Thực đơn cho bữa điểm tâm của Việt Nam có
rất nhiều món và đa dạng, và còn có sự khác biệt ở giữa các vùng miền nhưng
nhìn chung, người Việt khi ăn sáng thì chuộng các món có nước.
Tuy vậy, có một số món phổ biến và
giá trị năng lượng như sau: bánh canh, bún (bún bò, bún mắm, bún măng, bún mọc,
bún riêu cua, bún ốc), Cháo lòng, Hủ tiếu (Hủ tíu, hủ tiếu mì), mì Quảng, miến
gà, Phở (phở bò, phở gà... đặc biệt người Hà Nội rất
thích ăn phở và thậm chí có nhiều người sẵn sàng chi rất nhiều tiền để ăn sáng
với món này), Mì ổ
(kẹp thịt, kẹp chả, mì kẹp xíu mại, mì chan nước thịt, bánh mỳ ốp la..., xôi,
Các loại thức ăn khác...
Ở Việt Nam, một số người có thói quen không ăn sáng đều đặn,
đúng giờ giấc hoặc nhịn ăn sáng, nhất là các học sinh, sinh viên.... vì do bữa
sáng quá sớm, quan niệm cho rằng bữa ăn sáng không phải là chính hoặc họ không
đủ thời gian hoặc họ không cảm thấy đói, hoặc làm biếng nấu ăn hoặc muốn giảm
cân, ăn kiêng, các em học sinh nhịn ăn sáng để lấy tiền tiêu vặt, chơi game... chính
vì vậy bữa sáng thường qua loa, sơ sài, ăn vội vàng.
Đây là một thói quen không
tốt dưới góc độ y học và có khuyến cáo nên coi buổi ăn sáng như là buổi chính
và năng lượng trung bình dành cho nó nên đạt 1/3 năng lượng trong cả ngày.
Đồng thời nhiều người có quan niệm, ăn sáng sẽ bị mập, và thường
bỏ buổi sáng mà ăn quà vặt với những loại thực phẩm giàu năng lượng như khoai
tây rán, gà rán, bánh tráng trộn,
nước uống có gaz... khi đói quá, thường ăn nhanh, ăn nhiều... nên càng dễ bị
béo phì.
Có nhiều khuyến cáo cho rằng trẻ vị thành niên càng không nên bỏ
buổi sáng vì vị thành niên là lứa tuổi phát triển nhanh cả về thể chất lẫn tinh
thần để chuyển biến từ trẻ em sang người trưởng thành.
Thực tế
cho thấy do thời khoá biểu học tập của các em đang đi học quá dày đặc, vừa học
chính khóa, phụ đạo, học thêm, học tăng cường, học bồi dưỡng, học ôn thi... từ
sáng đến tối và ít phải chịu sự kiểm soát thường xuyên của cha mẹ nên hay bỏ
bữa ăn sáng.
Theo nghiên cứu của ngành giáo dục Việt Nam, các em đi học không
ăn bữa sáng thì sẽ sao nhãng trong việc nghe giảng, không tập trung, vì các em
bị đói, nên không tham gia vui chơi, người mệt mỏi bơ phờ chưa kể đến giảm khả
năng tính toán trong việc học môn toán, khả năng học bài và hoạt động thể lực
trong môn thể dục cũng bị ảnh hưởng, thậm chí có trường hợp hạ đường huyết và
ngất xỉu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét