Khi trẻ sơ sinh đi đại tiện dưới 2 lần/ngày thì rất có thể bé yêu của mẹ đã bị táo bón rồi đó. Táo bón khiến cho trẻ cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiêu, thậm chí hậu môn bị nứt và chảy máu. Vậy mẹ phải làm gì để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón như trẻ không hợp sữa, trẻ uống ít nước, thay đổi chế độ ăn, ít rau củ đôi khi là do tình trạng bệnh lý.
Trẻ sơ sinh bị táo bón thường là do chế độ ăn của mẹ thiếu rau và nhiều đạm, một số trường hợp là do bé bú không đủ.
Vậy mẹ phải làm sao để chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh.
1. Chế độ ăn của con:
Mẹ cố gắng cho bé bú nhiều hơn, và cho bé uống thêm 100 – 200 ml nước mỗi ngày.
2. Chế độ ăn của mẹ:
Mẹ cần thay đổi chế độ ăn của mình bằng cách: uống nhiều nước, khoảng 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Bữa ăn của mẹ nên nhiều rau xanh và quả chín có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối.
Táo bón ở trẻ sơ sinh có thể được chữa trị rất đơn giản nhờ nước
3. Thay đổi nhãn sữa công thức cho bé:
Nếu em bé có dùng thêm sữa ngoài, trước tiên mẹ có thể pha sữa loãng hơn một chút. Mẹ có thể đổi sang nhãn sữa khác xem tình hình táo bón của con có được cải thiện hay không.
4. Men vi sinh:
Mẹ dùng thêm men vi sinh để hỗ trợ cho đường ruột của bé.
Men vi sinh đạt tiêu chuẩn là loại cần phải đáp ứng các yêu cầu như: Chứa 2 thành phần là Probiotics và Prebiotics, được phân lập từ thực phẩm, được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất DUOLAC TM hoặc LAB2PRO, mẹ chỉ cần pha chung với sữa cho bé.
Tuy nhiên mẹ cần chú ý khi sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh, không nên pha với sữa quá nóng sẽ làm mất tác dụng của men vi sinh.
Sản phẩm men vi sinh sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi sinh đường ruột có hại, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy hơi). Bổ sung vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.
5. Massage cho bé dễ đi tiêu:
- Xoay vòng nhỏ quanh rốn:
Mẹ đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay bạn cạnh rốn bé, ấn nhẹ nhàng, xoay vòng và tiếp tục ấn nhưng nhẹ hơn, trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại. Xoay theo chiều kim đồng hồ, xoay dần ra ngoài cho đến hông phải. Động tác này giúp thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài ruột.
- Xoanh vòng lớn xung quanh bụng:
Mẹ bắt đầu bên trong hông phải, di chuyển ngón tay và lòng bàn tay bạn đến bờ sườn phải, sau đó đến cùng điểm ở bờ sườn trái. Vuốt xuống ngay bên trong hông trái, sau đó đến phần bụng dưới. Lặp đi lặp lại vài lần. Động tác này giúp đẩy các chất trong ruột già đi.
- Động tác đạp xe:
Mẹ đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng chuyển động hai chân của bé như đang đạp xe. Cách này có tác dụng tương như mát xa bụng nói trên. Đồng thời nó cũng rất hiệu quả khi bé bị trướng bụng đầy hơi.
Các mẹ nhớ nhé, tắm nước ấm được các bác sĩ nhi khoa đặc biệt khuyến khích khi bé đang bị táo bón. Sau khi tắm xong, mẹ mát xa cho bé theo các động tác trên để giúp bé có thể đi tiêu dễ dàng hơn.
6. Các biện pháp thụt:
Nếu các biện pháp trên không có tác dụng, mẹ có thể dùng các biện pháp thụt cho bé. Tuy nhiên, thụt không phải là cách hay vì nếu thụt quá nhiều thì sau này cứ phải thụt bé mới đi ngoài.
Nhưng mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý ngay tình trạng táo bón sau:
- Bôi mật ong vào hậu môn bôi vào đầu que bông mềm hoặc cọng hành nhỏ rửa sạch rồi ngoáy hậu môn bé sâu khoảng 1cm và cả phía bên ngoài.
- Dùng 1 cọng rau mồng tơi có độ dày vừa phải, tước vỏ ngoáy vào hậu môn trẻ 3-4 cái.
- Dùng khăn ướt hoặc khăn xô, nhúng qua nước nóng, vắt đi, để nguội đến nhiệt độ hợp lý (không nguội quá) rồi áp vào hậu môn trẻ, giữ và day khoảng 30 giây đến 1 phút.
- Bôi 1 lớp mỏng kem Vaseline vào vùng hậu môn của trẻ.
Tuy nhiên, kết hợp với điều đó, mẹ vẫn nên cho chuẩn bị cho bé một chế độ ăn uống nhiều rau củ quả và đủ nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét