Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

ẨM THỰC VN – Địa chỉ Các quán ăn ngon rẻ ở tỉnh An Giang



Ăn sáng

- Món Bún Cá: Quán nằm trên trục đường từ trung tâm đi núi Sam, đối diện rạp hát Tân Việt cũ (đến Châu Đốc bạn hỏi ai cũng biết).

- Món Cơm Tấm: độc nhất vô nhị, chỉ có ở Châu Đốc, bạn hãy 1 lấn đến và thưởng thức tại quán  Đồng Quê – đường Trưng Nữ Vương nối dài. Ngoài ra, trên con đường này còn có quán Bảy Bồng, món cơm tấm ở đây đặc biệt nướng Xườn và nước mắm rất ngon. Ở cả 2 quán này còn rất nhiều món ngon như Hủ tiếu Nam Vang, Lắc Nuôi, Bún Chả,…với cung cách vụ vụ rất ân cần, chu đáo và nhanh nhẹn .

- Món Lắc Nuôi: với nước sốt sền sệt vị ngọt ngọt chua chua ăn cùng trứng, bò lúc lắc và bánh mì, bạn đến quán Cửu Long nằm đối diện khách sạn Vistoria Châu Đốc.

- Món Cháo Lòng huyết heo: Một quán nhỏ, bụi bụi nằm gần ngã 3 rẽ qua cầu Cồn Tiền.

- Bánh Mì Patê: Patê, chả lụa ở đây rất béo thơm, và không sử dụng phụ gia hàn the đó là đặc điểm rất tốt cho sức khỏe của bạn, xe Bánh Mì Bà Vùng và bà Bé nằm ngay trước nhà lồng chợ Châu Đốc.

Ăn Trưa

Để có được buổi cơm trưa ngon miệng với đầy đủ các món ăn ngon đặt sắc của Châu Đốc như: Canh Chua cá Basa, các Lóc, cá Basa kho tộ, Khô Phồng, Mắm thái, cá nướng, chhuột đồng,….Quán Đồng Quê và Bảy Bồng (đường Trưng Nữ Vương nối dài) là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Ăn tối

Ngoài 2 quán trên, buổi tối bạn còn có thể thưởng thức tất cả các món Bò như: Bò nướng, lẫu bò, lòng bò luột,…ở Núi Sam – Quán này đối diện khu di tích Mộ Cô Năm, cách chùa Bà Chúa Xứ khoảng hơn 1km (cứ đến Núi Sam hỏi thăm là bạn sẽ được chỉ đường).

Giải trí

Thêm một địa chỉ quen thuộc đó là : Karaoke Little Sai Gòn, một nơi để các bạn có thể thư giản, cùng nhau ca hát trong một không gian ấm cúng, sạch sẽ, sang trọng và đặc biệt là giá rất rẻ. Đến đây, các bạn không phải lo bị chặt chém!

Nếu bạn muốn thưởng thức những đặc sản độc đáo, chính hiệu Châu Đốc  thì cũng có thể đặt bữa ăn tại đây, phía sau tụ điểm karaoke này là một nhà Rong rất mát mẽ, lịch sự.
Địa chỉ Karaoke Little Sai Gon:
Bờ Tây – Quốc Lộ 91 – Phường Châu Phú B – TX CHâu Đốc.
Điện thoại: 0763- 867867

Lưu ý quan trọng:

Châu Đốc là một địa điểm du lịch tính ngưỡng nổi tiếng, hằng năm thu hút hàng triệu lược khách tham quan, cúng bái, thì việc những người xấu lợi dụng là điều dễ hiểu. Vì vậy khi đến đây bạn phải hết sức cẩn thận khi chọn quán ăn,  uống để tránh bị chặt chém giá, danh mục mà chúng tôi giới thiệu đã được kiểm chứng.

Tuyệt đối không mua, xin lộc bà của những người lang thang trong khu vực chùa Bà, kể cả những người có mang thẻ. Không mua chim phóng sinh vì chắc chắn bạn sẽ bị lừa rất nhiều tiền, có khi còn nguy hiểm cho bạn vì bọn giang hồ.

Tiền bạc, tư trang, giấy tờ bạn phải cất giữ cẩn thận khi đi trong khu vực đông người.
Nếu bạn muốn mua đặc sản về làm quà như Mắm thái, Khô, đường Thốt Nốt,…bạn có thể đến các sạp bán ở ngay đầu chợ Châu Đốc hoặc hiệu Mắm Bà Giáo Khỏe nằm gần rạp hát Tân Việt cũ.


Nhà hàng Hải Yến: 27 Tôn Đức Thắng, P.Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, An Giang.
Thực đơn chỉ duy nhất một món cá basa quen thuộc nhưng không hề tạo cảm giác nhàm chán cho thực khách khi đến đây. Các món ăn được chế biến khá phong phú từ các món dân dã như: canh chua basa, basa kho tộ, chả cá basa... cho đến các món ăn mang phong cách Châu Âu như: basa lăn bột chiên sốt cà, philê basa đút lò phô mai...


Quán cơm Duy: Đường 30/4, Thị trấn Tân Châu, An Giang.
Tel: (076) 822898 – 531987
Là quán cơm rất nổi tiếng tại Tân Châu, An Giang, chuyên phục vụ các món ăn đặc sản: chả cá chiên, tôm kho tàu, canh chua cá lăn.


Cơm tấm Cây Điệp: 67 Lý Tự Trọng, P. Mỹ Long, TP. Long Xuyên, An Giang.
Tel: (076) 841241
Là điểm ăn sáng nổi tiếng nhất thành phố Long Xuyên. Quán chuyên bán cơm tấm, chỉ bán vào buổi sáng tầm từ 9 đến 10 giờ là nghỉ.


Café Hiếu: Hồ Nguyễn Du, Long Xuyên.
Tel: (076) 955622
Quán nằm ngay bờ hồ Nguyễn Du cho bạn không gian lý tưởng để ngắm cảnh. Quán còn có bán điểm tâm sáng với giá rất bình dân.


Café Sao: 317/1 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Long, TP. Long Xuyên, An Giang.
Tel: (076) 943940
Sao (Star) là một quán cà phê khá đẹp và lịch sự nằm ngay tại khu trung tâm thành phố Long Xuyên. Đến đây, bạn có thể ngồi ăn kem, uống cà phê và ngắm nhìn dòng người qua lại ở khu vực trên.


Café Trung Nguyên: 80E Trần Hưng Đạo, TP. Long Xuyên.
Tel: (076) 944755
Quán nằm ngay khu trung tâm đèn 4 ngọn của thành phố Long Xuyên, có không gian khá rộng rãi, thiết kế theo kiểu sân vườn thoáng mát. Là nơi thích hợp để bạn bè hàn huyên.


Kem Moon Star: 86 Nguyễn Trãi, P. Mỹ Long, TP. Long Xuyên, An Giang.
Tel: (076) 211479/ 0979843699
Quán cà phê - kem Moon Star nằm gần khu trung tâm của phường Mỹ Long, cách khách sạn Đông Xuyên (khách sạn lớn và đẹp nhất Long Xuyên) chừng 200m.


Café Boo-Le Fardin: 8 bis Lê Lợi, P. Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, An Giang.
Tel: (076) 955533
Quán Cafe Bo-Le Fardin nằm ở vị trí khá đẹp ở trung tâm thành phố Long Xuyên, là một trong những quán có sân vườn đẹp và rộng. Quán có bán nhiều loại điểm tâm sáng như hủ tiếu xíu mại, trứng cuốn jambon, hủ tiếu cá gà... Thức uống thì là món nước trái cây được giới nữ yêu thích với cách trang trí và mùi vị khá lạ, giá từ cả hợp lý.

- Bò nướng, cháo bò, các loại bò: Cách chùa Bà khỏang 4km theo hướng vào Núi Cấm.

- Mực trứng, càng cua đồng nướng, hấp: gần như quán nhậu nào cũng có, rất ngon. 

- Khu du lịch Núi Cấm: mới phát hiện. Có nhiều món ngon như bánh xèo trứng Đà điểu, bánh canh Vĩnh Trung
 
- Bún cá: Đối diện rạp chiếu phim cũ, tại Châu Đốc. 

- Vào chợ Châu Đốc các bác đi ra phía sau mua sầu riêng Campuchia giá rất rẻ và ngon. Có quán lẩu mắm Số 1, ăn ngon, giá rẻ !

An Giang - Long Xuyên 

- Rùa trứng nướng: Quán em tên rồi, qua cầu QUAY ( Nguyễn Trung Trực) vừa gặp dải phân cách ( có Bến xe Bình Đức) bác đếm tới khoản 10 căn nhà gặp ngay quán RẮN RÙA - em nó nằm bên tay trái theo hướng LX- CĐ. nằm cặp mé lộ luôn đó các bác ( 3 tầng - nhậu từng thượng là mát số 1)...Ăn 100 con rùa đảm bảo có 100 bộ trứng. 

- Nhậu các kiểu: quán Bảo Giang 1 và 2 
 
- Ăn sáng: quán Tùng

Đầu tiên là phải kể đến Cơm tấm để ăn sáng. Thường thường đến Long Xuyên thì sẽ được đãi bằng cơm tấm Cây Điệp hay cơm tấm Hướng Dương, tất nhiên là ngon có tiếng, tuy nhiên tôi muốn giới thiệu thêm 2 địa chỉ nữa: nếu thích hương vị cơm tấm xưa của Long Xuyên thì ăn cơm tấm đêm ở nhà lồng chợ Mỹ Long, gần chợ cá cũ. Còn món đặc biệt là cơm tấm sáng ở ngã ba Hà Hoàng Hổ và Bùi Thị Xuân. Cơm tấm ở đây được bán trong một đĩa rất nhỏ (tôi phải ăn ít nhất 4 đĩa thì mới tạm ổn cho bữa sáng. Đặc biệt hơn nữa là tấm để nấu cơm thật nhỏ, đố tìm ở đâu được hạt tấm nhỏ hơn quê tôi, các con tôi ăn cứ ngạc nhiên mãi, chúng gần như chỉ cần nuốt thôi chứ không cần nhai nữa. Cái đặc biệt của cơm tấm bì Long Xuyên là bì thường được trộn với xá xíu hoặc thịt nướng xắt mỏng và được ăn chung với trứng kho xắt mỏng. Cái ngọt của thịt, béo của lòng đỏ trứng, giòn của lòng trắng trứng, sần sật của bì... cộng với mùi thơm của mỡ hành, cay nồng của ớt... Ực ... không tả được nữa.

Ăn điểm tâm sáng xong thì bắt đầu đi chợ. Trước tiên ra đường Nguyễn Huệ, góc Bình Minh để uống cà phê và ăn xôi sáng. Bà bán xôi ở Bình Minh nổi tiếng cũng mấy chục năm nay, bán xôi nếp than, xôi lá cẩm, xôi lá dứa ăn với dừa nạo, còn loại xôi vò đặc biệt của Bình Minh: nếp nấu trộn đường ngọt làm xôi, còn đập xanh nấu chín, đánh nhuyễn chỉ phết lên trên mặt xôi chứ không trộn lẫn như xôi vò thường thấy. Uống ly cafe đen, ăn 1 gói xôi là ngất ngây cả buổi sáng. Hiện nay xôi Bình Minh nghe nói có bán thêm vào ban đêm, nhưng ban đêm thì ăn xôi chổ khác độc hơn.

Nếu còn chưa no, mời bạn ăn một món đặc sản nổi tiếng của Long Xuyên: Bánh mì Thanh Lan ở hông bên kia của tiệm cafe, trên đường xuống bắc An Hòa cũ. Xe bánh mì này do gia đình của một người bạn học thời trung học của tôi buôn bán gia truyền từ ba bốn chục năm có. Trước kia chỉ chuyên bán bánh mì patê: patê gan, chả lụa, da bao (dưới tôi cũng gọi là patê) được dồn vào bụng của một ổ bánh mì cóc với lượng chả gần bằng lượng bánh mì. Ở Long Xuyên chả lụa và thịt nguội được cắt nan hoa trên khoanh tròn, nên mỗi miếng gần như tam giác, to bắng ngón tay út, xếp ken chặt bên trong ổ bánh mì- khác với cách cắt lát mỏng ở SG - lần đầu lên SG thấy các miếng chả kẹp trong ổ bánh mì cứ sợ hắt hơi bay mất. Ở bánh mì đầy chả ấy được thêm vài cọng dưa chua làm từ củ cải trắng, vài cọng ớt, rắt một lớp muối tiêu... đủ giết chết cảm giác của bạn rồi đó. Nhà tôi khi có bà con từ Long Xuyên lên là nài nỉ mua giúp chục ổ bánh mì và mấy đòn chả lụa Thanh Lan - dù nơi tôi đang ở cũng làm giò lụa nổi tiếng cho SG. Sau này Thnah Lan làm thêm bánh mì gà nhưng tôi không thích bằng bánh mì patê, tuy nhiên gần đây họ nêm chả lụa quá ngọt và để tiêu quá nhiều nên chả lụa giảm phần hấp dẫn và bắt đầu có mùi vị khác, không giống như hồi xưa rồi...

Nếu không thích các món ăn sáng khộ khan trên thì mời vào chợ Đông An để ăn cháo lòng. Khu Đông An xưa là lò mổ heo, vì vậy sáng sớm cháo lòng rất nhiều và đặc biệt ngon. Quê tôi trước đây không thấy ăn cháo lòng với quẩy mà chỉ ăn với bún.Cọng bún trắng trong tô cháo lòng sóng sánh nâu, chanh chua, ớt cay, nước mắm mặn, tiêu thơm... cứ gọi là hết mấy tô như chơi. Tiếc là giờ chợ Đông An đã dỡ, khu lò mổ đã dẹp, thêm nữa bây giờ lại có thêm quẩy, cháo lòng của Long Xuyên không còn nét độc đáo riêng nữa rồi.

Đến xế chiều, phải vòng qua bờ hồ Nguyễn Du ăn bún cá thôi! Trước đây ở nhà của thầy Thìn cạnh trường Khuyến học cũ, đối diện với hồ bơi Long Xuyên mở quán bún cá đầu tiên, rồi thêm một quán, một quán... rồi thành cả dãy đường Nguyện Du đoạn từ Nguyễn Thái Học đến Lý Thường Kiệt bán đầy bún cá. Ăn bún cá ở khu này thì chất lượng na ná nhau (thua tui nấu) , chỉ ăn đỡ ghiền và đỡ đói thôi. Được cái là các quán đều cho chọn lựa ăn với muối ớt hay nước mắm, thành ra ăn cũng đỡ thèm lắm...

Chiều về thì quay trở lại góc Bình Minh để ăn bánh tằm bì. Bánh tằm bì Long Xuyên giờ kém hơn xưa nhưng cũng còn đặc biệt lắm: các lọn bánh tằm như cái lò xo bằng bột hấp chín, được tách ra thành dây dài, thêm dưa leo xắt nhuyễn, rau thơm, một chút bì, mấy viên xíu mại bằng đầu ngón tay cái, chan thêm nước mắm và nước cốt dừa thắng sệt nêm ngòn ngọt... Uầy... xong bữa chiều rồi đó.

Đi lòng vòng khoảng 8h tối thì ghé khu Tân Đô cũ (nay là khu tòa nhà Prudential) để ăn cháo đêm. Có cháo trắng, cháo đậu xanh hay đậu đỏ nước cốt dừa, ăn với cá cơm hay cá thiểu kho khô, dưa mắm hoặc quả trứng vịt muối... thì thật là ấm lòng trong đêm lạnh như giờ này...

Ăn tối xong thì quay về quán xôi ở góc chợ vải cũ, gần các tiệm bán cà phê và trà, tôi không nhớ là Trần Văn Kế hay Trần Văn Thời gì đó để mua về nhà ăn khuya. Đây là món ruột của ông già tôi hồi xưa, chỉ là xôi lá dứa, lá cẩm hoặc nếp than với dừa nạo nhưng đặc biệt là không gói trong bánh phồng như các hàng xôi khác, hàng này lại gói trong bánh kẹp tổ ong có hình 3 quả tim ghép lại. Vào mùa sầu riêng thì xôi được phủ thêm một ít sầu riêng tươi, mùi sầu riêng hòa lẫn với vị béo của dừa, bùi của đậu, ngọt của đường, mằn mặn của muối đậu... Nhắc đến thì nó lại thành "sầu chung" của hai vợ chồng tôi...

Tỉnh An Giang là nơi cư trú của nhiều dân tộc: Việt, Hoa, Chăm, Khmer với nhiều nền văn hoá đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể cảm nhận được điều này qua các phong tục văn hoá và đặc biệt là các món ăn.

Bánh Chăm

Huyện An Phú có đông đúc đồng bào Chăm cư ngụ. Đến đây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy thiếu phụ Chăm, choàng khăn “tah co” kín mái tóc và chiếc áo dài trùm kín chân ngồi bán những chiếc bánh màu vàng mỡ gà có hình dáng lạ lùng. Đó là bánh “ha nàm căn”. Để có bánh này, người ta dùng bột mì trộn với hột vịt đánh thật đều tay cùng đường thốt nốt.


Quả thốt nốt để làm đường.

Bột bánh sẵn sàng, trên bếp lửa cháy đỏ rực là những cái chảo nhôm dày, đường kính khoảng 20 cm. Chảo nóng, phết lớp dầu trước khi chế hỗn hợp bột trên vào, rắc lớp mè rang thơm rồi đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ. Khoảng 5 phút sau, bánh chín, xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm.
 
Cắn, nhai, nghe vỏ bánh giòn nhưng ruột bánh hơi xốp, dai, mềm của bột, béo của dầu thực vật, ngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang vàng.
 


Thưởng thức bánh Chăm dân dã để gợi nhớ thời ấu thơ của mình với những chiếc bánh quê của người Kinh ở miền Tây Nam Bộ. Bởi vì “ha nàm căn” là bánh bông lan, “cô ăm” là bánh bò nướng.
 
Bánh Chăm dân dã giống bánh của người Kinh nhưng hình dáng có đôi chút khác biệt, đặc biệt là người Chăm sử dụng đường thốt nốt - một đặc sản nổi tiếng của vùng Thất Sơn, chứ không dùng đường cát trắng.
 
Bánh phồng cá linh

Năm nào cũng vậy, khi ngọn gió chướng thổi về, đàn cá linh làm cuộc "di cư" theo con nước đỏ từ Biển Hồ, Campuchia đổ về miền Tây. Căn cứ vào các con nước kém từ mùng 7 đến mùng 10 và từ 20 đến 25 âm lịch, bà con địa phương thường mua lú, lưới mịn về giăng bắt cá linh. Gặp con nước trúng thường họ bắt được mỗi lần vài chục ký.


Cá linh

Những con cá bụ bẫm, thân thể đẫy đà còn tươi roi rói được cắt đầu, cắt đuôi, bỏ ruột rửa sạch để ráo nước. Cho cá vào cối quết nhuyễn, cứ ½ ký thịt cá thì 6 lòng trắng trứng vịt (không dùng lòng đỏ), ½ ký bột mì ngang, nêm các loại gia vị tiêu sọ, tỏi, hành, bột ngọt, nước mắm, muối tất cả trộn đều. Sau đó, dùng lá gói kín như bánh tét, cho vào bọc ni-lon bịt kín. Đưa vào nồi hấp cách thủy chừng 1,5 - 2 giờ.
 
Đem ra để nguội, dùng dao cắt từng lát mỏng phơi khô khoảng 4 – 5 nắng là được. Làm đúng, bạn chiên lên miếng bánh trắng hồng, giòn rụm vừa xốp vừa béo ngậy, vừa mằn mặn lại thơm mùi vị hải sản.
 

Xôi phồng chợ Mới

Chợ Mới được phù sa bồi đắp quanh năm nên cây nếp bản địa chất lượng cao, hạt tròn, đẹp. Nếp kết hợp với đậu trồng trên đất rẫy cho ra món xôi dẻo thơm. Đậu và nếp được hấp chín như nấu xôi truyền thống. Sau đó, phụ nữ đất cù lao dùng chày quết nhuyễn hỗn hợp nếp và đậu này lại với nhau.

 
Càng quết xôi càng dẻo dai, được cho thêm dầu ăn vào để “chống” dính và tạo độ bóng. Xôi ở Chợ Mới sau khi quết được cho vào khay hoặc quấn lại thành cuốn tròn để tiện bảo quản trong tủ lạnh. Khi dùng, khách chỉ cần cắt từng khoanh vừa ăn, chiên với dầu nóng. Xôi chiên có màu vàng ươm, thơm, ăn rất ngon.
 

Ăn xôi chiên phồng Chợ Mới có thể chấm với tương ớt, xì dầu hoặc ăn không vẫn “bắt”. Khách đến Chợ Mới, cù lao Giêng có thể thưởng thức xôi chiên với gà quay. Gà được nuôi thả vườn nên thịt dai và ngọt, được quay thủ công nên giữ được vị thơm của gà và mùi vị đặc trưng.
 
Món gà quay ăn với xôi phồng mới nghe đã ngán - nhưng khi thưởng thức tại Chợ Mới này thì có vị khác lạ, làm khách cứ ăn mãi, quên thôi. Nhiều du khách đến đây chỉ yêu cầu luộc gà hoặc quay gà rồi ăn với xôi chiên phồng thay cho bữa ăn chính.
 

Chợ Mới có nhiều cơ sở làm xôi để phục vụ trước hết cho người dân địa phương. Trong mâm quả đi cưới ở đây hiện vẫn phải có mâm xôi truyền thống. Xôi phồng Kim Hương của bà Hồng Thu ở thị trấn Chợ Mới được nhiều người biết đến không chỉ chế biến ngon miệng mà còn biết cách xây dựng thương hiệu...

Gỏi sầu đâu

Lá sầu đâu nhỏ, dài và mọc đối xứng qua cuống. Đọt non có màu tim tím, còn gọi là cây xoan ăn gỏi, trồng khá phổ biến ở Long Xuyên, Châu Đốc và vùng Bảy Núi, An Giang.


Lá sầu đâu

Mùa nước nổi, lá sầu đâu mơn mởn, non tơ, chấm mắm kho, cá kho, ăn với cá linh non kho mẳn hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng... mới nghe vị đăng đắng mà ngọt của lá sầu đâu, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu.

Món gỏi sầu đâu càng tuyệt chiêu hơn, tôm, thịt, cá... thứ nào trộn gỏi cũng tuyệt. Gỏi sầu đâu mới ăn thường cảm thấy đắng, nhưng đã biết là phát ghiền, nhất là trộn chung với khô cá lóc, cá sặt rằn; hoặc trộn với khô cá tra phồng, cá dứa cũng ngon đáo để.
 

Làm gỏi, chọn những tược non đang đơm bông, lặt lá, bông để trộn với khô nướng xé từng miếng nhỏ để nguội. Trộn thêm dưa leo và cà chua xắt mỏng để… làm duyên.

Bí quyết món gỏi này là trộn với nước me chua thêm chút đường, nước mắm nhỉ và ớt sao cho hội đủ các vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng, bùi mới… đạt đạo. Nước chấm phải là nước mắm me đậm đặc, cay, chua nhưng vừa ăn để làm đậm thêm vị .

Dùng nước chanh hoặc giấm sẽ làm hỏng món dân dã này. Ngon lành hơn có thể trộn với tôm sú và thịt ba rọi xắt mỏng, kèm thêm dưa leo hoặc xoài chua bằm.
 
Bánh phồng Phú Mỹ
 
Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hình thành, tồn tại và phát triển gần 70 năm nay, có 50 cơ sở sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động. Trong đó, các gia đình nổi tiếng có truyền thống làm bánh như gia đình cụ Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm...
 
Theo các bậc cao niên tại làng nghề, nguyên liệu làm bánh phồng là loại nếp đặc sản được trồng tại địa phương. Các công đoạn làm bánh rất công phu. Người làm bánh chọn loại nếp rặt, ngon. Nếp được ngâm đúng ba ngày ba đêm, đãi cho sạch nước đục, đem xôi lên rồi bỏ vào cối quết.
 

Sau khi nếp được quết nhuyễn, đem ra cán thành bánh, phơi nắng rồi đem vào nhúng nước đường và phơi lại lần nữa cho khô mới đóng gói. Các phụ gia như đậu, mè, sữa... được đưa lần lượt vào bánh theo từng công đoạn.
 
Trước đây, người làm bánh quết bột bằng chày tay, nay đã có máy kéo chày thay thế nên người làm bánh đỡ nhọc công và sản phẩm được cải thiện rõ nét cả về chất lượng lẫn số lượng.
 

Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng... tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi.
 
Thời gian qua, bánh phồng Phú Mỹ được người tiêu dùng ưa chuộng nên làng nghề phát triển mạnh và sản xuất quanh năm, nhộn nhịp nhất là tháng giáp Tết.

Những kỳ hội chợ hay triển lãm tại An Giang, Cần Thơ hoặc TP Hồ Chí Minh, bánh phồng Phú Mỹ đều có mặt trong gian hàng trưng bày sản phẩm đặc sản của An Giang. Làng bánh phồng Phú Mỹ đã được UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề truyền thống vào cuối năm 2006. Nếu có dịp đến An Giang, bánh phồng Phú Mỹ là một món quà rất có ý nghĩa để bạn mang về làm quà cho người thân.

Tung lò mò

"Tung lò mò" chính là một tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là món ngon độc đáo của người Chăm ở An Giang. Là đồng bào theo đạo Hồi, đồng bào người Chăm không ăn thịt lợn mà chỉ ăn thịt bò. Món “tung lò mò” theo ngôn ngữ của người dân nơi đây chính là để chỉ món lạp xưởng làm từ thịt bò.
 
Từ lâu, người Kinh cũng ưa thích và chế biến món lạp xưởng bò gần giống như của người Chăm và hiện phổ biến rộng rãi ở phường Núi Sam, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn.
 

Thịt bò vụn sau khi loại bỏ hết gân và mỡ giắt được xắt miếng, được băm hoặc xay nhỏ sau khi khử mùi bò bằng rượu và gừng. Thịt và mỡ bò phải theo tỷ lệ hai thịt một mỡ và mỡ bò dùng làm lạp xưởng là loại mỡ sa, mỡ chày vừa mỏng, vừa không nặng mùi như mỡ thăn. Sau đó họ trộn đều hỗn hợp thịt với hạt tiêu, tỏi, bột ngọt, đường cùng một vài loại gia vị bí truyền.
 
Thế nhưng nguyên liệu nhất thiết phải có trong món ăn này đó là cơm nguội. Đây chính là bí quyết để “tung lò mò” trở thành món ngon độc đáo hơn lạp xưởng bò bình thường nhờ cơm nguội lên men có vị chua lạ miệng.
 
Muốn cho món lạp xưởng bò này thơm, ngon và có mùi hấp dẫn ngoài những gia vị trên phải có thêm gia vị đại hồi và tiểu hồi.
 

Khác lạp xưởng lợn, lạp xưởng bò sau khi làm xong chỉ cần phơi cho khô là có thể đem chiên hoặc nướng. Hấp dẫn nhất là lạp xưởng nướng trên bếp than hồng. Khi nướng chín xong cắt ra thành viên có màu đỏ hồng, hương bay thơm phức không còn mùi mỡ bò.
 
“Tung lò mò” nướng nên chín tới đâu, ăn tới đó. Bạn sẽ thấy vị ngọt bùi của thịt và mỡ bò, vị chua chua của cơm nguội lên men hòa cùng gia vị cay của ớt, lại ăn kèm với rau sống, rau cần tươi, vị chua của khế, vị chát của chuối sống. Lạp xưởng bò khi ăn phải chấm muối tiêu chanh hoặc tương ớt. Hấp dẫn hơn là có ăn kèm rau sống và ăn chung với bún hoặc bánh mì.
 

Món ăn này để ăn cơm hay nhâm nhi đều hấp dẫn. Không riêng gì người Chăm mà người Việt, người Hoa cũng khoái món này. Để phù hợp với khẩu vị của người Kinh, “tung lò mò” được cải biến bằng cách bỏ phần cơm nguội, không còn mùi chua gốc, nhưng có mùi thơm lạ rất được ưa chuộng.


Bánh canh bò viên Bảy Núi

Bánh canh bò viên là một trong những món ăn đặc sản của vùng sơn cước có nhiều cái ngon kết hợp lại. Đầu tiên phải kể đến loại gạo thơm đặc biệt Neang Nhen, đặc sản vùng Bảy Núi được xay ra bột làm bánh canh theo công thức thủ công gia truyền.

Để có những cọng bánh canh đòi hỏi người bán phải qua nhiều công đoạn. Từ khuya, chủ quán phải thức dậy để xay gạo được ngâm trong đêm, xay xong giằng bột cho khô nước, kế tiếp là nhồi bột, cán, cắt mỏng tạo nên sợi bánh nhỏ trắng phau mềm, dai, mang đậm vị ngọt của thổ nhưỡng.

Kế đến là nồi nước súp hỗn hợp được ninh nhừ từ xương heo, xương gà, tôm khô, cá… những tinh túy trong nồi nước súp cho ta hương vị đậm đà, bổ dưỡng. Nhưng cái ngon nhất là bò viên. Bảy núi là xứ sở bò vỗ béo, món ngon từ thịt bò được chế biến thành bò viên đã khẳng định vị trí món ăn ngon ngọt mang phong cách địa phương vùng Bảy Núi này.
 
Bò viên được cắt làm đôi có màu đỏ hồng nằm bên cạnh là những đoạn hành gọi mời hấp dẫn. Cho miếng bò viên nhẫn nha nhai, thịt vừa dòn dai, thơm ngọt đậm đà của bò sơn cước.
 

Bò leo núi

Nhiều người nghĩ bò leo núi là bò được nuôi ở vùng núi, thịt rắn chắc. Nhưng thực tế vẫn là thịt bò bán tại chợ nhưng qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp, món ăn trở nên khác lạ.

Đĩa thịt bò được dọn lên nhìn rất đỗi bình thường. Thịt được cắt dày hơn so với các món bò nướng như thường thấy. Hỏi ướp gia vị gì, chủ quán chỉ cười, không tiết lộ. Tuy nhiên có thể thấy đầu tiên thịt được ướp bằng trứng gà tươi được khuấy đều. Vỉ nướng được làm bằng gang. Giữa vỉ mô lên tròn trĩnh tượng hình quả núi nên tên gọi món ăn xuất phát từ cái vỉ này.


Đầu tiên chủ quán cho một miếng mỡ heo thật to lên trên vì được bắc trên bếp than hồng khỏa đều. Mỡ làm nhiễu xuống tạo âm thanh xèo xèo, vui tai. Sau đó để thịt bò và phết lên một ít bơ vàng óng. Trứng và bơ hòa quyện thấm vào thịt thơm lừng, ngọt lịm.
 
Miếng thịt dù để trên bếp bao lâu vẫn không bị dai, cứng mà luôn mềm mại, rất vừa miệng ăn. Thịt nướng xong được gói với bánh tráng, rau sống, chuối chát... chấm với chao hoặc mắm pro-hốc.
 

Một phần ăn đủ cho 3-4 người, một món ăn đặc sắc, giá hợp lý nên du khách không ai chần chừ khi chọn món này vào thực đơn trưa khi đến vùng biên giới Tân Châu. Rõ ràng món này có sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa người Kinh và người Khmer.

Cơm nị - cà púa

Món ăn là sự kết hợp lạ nhưng hài hòa của cơm nị và cà púa, tạo nên hương vị truyền thống của ẩm thực nơi đây. Cơm nị được nấu rất khéo. Gạo sau khi đã tuyển chọn, vò sạch, cho một chút muối rồi xả sạch.

 
Đổ gạo ra rổ lớn, lắc cho bớt nước, để cho gạo ráo. Sau đó xào bơ cùng nụ đinh hương, quế cho dậy mùi thơm rồi đổ gạo vào xào săn cho thấm. Gạo sau khi xào xong trộn cùng bột hạt điều đã rang sẵn.
 
Đổ gạo vào hỗn hợp nước bao gồm muối, đường, bột ngọt, cà ri đã quấy đều, đem nấu. Khi cơm gần chín rưới nước cốt dừa hoặc sữa vào nồi rồi nấu tới khi chín hẳn. Không cho nước dừa và sữa vào từ đầu vì sẽ làm cơm dưới đáy nồi dễ bị cháy khét, không ngon. Để tăng khẩu vị, người Chăm Châu Giang còn cho thêm nho khô trộn cùng cơm.
 

Cà púa lại được người Chăm chế biến từ thịt bò. Để món cà púa ngon, người ta khử mùi thịt bò bằng cách đổ rượu và gừng vào. Sau đó chọn quả dừa bánh tẻ đem nạo sợi nhỏ, một nửa để thắng nước cốt dừa, một nửa để rang vàng.
 
Bắc chảo nóng, cho thịt bò vào xào cùng dừa khô, cà ri tự chế biến theo khẩu vị, ớt muối. Sau khi thịt bò thấm đều, rưới nước cốt dừa rồi hầm cho thịt thật mềm. Cuối cùng trộn đều thịt bò cùng dừa nạo, hành củ. Rắc đậu phộng rang giòn lên trên.


Thưởng thức cơm nị - cà púa, cảm nhận được vị ngọt béo của sữa, bùi bùi của đậu phộng, vị ngọt của thịt bò, nho khô, cay nồng của ớt, mang lại cảm giác thơm ngon, lạ miệng. Cơm nị và cà púa kết hợp, bổ sung cho nhau tạo hương vị độc đáo trong cách thưởng thức ẩm thực cầu kỳ của ẩm thực Chăm Châu Giang.

Bún kèn Châu Đốc


Cũng là bún cá xuất xứ từ Châu Đốc, nhưng bún kèn lại có cách chế biến hoàn toàn khác. Bún kèn có nguồn gốc từ Nam Vang, được những người Việt vùng biên giới mang công thức về chế biến lại cho hợp với khẩu vị người Việt. Món ăn này mới thật sự là đặc sản của Châu Đốc, nhưng ít người biết đến do không phổ biến, chỉ có ở vùng thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.


Nước lèo bún kèn được chế biến từ nước cốt dừa và nước luộc cá. Hương vị bún kèn có sự hòa quyện của đinh hương, quế hương, ngải bún và sả. Để món ăn thêm đậm đà mà không ngán, người ta dùng tôm khô rang để nấu nước dùng. Bún kèn ăn kèm bắp chuối, giá hoặc dưa leo và húng cây.


Cá leo nướng muối ớt

Cá leo là một loài cá nước ngọt được phân bố ở nhiều vùng khác nhau, nhiều nhất là sông Tiền và sông Hậu. Đây là một loài da trơn, mình dài giống như cá trèn nhưng to hơn nhiều, trung bình từ 1-2 kg.


Thịt cá leo săn chắc, rất thơm ngon nên được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như cá leo chiên tươi, ướp muối chiên, kho, nướng, nấu canh chua.

Một trong những món ngon độc đáo mà các nhà hàng thường chế biến phục vụ cho du khách hiện nay là cá leo nướng muối ớt. Muốn chế biến món này trước hết chúng ta chọn mua những con còn tươi sống đem về làm sạch nhớt bằng cách rửa nước ấm hoặc nước muối, móc bỏ mang, ruột, cắt bỏ vây, để cho ráo nước.
 
Sau đó đem cá ướp với tỏi, ớt, chút bột nêm và bột ngọt cho thấm đều trước khi đem nướng trên bếp than hồng hoặc bếp điện.
 

Trong khi nướng, chúng ta nên trở cá thường xuyên, xát thêm muối ớt và dầu ăn nhiều lần cho đến khi da cá chuyển màu, mỡ cháy xèo xèo, bốc mùi thơm lựng là cá đã chín. Đặc biệt cá leo da mỏng, thịt mau chín nên khi nướng cần tránh cháy khét mất ngon.

Nước chấm thích hợp nhất với món cá nướng là nước mắm chua cay hoặc muối ớt vắt chanh. Món này có thể ăn chung với bún hoặc cuốn bánh tráng kèm thêm các loại rau, xà lách, dưa leo, chuối chát, khế... Có thể coi đây là món ngon đặc sản, thịt cá lại lành, bổ dưỡng và ăn ít ngán nên mọi người đều ưa thích.

Xôi Xiêm

Xôi xiêm được chế biến từ những nguyên liệu: gạo nếp Thái, bột mỳ, trứng vịt, đường thốt nốt (đường đỏ) và cách chế biến không hề phức tạp. Gạo nếp được vo sạch, để ráo. Người ta lấy một phên lá chuối đặt vào chõ hấp bằng tre, nhôm hoặc inox. Nước trong nồi hấp cách mặt chõ khoảng 2cm.
 
Đặt chõ hấp lên bếp trên ngọn lửa nhỏ rồi đồ trong khoảng 1 giờ. Trong suốt thời gian này, gạo nếp sẽ hút hơi nước sôi bốc lên và chín dần. Thường thường thì lá dứa, một loại lá thơm được cho vào trong nồi nước để xôi có vị thơm ngọt của lá dứa.
 

Sau đó là đến đoạn chuẩn bị nước xốt. Trứng được đập vào trong tô sứ, thêm một chút bột mỳ, nước dừa tươi, đường thốt nốt, đánh tan đều rồi bỏ vào hấp cách thuỷ khoảng 30 phút. Pha một chút nước dừa tươi với bột năng để chế biến nước cốt dừa.

Khi ăn xôi xiêm, người ta xới xôi ra đĩa, rưới nước xốt và nước cốt dừa lên trên. Chế biến xôi xiêm không phức tạp nhưng lại cần có kinh nghiệm và sự khéo léo. Xôi hấp phải chín tới, dẻo, không nhão mà cũng không cứng, nước xốt có vị ngọt, ngậy mà không béo, thơm mát.

Xôi xiêm được bán ở chợ Châu Đốc vào 7 rưỡi sáng hàng ngày và đã trở thành một món quà sáng quen thuộc của người dân nơi đây. Bạn có thể theo cách trên để chế biến món ăn ngon của vùng đất An Giang hoặc có dịp mời bạn ghé thăm vùng đất này để thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn, đậm đà hương vị mà trước tiên phải kể đến là món xôi xiêm. 

Libra - Theo MaskOnline



Du lịch Châu Đốc: Cẩm nang từ A đến Z


Du lịch Châu Đốc với nhiều du khách Việt có lẽ không quá xa lạ khi hành trình này gắn với những chuyến hành hương đầy ý nghĩa. Tuy nhiên, không đơn thuần chỉ là điểm hành hương mà Châu Đốc còn sở hữu cảnh quan tươi đẹp và văn hóa rất phong phú. 

Du lịch Châu Đốc: Cẩm nang từ A đến Z

Châu Đốc là điểm đến sẽ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Ảnh: victoriahotels.asia
Châu Đốc là điểm đến sẽ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Ảnh: victoriahotels.asia

TẠI SAO LẠI CHỌN DU LỊCH CHÂU ĐỐC?

Cùng với thành phố Long Xuyên, Châu Đốc là một trong hai thành phố của tỉnh An Giang có vị trí khá quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Châu Đốc còn có Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên đi Campuchia. Thành phố này được đầu tư cơ sở hạ tầng khá tốt trong vài năm trở lại đây. Nếu như trước đây đa số du khách biết đến Châu Đốc vì có Miếu Bà Chúa Xứ là điểm hành hương linh thiêng thì ngày nay, Châu Đốc được biết đến với nhiều điều tuyệt vời khác như cảnh quan tươi đẹp hữu tình, kinh tế và du lịch phát triển, văn hóa đa dạng và là điểm trung chuyển để tham quan nhiều vùng lân cận lẫn hành trình du lịch Campuchia.
Cây thốt nốt là một đặc sản của du lịch An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Ảnh: victoriahotels.asia
Cây thốt nốt là một đặc sản của du lịch An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Ảnh: victoriahotels.asia
THỜI GIAN THÍCH HỢP ĐỂ ĐI DU LỊCH CHÂU ĐỐC
Cũng như nhiều nơi khác ở miền Tây, Châu Đốc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa, mùa mưa và mùa nắng. Thời tiết khí hậu ở Châu Đốc nói chung thích hợp để du khách đến tham quan quanh năm.
Vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, Châu Đốc thường có mưa nhiều và khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 ở đây vào mùa nước nổi. Nếu bạn đi du lịch vào mùa này sẽ cảm nhận rõ nét cuộc sống của người dân miền sông nước Châu Đốc, tuy nhiên bạn cũng phải chú ý cẩn thận nếu như không quen với mưa lũ. Thời gian còn lại, ở Châu Đốc thường nắng và nóng, nhưng nhiệt độ không quá cao, không cản trở đến việc tham quan du lịch.
Mega Promotion - Vic Nui Sam - Meal

PHƯƠNG TIỆN ĐẾN CHÂU ĐỐC

Khoảng cách từ Châu Đốc đi các tỉnh miền Tây
Châu Đốc – Rạch Giá: khoảng 130km
Châu Đốc – Cần Thơ: khoảng 120km
Châu Đốc – Mỹ Tho, Tiền Giang: khoảng 182km
Châu Đốc – Hà Tiên: khoảng 110km
Châu Đốc – Bạc Liêu: khoảng 224km
Châu Đốc – Bến Tre: khoảng 180km
Châu Đốc – Cà Mau: khoảng 243km
Châu Đốc – Đồng Tháp: gần 100km
Châu Đốc – Long An: khoảng 197km
Châu Đốc – Sóc Trăng: khoảng 175km
Châu Đốc – Trà Vinh: khoảng 186km
Châu Đốc – Vĩnh Long: khoảng 124km
Khoảng cách từ Châu Đốc đến TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận
Châu Đốc – TP. Hồ Chí Minh: khoảng 245km
Châu Đốc – Nha Trang, Khánh Hòa: khoảng 678km
Châu Đốc – Phan Thiết, Bình Thuận: khoảng 432km
Châu Đốc – Đà Lạt, Lâm Đồng: khoảng 540km
Châu Đốc – Ninh Chữ, Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận: khoảng 588km
Châu Đốc – Vũng Tàu: khoảng 360km
Đường xá di chuyển tới Châu Đốc khá thuận lợi. Ảnh: tinhte.vn
Đường xá di chuyển tới Châu Đốc khá thuận lợi. Ảnh: tinhte.vn
Xe khách
Từ TP. Hồ Chí Minh, bạn mất khoảng 6 tiếng đi xe đến Châu Đốc. Có rất nhiều hãng xe chạy tuyến này nên rất dễ dàng mua vé tại bến xe Miền Tây ở 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, điện thoại: (08) 38.752.953 – 38.776.594.
Một số hãng xe tham khảo:
Xe Phương Trang: tại Châu Đốc: 076 3565333. Tại TP. Hồ Chí Minh: 08 38333468
Xe Hùng Cường: tại Châu Đốc: (076) 3865116 – 3560807 – 3562040. Tại TP. Hồ Chí Minh: (08) 38572624 – 39551247 – 39555041
Xe Vĩnh An: tại TP. Hồ Chí Minh: 08 38369229. Tại Châu Đốc: 076 3866495
Xe Tuấn Tú: tại TP. Hồ Chí Minh: 08 36003227. Tại Châu Đốc: 076 3727345 – 076 3575355 – 0907 356966
Xe Kim Kim Mai: Tại TP. Hồ Chí Minh: 08 54052575. Tại Châu Đốc: 076 3550900 – 076 3603888
Giá vé di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến Châu Đốc dao động từ 120.000 – 150.000 đồng.
Từ các tỉnh thành lân cận TP. Hồ Chí Minh như Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Phan Rang, nếu bạn muốn đi Châu Đốc thì thường phải đón xe khách từ các nơi này đến TP. Hồ Chí Minh sau đó đón xe khách đi Châu Đốc.
Từ Đà Nẵng, Hà Nội: Du khách có thể đặt vé máy bay đi TP. Hồ Chí Minh, hoặc đi tàu hỏa đến TP. Hồ Chí Minh, sau đó đón xe khách đi Châu Đốc.
Bạn cũng có thể thuê xe du lịch từ TP. Hồ Chí Minh để đi Châu Đốc nếu như bạn đi theo nhóm đông người.
Xe máy
Nếu bạn là người thích trải nghiệm một chuyến đi nhiều thú vị thì bạn có thể đến Châu Đốc bằng xe máy với điều kiện phải lái xe tốt để đảm bảo an toàn cho mình. Hành trình từ TP. Hồ Chí Minh sẽ đi theo QL1A hướng về Tiền Giang, qua cầu Mỹ Thuận theo QL80 để đi Sa Đéc, tiếp tục qua phà Vàm Cống đến thành phố Long Xuyên, theo QL90 để đến Châu Đốc.
Còn có một cung đường khác nếu bạn muốn khám phá vùng ven biên giới. Cung đường này sẽ đi theo QL62 hướng cửa khẩu Bình Hiệp, tiếp tục đi theo đường sát biên giới hướng Hồng Ngự – Tân Châu là sẽ đến Châu Đốc.
Phương tiện đi lại ở Châu Đốc
Xe đạp: Bạn có thể thuê xe đạp ở các công ty du lịch ngay tại trung tâm Châu Đốc hoặc tại bàn tour của các khách sạn. Tham quan khu vực trung tâm Châu Đốc bằng xe đạp cũng là một trải nghiệm thú vị rất đáng để thử qua.
Xe đạp lôi: ở các tỉnh thành miền Tây đều có sử dụng phương tiện này tuy hiện nay không còn phổ biến như trước. Bạn có thể thuê xe lôi ở trung tâm, khu vực gần chợ hoặc ngay trước khách sạn mình lưu trú.
Xe đạp lôi - một phương tiện du lịch độc đáo ở Châu Đốc. Ảnh: buffalotours.com
Xe đạp lôi – một phương tiện du lịch độc đáo ở Châu Đốc. Ảnh: buffalotours.com
Xe bus: thường tham quan các điểm đến ở Châu Đốc khá gần nhau nên có thể dùng xe đạp hoặc xe máy nhưng tại Châu Đốc có tuyến xe bus đi từ trung tâm đến Núi Sam, Tịnh Biên nên bạn có thể sử dụng phương tiện này. Các trạm xe bus ngay ở trung tâm cũng rất dễ tìm.
Taxi và xe máy: cũng như các thành phố khác, bạn có thể thuê xe máy ở các công ty du lịch ở trung tâm thành phố, hoặc bàn tour tại các khách sạn. Nếu bạn muốn đi taxi có thể liên hệ taxi Mai Linh – điện thoại: 076 3922266, taxi Sài Gòn Hoàng Long – điện thoại: 076 3688688 hoặc taxi Long Xuyên – điện thoại: 076 3858788, taxi Đức Thành – điện thoại: 076 3852403.
Tàu, thuyền, phà: để tham quan một số khu vực như Búng Bình Thiên, làng chài, làng người Chăm ở Châu Giang,…bạn sẽ cần đến giao thông đường thủy. Bạn có thể đón phà hoặc thuê thuyền tại Cảng Du lịch Châu Đốc – 03 Lê Lợi, P. Châu Phú, điện thoại: 0763550949.
Cuộc sống yên bình nơi miền sông nước. Ảnh: buffalotours.com
Cuộc sống yên bình nơi miền sông nước. Ảnh: buffalotours.com
Phương tiện đi lại giữa Châu Đốc và các tỉnh miền Tây
Từ Châu Đốc, nếu bạn muốn đi đến các tỉnh thành khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì có thể đến Bến xe Châu Đốc trên đường Lê Lợi, điện thoại – 076 867171 và chọn các tuyến đi. Hoặc bạn có thể ghé qua thành phố Long Xuyên, cách Châu Đốc gần 60km, đến bến xe Long Xuyên nằm tại P. Mỹ Quý, cũng có rất nhiều xe chạy các tuyến đến những vùng lân cận.

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI DU LỊCH CHÂU ĐỐC

Chùa Tây An
Chùa Tây An còn được gọi chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi Sam. Chùa được xây dựng ở độ cao 284m so với mặt nước biển, theo lối chữ “tam”, mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo, kết hợp với kiến trúc chùa cổ của Việt Nam. Chùa Tây An không chỉ là một nơi hành hương, lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của An Giang.
Chùa Tây An nhìn từ bên ngoài. Ảnh: panoramio.com
Chùa Tây An nhìn từ bên ngoài. Ảnh: panoramio.com
Đình Châu Phú
Đình Châu Phú nằm trên đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Thoại (phường Châu Phú A), thờ bài vị Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cản. Ông là người từng lập nhiều công lớn được các triều vua phong tặng danh hiệu: đô đốc thống chế dinh thần cơ, Thượng đẳng thần, khai quốc công thần, Lễ thành hầu…
Toàn cảnh đình Châu Phú.  Ảnh: vi.wikipedia.org
Toàn cảnh đình Châu Phú.  Ảnh: vi.wikipedia.org
Làng nổi Châu Đốc
Điểm du lịch độc đáo nhất ở Châu Đốc chính là làng bè nổi, nét văn hóa đặc sắc mang đậm phong cách của vùng sông nước. Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu của mỗi gia đình ở những làng nổi này. Ở đây, mỗi chiếc bè như một căn hộ kết nối nhau trải dài dọc hai bờ sông. Mỗi chủ bè có ít nhất 3-4 chiếc bè, thường có thêm một chiếc bè sinh sống cặp bên. Đặc biệt, gần đây, một số người dân có xu hướng đóng bè xuống sông định cư. Cuộc sống của gia đình được gói gọn trên chiếc bè ngang 4m, dài 7-8m.
Vẻ đẹp ấn tượng của làng nổi Châu Đốc. Ảnh: ST
Vẻ đẹp ấn tượng của làng nổi Châu Đốc. Ảnh: ST
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu (xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc) là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.
Lăng Thoại Ngọc Hầu. Ảnh: phuot.vn
Lăng Thoại Ngọc Hầu. Ảnh: phuot.vn
Miếu Bà Chúa Xứ
Tọa lạc dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc. Miếu Bà được xây dựng với kiến trúc tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng, ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật. Hàng năm từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch, người dân nơi đây tổ chức lễ hội Vía Bà nhằm cầu nguyện và tưởng nhớ công lao của người giúp dân dẹp loạn, ban mưa thuận gió hòa.
Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Ảnh: panoramio.com
Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Ảnh: panoramio.com
Làng Chăm Châu Giang
Du khách qua phà Châu Giang để đến với Cồn Tiên, nơi có cộng đồng người Chăm sinh sống tại An Giang. Làng bình yên với những thánh đường Hồi giáo cùng nhiều ngôi nhà sàn truyền thống độc đáo. Đến với làng Chăm, du khách có dịp hiểu biết thêm về văn hóa, sản phẩm dệt thủ công và thưởng thức hương vị ẩm thực độc đáo nơi đây.
Một ngôi nhà cổ ở làng Chăm. Ảnh: buffalotours.com
Một ngôi nhà cổ ở làng Chăm. Ảnh: buffalotours.com
Người dân ở làng Chăm rất thân thiện và hiếu khách. Ảnh: buffalotours.com
Người dân ở làng Chăm rất thân thiện và hiếu khách. Ảnh: buffalotours.com
Kênh Vĩnh Tế
Với chiều dài gần 90km nối liền Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên, kênh được hoàn thành trong 5 năm từ 1819 đến 1824. Kênh đào được thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông Thoại Ngọc Hầu cùng người dân địa phương bằng các công cụ thô sơ và chủ yếu là tay.
Kênh Vĩnh Tế nhìn từ trên cao. Ảnh: panoramio.com
Kênh Vĩnh Tế nhìn từ trên cao. Ảnh: panoramio.com
Núi Sam
Núi Sam cao 284m nằm ở vùng đồng bằng, có đường nhựa dài khoảng 5km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng các ngọn núi khác vùng Bảy Núi là những điểm nhấn tạo nên cảnh quan tự nhiên rất thơ mộng ở miền Tây Nam. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên người dân từ khắp nơi trên cả nước về đây cúng lễ rất đông. Vì đây là ngọn núi thiêng, nên có gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp.
Núi Sam – một danh thắng tuyệt đẹp của An Giang. Ảnh: buffalotours.com
Núi Sam – một danh thắng tuyệt đẹp của An Giang. Ảnh: buffalotours.com
Từ núi Sam, du khách sẽ phóng tầm mắt, ngắm nhìn những đồng lúa chín vàng tuyệt đẹp. Ảnh: victoriahotels.asia
Từ núi Sam, du khách sẽ phóng tầm mắt, ngắm nhìn những đồng lúa chín vàng tuyệt đẹp. Ảnh: victoriahotels.asia
Chùa Hang
Chùa Hang nằm trên triền núi Sam là danh lam – thắng cảnh của tỉnh An Giang và là một di tích lịch sử cấp quốc gia tại Việt Nam. Nằm tách rời với cụm di tích núi Sam trên độ cao hàng trăm mét, ở một nơi thanh tịnh, chùa Hang là nơi trang nghiêm cổ kính với nhiều huyền thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác, tạo sức hấp dẫn với du khách. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1840 – 1845. Từ vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên, lại được con người vun đắp, chùa Hang ngày nay đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch.
Chùa Hang là một thắng cảnh nằm trên triền núi Sam. Ảnh: dulichchaudoc.org
Chùa Hang là một thắng cảnh nằm trên triền núi Sam. Ảnh: dulichchaudoc.org
Ngoài ra, còn nhiều điểm du lịch khác nữa để bạn có thể khám phá nằm gần Châu Đốc như: núi Cấm, rừng tràm Trà Sư…
Rừng tràm Trà Sư cũng là một điểm đến gần Châu Đốc. Ảnh: jump_photos/flickr.com
Rừng tràm Trà Sư cũng là một điểm đến gần Châu Đốc. Ảnh: jump_photos/flickr.com

NHỮNG MÓN ĂN NGON KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI DU LỊCH CHÂU ĐỐC

1/ Bún cá Châu Đốc
Đến Châu Đốc, thứ nổi tiếng nhất ở đây ai cũng biết là mắm. Thế nên cũng là tô bún cá, nhưng hương vị ở Châu Đốc đậm đà hơn hẳn. Để hòa mắm vào tô nước lèo nhưng không vương lại mùi tanh, những nghệ nhân nấu nướng nơi đây trải qua bao đời kinh nghiệm. Họ phải có bí quyết để vị nước vừa đậm đà mà không tanh nồng.
Ngoài những thớ cá lóc vàng ươm, các đầu bếp còn cho thêm chả lụa, thịt quay ăn kèm rau nhút. Gắp một miếng cá chấm chén nước mắm thắng đường có ớt băm nhuyễn, rồi lại húp một muỗng nước lèo mới thấy hết vị ngon ngọt của món ăn dân dã này.
Hương vị món bún cá Châu Đốc không hề lẫn với bất cứ món bún cá nào khác. Ảnh: tigerlx.wordpress.com
Hương vị món bún cá Châu Đốc không hề lẫn với bất cứ món bún cá nào khác. Ảnh: tigerlx.wordpress.com
2/ Bánh bò thốt nốt
Bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm còn nóng hổi xôm xốp lạ miệng, kết hợp với vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xông lên tận mũi, sẽ là món ăn gây ấn tượng khó quên cho thực khách. Đây là đặc sản không nên bỏ qua khi có dịp ghé thăm Châu Đốc.
3/ Tung lò mò
Món ăn đậm chất truyền thống của đồng bào Chăm tại An Giang còn gọi là lạp xưởng bò. Đặc sản này được làm từ ruột, mỡ, và đùi bắp bò đã được lóc từ xương. Sau khi khử mùi bằng rượu và gừng, hỗn hợp thịt bò được trộn theo tỷ lệ nhất định cùng với các loại gia vị cổ truyền của người Chăm. Hỗn hợp này được nhồi vào ruột bò rồi phơi 3-4 nắng thì có thể dùng được. Tung lò mò ngon nhất là được nướng trên bếp than hồng ăn kèm với rau quế, dưa đu đủ, ngò gai và nước chấm là tương phở vừa đủ độ cay. Giá một cân tung lò mò vào khoảng 160.000 -180.000 đồng.
Tung lò mò là món ăn đậm chất truyền thống của đồng bào Chăm tại An Giang còn gọi là lạp xưởng bò. Ảnh: agriviet.com
Tung lò mò là món ăn đậm chất truyền thống của đồng bào Chăm tại An Giang còn gọi là lạp xưởng bò. Ảnh: agriviet.com
4/ Món ăn từ bông điên điển
Bông điên điển là một món ăn ngon phổ biến của người dân Châu Đốc, đặc biệt trong mùa nước nổi. Bông điên điển có thể được chế biến với canh chua, làm dưa hoặc ăn kèm như rau sống. Những bông hoa điên điển màu vàng nhạt với cái vị nhẫn nhẫn, bùi bùi rất đặc trưng đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
Bông điên điển là một món ăn ngon phổ biến của người dân Châu Đốc, đặc biệt trong mùa nước nổi. Ảnh: nemlaivung.vn
Bông điên điển là một món ăn ngon phổ biến của người dân Châu Đốc, đặc biệt trong mùa nước nổi. Ảnh: nemlaivung.vn
5/ Gỏi sầu đâu
Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi – An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím.
Lá sầu đâu được chế biến thành nhiều món ăn, phổ biến nhất là sầu đâu chấm cá kho, thịt kho hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng, từng được coi là món ngon hiếm có trên đời. Chính vị mặn nồng của mắm hòa hợp với vị đăng đắng, hậu ngọt của lá sầu đâu sẽ làm cho vị giác lâng lâng khó tả, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu.
Ở đâu khi du lịch Châu Đốc?
Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn ở Châu Đốc có khá nhiều, với nhiều loại giá khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, du khách nên đặt sớm khi đi vào những dịp cao điểm như Lễ Vía Bà, Tết âm lịch để có mức giá hợp lý.
Một số khách sạn nổi bật ở Châu Đốc như:
Khách sạn Victoria Châu Đốc nằm ngay bên bờ sông Hậu xinh đẹp. Ảnh: victoriahotels.asia
Khách sạn Victoria Châu Đốc nằm ngay bên bờ sông Hậu xinh đẹp. Ảnh: victoriahotels.asia

Không gian lãng mạn khi hoàng hôn buông xuống tại Victoria Núi Sam Lodge. Ảnh: victoriahotels.asia
Không gian lãng mạn khi hoàng hôn buông xuống tại Victoria Núi Sam Lodge. Ảnh: victoriahotels.asia

ĐẶC SẢN NÊN MUA LÀM QUÀ KHI ĐẾN CHÂU ĐỐC

1/ Các loại mắm
Châu Đốc được mệnh danh là “vương quốc mắm” nhờ nằm ngay ngã ba sông Hậu, một trong hai nhánh của sông Mê Kông nổi tiếng với trữ lượng cá vô cùng phong phú. Đến Châu Đốc, bạn sẽ bắt gặp các loại mắm hấp dẫn như mắm cá linh, cá lóc, cá trèn, ba khía, cá sặc… hay nổi tiếng nhất là mắm Thái được bày bán khắp nơi.
Mắm Châu Đốc có vị hơi ngọt đặt trưng của Nam Bộ nhưng bên trong lại mặn, rất thích hợp ăn cùng cơm trắng, đặc biệt vào những ngày mưa. Giá các loại mắm dao động từ vài chục nghìn đến hơn 100.000 đồng mỗi kg. Du khách có thể mua ở chợ Châu Đốc hoặc khu vực ngay chân núi Sam.
Các loại mắm đa dạng được bán đầy chợ Châu Đốc, nơi bán rất sạch sẽ và thắp đèn cả ngày để xua đuổi ruồi nhặng. Ảnh: mientay.cungbandulich.info
Các loại mắm đa dạng được bán đầy chợ Châu Đốc, nơi bán rất sạch sẽ và thắp đèn cả ngày để xua đuổi ruồi nhặng. Ảnh: mientay.cungbandulich.info
2/ Các loại khô
Ngoài các loại mắm, khô cá cũng là món ăn nổi tiếng ở An Giang. Vì lượng cá quá nhiều và tươi ngon nên khô ở đây cũng đa dạng như khô cá linh, cá sặc, cá tra…
Châu Đốc còn có món khô bò rất ngon, chia làm 3 loại gồm khô bò vàng cứng và giòn, khô bò nâu sẫm cứng nhưng không giòn và khô bò nâu xốp giòn, dẻo. Khô Châu Đốc chính là một trong những món du khách rất hay mua về làm quà.
3/ Quả mây gai và me Thái
Đến Châu Đốc, bạn rất dễ bị mê hoặc bởi những trái me Thái chín ngọt lịm thơm lừng bày bán khắp nơi. Thỉnh thoảng bạn cũng sẽ bắt gặp những sạp hàng bán mây gai, một loại quả đặc trưng mà ở Việt Nam chỉ An Giang mới có.
Quả mây gai được bán ở khu chợ đêm ngay trước chợ Châu Đốc, giá khoảng 20.000-35.000 đồng mỗi kg.
Mây gai màu cam, khi chín ngả sang hơi đen, rất nhẹ, xuất xứ Thái Lan và được nhập về An Giang qua biên giới Campuchia. Bên ngoài quả có gai nhỏ nhưng không nhọn, rất dễ bóc vỏ. Mây gai có mùi thơm vừa giống mít, vừa có chút hương của núi rừng.
Sau khi bóc lớp vỏ gai, bạn sẽ được thưởng thức vị ngọt ngọt chua chua rất đặc trưng. Tuy nhiên, quả mây gai chỉ để được khoảng vài ngày. Bạn nên chọn mua quả chưa chín trước khi về để lúc biếu, món quà vẫn trong trạng thái tốt và vừa chín tới.
4/ Thốt nốt
Nhắc đến An Giang, không thể quên những món ăn làm từ thốt nốt. Trong đó, thốt nốt tươi rất mềm, vị hơi giống dừa nhưng ăn mát hơn. Bạn cân nhắc mua loại ngâm sẵn trong hũ về làm quà. Chúng có thể để tới một năm, tuy nhiên tuyệt vời nhất vẫn là thốt nốt tươi.
Lưu ý quan trọng là thốt nốt tươi chỉ để được khoảng 2 – 3 ngày trong tủ lạnh, nước có bán sẵn ngoài chợ nhưng nên bảo quản trong vòng 24 giờ, khi mua về cần sử dụng liền. Ngoài ra, đường thốt nốt dùng để kho cá, pha nước chanh uống rất ngon và mát.
Bánh thốt nốt. Ảnh: canthotourist
Bánh thốt nốt. Ảnh: canthotourist
5/ Cà na đập
Quả cà na tươi, sau khi đập nát, vắt bớt nước và chà xát để ra hết chất chát thì đem dầm đường, chờ khoảng vài tiếng đồng hồ là có thể sử dụng. Món này phải khéo léo sao cho quả cà na bị đập không quá nát, vẫn giữ màu xanh tươi sau khi chà xát, vắt nước nhưng hương vị còn nguyên, ăn vẫn giòn. Cà na đập ăn chung với muối ớt, vừa ngọt, vừa giòn rất ngon. Giá món này khá đắt, khoảng 100.000 đồng mỗi kg. Bạn có thể mặc cả nếu mua nhiều.
Chợ Châu Đốc là nơi du khách có thể mua món cà na đập thơm ngon. Ảnh: viet-circle.com
Chợ Châu Đốc là nơi du khách có thể mua món cà na đập thơm ngon. Ảnh: viet-circle.com


Không có nhận xét nào: