Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Tết cổ truyền - Giao thừa.


Ông đồ viết chữ lên giấy dó

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. 
Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát.
Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.[19]

Cúng Giao thừa ngoài trời:

Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (chữ Hán: 天兵, tức 12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. 
Hết một năm, vị Hành khiển (行遣) cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Mười hai vị Hành khiển và Phán quan (判官) gồm:
  1. Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.
  2. Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.
  3. Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.
  4. Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.
  5. Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
  6. Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.
  7. Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.
  8. Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.
  9. Năm Thân:Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.
  10. Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.
  11. Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.
  12. Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

Mâm cỗ cúng Giao thừa ở ngoài trời.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.
Lễ vật gồm các chiếc thủ lợn hoặc con bánh chưngmứt kẹotrầu cauhoa quảrượu hoặc nước và vàng mã. Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. 
Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. 
Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như Thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.
Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

Cúng Giao thừa trong nhà:


Bàn thờ Tổ tiên chuẩn bị cho việc cúng giao thừa.
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết với phong cách trang nghiêm.
Cỗ mặn gồm có bánh chưnggiòchảxôi gấcthịt gàxôi các loại, rượubia và các loại thức uống khác. Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Cỗ ngọt và chay bao gồm Hươnghoa, đèn nến, bánh kẹomứt tết.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình thường đứng trang nghiêm trước bàn thờ (không cần tất cả, chỉ cần gia chủ và vài ba người nữa) để khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.
 Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ thường khấn thần Thổ Công để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ông là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái).

Không có nhận xét nào: