Nhân dịp lễ S.Monica, một bà mẹ đã cải hóa được đứa con hư, chúng tôi xin góp nhặt một số bài viết đó đây để tặng các bà mẹ có hoàn cảnh tương tự.
Xin Thánh Monica thêm lời cầu giúp các bà. (http://gpcantho.com/)
Xin Thánh Monica thêm lời cầu giúp các bà. (http://gpcantho.com/)
LÀM GÌ KHI “CÁ” KHÔNG CHỊU “MUỐI” ?
Hiện tượng cha mẹ áp đặt con cái với cách nghĩ “Mình đúng bởi mình là người lớn” dẫn đến lối phản ứng và hành vi thái quá của con cái với cha mẹ. Đó là hệ quả tư tưởng áp đặt ở không ít gia đình.
“CÁ” CHÊ “MUỐI”
Nhiều người cho rằng con cái phải biết vâng lời, và “bất hạnh” thay nếu con cãi lời, chống đối cha mẹ. Cậu bé Thanh Minh (9 tuổi, nhà hàng xóm tôi) đã phản ứng khi cha mẹ ép đi học bơi trong mùa hè vừa qua. Minh cãi : “Con không học bơi đâu, con chỉ thích học võ thôi !”. Cha mẹ cậu chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm vì cho rằng con trai lì lợm, khó bảo.
Những lời khuyên, dạy dỗ của vợ chồng họ dành cho cháu cứ trôi tuột. Người mẹ nói : “Đúng là đồ hư, không nghe lời cha mẹ. Để đó rồi xem. Cá không ăn muối cá ươn mà !”.
Những lời khuyên, dạy dỗ của vợ chồng họ dành cho cháu cứ trôi tuột. Người mẹ nói : “Đúng là đồ hư, không nghe lời cha mẹ. Để đó rồi xem. Cá không ăn muối cá ươn mà !”.
Còn Thanh Mai (18 tuổi, chị của Thanh Minh) lại “sắc sảo” hơn khi lý sự với phụ huynh : “Bây giờ cá chẳng cần ướp muối mà vẫn tươi, người ta đã biết cách bảo quản bằng tủ lạnh… Vì sao con muốn thi Đại học Sư Phạm mà cha mẹ lại không đồng ý, con thích được làm giáo viên. Không hiểu sao cha mẹ lại cứ bắt con phải thi vào Đại học Kinh tế?”.
KHÔNG CÓ “MUỐI”, ĐÔI KHI “CÁ” VẪN TƯƠI
Trẻ em thường bị gò ép trong những khuôn phép giáo dục của gia đình. Đôi khi khuôn phép quá cứng ngắc, song cuối cùng người lớn vẫn là “người lớn”, họ ít khi thừa nhận những việc làm sai. Trên thực tế không phải lúc nào cha mẹ cũng đúng.
Đã có không ít người cha, người mẹ luôn cho rằng con mình là “trẻ con” dù chúng đã bước vào tuổi trưởng thành. Nhiều hậu quả đáng tiếc từ sự gia trưởng và ép buộc vô lý của người lớn.
Như trong việc chọn trường, chọn nghề, một số phụ huynh ép con mà không cần quan tâm đến năng khiếu, sở trường của chúng. Thậm chí khi được những người có chuyên môn góp ý, họ cũng chẳng cần quan tâm mà luôn bảo thủ trước cái sai của mình. Sau mỗi lần làm sai, họ chỉ tìm cách biện hộ để lấp chỗ trống, làm cho con cái dễ coi thường, thậm chí còn tìm cách chống đối bậc sinh thành.
Đã có không ít người cha, người mẹ luôn cho rằng con mình là “trẻ con” dù chúng đã bước vào tuổi trưởng thành. Nhiều hậu quả đáng tiếc từ sự gia trưởng và ép buộc vô lý của người lớn.
Như trong việc chọn trường, chọn nghề, một số phụ huynh ép con mà không cần quan tâm đến năng khiếu, sở trường của chúng. Thậm chí khi được những người có chuyên môn góp ý, họ cũng chẳng cần quan tâm mà luôn bảo thủ trước cái sai của mình. Sau mỗi lần làm sai, họ chỉ tìm cách biện hộ để lấp chỗ trống, làm cho con cái dễ coi thường, thậm chí còn tìm cách chống đối bậc sinh thành.
CÙNG HỢP TÁC
Theo các nhà tâm lý, trẻ có biểu hiện bướng bỉnh là muốn chứng tỏ mình biết suy nghĩ, có tư duy độc lập, nhất là trẻ vị thành niên. Khi ấy, cha mẹ cần lắng nghe và thấu hiểu tâm tư, đặt mình vào vị thế của con. Trong một vài trường hợp, cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ làm theo ý muốn của chúng trong sự kiểm soát của người lớn.
Sau đó, hãy phân tích kết quả mà trẻ đạt được và chỉ cho trẻ thấy nếu vâng lời cha mẹ thì hành động đó sẽ có kết quả tốt hơn. Chọn thời điểm thích hợp để truyền đạt đến chúng những yêu cầu và mong muốn của mình. Ngược lại, nếu bắt buộc thì không có tác dụng giáo dục.
Sau đó, hãy phân tích kết quả mà trẻ đạt được và chỉ cho trẻ thấy nếu vâng lời cha mẹ thì hành động đó sẽ có kết quả tốt hơn. Chọn thời điểm thích hợp để truyền đạt đến chúng những yêu cầu và mong muốn của mình. Ngược lại, nếu bắt buộc thì không có tác dụng giáo dục.
Đã đến lúc cha mẹ không chỉ là người dạy dỗ con trẻ mà còn là người bạn đồng hành thân thiết của các em. Muốn vậy, cha mẹ cần “làm bạn” để dẫn dắt, định hướng con trẻ, tháo gỡ hàng rào tâm lý, tạo bầu không khí dân chủ trong gia đình.●
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn – Đồng Nai
Dạy học sinh cá biệt: Lạt mềm buộc chặt
Làm sao dạy học sinh cá biệt nên người luôn là câu hỏi khó tìm lời giải. Nhưng có những giáo viên vẫn chịu khó, sáng tạo để tìm ra “thuốc đặc trị”.
Đồng cảm và bảo vệ
Ông Trần Tấn Tài - Phó phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM, nhiều năm làm Hiệu trưởng Trường THCS Trần Bội Cơ cho biết, ông đã từng phát hiện, xử lý rất nhiều vụ học sinh (HS) liên quan đến trộm tiền bạn học. Nhưng có điều khá đặc biệt là khi tìm ra thủ phạm, ông không công khai danh tánh mà lại bảo vệ các em.
Điều này mới nghe qua có vẻ nghịch lý, nhưng ông cho rằng, nếu nêu tên, bạn học biết mình là kẻ cắp, các em sẽ mặc cảm và ghét bỏ cả thầy cô. Chẳng những thế, khi bị bạn bè chế giễu là kẻ ăn cắp thì các em sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn, dễ dẫn đến chán học.
Điều này mới nghe qua có vẻ nghịch lý, nhưng ông cho rằng, nếu nêu tên, bạn học biết mình là kẻ cắp, các em sẽ mặc cảm và ghét bỏ cả thầy cô. Chẳng những thế, khi bị bạn bè chế giễu là kẻ ăn cắp thì các em sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn, dễ dẫn đến chán học.
Ông cũng chia sẻ kinh nghiệm phát hiện học sinh trộm tiền thông qua phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả: Loại trừ. HS sẽ lấy ra một mẫu giấy, ghi và trả lời các câu hỏi như: Em có “lỡ” lấy tiền của bạn không? Bạn nào thường hay lấy đồ của bạn khác mà không trả? Trước thời gian bạn bị mất trộm, em thấy ai khả nghi?… “Do các em không ghi tên trong giấy nên sẽ trả lời rất thật và mạnh dạn.
Sau đó mình lọc lại thì chỉ còn khoảng 5-6 em khả nghi. Mình chỉ cần mời từng em lên làm việc, mình nhìn thẳng vào mắt các em, nếu em nào lấy trộm, chắc chắn không dám nhìn lại. Đồng thời, mình đánh vào lỗi lầm của các em như một sự đồng cảm: ai cũng từng có lỗi lầm và thầy cũng vậy, cũng từng mắc sai lầm.
Nhưng quan trọng mình biết nhận lỗi và sửa sai để trở thành người tốt. Cuối cùng mình hứa với HS là sẽ bảo vệ, không để ai biết em là kẻ cắp. Nếu mình thực hiện được điều hứa, các em sẽ thấy tin tưởng ở thầy cô giáo, và chắc chắn các em sẽ phấn đấu”, ông Tài nói.
Sau đó mình lọc lại thì chỉ còn khoảng 5-6 em khả nghi. Mình chỉ cần mời từng em lên làm việc, mình nhìn thẳng vào mắt các em, nếu em nào lấy trộm, chắc chắn không dám nhìn lại. Đồng thời, mình đánh vào lỗi lầm của các em như một sự đồng cảm: ai cũng từng có lỗi lầm và thầy cũng vậy, cũng từng mắc sai lầm.
Nhưng quan trọng mình biết nhận lỗi và sửa sai để trở thành người tốt. Cuối cùng mình hứa với HS là sẽ bảo vệ, không để ai biết em là kẻ cắp. Nếu mình thực hiện được điều hứa, các em sẽ thấy tin tưởng ở thầy cô giáo, và chắc chắn các em sẽ phấn đấu”, ông Tài nói.
Tìm cách giải tỏa năng lượng
5 năm trở về trước, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, TP.HCM nằm trong tình trạng “báo động đỏ”. Ông Trần Ngọc Minh - nguyên Hiệu trưởng, cho biết: “Chuyện “choảng” nhau của HS trường này trước kia như cơm bữa. Một ngày đánh nhau mấy lần, đánh trong trường, đánh ngoài đường, lôi cả giang hồ vào đánh”…
Trước thực trạng này, ông cho thành lập hàng loạt các CLB âm nhạc, hội họa, võ thuật… và tìm cách tuyên truyền để HS cá biệt tham gia. Ông ví HS như năng lượng hạt nhân, mình sử dụng theo mục đích nào là do mình.
“Khi vui chơi, hoạt động trong các CLB, các em sẽ hết năng lượng, và khi về nhà là các em ngủ, nghỉ, không đi quậy phá, lâu ngày sẽ thành thói quen. Đồng thời thầy cô giáo phải có quá trình theo dõi sự thay đổi của các em”, ông Minh nói.
Trước thực trạng này, ông cho thành lập hàng loạt các CLB âm nhạc, hội họa, võ thuật… và tìm cách tuyên truyền để HS cá biệt tham gia. Ông ví HS như năng lượng hạt nhân, mình sử dụng theo mục đích nào là do mình.
“Khi vui chơi, hoạt động trong các CLB, các em sẽ hết năng lượng, và khi về nhà là các em ngủ, nghỉ, không đi quậy phá, lâu ngày sẽ thành thói quen. Đồng thời thầy cô giáo phải có quá trình theo dõi sự thay đổi của các em”, ông Minh nói.
Mặt khác, ông cũng nhận ra rằng, những HS lớp 10 thường xuyên đánh nhau nhất. Bởi các em đến từ nhiều trường, nhiều nơi khác nhau nên chưa có thời gian hiểu nhau. Do vậy, cứ mỗi đầu năm học, ông lại sinh hoạt cho HS tự giới thiệu để tạo sự gần gũi.
Tìm hiểu tâm lý từng đối tượng
Trong các trường giáo dục thường xuyên, tình hình phức tạp hơn. Theo ông Phan Minh Khoa - Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình (TP.HCM), HS giáo dục thường xuyên thường có học lực yếu, hoàn cảnh cá biệt (nghèo, nhập cư từ các tỉnh, đã nghỉ học, vừa đi học vừa đi làm, lớn tuổi…) nên giáo dục HS này không vi phạm đạo đức là điều rất khó.
Hiểu đặc điểm của HS, ông đề ra biện pháp: giáo viên khi tiếp cận một trường hợp HS hư phải xác định lứa tuổi, giới tính để nắm được tâm sinh lý của HS, nguyên nhân dẫn HS đến chỗ cá biệt (do mâu thuẫn gia đình; cha mẹ thường xuyên cãi vã, ly hôn; cha mẹ nuông chiều; mồ côi cha, mẹ; ở xa gia đình…).
Từ đó, giáo viên tiếp cận HS vi phạm bằng cách lắng nghe HS giải trình, thái độ tôn trọng và hòa nhã. Ông Khoa khẳng định: “Đối tượng HS này mình cần phải tìm giải pháp tâm lý sẽ hiệu quả hơn là kỷ luật nghiêm khắc”.
Từ đó, giáo viên tiếp cận HS vi phạm bằng cách lắng nghe HS giải trình, thái độ tôn trọng và hòa nhã. Ông Khoa khẳng định: “Đối tượng HS này mình cần phải tìm giải pháp tâm lý sẽ hiệu quả hơn là kỷ luật nghiêm khắc”.
Tiến sĩ Trương Công Thanh - Viện Nghiên cứu giáo dục, cho rằng: “Để giáo dục HS cá biệt khó hơn rất nhiều so với dạy HS khá giỏi. Người thầy phải có cái tâm mới có thể chuyển hóa được HS cá biệt, yếu kém thành ngoan hiền.
Hiện nhiều trường chỉ có phần thưởng cho những thầy cô giáo bồi dưỡng HS giỏi mà không chú ý đến giáo viên dạy HS cá biệt. Điều này khiến giáo viên không có động lực trong việc cảm hóa, dạy bảo tâm huyết HS cá biệt”.
Hiện nhiều trường chỉ có phần thưởng cho những thầy cô giáo bồi dưỡng HS giỏi mà không chú ý đến giáo viên dạy HS cá biệt. Điều này khiến giáo viên không có động lực trong việc cảm hóa, dạy bảo tâm huyết HS cá biệt”.
Minh Luân
Cách dạy trẻ bướng bỉnh
“Con tôi không bao giờ chấp nhận bị từ chối điều gì, hễ có chuyện không vừa ý là nằm lăn ra đất ăn vạ, khóc lóc đòi bằng được mới thôi. Vợ chồng tôi nhiều khi mất mặt với khách khứa mà không biết phải xử trí với cháu ra sao…”.
Trước băn khoăn này của không ít các vị phụ huynh, TS. Tâm lý Claire Halsey, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề làm cha mẹ đưa ra giải pháp trên YF:
“Không thèm” để ý
Giải pháp đối phó ngay lúc bé nhất quyết không nghe lời mà khăng khăng theo ý mình, thậm chí nằm lăn ra đất khóc lóc là hãy tảng lờ những yêu cầu, đòi hỏi của bé.
Phụ huynh cần giải thích ngắn gọn với thái độ điềm tĩnh cho bé biết tại sao yêu cầu của bé không chấp nhận được, sau đó bỏ đi cho khác. Bé có thể sẽ khóc to hơn nhưng rồi sẽ tự nín. Cha mẹ cố gắng không nhìn bé, không nói với bé cho đến khi bé thay đổi thái độ, tập trung vào mục tiêu khác.
Đôi lúc bạn cần “thi gan” với con thế đấy, chính bé sẽ phải là người chủ động chấm dứt “hành vi thái quá” của mình.
Dành cho bé sự quan tâm tích cực
Trẻ tìm đến cha mẹ trong những lúc khó khăn, nhưng nếu bạn thường xuyên bắt con phải đợi, con sẽ học được rằng cách duy nhất để được bố mẹ chú ý ngay lúc ấy là phải làm om sòm lên, hét thật to và thậm chí la khóc.
Để tránh cho con thứ kinh nghiệm không mong muốn này, hãy bỏ ra vài phút hỏi xem con muốn gì, có thể con chỉ muốn khoe bạn bức tranh bé vừa vẽ thôi, không mất thời gian của bạn lắm đâu.
Cương quyết
Có những ông bố bà mẹ mặc dù đã từ chối con nhưng lại không đủ cương quyết khi con giở bài khóc, dỗi, cuối cùng họ nhượng bộ. Bạn không nên làm vậy. Một quyết định đã được đưa ra, bạn hãy trung thành với nó. Đừng để bé thấy rằng cha mẹ rất “dễ”, chỉ nài khóc hay mè nheo một lúc là sẽ được như ý mình ngay.
Ứng phó chỗ đông người
Như vị phụ huynh trên có nói, bạn cảm thấy bối rối khi nhà có khách. Các bậc cha mẹ gặp phải trường hợp con quấy nhiễu chốn đông người hoặc khi nhà có khách cũng thường mang tâm lý như bạn, chỉ muốn nhượng bộ con ngay để chấm dứt trò ăn vạ càng nhanh càng tốt. Song thực tế, đó chưa phải cách hành xử đúng.
Nếu con bạn không nghe lời và tỏ thái độ mè nheo, hãy kiên quyết bế con đi chỗ khác, áp dụng cách xử trí 1. Đừng lo lắng rằng sự ồn ã om sòm của con sẽ làm phiền đến những người xung quanh. Họ đã trải qua chuyện ấy rồi và có thể thông cảm với bạn được.
Dạy con biết giá trị đồng tiền
Bởi một trong những đòi hỏi bướng bỉnh khá phổ biến của bé là đòi mua kẹo, mua đồ chơi. Nếu bạn dạy cho con biết, kiếm được đồng tiền vất vả thế nào, bé có thể sẽ hiểu và chấp nhận lời từ chối của cha mẹ trước yêu cầu mua những món đồ đắt tiền.
Bạn cũng nên dạy con tiết kiệm tiền mừng sinh nhật, tiền mừng tuổi, tiền tiêu vặt v.v. khi được một món lớn bạn sẽ dắt bé đi mua đồ chơi, mua thứ gì bé muốn. Bé sẽ ý thức hơn và vui hơn với món đồ mình có được theo cách “vinh quang” này.
Khéo dạy con bướng bỉnh
(Lam me) - Một trong những điều khiến chúng ta mệt mỏi nhất trong quá trình nuôi dạy con là phải chứng kiến những cơn cáu kỉnh và thái độ bướng bỉnh của trẻ.
Hãy đến với chuyên mục Làm mẹ của Eva để hiểu hơn những điều Người mẹ cần biết , cách Chăm sóc trẻ sơ sinh, Chọn đồ chơi cho bé, Kinh nghiệm của mẹ, cách Dạy con tuổi dậy thì hay mẹ Tây dạy con và chia sẻ cảm xúc trong Tâm sự người mẹ bạn nhé!
Khi đó, hãy ghi nhớ những bí quyết “bỏ túi” này, bởi vì chúng thực sự hữu ích.
Phớt lờ đi
Con bạn cứ nhún nhảy trên giường, ném gối xuống sàn nhà và la hét inh ỏi. Bạn bảo con chấm dứt ngay nhưng bé không để ý đến lời bạn. Khi bạn ẵm bé lên thì bé quẫy đạp lung tung và gào thét. Xử lý thế nào đây?
Rất dễ dàng – bạn chỉ cần bỏ sang phòng khác. Những cơn giận của trẻ chẳng qua chỉ là chiến thuật thu hút sự chú ý mà thôi. Và khi không nhận được sự quan tâm thì cơn giận cuối cùng cũng sẽ nguôi đi. Một vở kịch không thể trình diễn nếu không có khán giả.
Khi trẻ tỏ thái độ ngang ngạnh, bạn nên bình tĩnh để có cách xử trí đúng. (Ảnh minh họa).
Làm phân tâm
Bạn và con trai đang chơi đất nặn. Bạn làm một số trái tim, nhưng bé lại gào lên là mình muốn những hình tròn. Cu cậu ném những hình trái tim xuống sàn nhà rồi khóc toáng lên “Vòng tròn, vòng tròn”.
Giải pháp ở đây là nói một điều gì đó hoàn toàn không liên quan đến những gì bạn đang làm, kiểu như “Chúng ta chạy thi lên cầu thang xem ai nhanh hơn nhé!”. Tại sao lại như vậy? Đây là chiến thuật “phân tâm”, và ngay cả bạn cũng không phải bực tức nữa vì đã chuyển sang một hoạt động khác.
Làm trẻ thấy an toàn
Con gái của bạn đang chơi gần chỗ đứa em trai đang ngủ trong phòng khách. Đột nhiên, cô bé chụp lấy cái lục lạc rồi bắt đầu lắc ầm ĩ làm cho em bé giật mình khóc. Bạn bảo bé để ngay cái lục lạc xuống, nhưng bé từ chối và bắt đầu chảy nước mắt rồi gào lên là bạn yêu em bé hơn mình. Bạn phải làm gì đây?
Hãy bế bé lên, nhìn vào mắt bé, nói nhỏ nhẹ rằng mình rất yêu bé và âu yếm vuốt ve mặt bé. Sau đó hãy ôm chặt bé vào lòng. Làm cho trẻ cảm thấy mình được an toàn và an tâm là một cách thức rất hiệu quả để chấm dứt cơn giận dữ của trẻ.
Trẻ sẽ hết bướng khi có được cảm giác cha mẹ cũng yêu thương chúng. (Ảnh minh họa).
Chia sẻ bí mật
Con bạn quẫy đạp lung tung và không chịu ngồi vào xe còn bạn thì lại đang trễ hẹn. Hãy làm cho bé bình tĩnh lại bằng cách kể một bí mật (ai mà lại không thích bí mật nhỉ!). Hãy nói nhỏ vào tai bé “Con có muốn mẹ kể cho con nghe một bí mật không?”
Cô bé sẽ gật đầu, sau đó bạn thầm thì một số chuyện đặc biệt về những gì bạn đang làm, kiểu như “Con có biết mẹ đang trồng những cây ớt trên sân thượng không?” Bằng việc giữ cho giọng nói của bạn nhẹ nhàng và bí ẩn, cô bé sẽ nghĩ rằng mình là một phần của trò chơi thú vị.
Chọc cười
Đã đến giờ đi đánh răng mà con bạn lại không thích hương trái cây của kem đánh răng bạn mới mua. Cô bé ném bàn chải đi, làm vung vãi kem đánh răng khắp nơi và bạn bắt đầu nổi giận. Có lẽ điều cuối cùng mà bạn nghĩ mình nên làm là chọc cho bé cười. Nhưng đó thật sự là điều bạn cần làm lúc này.
Hãy tạo ra một âm thanh buồn cười hay bộ mặt ngộ nghĩnh, thổi vào bụng của bé, đánh răng với điệu bộ hài hước, bất kỳ điều gì làm cho cô bé cười. Một khi bé bắt đầu cười khúc khích thì bạn đã thắng trong trận chiến này rồi.
Đồng cảm với trẻ
Bạn đang phải thanh toán tiền trong siêu thị, con trai bạn thì lại muốn một thanh sôcôla. Bạn bảo không và cậu bé cố vươn ra khỏi xe hàng rồi làm ồn ào lên. Xử lý thế nào đây? Hãy bình tĩnh nói “Mẹ biết con muốn thanh sôcôla. Và mẹ biết con đang bực tức trong người”.
Đó là bạn đang nói lên cảm giác của bé. Sau đó nói rằng: “Con không thể có nó ngay bây giờ. Con có thể có một thanh sôcôla vào thứ bảy vì đó là ngày con có một phần thưởng”. Qua việc nói rõ lý do với trẻ, bạn cho trẻ cảm giác được lắng nghe và thấu hiểu.
(Theo SGTT)
"Thuần phục" đứa trẻ bướng bỉnh
Khi trẻ có những hành động và thái độ sai trái là khi chúng đang lạc hướng và rất cần sự quan tâm, uốn nắn của bố mẹ.
Đang trò chuyện, chị Khánh và chị Lan chợt nghe tiếng khóc từ phòng bọn trẻ. Cả hai chạy vội vào, vừa đến cửa đã nghe tiếng quát: Ai cho phép mày lấy con rô-bốt của tao. Mày mà còn đụng tới, tao đánh cho đấy!. Nam Anh, 8 tuổi, con trai chị Khánh đang chỉ tay về phía Tuấn, con chị Lan đầy vẻ hăm dọa.
Chị Khánh cảm thấy rất xấu hổ vì hành động và thái độ của con. Không hiểu sao dạo này thằng bé lại trở nên ương bướng, không biết vâng lời bố mẹ. Phải làm sao khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu hư hỏng? Dưới đây là vài cách để bạn tham khảo.
1. Bày tỏ thái độ:
Khi con có hành động và xử sự không hay, hãy cho bé biết đó là việc làm không tốt bằng một thái độ bình tĩnh. Đừng quát mắng và đánh con trước mặt khách.
Trong trường hợp của chị Khánh, chị nên đưa bé Anh đến một nơi kín đáo để khuyên bảo: “Mẹ biết con giận vì bạn Tuấn tự ý lấy món đồ chơi con quý nhất. Thế nhưng, con không nên nói những lời khó nghe như vậy. Mẹ rất xấu hổ với khách vì điều đó”.
Sau đó, chị cần giải thích cho con hiểu chia sẻ đồ chơi với bạn là một việc làm tốt. Sự ích kỷ sẽ làm cho chúng trở nên cô độc, không có bạn bè.
2. Dạy con nói lời hay ý đẹp:
Khi trẻ nói bậy, nói hỗn, bạn phải lập tức giúp trẻ điều chỉnh ngay. Hãy cho con biết rằng những lời nói đó có thể làm phật lòng hoặc gây tổn thương cho người khác.
Dạy con khi nói chuyện với người lớn phải dạ thưa, trò chuyện với bạn bè phải nhã nhặn. Mượn bút, thước của bạn phải lịch sự, khi trả phải cảm ơn, nói lời xin lỗi khi phạm lỗi.
3. Đừng làm tất cả thay con:
Tạo điều kiện để bé có cơ hội học hỏi và tự giải quyết vấn đề rắc rối. Hãy để trẻ tự lấy đồ chơi và cất sau khi chơi xong. Khi lạc mất đồ chơi, hãy để trẻ tự tìm. Vai trò của mẹ là giám sát và nhắc nhở: “Nếu con không cất đồ chơi đúng chỗ và bị thất lạc, mẹ không mua cho con món khác đâu”.
4. Nói “không” khi cần thiết:
Nếu chiều con quá mức, trẻ sẽ chỉ biết có bản thân. Khi yêu cầu không được đáp ứng, chúng sẽ hờn dỗi, nằm vạ, khóc lóc...
Vì vậy, trả lời “không” đôi khi là điều cần thiết. Trẻ sẽ hiểu rằng không phải bất cứ đòi hỏi nào cũng sẽ được bố mẹ đáp ứng. Dần dần, bé học được cách thích nghi và thôi vòi vĩnh.
5. Hình phạt và phần thưởng:
Khi trẻ hư, bạn cần áp dụng hình phạt, có thể là phạt không cho đi chơi, không mua quà... hoặc bạn yêu cầu bé vào phòng và suy nghĩ những việc đã làm. Tuyệt đối không nên đánh trẻ trong bất cứ trường hợp nào.
Khi phạt, bạn nên cho trẻ biết lý do vì sao bạn phạt chúng. Bạn có thể cho con tự chọn hình phạt để bé học cách đánh giá mức độ nghiêm trọng của lỗi lầm gây ra.
Ngoài ra, bạn cần có phần thưởng cho những hành động và cách cư xử đẹp của con. Hãy khen khi trẻ biết lễ phép với người lớn tuổi, thưởng khi bé biết giúp mẹ làm một việc gì đó.
Theo Hạnh Nguyên
Tiếp thị gia đình
Con hư tại ai?
TT - Gần 80% phụ huynh đến các trung tâm tư vấn tâm lý đều chung thắc mắc không hiểu tại sao con mình hư đến vậy! Cũng ngần ấy phần trăm ngỡ ngàng khi nhận ra chính mình vô tình làm hư con.
Trong nhiều trường hợp tư vấn, mỗi đứa con hư theo mỗi kiểu và đa số cái hư đó đều xuất phát từ các kiểu “hỏng” trong cách ứng xử của bố mẹ với con. Chung quy có thể khái quát thành các kiểu bố mẹ ứng xử sai như sau:
Kiểu ngón trỏ
Bố: “Bố bảo học kỳ này con phải đạt loại giỏi. Nếu không đừng trách!”.
Mẹ: “Con gái phải để tóc dài! Không thắc mắc gì cả. Rõ chưa?!”.
Với kiểu ứng xử này bố mẹ cư xử khắt khe với con cái, gia trưởng một chiều. Thông thường, những phụ huynh hành động như vậy thuộc dạng bố mẹ lười, muốn con ngoan nhưng ngại nghĩ cách giáo dục con nên cấm đoán và ra lệnh là cách nhanh gọn nhất. Ở các gia đình này, cái tôi của bố mẹ đè bẹp cái tôi của con. Trẻ sẽ nhút nhát, thiếu tự tin.
Tuy nhiên, một số trẻ còn có xu hướng phản ứng: xung đột, thù ghét bố mẹ. Song trẻ không thể chống đối hai đấng sinh thành nên thái độ thù ghét ấy chuyển sang đối tượng khác, chẳng hạn như gia đình anh chị Sang (hai vợ chồng đều làm trong bệnh viện) rất đau khổ khi cô con gái 14 tuổi luôn tìm cách đánh đập đứa em lên 7 của mình.
Kiểu “sống chết mặc bay”
Cấm đoán khắt khe là biểu hiện của sự bất lực. Buông thả không quan tâm là biểu hiện của sự vô trách nhiệm. Cưng chiều quá mức là biểu hiện của cách dạy con “yếu đuối”.
Đứa trẻ đi học về, vào phòng lấy balô quần áo. Cầm điện thoại gọi cho bố: “Hôm nay cuối tuần, con đi du lịch với lớp hai ngày rồi về nha bố”. Đầu dây bên kia ông bố đáp: “Ừ, đi đâu thì đi! Nhớ cẩn thận đó!” rồi cúp máy.
Kiểu này tồn tại trong gia đình có bố mẹ không quan tâm đến con cái, để mặc con cái “phát triển tự do” với lý do muôn đời: bận rộn. Trẻ không chỉ dễ hư hỏng mà còn hướng ra ngoài để tìm một “mẫu người lý tưởng”, chẳng hạn các thần tượng: ca sĩ, diễn viên hay một “hot boy”, “hot girl” nào đó trong trường.
Chưa kể những trẻ này rất dễ yêu sớm do sự thiếu thốn tình cảm dẫn đến nhu cầu gắn bó với người khác.
Chưa kể những trẻ này rất dễ yêu sớm do sự thiếu thốn tình cảm dẫn đến nhu cầu gắn bó với người khác.
Kiểu “con là cục vàng”
“Muốn gì thì cứ việc bỏ nhà đi vài ngày, thế nào ổng bả chẳng sợ!” - đó là suy nghĩ của S. - con trai độc nhất trong một gia đình trí thức.
Khi quá cưng chiều con, không thiết lập được các giới hạn, đôi lúc dẫn đến việc bố mẹ bị phụ thuộc vào con. Tình thương thái quá của bố mẹ trở thành điểm yếu, trẻ sẽ lợi dụng để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Một kiểu cưng chiều khác, thương con theo kiểu “đồ dễ vỡ”: Thanh Phong - 17 tuổi, được mẹ đưa đến trung tâm kỹ năng sống để học cách tự lập. Tuy nhiên, lúc Phong đang học, bà mẹ ngồi ở ngoài chờ hàng giờ để rước Phong về.
Phong tâm sự: “Có lần em muốn độn thổ khi từ đâu mẹ xuất hiện gạn hỏi nhỏ bạn cùng lớp đủ điều trước cổng trường vì cái tội đã nhắn tin... chúc em ngủ ngon”.
Phong tâm sự: “Có lần em muốn độn thổ khi từ đâu mẹ xuất hiện gạn hỏi nhỏ bạn cùng lớp đủ điều trước cổng trường vì cái tội đã nhắn tin... chúc em ngủ ngon”.
Hãy làm “bố mẹ dân chủ“
Bị cô giáo chủ nhiệm than phiền việc cậu con trai đánh nhau trong lớp, ông bố trò chuyện cùng con trai: “Bố không biết vì sao con làm như thế nhưng con có thể kể cho bố nghe không? Lần sau nếu gặp trường hợp như vậy con nhớ báo cho bố biết nhé”!
Bố mẹ dân chủ là những người có quyền lực thật sự với con cái. Một mặt họ khuyến khích con độc lập, nhưng mặt khác họ đặt ra giới hạn và kiểm soát được hoạt động của con. Những đứa trẻ sẽ tự tin, giao tiếp xã hội tốt, biết đắn đo cân nhắc trước khi quyết định và tự chịu trách nhiệm về mình.
Muốn làm điều đó, bố mẹ phải có sự tin tưởng nhất định vào con cái và đủ tinh tế thiết lập hàng rào từ xa khi cho con “tự do trong khuôn khổ”.
Muốn làm điều đó, bố mẹ phải có sự tin tưởng nhất định vào con cái và đủ tinh tế thiết lập hàng rào từ xa khi cho con “tự do trong khuôn khổ”.
Nếu chúng ta đã khiến con hư thì cũng có thể dạy chúng trở thành trẻ tốt bằng cách thay đổi phương pháp giáo dục.
Th.S NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU
(ĐH Sư phạm TP.HCM)
CON HƯ VÌ CHA MẸ ÔM ĐỒM VIỆC NHÀ
Vì quá lo cho sức khỏe của đứa con gái út, bà Lan không bao giờ để con phải đụng tay vào việc gì. Mọi công việc từ quét nhà, giặt giũ cho đến nấu ăn, bà đều lo hết. Thậm chí, dưới bàn tay mẹ, Hương nay đã trở thành thiếu nữ vẫn chưa biết tự tắm rửa, hễ lúc nào muốn làm vệ sinh cơ thể, cô bé lại phải gọi mẹ.
“Khổ lắm, cứ hễ nhờ nó việc gì là lại giãy nảy giận hờn vì sợ làm xước móng tay. Thật sự bàn tay cháu rất đẹp và trắng trẻo, nhưng cái tôi lo là cháu đã lớn mà không thể tự chăm sóc cho mình thì sau này có gia đình riêng sẽ khổ lắm.
Tôi tự trách mình vì đã quá cưng chiều con”, người mẹ 45 tuổi, ở Đà Lạt, tâm sự. Bà băn khoăn cũng có lý, bởi cô con gái lớn đã nặng 60 kg, cao 1,67 mét mà chỉ biết ăn, học, chơi game online và ngủ.
Tôi tự trách mình vì đã quá cưng chiều con”, người mẹ 45 tuổi, ở Đà Lạt, tâm sự. Bà băn khoăn cũng có lý, bởi cô con gái lớn đã nặng 60 kg, cao 1,67 mét mà chỉ biết ăn, học, chơi game online và ngủ.
Với gia đình anh Trung, ở quận 3, TP HCM, thì việc dọn dẹp chăm chút cho ngôi nhà có 4 nhân khẩu lại trở thành nỗi ám ảnh. Ngày nào cũng vậy, cứ xong việc cơ quan về, vợ chồng anh lại phải lao đầu vào dọn dẹp phòng ốc, lau chùi bàn ghế, giặt giũ chăn nệm, sửa chữa xe đạp cho con và thiết bị điện nước trong nhà; chưa kể chuyện cơm nước.
“Tôi sợ nhất những ngày cuối tuần, tưởng được nghỉ ngơi, xả stress sau một tuần làm việc vất vả, ai ngờ lại còn mệt hơn vì phải làm việc nhà”, chị Nhung, vợ anh Trung vừa than thở vừa lau sàn, trong khi hai cậu con trai 15 và 10 tuổi thì vô tư nằm xem tivi, nghe nhạc.
Chị Hương, Phó phòng kinh doanh một công ty máy tính, thì nhìn nhận việc chăm sóc gia đình như một gánh nặng. Cả ngày phải đối diện với hàng tá hồ sơ trên công ty đã khiến chị nhức đầu, vậy mà về đến nhà còn cả núi việc không tên. Trong vai trò làm mẹ, chị không bao giờ dám nghỉ ngơi thư giãn hay đi dạo phố mà tất cả chỉ là nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và dạy dỗ con cái…
Chị Hương chia sẻ: “Moi việc trong nhà đều do một tay mình làm, từ xếp dọn giường chiếu, lau nhà cửa đến nấu nướng, tắm rửa cho con. Đôi khi chồng phụ giúp một tay nhưng anh ấy cũng mệt, đâm ra cáu gắt”.
Anh Hoàng, 45 tuổi, một đại gia về bất động sản ở quận Tân Bình thì thuê ôsin giúp việc nhà và trông con. Thế nhưng cứ đều đặn 3 tháng một lần anh lại phải tìm người giúp việc khác, vì hầu hết họ ra đi do không chịu nổi áp lực công việc nhà quá nhiều, cộng với thái độ hống hách của hai tiểu thư sinh đôi nhà anh.
Do hiếm muộn nên vợ chồng anh Hoàng phải nhờ đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để có được hai đứa con gái sinh đôi kháu khỉnh. Ngay từ khi mới sinh, các công chúa được cha mẹ và mọi người hết mực nâng niu chiều chuộng, mọi việc trong nhà đều do một tay bố mẹ, ông bà hoặc người giúp việc làm. Vì thế các cô chủ nhỏ đến nay đã 15 tuổi rồi mà ngủ dậy phải có người dọn giường, lấy sẵn khăn mặt bàn chải đánh răng.
“Tôi không biết phải dạy con như thế nào bởi giờ chúng đã lớn mà tính tình bướng bỉnh quá, đồ đạc trong phòng bạ đâu vất đấy, thậm chí cả nội y cũng bừa bãi. Đã vậy chúng lại còn đối xử không ra gì với người giúp việc khiến nhiều người không chịu nổi phải ra đi”, anh kể.
Hiện nay, vợ chồng anh Hoàng phải mời một chuyên viên giáo dục mỗi tuần 2 buổi đến nhà để dạy cho các con biết cách sống, cách cư xử và phụ giúp việc nhà. Anh Hoàng nói: “Vợ chồng tôi đã lỡ cưng con rồi nên giờ nói nó không nghe phải nhờ đến người ngoài dạy dùm. Chỉ mong các cha mẹ trẻ đừng đi vào vết xe đổ của vợ chồng tôi”
Trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Phúc Thịnh, chuyên viên tư vấn giáo dục Trung tâm Nhịp cầu hạnh phúc cho rằng, hiện nay trong nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình sống ở thành phố, bố mẹ hay lĩnh phần làm hết việc nhà hoặc khoán trắng cho người giúp việc. Lý do mà các bậc cha mẹ đưa ra là để "cho con cái có giờ học hành và nghỉ ngơi, chứ bây giờ tụi nhỏ nó học hành căng thẳng suốt ngày, bắt tụi nó làm việc nhà nữa thì tội quá".
Ông Thịnh cho rằng do quan điểm này, cha mẹ đã vô tình hình thành nên một lớp trẻ “cậu ấm, cô chiêu” chỉ biết hưởng thụ mà không biết làm việc. Thêm vào đó, do không được chỉ dạy cách làm việc, trẻ sẽ đánh mất cơ hội được rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản. Từ đó làm nảy sinh ở các em thái độ ích kỷ, chỉ muốn người khác phục vụ mình.
Theo ông, việc bố mẹ ôm trọn công việc nhà sẽ vô tình đã làm mất đi một kênh giao tiếp thân thiện giữa bố mẹ và con cái. Chẳng những thế, nhiều khi vì khi làm việc mệt mỏi, bố mẹ hay bực bội, la mắng con cái dù các em chỉ gây ra một lỗi nhỏ. Điều này phát sinh hiểu lầm và làm trẻ nghĩ rằng cha mẹ ghét mình.
"Dạy trẻ làm việc nhà sẽ giúp các em cảm nhận được giá trị tinh thần cũng như vật chất của lao động. Từ đó giáo dục trẻ biết quý trọng thành quả lao động của mình và của người khác", ông Thịnh nói thêm.
Cũng theo quan điểm của chuyên gia tâm lý này, bố mẹ cần tập cho các em làm việc nhà từ những công việc phù hợp và vừa sức. Chính nhờ biết làm công việc nhà, sẽ tạo cho các em sự tự tin, thói quen làm việc và qua đó sẽ làm thắm thêm mối quan hệ thân thiết giữa bố mẹ và con cái. Khi cùng làm việc với cha mẹ, trẻ dễ dàng tâm sự cởi mở những chuyện mà các em quan tâm thắc mắc.
“Điều quan trọng là khi đưa các em tham gia vào làm việc nhà, bố mẹ phải chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra lúc đầu do các em chưa quen việc, chẳng hạn như gây ra những hư hỏng ngoài ý muốn, kết quả chưa được như ý. Do đó, thời gian đầu, tốt nhất bố mẹ nên hướng dẫn và cùng làm với con, đồng thời biết cách động viên, khen ngợi những kết quả công việc do em mang lại”, ông Thịnh nói.
(Bích Vân
Nguồn: VnExpress)
"Toa thuốc" nào khi con nghiện game online?
Câu chuyện “Tôi thà mang tiếng ác với con!” tiếp tục thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc. Nhiều hiến kế để giúp con trẻ "cai nghiện" game online được đưa ra: dùng roi vọt, dùng lời lẽ giảng giải, cấm trẻ dưới 15 tuổi sử dụng internet công cộng, chỉ được chơi game online khi đạt điểm tốt...
Cho trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng là một trong những cách hướng trẻ đến việc sử dụng thời gian có ích, xa rời những thú vui tai hại nhiều hơn lợi ich như game online. Trong ảnh, các tình nguyện viên và các thiếu nhi một khu phố tại Q.10, TP.HCM cùng xếp hình hưởng ứng chiến dịch chiến dịch toàn cầu về biến đổi khí hậu 350.org năm 2011 vào giữa tháng 6-2011 - Ảnh: Trung Uyên
Chỉ được chơi game khi học tốt
Hình phạt bắt con bò ngoài đường hơi nặng và hơi tàn nhẫn. Tại sao không xem việc được chơi game như một phần thưởng cho các cháu? Tức là các cháu chỉ được phép chơi khi nào việc học đạt được điểm cao trong trường. Đạt điểm thấp thì không được chơi.
Con của tôi cũng thích chơi game giống như các đứa trẻ khác nhưng chúng nó không nghiện và không chơi quên cả việc học vì tôi đã thực hiện cách dạy này.
(Đào Phalô)
Tôi hứa với bố sẽ tự chặt tay nếu còn chơi game
Năm học 11 và 12 quá, tôi cũng mê game. Nhiều lần bố tôi khuyên răn, đánh đòn nhưng tôi vẫn chứng nào tật nấy. Một lần, tôi cúp học chơi game và bị bố tôi bắt gặp. Về nhà tôi bị bố đánh rất đau, nhưng sau đó bố tôi khóc trước mặt tôi. Bố nói, đây là lần thứ hai bố khóc kể từ khi ông nội mất. Giờ bố không dạy được con nữa, tuy bố đánh con nhưng trong lòng bố còn đau hơn con nữa! Giờ con hãy cho bố biết bố phải làm gì để con bỏ game!".
Sau đó, mẹ tôi cũng đến bên tôi và khóc. Tôi thương mẹ lắm, nhìn mẹ khóc vì tôi mà tôi cảm thấy hối hận về việc làm của mình!
Kể từ hôm đó, tôi đã hứa với bố tôi là sẽ chuyên tâm vào học hành, nếu còn mê game bỏ học tôi sẽ chặt cánh tay này! Khi kể cho các bạn nghe câu chuyện này, tôi cũng rất xúc động khi người bố trong bài viết trên giống bố tôi thế. Mọi việc của bố đều dành cho tôi, bố luôn là tấm gương của tôi trong cuộc sống.
(Trùng Dương)
Nghỉ việc để cai nghiện game cho con
Tôi cũng có đứa con nghiện game. Sau một đêm suy nghĩ, tôi nghĩ mình làm cũng chỉ vì nuôi cho con khôn lớn nếu để con hư hỏng vì ham chơi thì làm việc làm gì.
Vậy là tôi quyết định nghỉ việc để bắt đầu ăn cùng con, ngủ cùng con, học cùng con. Ngày ngày tôi đưa cháu đi học rồi ngồi luôn ngoài cổng trường đón cháu về, đi học thêm thì con học còn cha ngồi ngoài uống nước.
Đúng một tháng, con tôi tự nói: "Ba đi làm đi, con hết thích chơi rồi". Sau đó tôi để cháu đi một mình, và quả thật cháu không còn chơi game nữa.
(Trung Phong)
Cho con chơi mà học
Game cũng như rượu, thuốc lá: Ban đầu hơi khó nhưng lại khó bỏ. Cách của tôi đang làm là:
- Chỉ vào mạng khi có người lớn và không chơi game
- Cho tiếp xúc với tất cả các môn năng khiếu từ bé (võ, cầu lông, bơi, bóng đá, bóng bàn, organ, ghi-ta.
- Hè này luôn bận rộn với các hoạt động, chỉ còn hoạt động làm rẫy 10 ngày là chưa thực hiện được. Bận rộn thế nên con không còn thời gian để chơi game cũng như xem phim hoạt hình. Nếu gia đình anh có rẫy thì nên cho con cùng tham gia sản xuất.
(dinh thai lam)
Đóng cửa phạt con chứ đừng lôi ra đường
Tôi cũng có 2 cậu con trai và cũng rất mệt khi dạy bảo chúng. Nhưng tôi nghĩ, ta có thể dạy chúng bằng mọi cách theo quyền làm cha mẹ nhưng cách bắt con bò ngoài đường thì tôi thấy không ổn vì dễ gây tổn thương trong lòng con trẻ.
Tôi thấy cháu lớn rồi anh nên đóng cửa trong nhà mà phạt, hoặc đánh hoặc khuyên giải cho chúng hiểu. Anh cũng có thể sưu tầm những bài báo nói về những hậu quả không hay do nghiện game gây nên để ở nhà cho chúng đọc. Tôi mong rằng sau sự việc này các con của anh sẽ hiểu được nỗi lòng của anh mà cố gắng học.
(thanhhuyenthi1967)
Uốn nắn ngay từ nhỏ
Khi đọc bài viết về tình cảnh của những phụ huynh có con nghiện game online, tôi rất hiểu và thông cảm. Nhưng tôi nghĩ, các anh chị phải dạy các cháu ngay từ nhỏ, khi các cháu đã ý thức được những gì nên làm, không nên làm. Từ nhỏ, trẻ phải biết sợ, biết nghe lời, nếu không thì sau này sẽ rất khó dạy.
Van Hao
Cấm trẻ dưới 15 tuổi truy cập Internet công cộng
Theo tôi, Nhà nước cần có quy định tất cả trẻ em dưới 15 tuổi không được ra các tiệm net công cộng vì các em còn nhỏ chưa ý thức được, mà đây là những nơi ẩn chứa rất nhiều nguy cơ hại sức khỏe, bỏ học, nghiện ngập, trộm cắp...
Và muốn phạt tiền những trẻ em vi phạm điều này thì cần có những người có trách nhiệm kiểm tra, có thùng thu tiền có dấu niêm phong Nhà nước thì mới thực hiện được.
(shinichi_uit)
Hà khắc với trẻ khi chưa quá muộn
Khi những đứa trẻ còn nghe lời bố mẹ và chịu hình phạt như vậy thì nghĩa là còn chưa quá muộn. Mọi gia đình cần nghiêm khắc, thậm chí hà khắc trong việc giáo dục con trẻ khi chưa quá muộn.
Sự giáo dục, hình phạt của gia đình dù hà khắc tới đâu cũng tốt hơn là để đến khi phải trẻ nhận hình phạt của xã hội thì đã quá muộn.
Mr.Hai
Tìm đến chuyên gia tâm lý
Tôi cũng có đứa con cũng tầm tuổi con anh N., hầu như cái tuổi này chúng chỉ thể hiện mình, muốn chứng tỏ mình là người lớn, nên bất kể bao nhiêu lời lời dạy dỗ của cha mẹ chúng chỉ để ngoài tai, làm cha làm mẹ cũng rất đau lòng khi phải phạt con như thế, anh bảo là hình phạt cuối cùng thế thì chúng phạm lỗi thêm lần nữa thì tính sao đây?
Bất kể là con hư cỡ nào cũng không thể dùng biện pháp cuối cùng, hết cách thì tìm đến chuyên gia tâm lý. Tôi thông cảm với anh nhưng việc ấy làm tổn thương con trẻ, khó có thể hàn gắn tình cảm các cháu với gia đình nếu chúng vẫn không chịu hiểu cho ra lẽ.
(Phạm Thị Tuyết)
Hạn chế cho tiền
1. Thống nhất cách dạy con. Sở dĩ ngày nhỏ tôi như vậy vì được mẹ rất cưng chiều trong khi ba lại khắt khe. Mỗi lần muốn gì là tôi lại "mè nheo" với mẹ. Đến 1 ngày tôi không làm bài tập bị thầy bắt mang tập về nhà để ba xem và ký tên vào thì từ đó mẹ tôi mới nghe theo ba tôi, không nuông chiều tôi quá mức nữa.
2. Hạn chế cho tiền. Ngày tôi còn nhỏ, gia đình tôi thuộc hàng khá giả, có tivi màu và đầu máy đầu tiên trong xóm. Hằng ngày mẹ đều cho tiền để ăn sáng, uống nước, đề phòng xe hư khi đi học, nói chung tiền bạc tôi được tiêu xài thoải mái. Rồi tôi nghiện game và đỉnh điểm là ăn cắp tiền của ba mẹ để chơi game. Từ đó về sau ba mẹ không cho tiền như trước nữa, đầu máy được bán đi để không xem phim. Kể cả khi tôi học đại học chuyên ngành CNTT nhưng muốn có được cái máy vi tính để học thì cũng phải học hành, làm việc nhà và tìm cách trình bày sao cho có thể thuyết phục được ba mẹ mua cho máy vi tính.
3. Khuyên dạy chứ không đánh đòn. Ngay cả khi tôi ăn cắp tiền để chơi game, ba tôi chỉ la chứ không đánh đòn. Ngày còn nhỏ khi tôi chửi "mất dạy" với bạn, ba không đánh mà nói rằng tôi chửi bạn nghĩa là tôi chửi ba mẹ, vì ba mẹ không biết dạy con nên tôi mới nói bạn như vậy. Từ đó về sau tôi không bao giờ dám nói tục, chửi thề vì cứ nghĩ rằng chửi người khác là chửi ba mẹ mình.
4. Tham gia thảo luận với ba mẹ. Hằng ngày khi ăn cơm ba mẹ tôi đều trao đổi với nhau về mọi việc và tôi cũng được phép thảo luận. Do đó tôi luôn được nghe nhiều về những chuyện bạn bè của ba mẹ có người được lên chức do có trình độ, có người vẫn làm công nhân do không học hành này nọ. Dần dần tôi hiểu được tầm quan trọng của việc học cho tới nơi tới chốn.
5. Dạy con đọc sách. Ba tôi có 1 tủ sách to nhưng tôi không khi nào động tới. Từ ngày tôi bị cấm chơi game và không còn đầu máy để xem phim nữa, ba tôi mua về những sách phù hợp với tuổi của tôi hơn như Sherlock Homes, truyện của Nguyễn Nhật Ánh, báo Mực Tím... Đọc hết sách này thì tôi bắt đầu tìm đến kho sách của ba để giết thời gian như Những điều lý thú trong vật lý, Kể chuyện về kim loại hiếm và phân tán đến Phía đông vười địa đàng, Tam quốc diễn nghĩa.
Trong hàng đống sách đó có sách thích có sách không thích nhưng nhờ vậy mà tôi mở mang được rất nhiều kiến thức bổ ích. Đây là một số điều tôi đúc kết được từ việc dạy con của ba mẹ tôi. Hi vọng sẽ giúp ích được cho anh và mọi người.
(Le Thi Lien)
1. Tại sao con có tiền chơi game? Do chính cha mẹ cho con tiền mỗi ngày để tiêu vặt, thay vì mua thức ăn nước uống, con trẻ để dành tiền chơi game. Cha mẹ tập cho con cái thói quen ăn uống ở nhà rồi mới đi học, đem theo nước uống và bánh phòng cho lúc đói. Cách này vừa không phải cho con tiền, vừa an toàn trong vệ sinh thực phẩm cho con chúng ta trong thời buổi thức ăn đường phố mất vệ sinh, gây nhiều bệnh lạ. Đối với con lớn 16 tuổi, cha mẹ qui định số tiền cho sử dụng trong 1 tuần là bao nhiêu, xài hết thì phải kiếm việc làm thêm để có tiền xài.
2. Tại sao lúc rảnh rỗi sau giờ học hoặc thời gian hè, con không ra rẫy phụ cha mẹ? Cha mẹ vì quá yêu thương con nên thường không cho con phụ việc nhà, việc rẫy, đó là suy nghĩ vô cùng ấu trĩ, con dù nhỏ cũng phải biết phụ công việc nhà, con lớn thì phụ công việc nương rẫy. Lúc đó các con mới thấy được đồng tiền cha mẹ kiếm được để cho mình ăn học rất khó khăn, cực khổ. Khi con cầm tiền trên tay sử dụng như thế nào phải suy nghĩ kỹ lưỡng chứ không phung phí nữa.
3. Đã có máy vi tính để ở nhà anh quy định thời gian khi nào con được chơi và chơi trong bao lâu phải nghỉ. Vài dòng chia sẻ với anh N., mong anh thay đổi cách yêu thương con để không còn lâm vào tình cảnh phải phạt nặng con như vậy.
Khanguyen
Tập lại thói quen học nhiều hơn chơi
Có thể cho chúng chơi các loại game có ý nghĩa lành mạnh tạo ra ý chí can đảm mạnh mẽ, có sự mơ ước tiến đến tương lai tốt hơn nhưng lồng theo điều kiện phải làm xong những việc khác mới cho chơi và được phép chơi game giới hạn trong ngày để giữ gìn sức khỏe và không bị đam mê.
Người cha dùng hình phạt nặng khi con sai phạm, nhưng không để con hận mình. Người mẹ phải phối hợp với người cha răn bảo con nhẹ nhàng và phải kiểm soát thời gian trong ngày của chúng để đảm bảo chúng có thời gian học, làm việc, thể thao và giải trí lành mạnh.
(Hoàng Long Thành)
Phải kiên nhẫn
Tôi cũng có con như bác N.. Ngày còn nhỏ tôi chứng kiến cảnh cha mẹ trừng phạt con kinh khủng khi con phạm tội: như người bạn tôi (năm 13 tuổi) buổi trưa tắm sông. Ông bố bắt trần truồng từ sông về đến nhà và cột trước nhà trên đường lớn nhiều người qua lại. Ngày ấy tôi còn nhớ cậu ta chỉ khóc và chửi thề những đứa trẻ khác xúm lại nhìn.
Đã hơn 40 năm mà tôi vẫn không quên nổi hình ảnh đó (còn cậu bạn khốn khổ này nếu còn giờ cũng thành ông rồi cũng nên). Tôi nghĩ bạn nên cho các con bạn cùng lao động với bạn những khi có thể để chúng thấy nỗi cực nhọc của bố mẹ, hay đưa chúng đến những nơi có những trẻ em thiếu may mắn và khi đó chúng sẽ thay đổi cách nhìn và ý thức hơn lời khuyên của bạn.
Đôi lúc cũng phải cương quyết không nên chiều chuộng con cái quá. Để chúng tự dọn các thức ăn ra ăn để chúng tự rửa các chén bát chúng ăn, để chúng tự làm các việc học của chúng. Đừng sợ chúng thất bại bởi nếu có thì đã có bố mẹ bên cạnh rồi. Như vậy chúng sẽ không nhàn cư (tự do) mà chơi game. Con tôi cũng vậy, khi thấy nó rảnh ra là tôi rủ nó làm việc. Tất nhiên khi đó bạn phải biết cách gợi hứng thú cho nó. Như kể chuyện gì đó về ngày xưa của nó cũng thích việc mà bạn đang muốn nó cùng làm và bạn đừng quên nói rằng việc làm của này có ý nghĩa đối với nó và với gia đình như thế nào.
Và cuối cùng bạn nên tạo cho con mình có cái nhìn về bản thân nó như là một người cần giữ gìn uy tín của mình. Nếu tham gia game hay những trò chơi mà bạn hạn chế hoặc cấm thì sẽ mất hình ảnh của mình rất nhiều. Có vậy thì bạn mới hạn chế được tính ham chơi của các con bạn.
(Hoang)
Trò chơi là cần thiết cho trẻ
Là một hướng đạo sinh, trực tiếp chơi với trẻ rất nhiều và cũng được học các kỹ năng để chơi với trẻ, sau gần một năm hướng dẫn hai đội thiếu niên (lứa tuổi cấp II) có một điều tôi chiêm nghiệm được là trò chơi là thứ không thể thiếu với trẻ. Trẻ trong bụng mẹ khi 1-2 tháng tuổi đã biết chơi (đạp bụng mẹ, ngọ nguậy trong bụng mẹ), đến khi về già cũng phải chơi (chơi cờ, chạy bộ, trồng cây, nuôi cá...).
Nếu một đứa trẻ không chịu chơi, lúc đó mới chính là bất hạnh cho cha mẹ (chứng tự kỷ ám thị). Nói như vậy để thấy rằng chơi là một hoạt động tự nhiên, không thể thiếu với bất kỳ ai. Qua trò chơi, trẻ phát triển một cách tự nhiên, hoàn thiện.
Nhưng trò chơi cho trẻ nhất định phải có định hướng của người lớn. Giống như cây kiểng, có uốn nắn thì mới thành hình. Trường hợp trẻ mê chơi game không thể trách trẻ được, vì không ai chỉ cho trẻ cách chơi, không ai bày cho trẻ chơi.
Khiến trẻ phải tự giải quyết ham muốn được chơi của mình. Hành động phạt trẻ, đánh đập, quát nạt, viết bản kiểm điểm là sai lầm, sai lầm cơ bản của nó chính là chặn mong muốn tự nhiên của trẻ, sai lầm kế đến là phạt trẻ vì lỗi không phải do trẻ gây ra (nguyên nhân chính là không hiểu tâm lý trẻ của người lớn) tại Việt Nam, sân chơi ngoài trời cho trẻ hiếm vô cùng, trong khi quán net thì như nấm sau mưa, ngay tại TP.HCM tình trạng cũng tương tự.
Người lớn đang giành hết sân chơi của trẻ cho công việc của họ, và đổ lỗi cho trẻ hư vì trẻ tự tìm chỗ để chơi. Giải pháp cho trẻ mê chơi game chính là các hoạt động mà cha mẹ của trẻ đang hướng tới, cho trẻ chơi trong các câu lạc bộ, các trại hè. Tại đó trẻ được hoạt động nhóm với các bạn cùng lứa tuổi, lấy thiên nhiên làm căn bản, lấy trò chơi tập thể để hoạt động, lấy các kỹ năng để rèn luyện, lấy tình bạn đội nhóm làm niềm ham thích, lấy trò chơi làm căn bản để giáo dục trẻ, đó mới chính là biện pháp lâu dài.
Phan Nguyễn Toàn
Những lời tâm sự của người cha trên đây thật đáng để chúng ta suy nghĩ, rất nhiều tình huống trong cuộc sống của chúng ta diễn ra như vậy, trừng phạt con quá mức cũng là vì quá yêu thương con và nghĩ rằng mình đã hết cách.
TTO tin chắc đông đảo bạn đọc đều hiểu được nỗi lòng sâu sắc của người cha này.
Nhưng cũng có vấn đề đặt ra cần chúng ta chia sẻ, nếu con cái lặp đi lặp lại lỗi lầm, với mức độ cao hơn, phụ huynh sẽ có những giải pháp nào để đối xử với con đủ cứng rắn mà không làm chúng "hận" trong lòng?
Liệu có cách nào hay hơn không?
Và xã hội, đoàn thể, người thân xung quanh sẽ làm gì để những bậc phụ huynh đang rất muốn nuôi dạy con nên người đó không cảm thấy bơ, vơ, bất lực, phải sử dụng những "cách cuối cùng" một cách không mong muốn?
Và một lần nữa, chúng ta nói gì khi có bằng chứng game online đã "vươn vòi" đến hạnh phúc của từng gia đình và đe dọa tương lai của con trẻ?
(TTO)
Học cách trị con hư của mẹ Tây
Tại Canada, việc cha mẹ đánh con cái là hoàn toàn phạm pháp. Nếu bị phát hiện có thể lập tức đứa trẻ sẽ bị đưa đi và cha mẹ mất quyền nuôi con. Việc phạt con úp mặt vào tường cũng là một sự sỉ nhục đối với một đứa trẻ. Cha mẹ cũng không được mắng nhiếc con, đặc biệt là ở những nơi công cộng hay trước mặt những đứa trẻ khác.
Khi một đứa trẻ hư và không nghe lời, cha mẹ thường sẽ dùng cách phạt con sau đây:
1. Time out.
Khi đứa trẻ không nghe lời hoặc làm điều gì đó sai trái, lập tức sẽ bị time out. Time out là cách phạt bắt đứa trẻ vào phòng và ngồi im một chỗ trên ghế. Trẻ không được bước ra ngoài, không ai nói chuyện cùng cho tới khi hiểu sự việc và phải thật lòng nói lời xin lỗi, nhận lỗi mới được ra khỏi phòng trả lại 'tự do'.
Đứa trẻ sẽ ngồi đó bao lâu tùy thuộc vào lỗi gây ra nặng hay nhẹ mà người mẹ quy định nhưng thường là đứa trẻ bao nhiêu tuổi sẽ ngồi chừng đó phút. Trước khi biết nhận lỗi để ra khỏi phòng hết time out thì người mẹ sẽ đến bên giải thích cho con đâu là đúng, đâu là sai của sự việc vừa xảy ra và vì sao bị time out.
La mắng con không phải là cách để cha mẹ giúp con phát triển nhân cách (Ảnh: Internet)
2. Dọn phòng hay phải làm một việc gì đó.
Nếu truờng hợp cần phạt nặng hơn thì trẻ đó sẽ phải dọn dẹp căn phòng của mình cho thật sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp. Giống như phải 'lao động' để chuộc lỗi.
3. Không được phép sử dụng những thứ mà hàng ngày trẻ rất yêu thích.
Ví dụ như Ipad hay máy chơi game là món đồ con yêu thích hàng ngày thì khi phạm lỗi có thể con sẽ bị phạt một ngày không được sử dụng những thứ này nữa.
Ngoài ra, để đứa trẻ có nề nếp trong sinh hoạt thì bố mẹ luôn schedule (thời gian biểu) cho trẻ hàng ngày để biết đến giờ nào thì làm việc gì. Từ đó, trẻ nắm bắt được việc gì sắp đến và sẽ phải tự động làm, phải thực hiện theo đúng như lịch, thành một thói quen phải theo và không thể tự ý thay đổi. Như vậy, trẻ sẽ tự hiểu đó là điều hiển nhiên, cố định như một việc sẽ đến và sẽ làm chứ không thể từ chối được.
Một cách dạy trẻ của các mẹ Tây là rất hào phóng lời khen tặng. Khen tặng và khuyến khích trẻ sẽ làm cho trẻ tự tin và cảm thấy tự hào về chính bản thân mình. Như vậy, trẻ sẽ mạnh mẽ để phát huy bản thân mình tốt hơn nữa. La mắng con không phải là cách để cha mẹ giúp con phát triển nhân cách. La mắng con sẽ chỉ làm cho con thấy tiêu cực, mất tự tin ở bản thân.
(Vnexpress.net)
Chuyện roi vọt khi con hư không có ở Mỹ.
Sang Mỹ tôi mới thấy, chỉ có những cha mẹ kém cỏi mới dùng roi vọt để dạy con.
10 năm trước tôi và anh lấy nhau, tôi theo chân anh sang Mỹ. Thời gian đầu tôi còn nhớ nhà, nhớ người thân da diết, chỉ muốn vứt bỏ hết để hai vợ chồng về Việt Nam. Thế rồi, không lâu sau tôi có bầu, tất cả tâm trí tôi dành hết cho việc nuôi dạy con và viết lách. Thêm vào đó, tôi nhận thấy cách nuôi con của người Mỹ khá tiến bộ nên quyết định ở lại cho con thừa hưởng nền giáo dục ở đây.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, việc dùng roi vọt phạt, dạy con được coi là bình thường, thậm chí có nơi còn coi đó là "thượng sách". Chắc hẳn các bé ở Việt Nam đã quá quen và sợ hãi câu nói "Đánh cho nó mấy cái cho nó chừa" của cha mẹ. Sang Mỹ tôi mới thấy, chỉ có những cha mẹ kém cỏi mới dùng roi vọt để dạy con.
Tôi không có ý chê bai hay so sánh bởi tôi biết mỗi nước có một nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, khi được hỏi rất nhiều ông bố bà mẹ đều nói rằng chỉ đánh con khi đang "giận quá mất khôn", sau khi đánh, bình tĩnh lại cũng rất hối hận và xót con. Một số khác thì cương quyết cho rằng "yêu cho roi cho vọt", đánh con nghĩa là thương con. Thế nhưng cha mẹ đâu có biết đánh con không chỉ để lại vết sẹo trên cơ thể mà còn là vết thương trong lòng con.
10 năm qua sống ở Mỹ tôi đã học được rất nhiều về phương pháp giáo dục của người Mỹ từ việc quan sát các giáo viên tại trường tiểu học, những người hàng xóm, những người khách mua hàng ở siêu thị hay cả những người qua đường. Một trong những điều đặc biệt tôi nhận thấy về cách dạy con của người Mỹ là cha mẹ rất hiếm khi đánh con. Thay cho roi vọt, mẹ Mỹ thường dùng những phương pháp sau để dạy con mỗi khi con mắc lỗi.
Roi vọt không chỉ để lại vết sẹo trên cơ thể mà còn là vết thương trong lòng con (Ảnh minh họa)
1. Cấm túc.
Cấm túc là phương pháp phạt phổ biến ở trường học cũng như các gia đình Mỹ. Khi có những hành vi không đúng mực, ảnh hưởng đến những người xung quanh, trẻ sẽ bị cấm túc và nhốt vào một phòng riêng. Đối với người Việt Nam, nhốt trẻ một mình trong phòng trống bị coi là nguy hiểm, là độc ác. Vậy việc đánh con không thương tiếc thì không độc ác sao?
Phương pháp cấm túc quả thực có hiệu quả bởi khoảng thời gian bé ở một mình sẽ giúp bố mẹ kiểm soát được cơn giận dữ vốn rất dễ dẫn đến những hậu quả không tốt đồng thời bé cũng có thời gian suy nghĩ về những hành động mình vừa gây ra. Cách này tôi đã áp dụng cho 2 bé Cua Cún nhà mình và thấy cực kỳ hiệu quả.
Cấm túc là phương pháp dạy trẻ rất phổ biến ở các trường học cũng như gia đình Mỹ (Ảnh minh họa)
2. Tước bỏ thú vui, sở thích của con.
So với việc đánh đòn khiến con chỉ đau lúc ấy thì việc tước bỏ những thú vui, sở thích khi con làm sai còn khiến con “nhớ đời” hơn nhiều. Phương pháp này thường được các mẹ Mỹ áp dụng cho những bé đã đến tuổi học tiểu học trở lên. Những “đặc quyền” mẹ tước phụ thuộc vào từng sở thích cụ thể của con, đó có thể là không cho xem tivi, dùng máy tính, đi chơi nhà hàng xóm...
Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý về khoảng thời gian hình phạt kéo dài. Khoảng thời gian "cấm vận" không nên chung chung như “mẹ sẽ phạt con không được xem tivi cho đến khi nào thấy con ngoan trở lại thì thôi” bởi như thế trẻ sẽ không có động lực để sửa sai nữa. Thông thường, tôi hay cho cậu cả Cua “lĩnh án” khoảng 1-2 ngày. Sau mỗi lần như thế, cu cậu thường không lặp lại lỗi đã mắc nữa.
3. Cho con chịu án “nhân - quả”
Mỗi lần bé có những hành vi không đúng mực, tốt nhất mẹ hãy cho bé thấy ngay hậu quả. Đây có thể là hậu quả tự nhiên hoặc hậu quả do mẹ tạo ra. Với trường hợp thứ nhất, chỉ cần đảm bảo an toàn, mẹ nên cho con tự gánh chịu hậu quả. Ví dụ, nói mấy lần rồi mà con không chịu làm bài tập về nhà cứ ngồi chơi, mẹ không nói nữa mà cứ để thế, sáng mai đến lớp, bị cô giáo bắt chép phạt, con sẽ tự biết sợ mà tránh.
Với trường hợp hậu quả do mẹ tự tạo, có lần bé Cún nhõng nhẽo không chịu ăn cơm tối, thế là tôi quyết định không cho con uống sữa trước khi đi ngủ nữa. Như thế con sẽ biết rằng chuyện không được uống sữa là hậu quả của việc không ăn cơm tối. Sau lần chịu phạt đó, các bé sẽ lường trước được hậu quả và không dám lặp lại lỗi thêm lần thứ hai nữa.
Tuy nhiên, với trường hợp này, mẹ nên thông báo trước hình phạt tránh trường hợp bé mếu máo “mẹ có nói đâu mà con biết”.
Nếu không nhặt chú gấu bông vào giỏ, mẹ sẽ không cho con ôm chú ấy ngủ tối nay (Ảnh minh họa)
Ở Việt Nam, mỗi lần con làm sai, các mẹ thường cho ăn roi vọt, thế nhưng mỗi lần con làm đúng, các mẹ lại coi như đó là chuyện hiển nhiên mà chẳng động viên, khen ngợi gì. Với mẹ Mỹ, không những con không bị đánh đòn mỗi lần làm sai mà còn được khen ngợi mỗi lần làm đúng.
Nghe như thế có vẻ mẹ Mỹ chiều con quá mức, nhưng thực ra bản chất mọi việc không phải như vậy.
4. Lập bảng công trạng.
Khen ngợi sẽ giúp động viên con làm đúng, đồng thời những bé khác sẽ lấy đó làm gương mà noi theo. Có lần anh Cua giúp mẹ gấp quần áo tôi liền khen con luôn trước mặt em Cún “Anh Cua giỏi lắm, giúp mẹ gấp quần áo. Ấy chết, mẹ quên không bỏ mắc áo lại sân thượng rồi”. Thế là không phải chờ lâu em Cún xung phong đi cất mắc áo luôn để cũng được mẹ khen như anh.
Trên đây là những phương pháp dạy con nói không với đòn roi của mẹ Mỹ mà chính bản thân tôi đã và đang thực hành.
Đây quả thực là những phương pháp hay, đáng để các mẹ Việt học tập và áp dụng cho con mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét