Hội chứng Turner (HC Turner) được bác sĩ Henry Turner mô tả chi tiết lần đầu tiên vào năm 1938. Nguyên nhân bệnh được phát hiện là do mất một phần hoặc toàn bộ một nhiễm sắc thể (NST) giới tính X trong bộ gen người.
Đây là rối loạn NST giới tính thường gặp nhất ở nữ, gây rối loạn phát triển thể chất và tâm thần. Hơn 90% các trường hợp thai HC Turner sẩy tự nhiên. Tuy nhiên vẫn có khoảng 1/4000 bé gái mới sinh bị mắc HC này.
HC Turner không thể điều trị khỏi, tuy nhiên có thể chẩn đoán sớm trong thời kỳ mang thai trước khi trẻ được sinh ra.
Bộ NST của HC Turner:
Người nữ bị HC Turner do mất hoàn toàn một NST X và bộ NST chỉ còn duy nhất một NST giới tính X là nguyên nhân thường gặp nhất chiếm khoảng 50%. Trường hợp này còn được gọi là monosomy X và ký hiệu là 45,X hoặc 45,X0.
Khoảng 1/3 các trường hợp nữ bị HC Turner có đủ 2 nhiễm sắc thể X, nhưng một chiếc trong số này lại bị mất đi một đoạn.
Cũng có nhiều trường hợp nữ bị HC Turner có bộ NST thể khảm. Trong cơ thể của họ có 2 dòng tế bào tồn tại song song với nhau, một dòng tế bào bình thường 46,XX và một dòng tế bào bất thường 45,X. May mắn là những trường hợp khảm thường gây rối loạn nhẹ hơn HC Turner thật sự.
Đôi khi cũng có trường hợp HC Turner khảm với sự tồn tại của dòng tế bào chứa một phần NST Y quy định giới tính nam. Tuy nhiên, phần NST Y không nhiều nên không tạo ra kiểu hình giới tính nam cho bệnh nhân. Những phụ nữ trong trường hợp này có nguy cơ bị khối u buồng trứng tăng cao.
Gần đây các nhà khoa học đã xác định được gen SHOX nằm ở đầu tận cánh ngắn của NST X. Hậu quả chủ yếu của mất một gen SHOX là cơ thể bị lùn.
Các rối loạn ở người bị HC Turner:
Người bị HC Turner thường có các đặc điểm như vóc dáng nhỏ, suy buồng trứng, nếp da dầy ở gáy, dị tật bẩm sinh tim, khiếm thính nhẹ và một số đặc điểm khác.
Vóc dáng nhỏ: Đây là đặc điểm phổ biến nhất do gen tăng trưởng SHOX bị mất đi. Chậm tăng trưởng có thể xuất hiện từ khi mới sinh, trẻ có thể nhỏ hơn trung bình một chút và trở nên rõ ràng hơn khi được 3 tuổi và ngày càng thể hiện rõ hơn. Nếu không được điều trị hormone thay thế, trẻ không có tăng trưởng nhảy vọt ở tuổi dậy thì, mà vẫn tiếp tục phát triển ở tốc độ chậm cho đến khoảng 20 tuổi. Các thiếu nữ HC Turner thường thấp hơn chiều cao trung bình khoảng 20cm.
Nếu được điều trị hormone thay thế, nhiều trẻ gái sẽ đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành ở mức thấp của giới hạn bình thường.
Suy buồng trứng sớm: 90% người HC Turner bị suy buồng trứng sớm. Buồng trứng có chức năng sản xuất trứng và hormone sinh dục để phát triển các đặc điểm nữ của cơ thể như vú, vóc dáng nữ, hành kinh và hệ xương. Chỉ khoảng 1/3 các trường hợp có dấu hiệu phát triển vú, nhưng hầu hết đều không hoàn tất việc dậy thì. Rất hiếm, chưa đến 1% trường hợp có thể có thai tự nhiên.
Các đặc điểm khác có thể rất thay đổi giữa các cá thể như:
- Tóc mọc thấp, lỗ tai đóng thấp, mắt sụp, cổ to bè và ngực rộng.
- Hàm dưới ngắn. Vòm họng cong, cao và hẹp.
- Bàn chân dẹt, móng tay và chân nhỏ hẹp.
- Phù tay và chân, đặc biệt là khi mới sinh.
- Chỉ số thông minh trung bình thấp hơn so với những người bình thường khác.
- Hàm dưới ngắn. Vòm họng cong, cao và hẹp.
- Bàn chân dẹt, móng tay và chân nhỏ hẹp.
- Phù tay và chân, đặc biệt là khi mới sinh.
- Chỉ số thông minh trung bình thấp hơn so với những người bình thường khác.
Các nguy cơ liên quan với HC Turner:
Có một số vấn đề về sức khỏe thường xảy ra ở người HC Turner. Tuy nhiên, các vấn đề này có thể điều trị và chăm sóc hiệu quả.
Tim: Có thể bị hẹp động mạch chủ, van động mạch chủ 2 lá (thay vì 3 lá như bình thường). Tăng huyết áp xảy ra ở 1/3 các trường hợp HC Turner.
Thận: 30% người HC Turner bị bất thường thận. Nhiều bất thường không gây ra bệnh cảnh lâm sàng nhưng lại có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và tăng huyết áp.
Tuyến giáp: Thường xảy ra thiểu năng tuyến giáp do miễn dịch.
Tai: Viêm tai giữa đặc biệt phổ biến ở trẻ bị HC Turner nhũ nhi và trẻ em. Phần lớn bệnh nhân HC Turner sẽ bị giảm thính giác sớm và cần phải được điều trị trợ thính.
Hội chứng Turner (loạn phát triển sinh dục) (chẩn đoán và điều trị).
Các trẻ gái có hội chứng Turner được chẩn đoán khi sinh do chúng có xu hướng bé và có thể thấy phù bạch huyết nặng. Chẩn đoán đối với trẻ lớn khi có biểu hiện hình thể ngắn, hormon tăng trưởng và somatomedln bình thường.
Hội chứng Turner là do rối loạn nhiễm sắc thể với giảm năng sinh dục tiên phát, hình thể ngắn và dị dạng kiểu hình khác. Hội chứng này là nguyên nhân thường gặp của vô kinh nguyên phát. Bệnh nhân có hội chứng kinh điển là thiếu một trong hai nhiễm sắc thể X và có kiểu nhân là 45, XO.
Hội chứng Turner điển hình (loạn phát triển sinh dục 45, XO).
Đặc tính của hội chứng Turner là đa dạng và có thể khó phát hiện thể khảm ở các cô gái. Biểu hiện điển hình ở người lớn bao gồm hình thể ngắn giảm năng sinh dục, cổ có ụ (webbed neck), vòm miệng cao, núm vú xa nhau, tăng huyết áp, những bất thường về thận.
Hợp tử 45, XO gặp 0,8% trong số các bào thai và dẫn đến những bất thường về nhiễm sắc thể phổ biến nhất ở người. Dưới 3% những hợp tử này sống sót với tỷ lệ hội chứng Turner là 1: 10 000 trẻ sơ sinh nam.
Các trẻ gái có hội chứng Turner được chẩn đoán khi sinh do chúng có xu hướng bé và có thể thấy phù bạch huyết nặng. Chẩn đoán đối với trẻ lớn khi có biểu hiện hình thể ngắn, hormon tăng trưởng và somatomedln bình thường.
Giảm năng sinh dục biểu hiện “trì hoãn tuổi thành niên”. Chẩn đoán giảm năng sinh dục tiên phát khi có FSH và LH cao, kiểu nhân 46, XO (hoặc những bất thường nhiễm sắc thể X hoặc thể khảm).
Điều trị hình thể ngắn bằng cách tiêm hàng ngày hormon tăng trưởng (0,1 đơn vị/kg/ngày) cộng thêm androgen (oxandrolon) trong ít nhất 4 năm trước khi sự cốt hóa đầu xương làm tăng chiều cao trung bình 10,3 cm và đạt tới chiều cao dự định 144,2 cm. Sau 12 tuổi, bắt đầu điều trị bằng estrogen kết hợp liều thấp (0,3 mg) hoặc ethinyl estradiol (5µg) từ ngày 1- 21 trong tháng. Khi sự phát triển ngừng lại, điều trị estrogen kết hợp 0,625 - 1,25 mg hoặc ethinylestradiol tử ngày 1- 25 trong tháng; dùng thêm medroxy- progesteron acetat 5 mg từ ngày 16 - 25 hàng tháng để có kinh nguyệt.
Nhứng phụ nữ có hội chứng Turner giảm tuổi thọ trung bình do tăng nguy cơ đái tháo đường (typ I và II), tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và loãng xương. Sự thận trọng trong chẩn đoán và điều trị các tình trạng này làm giảm nguy cơ bệnh tim do thiếu máu, đột quị và gãy xương, cần khám mắt hàng năm và đánh giá tuyến giáp định kỳ.
Các thể khác của hội chứng Turner.
a) Kiểu nhân 46, X (nhiễm sắc thể X bất bình thường).
- Sự bất bình thường hoặc sự mất một số gen trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể X gây ra tầm vóc thấp, và các dấu hiệu khác của hội chứng Turner; bệnh nhân có một số đặc tính sinh dục, thậm chí có thể sinh nở được.
- Hội chứng Turner có thể di truyền từ người mẹ cho con gái. Bào thai của người mẹ bị hội chứng Turner có nguy cơ cao chứa 3 nhiễm sắc thể 21. Sự bất thường hoặc sự mất các gen khác trên cả cánh ngắn và cánh dài của nhiễm sắc thể X có thể gây ra loạn phát triển sinh dục và một số triệu chứng khác.
b) Thể khảm 45,XO / 46,XX.
Đây là một thể biến đổi của hội chứng Turner. Các trẻ gái này có khuynh hướng cao hơn và có chức năng sinh dục nhiều hơn, đồng thời có ít các biểu hiện của hội chứng Turner hơn.
c) Các thể khác.
Thể khảm 45,XO / 46,XY có thể có vài biểu hiện của hội chứng Turner. Bệnh nhân có thể có cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng hoặc vô sinh nam với kiểu hình khác bình thường.
Bảng. Các biểu hiện của hội chứng Turner
- Tầm vóc thấp bé
- Vẻ mặt đặc trưng:
- Sa mi.
- Hàm nhỏ.
- Tai thấp.
- Nếp quạt mi mắt.
- Nhi tính do loạn sản sinh dục.
- Cổ có ụ (40%).
- Tóc mộc thấp.
- Vòm miệng cao.
- Cẳng tay cong ra.
- Ngón tay thứ tư ngắn (50%).
- Phù bạch huyết ở tay và chân (30%).
- Hai húm vú xa nhau giảm sản.
- Tăng độ cong của móng tay, móng chân:
- Hình thành ụ sùi sắc tố nhiễm nevi.
- Viêm tai giữa tái diễn.
- Bất thường ở thận (60%):
- Thận móng ngựa.
- Thận ứ nước.
- Tăng huyết áp (vô căn hoặc do bệnh thận và hạp động mạch).
- Chảy máu tiêu hóa do giãn mạch của hệ tiêu hóa (hiếm).
- Giảm nhìn, xa, giảm khả năng định hướng, giảm khả năng lập luận chính xác.
Bất thưởng tim mạch:
- Hẹp lỗ động mạch chủ.
- Hẹp động mạch chủ.
- Van dọng mạch chủ hai lá.
- Đứt dộng mạch chủ do hẹp và hoại tử lớp áo giữa của động mạch (hiếm).
Các bệnh kết hợp khác:
- Béo phì.
- Đái tháo đường (typ I và II).
- Rối loạn mỡ máu.
- Tăng acid uric máu.
- Viêm tuyến giáp Hashimoto.
- Thiếu toan dịch vị.
- Đục thủy tinh thể, đục giác mạc.
- U nguyên bào thần kinh (1%).
- Viêm khớp dạng thấp.
- Bệnh viêm ruột.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét