Ăn chay giúp phòng bệnh tim mạch, giảm
nguy cơ ung thư… nhưng phụ nữ mang thai, trẻ em, người mắc chứng thiếu máu...
không nên ăn chay.
- Phòng ngừa bệnh
tim mạch:
Người ăn chay giảm được 20% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo thống kê của
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu bạn là tín đồ của thịt cũng như các
thực phẩm giàu chất béo, đạm, cholesterol thì rất dễ có nguy cơ mắc tiểu
đường, cao huyết áp, loãng xương, sỏi thận…
- Giảm nguy cơ ung
thư: Một
số nghiên cứu của các chuyên gia Anh và Đức chỉ ra rằng, người ăn chay có
thể giảm 40% nguy cơ mắc ung thư so với người không ăn chay. Đặc biệt với
phụ nữ, ăn chay có tác dụng phòng tránh ung thư vú, ung thư buồng trứng.
- Có lợi cho hệ
tiêu hóa:
Chế độ ăn chay bao gồm những chất xơ tự nhiên, tinh bột và protein tự
nhiên, một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất… rất có lợi cho hệ tiêu
hóa, giúp dễ dàng chuyển hóa lượng.
- Giúp eo thon: Do không chứa
chất béo, đạm, mỡ nên chế độ ăn chay giúp bạn tránh được khả năng tăng
cân, béo phì.
- Tác hại
- Thiếu kẽm: Kẽm là loại vi
chất quan trọng trong các loại thịt, những người ăn chay có nguy cơ thiếu
kẽm cao gấp đôi. Mỗi ngày nam giới cần 30 mg kẽm, nữ giới là 24 mg. Thiếu
kẽm dẫn đến suy giảm tinh trùng, giảm khả năng làm cha; tăng nguy cơ viêm
nhiễm, suy giảm thị lực, suy giảm vị giác, làm chậm quá trình lành vết
thương.
- Yếu xương: Các chuyên gia Úc và Việt Nam tiến hành khảo sát 2.700 người và nhận thấy, người ăn chay tăng 5% nguy cơ bị yếu xương so với người ăn thịt. Tuy nhiên, với người ăn chay bao gồm trứng và sữa thì sức khỏe của bộ xương không có gì khác biệt.
-
- Ai không nên ăn chay?
- Phụ nữ mang
thai:
Trong quá trình mang thai, người mẹ cần được bổ sung đa dạng và đầy đủ vi
chất, dưỡng chất, đặc biệt là protein, canxi và sắt… để đảm bảo sự phát
triển toàn diện nhất cho thai nhi. Vậy nên một chế độ ăn uống kiêng kem,
nghèo nàn sẽ rất bất lợi cho bào thai.
- Trẻ em: Trẻ nhỏ cần một
chế độ ăn uống phong phú, dồi dào để có thể phát triển tốt nhất cả về thể
chất và trí tuệ. Trong khi một chế độ ăn chay thiếu vắng chất đạm, protein
lại không đáp ứng được yêu cầu này.
- Người mắc chứng
thiếu máu:
Trong thịt tập trung một lượng lớn chất sắt, nếu áp dụng một chế độ ăn
chay không thịt thì lượng chất sắt sẽ thiếu hụt, gây nguy hiểm cho sức
khỏe.
- Người đang ốm,
người suy giảm thể lực, phụ nữ đang trong giai đoạn đèn đỏ cũng được
khuyến cáo là không nên ăn chay.
- Ăn chay khoa học
Lời
khuyên cho một chế độ ăn chay lành mạnh là:
- Ăn đa dạng các
loại thực phẩm
cả về hương vị, màu sắc…, ưu tiên thực phẩm có chứa nhiều kẽm, sắt,
vitamin B12 vì trong chế độ ăn chay không thịt thường bị thiếu loại chất
này. Bạn có thể tìm thấy chúng trong đậu tương hoặc rau có lá màu xanh
sẫm, chế phẩm từ đậu nành, các loại hạt. Cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về
việc bổ sung vi chất qua viên nén.
- Tránh thiếu máu
do thiếu sắt
bằng cách ăn nhiều rau quả (đặc
biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh...). Rau quả có
nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt...
(Theo Tiền Phong)
Ăn chay - chưa thấy hay đã thấy hại.
Nhằm giữ dáng, giúp cơ thể thanh tịnh, không ít
người đã tìm đến thực phẩm chay khiến thị trường này trở nên nhộn nhịp. Tuy
nhiên, không phải loại thực phẩm chay nào cũng an toàn cho người sử dụng…
Thực
phẩm chay ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày.
1/ Ngộ độc vì thực phẩm chay
Khảo sát tại một số chợ và siêu
thị, chúng tôi nhận thấy các loại thực phẩm chay được bày bán khá đa dạng và
phong phú, từ hàng khô, gia vị, sản phẩm đông lạnh đến các mặt hàng chế biến
sẵn, ăn liền... thoả sức cho người tiêu dùng lựa chọn.
Thực tế có bao nhiêu món
mặn thì trên thị trường có bấy nhiêu món chay tương tự. Bên cạnh đó, “bổ sung”
vào thực đơn cho những bữa tiệc chay còn có nhiều loại thực phẩm chay như lợn
sữa quay, chả lụa, chả quế, chả cá…
Dạo quanh các siêu thị, khu bày
bán thực phẩm chay cũng hấp dẫn không kém. Nhiều món chay được làm rất giống
với đồ mặn từ hình thức đến hương vị nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Đã
quá “ngán ngẩm” những thức ăn giàu chất đạm, béo mà cả gia đình đã ăn trong dịp
Tết nhiều gia đình đã chuyển sang ăn
các món chay hơn một tuần nay.
Để giúp cơ thể cân bằng và giảm
béo, gia đình đã quyết định ăn chay trong vòng một tháng. Tuy vậy, do chưa
có kinh nghiệm mua thực phẩm chay nên khá phân vân khi có quá nhiều sự lựa
chọn nhưng lại không biết loại nào tốt…”.
Theo chị Nhung (HN), trước khi quyết
định ăn chay chị đã được một người bạn cảnh báo không phải thực phẩm chay nào
cũng an toàn. Bởi, sau 2 tuần ăn chay bạn của chị đã phải vào bệnh viện do bị
ngộ độc từ chất bảo quản thực phẩm có trong thực phẩm chay.
2/ Nên được bác sĩ tham vấn
Thông thường, thực phẩm chay chủ
yếu làm từ rau củ quả. Tuy nhiên, để bảo đảm độ dai, bảo quản được lâu và có
mùi giống với các loại thực phẩm mặn, các nhà sản xuất, chế biến phải cho hóa
chất, phụ gia và chất chống ẩm mốc vào các thành phẩm…
Tuy nhiên, theo bác sỹ Phạm Minh
Hiếu - Bệnh viện E Hà Nội, hầu hết các loại thực phẩm chay đều phải dùng chất
tạo mùi tổng hợp.
Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát liều lượng và sử dụng các
loại tạp chất kém chất lượng có thể gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng. Vì
vậy, người tiêu dùng nên chú ý chọn lựa thực phẩm chay sao cho an toàn.
Cũng theo bác sĩ Hiếu, nhiều nghiên cứu về ăn chay đã cho thấy tỉ lệ bệnh lý
tim mạch, rối loạn chuyển hóa, thậm chí là cả ung thư giảm đi khi người ta ăn
chay. Tuy nhiên, chế độ ăn chay thường thiếu các chất khoáng vi lượng như kẽm,
sắt... do các chất này trong thức ăn thực vật khó hấp thu hơn thức ăn động vật.
Những người ăn chay trường dễ bị
thiếu máu, loãng xương do không đủ lượng canxi theo nhu cầu.
Lượng rau và chất
xơ nhiều cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng
quý. Do vậy, nên hiểu rõ cơ thể và có sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định
ăn chay.
Do vậy, người tiêu dùng nên chọn mua những sản phẩm có thương hiệu, có nhãn
mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khoẻ cho gia
đình và người thân.
Theo
Ngọc Bảo (An Ninh Thủ Đô)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét