Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Nước hoa quả: Bạn hay thù?


“Nước bưởi chùm và các loại nước quả khác rất bổ dưỡng nhưng lại làm giảm tác dụng điều trị của rất nhiều loại thuốc”, GS David Bailey, công tác tại trường ĐH Western Ontario đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu thực hiện tại Mỹ cho thấy những loại nước quả này sẽ làm giảm tác dụng điều trị của các loại thuốc điều trị tim mạch, ung thư, ghép tạng và các bệnh viêm nhiễm.

Các tình nguyện viên khỏe mạnh đã uống fexofenadine, một loại thuốc kháng histamin dùng để điều trị bệnh dị ứng, cùng với nước bưởi chùm hoặc nước hương liệu (nước có mùi và hương vị bưởi) hoặc nước trắng.


Kết quả cho thấy: Những người uống nước bưởi chùm chỉ hấp thụ được một nửa lượng thuốc fexofenadine so với những người uống nước trắng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, nước pha từ hương liệu nhân tạo cũng là một “rào cản” ngăn không cho hệ tiêu hóa hấp thu các loại thuốc vào máu.


Những loại thuốc có thể bị ảnh hưởng khi uống cùng nước bưởi chùm, nước cam và nước táo ép là: etoposide (một loại thuốc chống ung thư); beta blockers (atenolol, celiprolol, talinolol) dùng trong điều trị huyết áp cao và ngăn ngừa đột quỵ; và một số loại kháng sinh (ciprofloxacin, levofloxacin, itraconazole).

Làm giảm tác dụng của thuốc khi dùng chung với một số loại nước quả còn có cyclosporine, một loại thuốc ngăn ngừa hiện tượng thải loại sau khi ghép tạng và chắc chắn, trong tương lai, danh sách các loại thuốc không nên uống chung với nước quả sẽ còn tăng lên.


Người bệnh nên hỏi bác sĩ xem có nên uống thuốc với nước quả và tốt nhất là nên uống thuốc với nước trắng. Đặc biệt, nên uống nước lạnh thay vì nước nóng bởi nước lạnh sẽ giúp khả năng hấp thụ thuốc vào máu tốt hơn.

Trước đó, một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học trường ĐH Y Harvard cho thấy: chỉ một ly nước cam tươi mỗi ngày cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường ở những người ăn kiêng không đúng cách. 

David Bailey cũng là nhà nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra rằng, nước nho sẽ gây ra tác dụng phụ đối với các loại thuốc giảm huyết áp từ cách đây 2 thập kỷ.


Theo China Daily/Agencies


Không có nhận xét nào: