Ảnh minh
họa
Tủ
lạnh là vật dụng không thể thiếu trong gia đình, nhưng không phải ai cũng biết
cách xử dụng đúng để tránh rước họa vào thân. Thử xem gia đình mình có mắc
những lỗi sai dưới đây không nhé!
1/ Thực phẩm
sống và chín lẫn lộn
Không phải bất cứ thực phẩm gì cần bảo quản, chỉ
cần bạn cho vào tủ lạnh là xong. Thói quen cho tất cả thực phẩm sống, chính
chung vào ngăn đông hoặc ngăn mát rất phổ biến, nhưng đây là cơ sở để cho những
vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Thực phẩm sống muốn cho vào tủ lạnh cần phải sơ chế
và có màng bọc cẩn thận. Tránh để chung rau củ quả với thịt, cá.
Có 2 cách để bảo quản thịt, cá an toàn: Một là,
thịt mới mua ở chợ về nên cắt từng phần vừa cho bữa ăn, bọc cẩn thận và cho vào
ngăn đông. Cách thứ 2 là nên trần nước sôi cho chín, sau đó bảo quản trong hộp
có nắp đậy, đến bữa ăn chỉ cần lấy ra chế biến theo từng món ăn.
2/ Cho thịt
vào ngăn đông lại sau khi đã rã đông
Chỉ rã đông đúng số thực phẩm cần dùng, tránh để
rã đông xong lại tiếp tục cho vào ngăn đông và nghĩ đơn giản chỉ cần ở
nhiệt độ đông lạnh, thực phẩm sẽ tiếp tục tươi, ngon. Thực tế thì số thịt tiếp
tục cho vào rã đông sẽ bị mất hết chất dinh dưỡng, thậm chí là bị hư.
Vì vậy, với những tảng thịt lớn, các bà nội trợ
nên chia thành từng phần đủ cho bữa ăn của gia đình. Với cách này, thịt vừa
nhanh đông, giữ độ tươi ngon, vừa không phải cho ngược lại vào tủ đông sau khi
mới rã đông.
3/ Thời gian
bảo quản thức ăn của tủ lạnh
Một điều ít ai quan tâm nữa đó là thời gian bảo
quản của từng loại thực phẩm. Các chuyên gia về dinh dưỡng chỉ ra rằng, tủ
lạnh chỉ là vật dụng hỗ trợ bảo quản thức ăn trong hoàn cảnh bắt buộc, còn lại,
thực phẩm tươi sống mới chính là lựa chọn số 1 cho các bà nội trợ.
Bất cứ loại thực phẩm nào giữ lâu trong tủ lạnh
đều không đảm bảo 100% chất dinh dưỡng vốn có, nó có thể làm mất đi một phần
chất béo hòa tan đáng kể trong thịt, kể cả nó không an toàn tuyệt đối cho sức
khỏe con người. Nếu cần thiết trữ đông, với các loại thịt không nên để quá 7
ngày. Để càng lâu, thực phẩm sẽ càng mất chất.
4/ Ăn lại cơm
cũ trong tủ lạnh
Một số bà nội trợ có thói quen tiết kiệm nên giữ
lại cơm thừa để bữa sau ăn. Đương nhiên sau khi cơm lấy ra từ tủ lạnh, hâm nóng
lại thì cơm vẫn thơm ngon như mới nấu, lại đỡ phải đổ đi phí. Tuy nhiên, ít ai
có thể ngờ trong các loại thực vật trồng gần mặt đất có chứa loại vi rút
Bacillus cereus.
Loại vi rút này có trong gạo, khi ở nhiệt độ cao nó không hoạt
động nhưng khi nhiệt độ thấp, chúng sản sinh ra những bào tử độc hại mà nếu ăn
cơm nguội chúng ta dễ dàng nuốt phải chúng.
Một số triệu chứng của loại vi rút này có thể dẫn
đến bệnh tiêu chảy, buồn nôn. Vì vậy, tuyệt đối không ăn lại cơm sau khi đã
nguội hẳn để đảm bảo sức khỏe.
(Thanh Hải
- Ảnh: Internet)
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh không phải ai cũng biết cách bảo quản
đúng cách đâu nhé!
Mời các chị ghé qua tham khảo những lưu ý khi
bảo quản thức ăn trong tủ lạnh để có thể tạo được một bữa ăn đủ dinh dưỡng và
an toàn cho gia đình nhé!
Chiếc tủ lạnh quen thuộc trong hầu hết mọi gia đình với chức năng làm lạnh và bảo quản thức ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giữ thức ăn trong tủ lạnh sao cho an toàn mà vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Chiếc tủ lạnh quen thuộc trong hầu hết mọi gia đình với chức năng làm lạnh và bảo quản thức ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giữ thức ăn trong tủ lạnh sao cho an toàn mà vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng.
-
Ngoài chức năng làm đá, ngăn đông đá dùng để bảo quản các món ăn dễ hao hụt
sinh tố, ví dụ rau củ tươi.
Khi
sử dụng, bạn cần lưu ý:
+
Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá
thì phải dùng. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý
do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.
+
Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên
để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên
gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhằm đồ để
lâu.
+ Dù là trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần
được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn,
mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn bị ướp mùi của món ăn khác.
+
Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô...
nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự với một số rau quả dễ bốc
mùi như đu đủ, hồng, bắp cải, củ hành...
+
Không nên để trái cây quá sát bên nhau
trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.
+ Phần lạnh nhiều nhất trong tủ lạnh lại
không phải là ngăn nằm gần phần đông đá. Trái lại, mặt kính sát với ngăn
rau củ là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó đây cũng là nơi thích hợp cho những
món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn trên cùng là nơi dành cho các món ăn chỉ cần
nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.
+ Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng
cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ,
như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn này. Rau củ nên được bao
bọc, nếu bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì
tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét