Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Cần "kiêng kỵ" những gì khi ăn hải sản?


Các món ăn được chế biến từ hải sản đều rất nhiều dinh dưỡng nhưng nó lại là nguồn thực phẩm dễ dàng gây dị ứng nhất, đặc biệt là những người có cơ địa dễ bị dị ứng, một vài biểu hiện thường thấy như: nôn ói, đau bụng, nổi mẩn đỏ, ngứa…

  1. Không ăn hải sản chưa được nấu chín:
Trong hải sản có chứa nhiều vi khuẩn như vibrio parahaemolyticus, lungfluke, đây là các loại vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt khá tốt, các loại vi khuẩn này sẽ không chết nếu hải sản không được nấu chín. 

Khi ăn phải hải sản chưa nấu chín thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng ho ra máu, co giật…


  1. Không ăn tôm, cua, sò, hến đã chết lâu:
Các loại thực phẩm này khi chết thì có tốc độ suy giảm protein khá nhanh so với thực phẩm khác, khiến cho hải sản có mùi hôi, khi ăn vào cơ thể có thể gây ngộ độc mà biểu hiện thường thấy là đau đầu, chóng mặt, nôn ói, đau bụng…

Cua khi chết thì vi khuẩn liền phồn thực sẽ sinh sôi rất mạnh mẽ làm chuyển hóa lượng histidine thành histamine gây ngộ độc.

  1. Không uống bia khi ăn hải sản:
rong hải sản có chứa nhiều purien khi vào cơ thể sẽ hình thành nên axit uric, do đó nếu uống bia trong khi ăn hải sản sẽ làm tăng lượng axit uric. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh gút, viêm các khớp xương gây ảnh hưởng tới sức khỏe.


  1. Không ăn trái cây khi đang ăn hải sản:
Thói quen ăn trái cây sau khi ăn là khá phổ biến để giúp làm cho miệng sạch sẽ và khử mùi hôi của hải sản. Nhưng đây lại là một thói quen sai lầm. 

Bởi vì khi ăn cả hai loại cùng một lúc sẽ làm cho quá trình hấp thụ protein, canxi của hải sản kết hợp với lượng tannin có trong trái cây tạo ra một loại canxi không tan, điều này sẽ gây kích ứng lên hệ tiêu hóa gây chướng bụng, nôn…

  1. Không ăn hải sản với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C:
Trong hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C thì lại gây tác dụng ngược lại.

 Lượng asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến chết người. Vì vậy cần kiêng kỵ ăn hải sản với thực phẩm này.

  1. Không uống trà sau khi ăn hải sản:
Bởi vì lượng acid tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa.


  1. Hạn chế việc ăn hải sản sống:
Một số loại hải sản khi ăn sống sẽ khiến cho các vi khuẩn có trong hải sản không được tiêu diệt và ký sinh khi vào cơ thể, sẽ gây ra một số bệnh về mắt, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa…

  1. Không ăn những hải sản đã được chế biến quá lâu:
Trong hải sản có chứa nhiều protein do đó khi những loại hải sản này chết hoặc được bảo quản ở nhiệt độ phòng sẽ rất dễ dàng bị nhiễm khuẩn và dễ dàng gây bệnh. 

Một số loại hải sản như: cá ngừ, cá thu… khi để quá lâu thì lượng vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển, điều này sẽ làm chuyển hóa lượng histidine thành histamine gây ngộ độc như: da nổi mẫn đỏ, ngứa, khó thở…


  1. Không ăn hải sản với những thực phẩm có tính hàn khác:
Các loại hải sản có tính hàn khá cao do đó nếu ăn với các thực phẩm có tính hàn khác như: dưa leo (hay còn gọi là dưa chuột), rau muống, dưa hấu, lê, nước đá… sẽ gây nên hiện tượng chướng bụng, khó tiêu.

  1. Không dùng hải sản đông lạnh để luộc, hấp:
Những loại hải sản này khi được bảo quản trên ngăn đá quá lâu sẽ hình thành nhiều vi khuẩn, mất đi các protein có lợi cho sức khỏe…Do vậy cần phải chế biến bằng cách chiên, xào ở nhiệt độ cao thay vì hấp, luộc.


  1. Không ăn các loại hải sản có nghi ngờ chứa chất độc:
Vào những mùa nhất định trong năm thì một số loại hải sản sẽ có nguy cơ nhiễm độc cao như cá nóc, sao biển, sứa…

Các loại hải sản này hầu như không nhiễm độc do vi khuẩn mà là do chất độc có sẵn trong cơ thể và thường được tiết ra theo từng mùa trong năm. Do đó cần lưu ý về thời gian sinh sản của những loài hải sản này để tránh tình trạng ngộ độc khi ăn.

Do đó cần lựa chọn hải sản tươi sống để chế biến thành thức ăn, luôn đảm bảo toàn bộ quy trình chế biến phải hợp vệ sinh, từ đó sẽ làm giảm nguy cơ bị ngộ độc do ăn hải sản. 

Đồng thời những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì không nên ăn hải sản.


(Theo Congluan)


Cách chữa dị ứng khi ăn hải sản


Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng. Nhưng các loài như tôm, cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả.

Dưới đây là những cách chữa dị ứng khi ăn hải sản trong trường hợp nhẹ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

  1. Mật ong
Nếu có biểu hiện mẩn ngứa, nóng râm ran sau khi ăn hải sản, bạn hãy uống 1 ly nước ấm pha mật ong. Đây được xem là cách thông dụng nhất để đối phó với dị ứng hải sản.


Mật ong nguyên chất hữu cơ cung cấp các khoáng chất như sắt, canxi, kali và magiê, đường dễ tiêu hóa và bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng phong phú khác, vì thế khi cơ thể bị suy giảm năng lượng, nó có thể tăng cường sức khỏe cho chúng ta.

Như một loại chất kháng khuẩn tự nhiên, mật ong có vai trò như thuốc kháng sinh. Trong thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mật ong có đặc tính khử trùng và tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giảm bớt hiện tượng mẩn ngứa.

  1. Nước chanh tươi
Sử dụng chanh rất hữu ích cho tất cả các loại dị ứng. Chanh là một trong những phương pháp chữa trị dị ứng tôm hiệu quả nhất. Khi bị phát ban, bạn hãy ngay lập tức uống một cốc nước ấm với nước cốt chanh tươi.


Axit ascorbic (hay sinh tố C, vitamin C) được tìm thấy trong chanh giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và là chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì các mô liên kết.
Vitamin C có tác dụng chống viêm, đây là dưỡng chất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe và hồi phục các tổn thương trên cơ thể. 

Một cốc nước chanh tươi sẽ có hiệu quả điều chỉnh tình trạng rối loạn điện giải và hạ sốt tức thì.

  1. Gừng
Khi bị dị ứng với hải sản, bạn cũng có thể dùng một tách trà gừng nóng. Gừng giúp giảm đỏ ngứa trên da. Hoặc cũng có thể đun hỗn hợp đậu xanh, gừng và lá tía tô lấy nước uống.


  1. Nước ép rau quả
Các loại nước ép rau quả có tác dụng làm giảm sưng lưỡi, thanh lọc cơ thể, bổ sung dinh dưỡng và sức đề kháng để chống lại dị ứng. Uống nước rau quả khi dị ứng với hải sản sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.

Lưu ý: 

Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để dùng các loại thuốc dị ứng và điều trị thích hợp. Đặc biệt, không được sử dụng bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ.



Tại sao hải sản thường gây dị ứng?

Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng, nhưng các loài như tôm, cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả.


Nguyên nhân gây dị ứng do hải sản gồm ba loại:

-       Do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng.

-       Một số protein có trong hải sản chỉ đóng vai trò là một “bán kháng nguyên – hapten” hay kháng nguyên không đầy đủ. Loại này khi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhóm “quyết định kháng nguyên” sẵn có gây nên dị ứng.

-       Do một số hải sản có chứa nhiều histamin. Chất này khi vào cơ thể cũng gây nên các triệu chứng như dị ứng.


Như vậy, các protein trong hải sản có thể là kháng nguyên, bán kháng nguyên đối với người bị dị ứng hải sản mà lại là những protein bình thường đối với tuyệt đại đa số những người không bị dị ứng hải sản. Còn hiện tượng hải sản có nồng độ histamin cao thì có thể gây triệu chứng cho tất cả mọi người ăn phải (hiện tượng ngộ độc histamin).

Đối với dị ứng hải sản, các phản ứng dị ứng (đặc biệt là sốc phản vệ) không phụ thuộc số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể. Dị ứng hải sản thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Mức độ bị dị ứng nặng hay nhẹ ở từng người có sự khác nhau.




Nổi bật nhất là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mày đay. Các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngất, hôn mê. Các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng. Các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.


Đặc biệt là triệu chứng sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp… Các trường hợp tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nói chung, trừ trường hợp dị ứng do ăn phải loại hản sản có chứa nhiều histamin, tất cả những người đã được xác định là dị ứng với hải sản nên tránh ăn uống, tiếp xúc với những loại thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản. Thậm chí, dị ứng cũng xảy ra nếu dùng chung bát đĩa… đựng hải sản của người khác.

Không nên ăn các loại hải sản đã chết hoặc chế biến không đảm bảo do loại thức ăn này có thể chứa nhiều histamin do nhiễm khuẩn.
Các thuốc kháng histamin có tác dụng tốt với các triệu chứng ở da, niêm mạc như nổi mề đay, ban đỏ, phù mặt, thuốc có thể ngăn chặn được các triệu chứng dị ứng nhẹ ngoài da, niêm mạc, nhưng không ngăn chặn được các dị ứng phản ứng nặng nhu sốc phản vệ, khó thở nếu có xảy ra.


Với các trường hợp nặng, phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện, không được tự ý sử dụng các loại thuốc chống dị ứng.

(Theo Alobacsi.vn)

Lời khuyên dành cho người bị dị ứng hải sản.
Khi thấy người bệnh có các biểu hiện DƯHS rầm rộ cần gây nôn và đưa họ tới bệnh viện ngay. Không tự ý dùng thuốc sẽ càng thêm nguy hiểm cho bệnh nhân, nhất là người cao tuổi và trẻ em. 
Khi dùng thuốc cần lưu ý, các thuốc kháng histamin và corticoid tuy có tác dụng đặc hiệu trong dị ứng nhưng đều có thể gây tác dụng phụ và tai biến đôi khi nghiêm trọng. Thuốc kháng histamin thường gây ù tai, chóng mặt, nặng đầu, choáng váng, buồn ngủ. 
Đối với corticoid dùng liều cao, lâu ngày có thể dẫn tới phù nặng mặt, teo da, xốp xương, rối loạn chuyển hóa nhẹ hoặc nặng…

Theo DS. Minh Thành (SKĐS)


Điều cần biết khi ăn hải sản

Ăn hải sản hàng tuần, giảm một nửa nguy cơ đau tim. Đúng vậy, tôm, cua, mực, trai, sò huyết… không chỉ chứa vitamin, khoáng chất mà còn có hàm lượng cao Omega-3 một axit béo quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. 

Tuy lượng cholesterol trong tôm, cua, trai và cá mòi tương đối cao nhưng vì lượng axit béo bão hòa lại rất thấp nên khả năng làm tăng cholesterol xấu trong máu không bằng pho mát, thịt đỏ và thức ăn nhanh.

  1. Cua biển

    Các chuyên gia nói, chứa hàm lượng Omega 3 cao nhất là cua biển. Axit béo này có đặc tính chống viêm nên tốt cho những người có bệnh viêm khớp, nó cũng làm giảm huyết áp.
Cùng với hàm lượng protein cao, loại giáp xác 10 chân này còn hội tụ các nguyên tố vi lượng như selenium, crom, canxi, đồng và kẽm, trong đó selenium là một chất chống oxy hóa mạnh. 
Cua có lượng calo thấp (chỉ có 128 calo trong 100g) và chất béo bão hòa tốt cho tim. Chỉ có điều thỉnh thoảng mới nên ăn nếu bị cholesterol cao.

  1. Mực 

    Là nguồn cung cấp protein, Omega-3, đồng, kẽm, vitamin B và i-ốt. Lưu ý thực phẩm chứa đồng ích lợi ở chỗ nguyên tố này có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, hấp thụ và chuyển hóa sắt cùng sự hình thành tế bào hồng cầu.
Hàm lượng B2 cao có thể giảm chứng đau nửa đầu, còn phốt pho hỗ trợ đắc lực canxi hình thành xương và răng.

Mực ống chỉ cung cấp khoảng 70 calo trong 100g nhưng nếu thêm bột vào rán, chúng ta đã tiêu thụ gấp 3 lần lượng calo ấy cùng với transfats - đây là điều không có lợi cho sức khỏe khi làm tăng nguy cơ của một số bệnh ung thư. 

  1. Trai

    Món hải sản này có hàm lượng protein, Omega-3 cao và ít cholesterol. Theo các chuyên gia, trai còn chứa một lượng lớn axit amin tyrosine, giúp cải thiện tâm trạng và điều chỉnh mức độ căng thẳng, do đó cũng có thể gọi đó là một thứ “thuốc kích dục”.
Bên cạnh đó,  nó có nhiều kẽm hơn so với hầu hết các loại thực phẩm khác, trong đó hỗ trợ chức năng sinh sản và tình dục - đặc biệt là ở nam giới. Trai cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin A, C và B12 tạo ra năng lượng dồi dào, chưa kể nhiều canxi rất tốt cho xương.

Tuy vậy, bất kỳ loại hải sản nào khi ăn cũng nên cẩn thận về xuất xứ để phòng ngừa khả năng nuôi ở nơi ô nhiễm hoặc đánh bắt ở vùng biển có mức độ thủy ngân cao. Ăn phải con trai hỏng có thể bị ngộ độc thực phẩm và nếu từng bị dị ứng, hãy tránh món ăn này

  1. Tôm biển

    Tôm tươi chứa lượng vitamin B12 ở mức độ “đỉnh cao”.
B12 cần thiết cho việc phân chia tế bào và vitamin này chỉ có thể thu được từ chế độ ăn uống, cụ thể là có sẵn từ nguồn động vật như thịt hoặc cá. Vi chất selenium trong tôm biển có các đặc tính bảo vệ và hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch và tuyến giáp.

Ăn tôm không sợ tiêu thụ nhiều năng lượng vì 100g tôm cung cấp 76 calo. Tuy vậy, lưu ý ăn tôm đông lạnh thường có hàm lượng muối cao (trong quá trình ướp), và nếu có cholesterol cao, không nên ăn thường xuyên.

  1. Sò huyết

    Đây là nguồn protein đặc biệt tốt. Ngoài ra, thực phẩm này hay bị bỏ qua nhưng chúng thực sự có hàm lượng kẽm cao, rất tuyệt vời cho da và tóc, cũng như chức năng miễn dịch đồng thời vitamin A ở dạng retinol trong sò huyết có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể và giúp tăng cường tầm nhìn ban đêm.
Điều cần tránh khi ăn sò huyết là nếu ăn loại được đánh ở vùng biển bị ô nhiễm nặng có thể tăng nguy cơ trúng độc.
Ngoài ra, mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này.

Yến Chi 
(Theo Dailymail)


Ăn chay - lợi và hại.


Ăn chay giúp phòng bệnh tim mạch, giảm nguy cơ ung thư… nhưng phụ nữ mang thai, trẻ em, người mắc chứng thiếu máu... không nên ăn chay.
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch: Người ăn chay giảm được 20% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu bạn là tín đồ của thịt cũng như các thực phẩm giàu chất béo, đạm, cholesterol thì rất dễ có nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp, loãng xương, sỏi thận…

Ảnh minh họa
  • Giảm nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu của các chuyên gia Anh và Đức chỉ ra rằng, người ăn chay có thể giảm 40% nguy cơ mắc ung thư so với người không ăn chay. Đặc biệt với phụ nữ, ăn chay có tác dụng phòng tránh ung thư vú, ung thư buồng trứng.
  • Có lợi cho hệ tiêu hóa: Chế độ ăn chay bao gồm những chất xơ tự nhiên, tinh bột và protein tự nhiên, một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất… rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp dễ dàng chuyển hóa lượng.
  • Giúp eo thon: Do không chứa chất béo, đạm, mỡ nên chế độ ăn chay giúp bạn tránh được khả năng tăng cân, béo phì.
  1. Tác hại
  • Thiếu kẽm: Kẽm là loại vi chất quan trọng trong các loại thịt, những người ăn chay có nguy cơ thiếu kẽm cao gấp đôi. Mỗi ngày nam giới cần 30 mg kẽm, nữ giới là 24 mg. Thiếu kẽm dẫn đến suy giảm tinh trùng, giảm khả năng làm cha; tăng nguy cơ viêm nhiễm, suy giảm thị lực, suy giảm vị giác, làm chậm quá trình lành vết thương.
  • Yếu xương: Các chuyên gia Úc và Việt Nam tiến hành khảo sát 2.700 người và nhận thấy, người ăn chay tăng 5% nguy cơ bị yếu xương so với người ăn thịt. Tuy nhiên, với người ăn chay bao gồm trứng và sữa thì sức khỏe của bộ xương không có gì khác biệt.
  1. Ai không nên ăn chay?
  • Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, người mẹ cần được bổ sung đa dạng và đầy đủ vi chất, dưỡng chất, đặc biệt là protein, canxi và sắt… để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất cho thai nhi. Vậy nên một chế độ ăn uống kiêng kem, nghèo nàn sẽ rất bất lợi cho bào thai.
  • Trẻ em: Trẻ nhỏ cần một chế độ ăn uống phong phú, dồi dào để có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ. Trong khi một chế độ ăn chay thiếu vắng chất đạm, protein lại không đáp ứng được yêu cầu này.
  • Người mắc chứng thiếu máu: Trong thịt tập trung một lượng lớn chất sắt, nếu áp dụng một chế độ ăn chay không thịt thì lượng chất sắt sẽ thiếu hụt, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Người đang ốm, người suy giảm thể lực, phụ nữ đang trong giai đoạn đèn đỏ cũng được khuyến cáo là không nên ăn chay.
  1. Ăn chay khoa học
Lời khuyên cho một chế độ ăn chay lành mạnh là:
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm cả về hương vị, màu sắc…, ưu tiên thực phẩm có chứa nhiều kẽm, sắt, vitamin B12 vì trong chế độ ăn chay không thịt thường bị thiếu loại chất này. Bạn có thể tìm thấy chúng trong đậu tương hoặc rau có lá màu xanh sẫm, chế phẩm từ đậu nành, các loại hạt. Cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vi chất qua viên nén.
  • Tránh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều rau quả (đặc biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh...). Rau quả có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt...
(Theo Tiền Phong)

Ăn chay - chưa thấy hay đã thấy hại.
Nhằm giữ dáng, giúp cơ thể thanh tịnh, không ít người đã tìm đến thực phẩm chay khiến thị trường này trở nên nhộn nhịp. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm chay nào cũng an toàn cho người sử dụng…

Thực phẩm chay ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày. 

1/ Ngộ độc vì thực phẩm chay
Khảo sát tại một số chợ và siêu thị, chúng tôi nhận thấy các loại thực phẩm chay được bày bán khá đa dạng và phong phú, từ hàng khô, gia vị, sản phẩm đông lạnh đến các mặt hàng chế biến sẵn, ăn liền... thoả sức cho người tiêu dùng lựa chọn. 
Thực tế có bao nhiêu món mặn thì trên thị trường có bấy nhiêu món chay tương tự. Bên cạnh đó, “bổ sung” vào thực đơn cho những bữa tiệc chay còn có nhiều loại thực phẩm chay như lợn sữa quay, chả lụa, chả quế, chả cá…
Dạo quanh các siêu thị, khu bày bán thực phẩm chay cũng hấp dẫn không kém. Nhiều món chay được làm rất giống với đồ mặn từ hình thức đến hương vị nên được nhiều khách hàng ưa chuộng. 
Đã quá “ngán ngẩm” những thức ăn giàu chất đạm, béo mà cả gia đình đã ăn trong dịp Tết nhiều  gia đình đã chuyển sang ăn các món chay hơn một tuần nay.
Để giúp cơ thể cân bằng và giảm béo, gia đình đã quyết định ăn chay trong vòng một tháng. Tuy vậy, do chưa có kinh nghiệm mua thực phẩm chay nên khá phân vân khi có quá nhiều sự lựa chọn nhưng lại không biết loại nào tốt…”.
Theo chị Nhung (HN), trước khi quyết định ăn chay chị đã được một người bạn cảnh báo không phải thực phẩm chay nào cũng an toàn. Bởi, sau 2 tuần ăn chay bạn của chị đã phải vào bệnh viện do bị ngộ độc từ chất bảo quản thực phẩm có trong thực phẩm chay.

2/ Nên được bác sĩ tham vấn
Thông thường, thực phẩm chay chủ yếu làm từ rau củ quả. Tuy nhiên, để bảo đảm độ dai, bảo quản được lâu và có mùi giống với các loại thực phẩm mặn, các nhà sản xuất, chế biến phải cho hóa chất, phụ gia và chất chống ẩm mốc vào các thành phẩm…
Tuy nhiên, theo bác sỹ Phạm Minh Hiếu - Bệnh viện E Hà Nội, hầu hết các loại thực phẩm chay đều phải dùng chất tạo mùi tổng hợp. 

Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát liều lượng và sử dụng các loại tạp chất kém chất lượng có thể gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng. Vì vậy, người tiêu dùng nên chú ý chọn lựa thực phẩm chay sao cho an toàn.

Cũng theo bác sĩ Hiếu, nhiều nghiên cứu về ăn chay đã cho thấy tỉ lệ bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa, thậm chí là cả ung thư giảm đi khi người ta ăn chay. Tuy nhiên, chế độ ăn chay thường thiếu các chất khoáng vi lượng như kẽm, sắt... do các chất này trong thức ăn thực vật khó hấp thu hơn thức ăn động vật.

Những người ăn chay trường dễ bị thiếu máu, loãng xương do không đủ lượng canxi theo nhu cầu. 
Lượng rau và chất xơ nhiều cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng quý. Do vậy, nên hiểu rõ cơ thể và có sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định ăn chay.
Do vậy, người tiêu dùng nên chọn mua những sản phẩm có thương hiệu, có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình và người thân.


Theo Ngọc Bảo (An Ninh Thủ Đô)


Những quán bánh xèo ngon ở Sài Gòn không thể không thử

Bánh xèo đúng điệu là bánh xèo được đổ bằng bột vàng có vị đậu xanh, có vị đậm đà của con tôm và lát thịt mỡ, có sự mặn mà của nước chấm, cay cay của ớt, và sự tươi mát của rau sống đi kèm.

Bánh xèo 3 miền đất nước được biến tấu riêng để hợp với khẩu vị từng vùng miền, và hãy điểm danh xem quán bánh xèo nào ngon nhất Sài Gòn này nhé

1.     Bánh xèo Mười Xiềm – 190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, Q.3 – 225-227 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1
Xuất hiện ngay từ những ngày đầu mở Đất Phương Nam, bánh xèo là món ăn dân dã rất quen thuộc với người miền Nam. Những ai đã từng ăn qua món bánh này, khó có thể mà quên được hương vị đậm đà đầy chất dân dã của nó.

Ở Sài Gòn có rất nhiều địa chỉ phục vụ món bánh xèo, nhưng việc người chủ được mời sang tận Hoa Kỳ để biểu diễn tài đổ bánh cho công chúng thưởng thức, sau đó được phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian có lẽ chỉ có một và đó là bà Mười Xiềm.

Những cái bánh xèo vàng ươm thơm phức được dì Mười Xiềm tự tay đổ đang chuẩn bị mang ra cho khách. Liên tục đổ cùng lúc 5, 6 chảo lại điều khiến những thợ phụ xung quanh nhưng dì Mười Xiềm vẫn thoăn thoắt với công việc của mình, vẫn tươi cười và rộn ràng những câu chuyện đậm đà ngôn ngữ miền sông nước Nam Bộ.

Chẳng phải dì đi Mỹ biểu diễn trở về bánh xèo do dì Mười Xiềm làm mới ngon hơn mà với hơn nửa thế kỷ gắn bó với loại bánh này, cái cách làm thế nào để cho ra đời những cái bánh xèo ăn cho ngon miệng đã thấm vào máu thịt của người đàn bà sông nước, lớn lên và lập nghiệp từ bánh trái.

Có chăng là bây giờ, hương vị bánh xèo dì Mười Xiềm trở nên nổi tiếng và được nhiều người kinh doanh săn đón, tha thiết mong được cùng hợp tác.



Không biết có phải do góp mặt ở một trung tâm ẩm thực hàng đầu cả nước như thành phố Hồ Chí Minh nên dì Mười Xiềm đã sáng tạo đến 76 món bánh xèo khác nhau. Từ cái bánh xèo truyền thống nhân tôm thịt cho đến nhiều loại bánh xèo có nhân là nấm như: nấm kim châm, nấm linh chi bạch ngọc, nấm bào ngư, nấm mối (theo mùa), cổ hủ dừa, v..v..
Cái bánh xèo của dì Mười Xiềm độc đáo ở chỗ, nguyên cái bánh lớn vàng ươm, giòn rụm, nhưng rất hạn chế dầu mỡ. Điều này tốt cho sức khỏe của thực khách, nhất là những người buộc phải ăn kiêng chất béo.

Ăn bánh xèo mà không có rau xanh xem như thất bại những nhà hàng bánh xèo Mười Xiềm còn được đầu tư dàn máy lọc nước ozôn rửa rau, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho thực khách.

Ngoài những loại rau căn bản như cải bẹ xanh, xà lách, rau thơm thì điểm lạ của bánh xèo dì Mười Xiềm là sự có mặt các loại rau rừng như: đọt sao nhái, lá lụa, đọt điều, lá cách, lá lốt… Những loại rau này vừa chua vừa chát hợp với bánh xèo ăn hoài không ngán.


Với bánh xèo yếu tố thưởng thức bằng 5 giác quan của con người được áp dụng rất thực tế, đó là nghe được âm thanh lúc chế biến, nhìn thấy màu sắc, ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, vị béo của bánh, và độc đáo nhất là phải ăn bằng tay mới cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của nó.
Ngoài bánh xèo, dì Mười Xiềm còn giới thiệu bánh khọt, bánh ít trần, chè bưởi và những món gỏi của miền sông nước.
Địa chỉ hệ thống nhà hàng:
       Bánh xèo Mười Xiềm, 190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, Q.3,
ĐT: 39330207
       Bánh xèo Mười Xiềm, 225-227 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1,
ĐT: 3928775
2.     Bánh xèo Ăn Là Ghiền – 54A Nguyễn Văn Trỗi, P. 15, Q. Phú Nhuận
Tọa lạc tại những địa điểm trung tâm thành phố, mái lá thôn quê, gạch đỏ mộc mạc như một làn gió mới mẻ thổi qua khung cảnh hiện đại Sài Gòn.

Không đơn giản là không gian, ẩm thực ở đó chính là điều làm nên địa chỉ được nhiều thực khách biết đến, hãy cùng bánh xèo ‘Ăn là ghiền và thưởng món ăn truyền thống của người Việt Nam.


Quán ăn có 3 chi nhánh, tạo điều kiện dễ dàng cho thực khách đến. Không gian quán trang hoàng ấm cúng với sắc vàng sắc đỏ của gạch tàu, tre nứa -những màu sắc dân dã của thôn quê cũng như đó cũng chính là màu vàng ươm của lớp bột bánh xèo.



Đến với “Ăn là ghiền”, thực khách tha hồ thưởng thức hương vị phong phú của nhiều loại bánh xèo, đó cũng chính là điểm làm nên khác biết giữa “ăn là ghiền” với nhiều quán khác. Lớp bột vàng óng ánh giòn tan, phần nhân thơm nồng và đậm đà với thịt và tôm, mặn mà hơn với rau ghém tươi xanh và quan trọng nhất là nước chấm…

Quán thực sự đã làm nên chiếc bánh thật vừa miệng và mang đậm vị ngon thuần khiết của món ăn truyền thống. Bên canh chiếc bánh xèo “chính tông “, rất nhiều bánh xèo khác được cánh điệu tinh tế, hài hòa với nhiều phong cách ẩm thực khác trên thế giới.
Quán còn phục vụ rất nhiều món Việt khác ngoài món chính bánh xèo. Không gian đa dạng, chia làm nhiều khu vực, giúp thực khách có thể chọn cho mình một không gian phù hợp, tăng thêm hương vị đậm đà cho chiếc bánh vàng óng.

Đến với “Ăn là ghiền” để thưởng thức bánh xèo – món bánh thân quen với con người đất Việt, để tìm thấy một nét thú vị nhưng gần gũi giữa đa dạng ẩm thực Sài thành, và để như cái tên của quán, đến ăn là sẽ ghiền.

Hệ thống Bánh xèo Ăn là ghiền
       Bánh Xèo Ăn Là Ghiền – Nguyễn Văn Trỗi: 54A Nguyễn Văn Trỗi, P. 15, Q. Phú Nhuận, TP. HCM
Điện thoại: (08) 38 479 574
       Bánh Xèo Ăn Là Ghiền – Sương Nguyệt Ánh: 74 Sương Nguyệt Ánh, P. Bến Thành, Q. 1, TP. HCM
Điện thoại: (08) 3833 0534
       Bánh Xèo Ăn Là Ghiền – Cao Thắng: 100A, Cao Thắng, P.4, Quận 3, TP. HCM
Điện thoại: (08) 3929 1807
       Bánh Xèo Ăn Là Ghiền – Điện Biên Phủ: 778 – 780 Điện Biên Phủ, P.10, Quận 10, TP. HCM
Điện thoại: (08) 38 354 617
3.     Bánh xèo Ngọc Sơn – 103 Ngô Quyền, P.11, Q.5
Không gian quán khá rộng, thoáng mát và sạch sẽ cộng thêm sự phục vụ chu đáo của nhân viên nên quán đã trở thành đia chỉ quen thuộc của người dân Sài Gòn.

Ngoài ra, quán còn có các món ngon khác như: bánh cống, gỏi cuốn, bánh khọt và các món ăn dành cho các bữa tiệc nhỏ như: súp cua, chả giò, lẩu…. Với sự phong phú của món ăn và thoáng đãng trong không gian, chắc chắn bánh xèo Ngọc Sơn sẽ cho bạn một bữa ăn ngon miệng và sảng khoái.
  

Địa chỉ:
       Bánh Xèo Ngọc Sơn, 103 Ngô Quyền, P.11, Q.5, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 38537486
4.     Quán An – 71/5 – 71/6 Mạc Thị Bưởi, Q.1
Những khúc tình giao thoa giữa xưa và nay luôn có một sức cuốn hút kỳ lạ. Hình ảnh vừa xa vừa gần dễ xoáy vào tâm hồn bạn những cảm xúc hoài niệm.

Nhớ hoài những gian nhà cổ, nhẹ nhàng và an bình, nhớ hoài những khoảnh khắc sum vầy bên mâm cơm gia đình, hạnh phúc và an lạc, hay giữa khu vườn, có chim hót có hương vị thiên nhiên, chén chè nóng cũng đủ làm ấm lòng những người con xa xứ…
An đã quay ngược thời gian, gởi đến bạn khúc giao hòa mượt mà như thế, để giữa nhịp sống hối hả ngày nay, vẫn còn đó chút bình an, nhẹ lòng cho bạn khi đến với quán An. An khiêm nhường trong 1 con hẻm giữa trung tâm Sài Gòn. 

Quán bánh xèo An thuộc tập đoàn nhà hàng Nam An, đi theo phong cách xưa cổ, giúp những người xa quê có thể tìm thấy sự gần gũi nơi quê nhà. Quán có 3 khu vực phục vụ cho thực khách là bên ngoài, tầng trệt và tầng lầu.


Trong không khí ấm cúng của ngôi nhà cổ theo kiến trúc Pháp, quán khá tinh tế khi trang trí cho mình bằng những chiếc quạt nan Việt Nam xinh xắn, những chiếc *g đèn hay bức tranh treo tường, tạo nên một kiểu trang trí đầy màu sắc nghệ thuật cổ điển. Bên ngoài là hình ảnh quen thuộc của hàng quán Việt Nam: chiếc lò than, gánh quan họ hay những chậu sen trước cửa cũng một phần nào góp chút lửa lòng, ấm lại những tâm hồn xa xứ.
Đặc biệt quán còn có quầy bar nhỏ phục vụ đầy đủ các loại rượu phong phú đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu thưởng thức rượu cho khách. Như lối đi riêng của An, quán chuyên phục vụ món ăn Việt Nam 3 miền phong phú: bún chả bắp, nem nướng bánh hỏi, bánh khọt, cơm tay cầm, lẩu hải sản …
Ngoài ra, quán có phục vụ các món ăn chay đáp ứng nhu cầu của thực khách.
Không chỉ đem đến cho bạn không gian độc đáo, An còn muốn gởi đến khách nhiều hơn nữa, những cảm giác an lạc khi đến với An qua món ăn hảo vị và sự phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện.
Hãy ghé Quán An để dành cho mình những phút nghỉ ngơi thoải mái và thưởng thức hương vị món ăn Việt, nhất là sau một ngày làm việc căng thẳng.
Địa chỉ :
       Quán An, 71/5 – 71/6 Mạc Thị Bưởi, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 38258275
5.     Bánh xèo A Phủ – 110c Ngô Quyền, F8, Q5
Những người yêu thích bánh xèo miền Nam không thể không biết đến bánh xèo A Phủ, một trong những quán bánh xèo ngon nhất nhì của miền Nam.

Với người miền Nam, bánh xèo mang một phong vị khác, nếu bánh xèo miền Trung một mình bạn có thể “xơi” hết 5 cái, thì với bánh xèo miền Nam không biết bạn có ăn hết được 1 cái không nhỉ?!



Với nhiều loại bánh xèo như: bánh xèo tôm, thịt, chay,… cho bạn một thực đơn phong phú, và cảm nhận chân thực hơn về bánh xèo.

Còn nếu hôm nay bạn không thích bánh xèo thì nơi đây vẫn có khỏang gần 30 món khác cho bạn lựa chọn như: nem nướng, chạo tôm, chả đùm, súp bắp kem cua, gỏi hải sản rau câu,… lẩu bò 7 món, đầu cá lóc hấp,..

Hệ thống bánh xèo A Phủ:
       Bánh Xèo A Phủ, 110c Ngô Quyền, F8, Q5, TPHCM.
Điện thoại : (08) 38 535 155.
       Bánh Xèo A Phủ, 121 Nguyễn Văn Nghi, F7, Q.Gò Vấp, TPHCM.
Điện thoại : (08) 38 955 915.
       Bánh Xèo A Phủ, 10a 3/2, Q10, TPHCM.
Điện thoại : (08) 38 627 632.