Thực phẩm đông lạnh ngày càng trở nên phổ biến đối với nhiều gia đình nên khi chế biến bạn phải chú ý để đảm bảo dinh dưỡng nhé.
1.
Khi dùng thực phẩm đông lạnh
- Ăn thực phẩm đông lạnh đảm bảo, nguyên vẹn, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn bởi chúng có hàm lượng muối cao.
- Nên xem kỹ hạn sử dụng và khi hộp đã mở, phải đảm bảo về nhiệt độ bảo quản sản phẩm tốt, tránh tình trạng ngộ độc.
- Không ăn thực phẩm tái đông. Bởi khi tái đông thực phẩm, vô tình đã làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.
- Không ăn thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau. Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau (bình thường tôm rời từng con một). Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.
Bảo quản thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ thích hợp và giã đông từ từ. Ảnh: colourbox.
- Thực phẩm đông lạnh nhiều khi là đồ làm sẵn toàn bộ và thậm chí đã nêm muối, nên cần kỹ lưỡng khi lựa chọn, đồ ăn không muối, không đường, đặc biệt là hạn chế những thực phẩm chứa chất bảo quản.
- Đồng thời tôn trọng chế độ bảo quản cũng như quy trình làm lạnh, giã đông
theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.
2.
Khi tự đông lạnh thực phẩm
- Có thể dùng ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông để đông lạnh thức ăn. Điều quan trọng là cần bảo quản thức ăn đông lạnh đúng cách. Bạn nên dán nhãn lên từng loại, đề tên, ngày tháng và bảo quản ở -18 độ C.
- Nếu phải lựa chọn dùng rau trữ lạnh hay rau tươi thì bạn hãy nhớ: dùng rau quả theo mùa và khi không đúng mùa thì nên dùng các loại rau bảo quản lạnh còn tốt hơn là rau tươi mà để lâu bên ngoài, bị mất gần hết vitamin.
Các loại thực phẩm khác nhau cần được
để trong túi riêng. Ảnh: epicurious.
- Thời gian đông lạnh thực phẩm không quá lâu, thời gian sử dụng tốt nhất là trong vòng một tuần. Các chuyên gia khuyên khi bảo quản thực phẩm thì nên tuân theo các quy tắc sau: làm lạnh nhanh, nhưng giã đông thì từ từ.
3.
Khi rã đông thực phẩm đông lạnh
- Phải để thực phẩm giải đông từ từ vì thực phẩm dễ bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị thực phẩm.
- Đặt đồ đông lạnh ở trên bề mặt an toàn, sạch và đề phòng chúng bắt đầu nhỏ nước ngoài bao bì. Tốt nhất là để ở nhiệt độ phòng nhưng bạn không nên mở hộp hay gói thực phẩm kín đến khi đá tan chảy hoàn toàn để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn độc hại. Nhìn chung, càng ít tiếp xúc với không khí bên ngoài thì chất lượng các thực phẩm càng được giữ tốt hơn.
- Không cố gắng làm tan băng ngay bằng cách đặt đồ ăn vào nước ấm. Nếu cần dùng ngay, có thể chọn cách rã đông bằng lò vi sóng nhưng phải làm theo chỉ dẫn nếu không sẽ rất “nguy hiểm” khi thời gian vi sóng quá lâu, thực phẩm không những rã đông mà còn bị nấu chín một cách không chủ ý.
Rau củ bảo quản lạnh giữ được nhiều
vitamin hơn rau để lâu bên ngoài. Ảnh: ifood.
- Không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa. Nhưng bạn có thể làm đông lạnh lại thực phẩm sống đã được nấu chín. Chẳng hạn, bạn giữ đông lạnh miếng ức gà sau đó rã đông và nấu chín miếng ức gà này. Tiếp tục đông lạnh ức gà sau khi đã nấu chín nhưng cần sử dụng trong thời gian nhanh nhất có thể.
- Với các loại thịt và thịt gia cầm thì cách tốt hơn cả là nên để trong ngăn mát tủ lạnh, nếu thịt được gói trong các gói kín thì bạn nên để thịt trong tủ đến khi tan hết hoàn toàn.
- Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh. Khi rã đông thực phẩm đông lạnh nên để ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 đến 10 độ C, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy. Trong trường hợp bất đắc dĩ không xả kịp, bạn có thể cắt nhỏ ngay khi thực phẩm còn đông lạnh và chế biến ngay.
4. Mang bệnh do dùng tủ lạnh không đúng cách
Những
thói quen thường ngày như không đậy nắp thức ăn thừa, để lẫn thực phẩm sống
chín, để trứng ở cánh tủ, dùng bình nhựa đựng nước đặt trong tủ lạnh, để cơm nguội
hay hộp sữa giấy trong tủ lạnh, đặt thịt ở ngăn trên cùng….đều là nguy cơ biến
tủ lạnh của bạn thành ổ vi khuẩn.Theo một nghiên cứu cho rằng, bên cạnh những nguy cơ ngộ độc từ thức ăn đường phố thì ngộ độc thực phẩm tại nhà mới chiếm số đông. Cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn, khiến nhiều người chỉ đi chợ 1 tuần, 1 lần, thức ăn chất chứa, bảo quản trong ngăn mát và ngăn đá để dùng dần.
Tuy nhiên không phải bảo quản mọi thực phẩm đều giống nhau, và thời gian bảo quản như thế nào để chúng không mất giá trị dinh dưỡng thì nhiều người chưa biết. Đặc biệt, những thói quen xấu của chúng ta còn có thể gây hiện tượng “ ngộ độc thực phẩm tủ lạnh”.
Những thói quen xấu dưới đây bạn cần tránh xa để bảo vệ sức khỏe gia đình:
- Không đậy nắp thức ăn thừa
Hàng ngày, đồ ăn thừa sau các bữa ăn được nhiều người để nguyên trên chiếc đĩa bát, và đưa vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn hôm sau. Thậm chí, nhiều món ăn có mùi, độ mặn như bát nước mắm, đĩa cá kho ăn còn thừa cũng vô tư để vào tủ lạnh mà không hề được đậy nắp hay túi bóng bảo quản.
Từ đây, vi khuẩn có điều kiện để sinh sôi nảy nở và chắc chắn tủ lạnh nhà bạn sẽ luôn có mùi khó chịu. Bởi vì với nhiệt độ làm mát hoặc lạnh vừa phải của tủ lạnh, một số loài vi khuẩn chỉ bị làm ngưng hoặc giảm hoạt động chứ không hề bị tiêu diệt hoàn toàn
Còn một số vi khuẩn khác vẫn phát triển, đó là chưa kể đến có nhiều loại vi khuẩn hiện nay rất ưa lạnh.
Bạn nên trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong. Đồng thời bạn nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.
- Để lẫn thực phẩm sống chín
Nhiều gia đình rau mua về chưa cắt gốc, cá tươi, trứng vẫn còn dính phân, thịt các loại, hoa quả tươi chưa rửa... đã để vào tủ lạnh. Những túi đồ ăn này dính nhiều chất bẩn được lê la khắp chợ hay nước từ đồ ăn dây ra vô tình đã chảy, dính khắp tủ lạnh.
Đồng thời với đó, đồ ăn chín ăn chưa hết cũng được... tống vào đây. Tất cả những điều đó khiến tủ lạnh trở thành kho chứa thực phẩm hỗn độn trong khi vấn đề vệ sinh lau chùi không thường xuyên.
Vì thế , đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.
- Mở tủ lạnh quá lâu
Nhiều gia đình có thói quen mở tủ lạnh để một lúc lâu mới đóng. Đây là một trong những lý do làm tủ lạnh mất nhiệt. Chính vì vậy sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập. Một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn, khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1độC đến 4 độC và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mát mềm, thịt, cá...
Để thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh
- . Để trứng ở cánh tủ
Có một thói quen của bao bà nội trợ đó là để trứng trên cánh tủ lanh. Theo nghiên cứu, bạn không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ.
Theo các chuyên gia người Anh nói rằng trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ phù hợp (0,6-2,2 độ C) để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong trứng gây ung và hỏng trứng. Tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.
- . Dùng bình nhựa để nước lọc trong tủ lạnh
Hầu hết các gia đình đều có thói quen dùng bình nhựa đựng nước lọc rồi bỏ vào tủ lạnh làm mát hay để đông đá. Khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin.
Đây là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates...
Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Bisphol A có thể khiến thai nhi chết non hoặc phát triển dị dạng. Trẻ mới sinh dùng nhiều đồ nhựa như bình uống sữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
- . Để khoai tây trong tủ lạnh
Nhiệt độ của tủ lạnh có thể làm suy giảm hương vị, chất lượng khoai tây. Vì vậy, thay vì để trong tủ lạnh chỉ nên đựng vào bao gói bằng giấy và để ở nhiệt độ thường, không nên cho vào túi ni lông vì độ ẩm sẽ làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây.
Hầu hết các loại khoai có thể để trong bao gói bằng giấy dài tới 3 tuần.
- . Đặt thịt ở ngăn trên cùng
Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống.
Tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.
- . Không rửa rau sống trước khi bỏ tủ lạnh
Chúng ta thường không để ý tới vai trò của rau trong quá trình truyền vi khuẩn gây bệnh. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau.
Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
- . Để các hộp sữa giấy trong tủ lạnh
Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.
- . Để cơm nguội trong tủ lạnh
Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.
(Theo VietQ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét