Các
món ăn được chế biến từ hải sản đều rất nhiều dinh dưỡng nhưng nó lại là nguồn
thực phẩm dễ dàng gây dị ứng nhất, đặc biệt là những người có cơ địa dễ bị dị ứng,
một vài biểu hiện thường thấy như: nôn ói, đau bụng, nổi mẩn đỏ, ngứa…
- Không
ăn hải sản chưa được nấu chín:
Trong
hải sản có chứa nhiều vi khuẩn như vibrio parahaemolyticus, lungfluke, đây là
các loại vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt khá tốt, các loại vi khuẩn này sẽ
không chết nếu hải sản không được nấu chín.
Khi ăn phải hải sản chưa nấu chín
thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng ho ra
máu, co giật…
- Không
ăn tôm, cua, sò, hến đã chết lâu:
Các
loại thực phẩm này khi chết thì có tốc độ suy giảm protein khá nhanh so với thực
phẩm khác, khiến cho hải sản có mùi hôi, khi ăn vào cơ thể có thể gây ngộ độc
mà biểu hiện thường thấy là đau đầu, chóng mặt, nôn ói, đau bụng…
Cua khi chết
thì vi khuẩn liền phồn thực sẽ sinh sôi rất mạnh mẽ làm chuyển hóa lượng
histidine thành histamine gây ngộ độc.
- Không
uống bia khi ăn hải sản:
rong
hải sản có chứa nhiều purien khi vào cơ thể sẽ hình thành nên axit uric, do đó
nếu uống bia trong khi ăn hải sản sẽ làm tăng lượng axit uric. Đây chính là
nguyên nhân gây nên bệnh gút, viêm các khớp xương gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Không
ăn trái cây khi đang ăn hải sản:
Thói
quen ăn trái cây sau khi ăn là khá phổ biến để giúp làm cho miệng sạch sẽ và khử
mùi hôi của hải sản. Nhưng đây lại là một thói quen sai lầm.
Bởi vì khi ăn cả
hai loại cùng một lúc sẽ làm cho quá trình hấp thụ protein, canxi của hải sản kết
hợp với lượng tannin có trong trái cây tạo ra một loại canxi không tan, điều
này sẽ gây kích ứng lên hệ tiêu hóa gây chướng bụng, nôn…
- Không
ăn hải sản với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C:
Trong
hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể nhưng nếu
kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C thì lại gây tác dụng ngược
lại.
Lượng asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là
thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến chết người. Vì vậy cần kiêng kỵ
ăn hải sản với thực phẩm này.
- Không
uống trà sau khi ăn hải sản:
Bởi
vì lượng acid tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản
cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa.
- Hạn
chế việc ăn hải sản sống:
Một
số loại hải sản khi ăn sống sẽ khiến cho các vi khuẩn có trong hải sản không được
tiêu diệt và ký sinh khi vào cơ thể, sẽ gây ra một số bệnh về mắt, ảnh hưởng tới
hệ tiêu hóa…
- Không
ăn những hải sản đã được chế biến quá lâu:
Trong
hải sản có chứa nhiều protein do đó khi những loại hải sản này chết hoặc được bảo
quản ở nhiệt độ phòng sẽ rất dễ dàng bị nhiễm khuẩn và dễ dàng gây bệnh.
Một số
loại hải sản như: cá ngừ, cá thu… khi để quá lâu thì lượng vi khuẩn sẽ sinh sôi
và phát triển, điều này sẽ làm chuyển hóa lượng histidine thành histamine gây
ngộ độc như: da nổi mẫn đỏ, ngứa, khó thở…
- Không
ăn hải sản với những thực phẩm có tính hàn khác:
Các
loại hải sản có tính hàn khá cao do đó nếu ăn với các thực phẩm có tính hàn
khác như: dưa leo (hay còn gọi là dưa chuột), rau muống, dưa hấu, lê, nước đá…
sẽ gây nên hiện tượng chướng bụng, khó tiêu.
- Không
dùng hải sản đông lạnh để luộc, hấp:
Những
loại hải sản này khi được bảo quản trên ngăn đá quá lâu sẽ hình thành nhiều vi
khuẩn, mất đi các protein có lợi cho sức khỏe…Do vậy cần phải chế biến bằng
cách chiên, xào ở nhiệt độ cao thay vì hấp, luộc.
- Không
ăn các loại hải sản có nghi ngờ chứa chất độc:
Vào
những mùa nhất định trong năm thì một số loại hải sản sẽ có nguy cơ nhiễm độc
cao như cá nóc, sao biển, sứa…
Các loại hải sản này hầu như không nhiễm độc do
vi khuẩn mà là do chất độc có sẵn trong cơ thể và thường được tiết ra theo từng
mùa trong năm. Do đó cần lưu ý về thời gian sinh sản của những loài hải sản này
để tránh tình trạng ngộ độc khi ăn.
Do
đó cần lựa chọn hải sản tươi sống để chế biến thành thức ăn, luôn đảm bảo toàn
bộ quy trình chế biến phải hợp vệ sinh, từ đó sẽ làm giảm nguy cơ bị ngộ độc do
ăn hải sản.
Đồng thời những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì không nên ăn hải sản.
(Theo
Congluan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét