Viêm gan siêu vi B, C, ung thư (vú, cổ tử cung, tiền liệt tuyến, gan, đường tiêu hóa, buồng trứng, phổi...), huyết áp, tiểu đường, loãng xương, rối loạn mỡ máu, suy thận... là những căn bệnh nguy hiểm nhưng lại diễn tiến âm thầm. Thông thường, đến khi phát hiện, bệnh đã quá nặng.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, có thể điều trị hiệu quả và mang lại kết quả tốt cho sức khỏe về sau. Có rất nhiều trường hợp may mắn thoát khỏi bệnh hiểm nghèo nhờ thường xuyên đi khám tổng quát.
Thao tác đầu tiên trong khám tổng quát là đo chiều cao và cân nặng. Từ đó, chúng ta có thể tính chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để xem cân nặng có đạt mức lý tưởng chưa. Nếu chưa, chúng ta có thể tự điều chỉnh chế độ ăn uống để có chỉ số phù hợp. Theo khuyến cáo, chỉ số cân nặng lý tưởng đồng nghĩa với việc cơ thể có thể hạn chế đến mức tối đa nguy cơ bệnh tật.
Một phần nữa cũng quan trọng không kém đó là khám tai, mũi, họng, răng, hàm, mặt và mắt. Thông thường, đa số chúng ta gần như không quan tâm đến những bộ phận này của cơ thể. Chỉ trừ khi chúng có vấn đề, chúng ta mới hốt hoảng, nhưng lúc này gần như bệnh đã quá nặng. Vì thế, đây là dịp bạn nên quan tâm xem tai, mũi, răng... của mình có vấn đề gì hay không.
Bên cạnh siêu âm, chúng ta còn được đo điện tim để phát hiện những bệnh lý tim mạch.
Tóm lại, khám tổng quát kiểm tra sức khỏe bao gồm:
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, có thể điều trị hiệu quả và mang lại kết quả tốt cho sức khỏe về sau. Có rất nhiều trường hợp may mắn thoát khỏi bệnh hiểm nghèo nhờ thường xuyên đi khám tổng quát.
Đừng đợi ˝nước đến chân mới nhảy˝, ngay từ bây giờ, hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh tật, đem lại lợi ích thiết thực trong việc điều trị, hạn chế tối đa những thương tổn và biến chứng gây ra của một số bệnh nguy hiểm.
Chúng ta hãy cùng làm một cuộc “siêu thanh tra” cơ thể để biết được khỏe mạnh.
1/ Khám tổng quát: Chiều cao, cân nặng, huyết áp...
Thao tác đầu tiên trong khám tổng quát là đo chiều cao và cân nặng. Từ đó, chúng ta có thể tính chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để xem cân nặng có đạt mức lý tưởng chưa. Nếu chưa, chúng ta có thể tự điều chỉnh chế độ ăn uống để có chỉ số phù hợp. Theo khuyến cáo, chỉ số cân nặng lý tưởng đồng nghĩa với việc cơ thể có thể hạn chế đến mức tối đa nguy cơ bệnh tật.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện đo huyết áp. Huyết áp trung bình của cơ thể chúng ta là 120/80 mmHg. Như vậy, nếu biết huyết áp cao hay thấp, chúng ta sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Hơn nữa, thông qua huyết áp, bác sĩ có thể phần nào biết được tình trạng tim mạch của bạn như thế nào.
Một phần nữa cũng quan trọng không kém đó là khám tai, mũi, họng, răng, hàm, mặt và mắt. Thông thường, đa số chúng ta gần như không quan tâm đến những bộ phận này của cơ thể. Chỉ trừ khi chúng có vấn đề, chúng ta mới hốt hoảng, nhưng lúc này gần như bệnh đã quá nặng. Vì thế, đây là dịp bạn nên quan tâm xem tai, mũi, răng... của mình có vấn đề gì hay không.
2/ Xét nghiệm máu:
Các hình thức xét nghiệm máu có thể cho biết những thông tin quan trọng về sức khỏe của bạn cũng như thông báo tình trạng HIV (nếu có). Một số xét nghiệm được thực hiện định kỳ nhằm xem xét sức khỏe tổng quát, một số xét nghiệm khác được thực hiện khi có những lo ngại về chức năng của từng bộ phận trên cơ thể.
Xét nghiệm máu gồm có: xét nghiệm mỡ trong máu, đường (glucose) trong máu, chức năng gan, chức năng thận.
Xét nghiệm chức năng của thận là hình thức thông thường nhất để xem khả năng làm việc của thận là chất creatinine. Creatinine là một chất thải trong quá trình tiêu hóa chất đạm. Lượng creatinine cao cho biết khả năng lọc máu của thận kém.
Xét nghiệm chức năng của thận là hình thức thông thường nhất để xem khả năng làm việc của thận là chất creatinine. Creatinine là một chất thải trong quá trình tiêu hóa chất đạm. Lượng creatinine cao cho biết khả năng lọc máu của thận kém.
Xét nghiệm chức năng gan là tổng hợp các xét nghiệm cho biết những chất đạm tìm thấy trong gan, tim và bắp thịt (cơ). Nếu lượng chất đạm này tăng, điều đó nghĩa là gan có vấn đề, cần phải tầm soát và điều trị. Những lý do thông thường do rượu, viêm gan hoặc các loại thuốc uống và thuốc gây nghiện.
Xét nghiệm glucose là xét nghiệm đường trong máu. Nếu lượng đường cao, có thể cho chúng ta thấy có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Và chúng ta còn có xét nghiệm mỡ trong máu (cholesterol), giúp biết được chỉ số LDL-Cholesterol (mỡ xấu) và HDL-Cholesterol (mỡ tốt).
Và chúng ta còn có xét nghiệm mỡ trong máu (cholesterol), giúp biết được chỉ số LDL-Cholesterol (mỡ xấu) và HDL-Cholesterol (mỡ tốt).
Lượng cholesterol trong cơ thể bằng hoặc thấp hơn 200 mg/dl được xem là bình thường. Nếu HDL càng cao, LDL càng thấp thì tốt; còn nếu HDL thấp mà LDL cao, dễ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Như vậy, thông qua xét nghiệm máu, chúng ta có thể thấy bức tranh tổng quát về tình trạng sức khỏe và tình trạng hoạt động của cơ thể mình. Giữ chừng mực các kết quả sẽ giúp chúng ta kiểm soát được sức khỏe của chính mình.
3/ Xét nghiệm nước tiểu:
Rất nhiều bệnh được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu. Những thông số hóa lý đo được sẽ cho phép xác định nguyên nhân và vị trí mắc bệnh. Xét nghiệm này sẽ cho biết các chỉ số về đạm, đường, vi khuẩn.
Và các chỉ số này sẽ cho chúng ta biết về bệnh lý của thận như: viêm cầu thận, đái tháo đường...
4/ Siêu âm:
Thường khi đi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ cho chúng ta làm siêu âm tim, bụng tổng quát (bao gồm gan, túi mật...).
Kết quả siêu âm tim cho ta biết: chức năng co giãn của tim, các van tim có bị tổn thương không, đóng mở van có bình thường không và độ rộng của lỗ van tim, van đóng kín hay hở, độ hở hay hẹp là bao nhiêu... từ đó giúp tiên lượng và có cách xử trí theo mức độ.
Còn siêu âm bụng tổng quát sẽ cho chúng ta biết được tình trạng của các bộ phận trong cơ thể, xem túi mật có sỏi hay không...
Bên cạnh siêu âm, chúng ta còn được đo điện tim để phát hiện những bệnh lý tim mạch.
5/ Chụp X-quang:
Đây là một phương pháp tốt cho việc chẩn đoán, giúp các bác sĩ thấy được bên trong cơ thể bạn, từ đó chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Thông thường, chúng ta sẽ chụp X-quang tim, phổi để biết rõ hơn tình trạng bệnh của mình. Hầu hết chúng ta chỉ chụp X-quang khi bác sĩ yêu cầu, trong trường hợp cần chẩn đoán bệnh hoặc xem xét một vài biến đổi bất thường hay bộ phận nào đó trong cơ thể.
Thông thường, chúng ta sẽ chụp X-quang tim, phổi để biết rõ hơn tình trạng bệnh của mình. Hầu hết chúng ta chỉ chụp X-quang khi bác sĩ yêu cầu, trong trường hợp cần chẩn đoán bệnh hoặc xem xét một vài biến đổi bất thường hay bộ phận nào đó trong cơ thể.
6/ Bao lâu nên đi khám tổng quát?
Tùy theo giới tính, tuổi tác, các yếu tố nguy cơ về gia đình, bản thân, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế... của mỗi người mà lịch khám sức khỏe định kỳ sẽ khác nhau và các xét nghiệm cũng không giống nhau.
- Từ 18-24 tuổi, cứ mỗi 5 năm đi khám sức khỏe tổng quát một lần.
- Sau 30 tuổi, mỗi 3 năm khám 1 lần.
- Từ 40-60 tuổi thì cách 1 năm.
- Ngoài 60 tuổi, nên khám tổng quát hằng năm.
Tóm lại, khám tổng quát kiểm tra sức khỏe bao gồm:
- Đo chiều cao và cân nặng, từ đó, chúng ta có thể tính chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để xem cân nặng có đạt mức lý tưởng chưa
- Đo huyết áp, bác sĩ có thể phần nào biết được tình trạng tim mạch của bạn như thế nào.
- Khám tai, mũi, họng, răng, hàm, mặt và mắt của mình có vấn đề gì hay không.
- Xét nghiệm chức năng của thận cho biết khả năng lọc máu của thận
- Xét nghiệm chức năng gan, kiểm tra gan có vấn đề gì, cần phải tầm soát và điều trị.
- Xét nghiệm glucose cho chúng ta thấy có mắc bệnh tiểu đường hay không.
- Xét nghiệm mỡ trong máu (cholesterol) nếu HDL thấp mà LDL cao, dễ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Xét nghiệm nước tiểu: cho biết về bệnh lý của thận như: viêm cầu thận, đái tháo đường...
- siêu âm tim cho ta biết: chức năng co giãn của tim, các van tim có bị tổn thương không, đóng mở van có bình thường không và độ rộng của lỗ van tim, van đóng kín hay hở, độ hở hay hẹp là bao nhiêu...
- Siêu âm bụng tổng quát sẽ cho chúng ta biết được tình trạng của các bộ phận trong cơ thể, xem túi mật có sỏi hay không..
- Đo điện tim để phát hiện những bệnh lý tim mạch.
- Chụp
X-quang Tim, Phổi nếu cần chẩn đoán bệnh hoặc xem xét một vài
biến đổi bất thường hay bộ phận nào đó trong cơ thể
Những điều bạn cần chuẩn bị khi đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ:
Để chuẩn bị tốt cho một chương trình khám sức khỏe tổng quát, bạn cần thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Buổi sáng ngày đi khám, không ăn sáng, không uống các chất có
đường, gas hoặc chất gây nghiện như trà, cà phê,.. chỉ uống nước lọc để đảm bảo
cho kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu của bạn chính xác nhất.
- Đối với nữ, không khám phụ khoa nếu đang trong kỳ kinh nguyệt, đang có thai. Phụ nữ có gia đình tránh quan hệ tình dục trước ngày khám (nếu có khám phụ khoa). Phụ nữ mang thai không chụp X-Quang. - Nếu có siêu âm bụng tổng quát, bạn nên uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong. Vì có đầy nước tiểu trong bàng quang sẽ giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ thành bàng quang, tử cung và hai buồng trứng (đối với nữ) hoặc tuyến tiền liệt và túi tinh của nam. - Đối với phụ nữ có gia đình, khi siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, cần tiểu hết cho bàng quang rỗng để bác sĩ quan sát tử cung và phần phụ. - Nếu có nội soi dạ dày, cũng cần phải nhịn ăn để giúp bác sĩ quan sát tốt hơn bên trong dạ dày của bạn. - Ngoài ra cần vệ sinh cơ thể bạn sạch sẽ. Vệ sinh tai, mũi, họng, vùng kín (ở nữ) để không làm ảnh hưởng đến tầm hìn và quan sát của bác sĩ khi thăm khám. - Nếu bạn đang có bệnh và đang dùng thuốc thì vẫn uống thuốc bình thường, không cần phải kiêng cữ. - Tùy theo lứa tuổi, sức khỏe để chọn thời gian khám định kỳ là 6 tháng/lần, 1 năm/lần hoặc 2 năm/lần.
• Cánh mày râu nên khám thêm niệu khoa để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.
|
Tư vấn chuyên môn: BS. Nguyễn Đình Chanh
Nguyên Giám đốc BV An Bình TP.HCM -Theo Tạp chí Sức Khỏe
Nguyên Giám đốc BV An Bình TP.HCM -Theo Tạp chí Sức Khỏe
Quy trình khám bệnh tại các bệnh viện cần ghi nhớ:
1.Lấy số thứ tự để đăng ký khám bệnh ở quầy, mua sổ khám bệnh, điền đầy đủ thông tin (họ tên, ngày sinh, nơi ở) và chờ đến lượt khám (xem bảng hoặc chờ nghe gọi số).
2.Quan sát sơ đồ, bảng chỉ dẫn tại bộ phận phòng khám, chờ đến lượt làm thủ tục đăng ký và nộp tiền khám bệnh.
3.Khi có phiếu khám bệnh và biên lai thu tiền khám, đến các phòng khám tổng quát theo chỉ dẫn có ghi trên phiếu khám và sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Nộp phiếu khám bệnh tại phòng khám tổng quát theo số thứ tự.
4.Bác sĩ chỉ định cần làm xét nghiệm cận lâm sàng nào thuộc chuyên khoa gì (siêu âm, hay chụp X-quang… ). Bệnh nhân quay lại quầy đón tiếp và thu ngân để nộp tiền xét nghiệm.
5.Nộp phiếu thử máu, siêu âm, chụp X-quang… tại các khu vực xét nghiệm và chờ đến lượt để được thực hiện. Ngồi chờ, lấy kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng.
6.Trở lại phòng khám tổng quát để bác sĩ kết luận, hướng dẫn cách điều trị, kê đơn thuốc và căn dặn, hoặc phải nhập viện (nếu cần), hẹn lịch tái khám.
7.Theo đơn thuốc bác sĩ đã kê, ra quầy bán thuốc của bệnh viện (phòng khám) mua thuốc điều trị.
Các địa chỉ khám sức khỏe tổng quát cần biết |
1. Bệnh viện Chợ Rẫy- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.HCM- Điện thoại: (08) 38554137 - 38554138 – 38563534- Website: http://choray.vn
2. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM- Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5,TP.HCM- Điện thoại: (08) 3855 4269 – 3952 5355- Website: http://www.bvdaihoc.com.vn
3. Bệnh viện Hòa Hảo- Địa chỉ: 254 đường Hoà Hảo, Phường 4 quận 10, TP.HCM- Điện thoại: 08-9270284- Website: http://www.benhvienhoahao.com
4. Bệnh viện Nhân Dân 115- Địa chỉ: 88 Thành Thái, Phường 12 Quận 10 TP.HCM- Điện thoại: (08) 3865 4249 – 3865 5110 - Website: http://www.benhvien115.com.vn
5. Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương- Địa chỉ: 266 Lý Thường Kiệt, phường 14, Quận 10, TPHCM- Điện thoại: 08 3865 6744- Website: http://www.bvtrungvuong.vn
6. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương- Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, phường 8, Quận 5, Hồ Chí Minh- Điện thoại: 08 3923 4349- Website: http://www.bvnguyentriphuong.org/
7. Bệnh viện Nguyễn Trãi- Địa chỉ: 314 Nguyễn Trãi, Phường, Quận 5, TPHCM- Điện thoại: 08 3923 5020- Website: http://bvnguyentrai.org.vn/
8. Bệnh viện Nhân dân Gia định - Địa chỉ: 1 Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh- Điện thoại: 08 3551 0104- Website: www.bvndgiadinh.org.vn
9. Bệnh viện An Sinh- Địa chỉ: 10 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM- Website: http://www.ansinh.com.vn
- Điện thoại: 84 – 8 – 3.845.7777 (Hotline: 093.810.0810)
10. Khám chuyên khoa về Chấn thương, chỉnh hình, cơ xương khớp, cột sống, chi:* Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình- Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh- Điện thoại: 08 3923 7007- website: www.bvctch.vn/
11. Khám chuyên khoa về ung thư, tầm soát ung thư* Bệnh viện Ung bướu TPHCM- Địa chỉ: 3 Nơ Trang Long, phường 7, Bình Thạnh, TPHCM- Điện thoại: 08 3841 2637- Website: benhvienungbuou.vn
12. Khám Nhi* Bệnh viện Nhi Đồng 1
- Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TPHCM- Điện thoại: (08) 39271119 - Website: http://nhidong.org.vn/
* Bệnh viện Nhi Đồng 2- Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM- Điện thoại: 08 3829 5723- Website: www.benhviennhi.org.vn/
13. Khám các loại bệnh truyền nhiễm:* Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM- Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, phường 1, Quận 5, TPHCM- Điện thoại: 08 3923 5804- Website: www.bvbnd.vn/
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét