Dù vào mùa hè nóng nực hay mùa mưa giá lạnh, những món chè ngọt luôn được lòng thực khách. Danh sách các loại chè truyền thống Việt Nam khá dài và hấp dẫn.
Từ chè con ong, chè cốm, chè sen miền Bắc. Đến chè long
nhãn hạt sen, chè đậu ván, chè đậu trắng cốt dừa, chè bắp. Tiến vào Nam với các
món chè quen thuộc như chè bà ba, chè chuối, đậu xanh phổ tai, chè khoai mì,
chè bưởi…
A/ Những món chè
thanh tao miền Bắc:
Chè
ngọt miền Bắc có một đặc điểm là đơn giản nhưng vô cùng tinh tế.
Hương thơm tự nhiên có trong chè chính là mùi thơm nguyên thủy của các nguyên
liệu. Khâu nấu nướng cũng vô củng tỉ mỉ, những loại hạt như cốm, đậu được cẩn
thận thả vào nồi để chúng không chìm xuống đáy.
1. Chè con ong căng tròn, vàng bóng từng hạt
Chè con ong còn gọi là bánh xôi nếp
dẻo, kết hợp vị ngọt của đường và mùi thơm the mát của gừng thường được dùng để
uống trà trong ngày Tết. Nếp được nấu thành xôi từng hạt căng tròn, trộn cùng
đường vàng và nước gừng đã nấu kẹo. Thành phẩm vừa dẻo vừa ngọt thơm sẽ khiến
lòng bạn bồi hồi ngay.
2. Chè cốm nhẹ nhàng hương vị Hà Nội
Khi Hà Nội vào thu, hương cốm nhẹ
nhàng khắp đất trời. Người ta thường dùng cốm để chế biến ra rất nhiều món ăn
như chả cốm, bánh cốm, xôi cốm…và đặc biệt là chè cốm. Chỉ bằng cốm xanh, đường
và bột năng đã tạo nên một món ăn đậm chất Hà Thành. Có nơi biến tấu thêm một
chút nước cốt dừa mằn mặn, beo béo để chan ăn kèm.
3. Chè sen đường phèn thanh mát
Cũng đơn giản như món chè cốm, chè
sen có được hương vị ngạo ngào nhưng thanh mát của đường phèn. Những hạt sen
thơm bùi sẽ làm bạn chỉ muốn ăn hoài, ăn mãi. Đôi khi người ta sẽ cho thêm đậu
xanh đã cà vỏ vào nấu chung để tạo cho món ăn có thêm mùi vị thơm ngon khó
cưỡng.
4. Chè trôi nước vừa trắng lại vừa tròn
Một cái tên khác của chè trôi nước
là bánh chay, thường được dùng như một món ăn dâng lên ông bà tổ tiên tỏ lòng
thành kính. Đây là một tình hoa mang dậm dấu ấn của đất nước có nền nông nghiệp
truyền thông. Những viên chè tròn ủm ẩn giấu bên trong là đậu xanh thơm bùi, ăn
kèm với nước đường gừng, rắc thêm chút vừng rang.
B/ Những món chè mảnh đất ngũ vị miền
Trung:
Người ta thường chuyền tai nhau
rằng, miền Trung là một mảnh đất ngủ vị mặn – ngọt – chua - cay- đắng đậm chất
Huế. Món chè Miền Trung không
chỉ là món ăn tráng miệng mà còn được dùng làm món cúng trang trọng trong những
dịp lễ Tết. Chè là món không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của con người
Miền Trung.
1. Chè long nhãn hạt sen, một món ăn cung đình
Món chè kết hợp giữa nhãn “vương giả
chi quả” cùng sen “vương giả chi hoa” là một món ăn cung đình, quyền quý từ tên
gọi đến món ăn. Ngày nay, vảo những ngày hè nóng nực, một chén chè long nhãn
hạt sen sẽ giúp bạn giải nhiệt, ngủ ngon. Đây cũng là một món ăn được người dân
miền Bắc yêu thích và nấu nhiều.
2. Chè đậu ván nức tiếng cố đô
Món che đậu ván là một món chè tuy
đơn giản nhưng lại nổi tiếng của cố đô Huế. Đậu ván được ngâm mềm và nấu với
nước đường, khuấy thêm bột năng cho thật sệt. Chè đậu ván đúng chuẩn là khi
những hạt đậu ván ngã vàng, chín vừa không quá nát, giữ được vị bùi nhưng lại
sần sật khi ăn.
3. Chè bắp dân dã
Chè bắp, một món ăn dân dã nhưng lại
không hề tầm thường. Bắp nấu chè phải là bắp được tuyển chọn, không quá già
cũng không quá non. Khi những hạ bắp còn ngậm sữa vàng ươm căng mọng. Bắp được
bào mỏng và nấu cùng nước đường, thêm bột năng sền sệt. Mùi bắp thơm phải biết
cùng ít nước cốt dừa tươi béo ăn kèm xua tan hết mệt mỏi
4. Chè đậu trắng nước cốt dừa ngon khó tả
Những hạt đậu trắng béo bở được kết
hợp một cách khéo léo với hạt nếp trằng ngần dẻo thơm đã tạo nên một món ăn vô
cùng đặc biệt. Chè đậu trắng và nếp được nấu khá đặc, múc ra chén, rưới thêm ít
nước cốt dừa nữa thì ăn no căng bụng mất thôi.
C/ Những món chè hai mùa mưa nắng miền
Nam:
Vào đến miền Nam hai mùa mưa nắng,
những món chè cũng có sự thay đổi. Người miền Nam có thói quen sử dụng những
thực phẩm theo mùa để nấu chè. Khi thì những chén chè khoai mì, chè chuối bột
bang nóng hổi. Lúc thì những ly chè đậu xanh phổ tai, chè bà ba, chè bưởi ăn
kem đá bào nhuyễn thanh mát.
1. Chè bà ba đặc trưng Nam Bộ
Tương truyền rằng sở dĩ có tên
là chè bà ba là vì món chè này được chế biến lại từ chè bột khoai đường cát của
bà Ba bán chè nổi tiếng ở chợ Bình Tây. Cũng có người bào rằng người ta gọi món
chè này là chè bà ba là bởi món chè này ngon độc đáo, giống như người con gái
đẹp miền Tây mặc chiếc áo bà ba mộc mạc. Chè thơm béo được nấu từ khoai lang,
đậu xanh, phổ tai, khoai mì, nước cốt dừa.
2. Chè chuối bột báng nổi tiếng miền Tây
Được chế biến từ chuối, loại trái
cây rẻ vô cùng phổ biến, kết hợp cùng nước cốt dừa và bột báng. Chuối có vị
ngọt nên thông thường phần nước cốt dừa cho vào chè sẽ có vị hơi mặn để trung
hòa lại, tạo cho món ăn vừa
3. Đậu xanh phổ tai rủng rỉnh trên những xe chè
Trên những xe chè dọc thường, chúng
ta dễ dàng bắt gặp những túi chè, ly chè dậu canh phổ tai xanh mát. Đây là món
chè thích hợp giữa những ngày nóng bức oi ả của Sài Gòn. Cách nấu và nguyên
liệu đơn giản nhưng đã làm ra một món chè mà chỉ nghĩ đến ai cũng đều muốn ăn.
4. Chè khoai mì mài mài nhuyễn mịn
Từ bé, món chè này đã quen thuộc với
rất nhiều người. Khoai mì được mài nhuyễn cùng nước cốt dừa, vo thành từng viên
nhỏ tròn rồi nấu với nước đường sệt sệt. Cho một viên chè cho vào miệng kèm ít
nước cốt dừa nấu đặc. Mùi thơm béo hào cùng cảm giác dai dẻo, ôi ăn bao chừng
cho đã đây.
5. Chè bưởi dai giòn sần sật
Chè bưởi là món giải nhiệt mùa hè mà
ai cũng thích. Vỏ bưởi được tận dụng, sơ chế cho hết đắng, cho vào nồi chè nấu
cùng đậu xanh và nước cốt dừa. Những sợi bưởi còn thơm nhẹ, vừa dai vừa giòn.
Cắn một sợi như tan cả mùa hè nóng bức. Ngày nay, chè bưởi là một món ăn quen
thuộc được bày bán ở nhiều nơi và được rất nhiều người yêu mến.
(Theohttps://www.cooky.vn/blog)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét