Ngay từ khi vừa lọt lòng thì bé đã phải nhận những mũi tiêm phòng vắc xin đầu tiên, nhìn thấy thiên thần bé nhỏ khóc vì tiêm phòng làm lòng mẹ đau thắt lại.
Nhưng thật sự tiêm vắc xin là một trong những vấn đề bắt buộc và chắc chắn phải tuân theo, nhờ có vắc xin mà giúp cơ thể non nớt của bé sản sinh các kháng thể, giúp bé miễn nhiễm với một số loại bệnh thường gặp và nguy hiểm.
Cho nên hãy cho bé tham gia đầy đủ lịch tiêm phòng, trừ những trường hợp bé bị bệnh nặng thì bác sĩ sẽ thay đổi lịch tiêm phòng cho bé
Các vắc xin cần tiêm cho trẻ sơ sinh:
Mỗi loại vắc xin đều có tính chất riêng và nguyên lý riêng để phòng tránh các loại bệnh dịch khác nhau, cho nên các bố mẹ hãy tìm hiểu rõ thông tin và tuân theo lịch tiêm phòng cố định của bác sĩ đưa ra để đưa bé đi tiêm phòng các loại vắc xin vào các thời điểm tốt và chính xác nhất
1/ Vắc xin viêm gan B (HepB)
Công dụng: Giúp bé chống lại virut gây viêm gan B, một loại bệnh gan mãn tính có thể gây ra xơ gan và ung thư gan ( Virut này có thể được lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai
Thời điểm tiêm vắc xin viêm gan B: Ngay sau khi bé vừa ra đời trong vòng 24h thì bé phải được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B, sau đó sẽ tiêm mũi vắc xin ngừa viêm gan B thứ 2 trong thời gian 1 – 2 tháng tới, mũi vắc xin ngừa viêm gan B thứ 3 sẽ được tiêm vào thời điểm lúc bé được 6 – 18 tháng tuổi với liều lượng bằng 1/3 mũi đầu tiên.
Những tác dụng phụ khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B là sốt nhẹ, sưng tấy và đau ở chỗ tiêm
2/ Vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTaP).
Công dụng: Đây là một loại vắc xin tổng hợp giúp bé tránh được các loại bệnh như bạch hầu ( bệnh từ vi khuẩn làm cổ họng bé bị đen đi, trong quá khứ đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu) – uốn ván ( bệnh từ vi khuẩn làm cơ bắp co thắt, thay đổi cấu trúc xương của trẻ) – ho gà ( bệnh này rất phổ biến, dễ lây lan)
Thời điểm tiêm vắc xin DTaP: Thời điểm tiêm vắc xin DTaP là khi bé được 2 – 4 – 6 tháng, tiếp tục tiêm khi bé được 15 – 18 tháng và khi bé được 4 – 6 tuổi.
Có thể kết hợp tiêm phòng vắc xin DTaP với các vắc xin viêm gan B để làm giảm số lần đi tiêm của trẻ
Tiêm vắc xin DTaP có thể gây ra các tác dụng phụ như đau, sưng tấy ở vị trí bị tiêm, sốt, chán ăn trong 1 – 2 ngày sau khi tiêm
3/ Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu.
Theo thống kê thì có đến hơn 90% dân số thế giới sẽ bị mắc bệnh thủy đậu 1 lần trong đời nếu không được tiêm phòng thủy đậu từ nhỏ. Đây là một căn bệnh ám ảnh nhiều người và có thể để lại những hậu quả, di chứng nghiêm trọng. Đây lại là căn bệnh rất dễ lây lan cho nên hãy cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu theo đúng lịch để tránh nguy cơ bé mắc phải căn bệnh này.
Công dụng: Giúp ngăn ngừa bệnh thủy đậu, tỉ lệ người bị thủy đậu sau khi tiêm phòng là rất ít, và dù có bị thủy đậu thì cũng rất nhẹ và mau lành hơn so với người không được tiêm phòng thủy đậu. Thủy đậu nặng có thể gây ra những biến chứng như nhiễm trùng da, sưng não và trẻ có thể bị viêm phổi.
Thời điểm tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu: Tiêm 2 mũi vắc xin, lần đầu tiên vào lúc trẻ được 12 – 15 tháng, lần thứ 2 vào lúc trẻ được 4 – 6 tuổi
Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu có thể gây ra các tác dụng phụ như sốt, phát ban
4/ Vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella (MMR).
Công dụng: Vắc xin MMR giúp trẻ ngừa được bệnh sởi ( bệnh gây sốt cao và phát ban ở trẻ) – quai bị ( bệnh gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt và sưng ” cậu nhỏ” của trẻ) – rubella ( bệnh gây dị tật cho trẻ).
Thời điểm tiêm vắc xin MMR: Vắc xin này cần được tiêm 2 lần, lần đầu lúc bé được 12 – 15 tháng tuổi, lần thứ 2 lúc bé được 4 – 6 tuổi. Có thể tiêm vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella và vắc xin ngừa thủy đậu cùng lúc
Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella là sốt nhẹ, phát ban, đau khớp, cổ và tuyến nước bọt bị sưng kéo dài từ 1 – 2 tuần
5/ Vắc xin phòng bại liệt (IPV).
Công dụng: Ngăn ngừa bại liệt ở trẻ – một trong những chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm và để lại hậu quả lâu dài cho trẻ.
Thời điểm tiêm vắc xin phòng ngừa bại liệt: Mang bé đi tiêm vắc xin IPV lần đầu ở một trong các thời điểm trẻ được 2 – 4 – 6 – 18 tháng và tiêm mũi thứ 2 lúc trẻ từ 4 – 6 tuổi.
Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin ngừa bại liệt là sưng, tấy đỏ ở vị trí tiêm, có thể gây dị ứng.
6/ Vắc xin ngăn ngừa bệnh cúm.
Đây là căn bệnh thường gặp của bé và bé cần được tiêm phòng vắc xin ngừa cúm hằng năm
Công dụng: Ngừa bệnh cúm
Thời điểm tiêm vắc xin phòng ngừa bại liệt: Khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên và tiêm cho trẻ mỗi năm vào đầu mùa thu
Tác dụng phụ là có thể gây ra sốt nhẹ, đau nhức ở vị trí tiêm. Lưu ý là nếu con bạn bị dị ứng với trứng thì không nên tiêm vắc xin ngừa cúm cho trẻ vì trẻ sẻ dị ứng với vắc xin này.
7/ Vắc xin ngừa tiêu chảy cấp (Rotavirus – RV).
Công dụng: Ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và nôn mửa ở trẻ sơ sinh
Đây là loại vắc xin dạng uống chứ không cần tiêm chích, cho bé uống lúc bé được 2 – 4 tháng tuổi, và một liều lúc 6 tháng. Hãy liên hệ bác sĩ để có được liều lượng cần thiết cho bé
Tác dụng phụ có thể xảy ra là nôn ói, tiêu chảy nhẹ tạm thời
8/ Vắc xin phòng ngừa viêm màng não (MCV4).
Công dụng: Ngăn ngừa bệnh viêm màng não ( bệnh gây viêm màng não, tủy sống, nhiễm trùng máu và các biến chứng nhiễm trùng khác)
Thời điểm tiêm vắc xin phòng ngừa viêm màng não: Thời gian tiêm phòng cho bé tốt nhất giữa 9 -23 tháng tuổi, tiêm 2 mũi. Nếu chưa tiêm lúc nhỏ nên tiêm cho bé mũi đầu tiên lúc bé 11 – 12 tuổi, sau đó tiêm mũi thứ 2 lúc bé 16 tuổi
Tác dụng phụ có thể mang lại là sưng tấy và đau nhức tại vị trí tiêm
9/ Vắc xin ngừa viêm gan A.
Công dụng: Ngăn ngừa bệnh viêm gan A (nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống mất vệ sinh dẫn đến trẻ bị viêm gan A, khiến trẻ vàng da, mệt mỏi, không muốn ăn uống, triệu chứng sốt)
Thời điểm tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan A: Tiêm 2 mũi cho bé, 1 mũi vào lúc bé được 12 – 23 tháng tuổi, 1 mũi thứ 2 vào 06 tháng sau lần tiêm đầu tiên
Tác dụng phụ có thể mang lại là trẻ bị mệt mỏi, đau nhức tại vết tiêm, đau dầu, chán ăn
10/ Vắc xin ngừa phế cầu liên hợp ( PVC13).
Công dụng: Ngăn ngừa vi khuẩn phế cầu, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh viêm màu nào, viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tai….
Thời điểm tiêm vắc xin phòng ngừa phế cầu liên hợp: Vắc xin này bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn phế cầu trong 3 năm, khi trẻ dễ bị tấn công bởi khuẩn này nhất. Trẻ cần phải tiêm 4 mũi vắc xin vào các thời điểm 2 tháng – 4 tháng – 6 tháng và lần thứ 4 vào khoảng giữa 12 – 15 tháng.
Tác dụng phụ là có thể khiến vị trí tiêm bị sưng tấy, sốt và buồn ngủ.
11/ Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib).
Công dụng: Ngăn ngừa bệnh Hib, là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm màng não, gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc viêm phổi. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nhất là đối với các trẻ dưới 5 tuổi
Thời điểm tiêm vắc xin phòng ngừa Haemophilus cúm B: Vào lúc bé được 2 – 4 – 6 tháng và giữa 12 – 15 tháng
Tác dụng phụ có thể gây ra là sốt, sưng tấy và đau nhức tại vị trí tiêm
Các bố mẹ nên nghiêm túc thực hiện đúng lịch tiêm phòng, tiêm đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ để đảm bảo bé có được sự phòng tránh cần thiết với các dịch bệnh thường gặp và nguy hiểm nhé!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét