Tất
cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng. Nhưng các loài như tôm,
cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả.
Dưới
đây là những cách chữa dị ứng khi ăn hải sản trong trường hợp nhẹ mà bạn có thể
tham khảo và áp dụng.
- Mật ong
Nếu
có biểu hiện mẩn ngứa, nóng râm ran sau khi ăn hải sản, bạn hãy uống 1 ly nước ấm
pha mật ong. Đây được xem là cách thông dụng nhất để đối phó với dị ứng hải sản.
Mật
ong nguyên chất hữu cơ cung cấp các khoáng chất như sắt, canxi, kali và magiê,
đường dễ tiêu hóa và bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng phong phú khác, vì thế
khi cơ thể bị suy giảm năng lượng, nó có thể tăng cường sức khỏe cho chúng ta.
Như
một loại chất kháng khuẩn tự nhiên, mật ong có vai trò như thuốc kháng sinh.
Trong thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mật ong có đặc tính khử
trùng và tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giảm bớt hiện tượng mẩn ngứa.
- Nước chanh tươi
Sử
dụng chanh rất hữu ích cho tất cả các loại dị ứng. Chanh là một trong những
phương pháp chữa trị dị ứng tôm hiệu quả nhất. Khi bị phát ban, bạn hãy ngay lập
tức uống một cốc nước ấm với nước cốt chanh tươi.
Axit
ascorbic (hay sinh tố C, vitamin C) được tìm thấy trong chanh giúp thúc đẩy quá
trình làm lành vết thương và là chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì
các mô liên kết.
Vitamin
C có tác dụng chống viêm, đây là dưỡng chất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe
và hồi phục các tổn thương trên cơ thể.
Một cốc nước chanh tươi sẽ có hiệu quả
điều chỉnh tình trạng rối loạn điện giải và hạ sốt tức thì.
- Gừng
Khi
bị dị ứng với hải sản, bạn cũng có thể dùng một tách trà gừng nóng. Gừng giúp
giảm đỏ ngứa trên da. Hoặc cũng có thể đun hỗn hợp đậu xanh, gừng và lá tía tô
lấy nước uống.
- Nước ép rau quả
Các
loại nước ép rau quả có tác dụng làm giảm sưng lưỡi, thanh lọc cơ thể, bổ sung
dinh dưỡng và sức đề kháng để chống lại dị ứng. Uống nước rau quả khi dị ứng với
hải sản sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Lưu ý:
Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để
dùng các loại thuốc dị ứng và điều trị thích hợp. Đặc biệt, không được sử dụng
bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tại sao
hải sản thường gây dị ứng?
Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng,
nhưng các loài như tôm, cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả.
Nguyên
nhân gây dị ứng do hải sản gồm ba loại:
-
Do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những
protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ là
những kháng nguyên thực sự. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch
của cơ thể gây dị ứng.
-
Một số protein có trong hải sản chỉ đóng vai trò là một “bán kháng nguyên – hapten” hay kháng nguyên không đầy đủ. Loại này khi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhóm “quyết định kháng
nguyên” sẵn có gây nên dị ứng.
-
Do một số hải sản có chứa nhiều histamin. Chất này khi vào cơ thể cũng gây nên các triệu chứng như dị ứng.
Như
vậy, các protein trong hải sản có thể là kháng nguyên, bán kháng nguyên đối với
người bị dị ứng hải sản mà lại là những protein bình thường đối với tuyệt đại
đa số những người không bị dị ứng hải sản. Còn hiện tượng hải sản có nồng độ
histamin cao thì có thể gây triệu chứng cho tất cả mọi người ăn phải (hiện tượng
ngộ độc histamin).
Đối
với dị ứng hải sản, các phản ứng dị ứng (đặc biệt là sốc phản vệ) không phụ thuộc
số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc
vào độ mẫn cảm của từng cá thể. Dị ứng hải sản thường xảy
ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Mức độ bị dị
ứng nặng hay nhẹ ở từng người có sự khác nhau.
Nổi bật nhất là các biểu
hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mày đay. Các biểu hiện thần kinh
như đau đầu, chóng mặt, ngất, hôn mê. Các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc
mắt, mũi, miệng. Các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó
thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng,
tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
Đặc biệt là triệu chứng sốc
phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân
tím, tụt huyết áp… Các trường hợp tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vệ
có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nói
chung, trừ trường hợp dị ứng do ăn phải loại hản sản có chứa nhiều histamin, tất
cả những người đã được xác định là dị ứng với hải sản nên tránh ăn uống, tiếp
xúc với những loại thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản. Thậm chí, dị ứng cũng xảy
ra nếu dùng chung bát đĩa… đựng hải sản của người khác.
Không
nên ăn các loại hải sản đã chết hoặc chế biến không đảm bảo do loại thức ăn này
có thể chứa nhiều histamin do nhiễm khuẩn.
Các
thuốc kháng histamin có tác dụng tốt với các triệu chứng ở da, niêm mạc như nổi
mề đay, ban đỏ, phù mặt, thuốc có thể ngăn chặn được các triệu chứng dị ứng nhẹ
ngoài da, niêm mạc, nhưng không ngăn chặn được các dị ứng phản ứng nặng nhu sốc
phản vệ, khó thở nếu có xảy ra.
Với
các trường hợp nặng, phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện, không được tự ý sử
dụng các loại thuốc chống dị ứng.
(Theo
Alobacsi.vn)
Lời khuyên dành cho
người bị dị ứng hải sản.
Khi thấy người bệnh có
các biểu hiện DƯHS rầm rộ cần gây nôn và đưa họ tới bệnh viện ngay. Không tự ý
dùng thuốc sẽ càng thêm nguy hiểm cho bệnh nhân, nhất là người cao tuổi và trẻ
em.
Khi dùng thuốc cần lưu ý, các thuốc kháng histamin và corticoid tuy có tác
dụng đặc hiệu trong dị ứng nhưng đều có thể gây tác dụng phụ và tai biến đôi
khi nghiêm trọng. Thuốc kháng histamin thường gây ù tai, chóng mặt, nặng đầu, choáng
váng, buồn ngủ.
Đối với corticoid dùng liều cao, lâu ngày có thể dẫn tới phù
nặng mặt, teo da, xốp xương, rối loạn chuyển hóa nhẹ hoặc nặng…
Theo DS. Minh Thành (SKĐS)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét