất.

2. Cách xử trí nôn trớ ở trẻ:
Biện pháp xử lý khi trẻ nôn trớ
  • Khi trẻ đang bị nôn trớ sữa hay thức ăn ra ngoài, mẹ lấy khăn sạch lau miệng cho trẻ và quàng khăn vào cổ trẻ đề phòng bé nôn trớ tiếp. Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
  • Không quát mắng hay tỏ thái độ bực tức dễ làm trẻ mất bình tĩnh, quấy khóc và trớ nhiều hơn. Từ từ nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để quên đi việc nôn trớ, vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.
  • Đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi, không nên cho trẻ uống sữa ngay say khi nôn ói. Lau mặt miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
  • Khi nôn nhiều trẻ sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để  cơ thể trẻ không mất chất điện  giải. Tại nhà, ta có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hay nước trái cây loãng.

Biện pháp phòng tránh, hạn chế việc nôn trớ ở trẻ:

Với trẻ bú sữa/ bú bình:
  • Đối với trẻ bú sữa mẹ:
Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ -3
Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, không để bú quá no, sau khi bú mẹ thì khoảng 15 phút sau hãy cho trẻ nằm. Mẹ cần bế đầu và người trẻ nằm trên một đường thẳng, mặt của trẻ quay vào vú, mũi của trẻ đối diện với núm vú. Mẹ phải ôm sát bé vào người và đỡ mông trẻ. Chạm vú vào môi trên của trẻ, đợi đến khi miệng trẻ mở rộng, mẹ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú
Nên cho trẻ bú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển trẻ sang bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược dạ dày
Sau khi cho trẻ bú xong, cần bế đứng lên và vỗ nhẹ phần lưng để  trẻ có thể ợ hơi được. Mục đích của việc này làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày, cũng là nguyên nhân gây nôn trớ
  • Đối với trẻ bú bình:
Mẹ nghiêng bình sữa cho trẻ bú, sao cho ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ.

Với trẻ ăn dặm:
Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ -4
  • Mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
  • Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết. Các bữa ăn của trẻ nên tập trung, thời gian ăn không kéo dài qua 30 phút/bữa. Ăn lâu quá cũng sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, cảm giác chán ăn, khóc, quấy phá.
  • Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.
  • Để phòng ngừa và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, giảm thiểu tình trạng nôn trớ của trẻ thì mẹ có thể cho bé dùng cốm vi sinh Bio-acimin Gold.
Với trẻ từ 3 tháng – 6 tháng: uống 1 gói 1 ngày và chia làm 2 đợt
Với trẻ từ 6 tháng – 12 tháng: uống 1 gói 1 ngày
Với trẻ từ 1 tuổi – 3 tuổi: uống từ 1 – 2 gói 1 ngày
Từ 3 tuổi trở lên: uống từ 2 – 3 gói 1 ngày
Mẹ cho con uống Bio-acimin Gold liên tục theo từng đợt, mỗi đợt khoảng 2 tháng rồi nghỉ 3 – 4 tuần sau đó mẹ cho trẻ uống tiếp, mẹ nên cho trẻ dùng vài đợt đến khi nào hệ tiêu hóa của trẻ được ổn định thì ngưng dùng sản phẩm.
Hop-goi-1-nho (1)
Nôn trớ là một bệnh khá phổ biến với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cẩn thận theo dõi tình trạng và biểu hiện tâm lý của con để có những phương pháp đúng đắn kịp thời, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển cân đối!
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Số giấy XNQC: 1239/2013/XNQC-ATTP

Không có nhận xét nào: