Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

XN sức khỏe - Xét nghiệm về Tumor marker và chẩn đoán bệnh ung thư.

Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh và phương pháp hóa sinh thông qua việc xác định dấu ấn ung thư “ Tumor marker”.




Ung thư (K) là một trong các bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Có nhiều bệnh ung thư tùy theo nơi nó phát sinh như:  K phổi, K vú, K đại tràng, K vòm họng, K bàng quang, K gan…Ung thư ở những nơi khác nhau có tỷ lệ tử vong khác nhau.

Yếu tố gây ung thư
§         Các chất hóa học như hydrocarbua đa vòng (HCPC).
§         Yếu tố vật lý như  tia X, tia α, β.. .
§         Yếu tố sinh học như virut gây viêm gan B (HBV), virut gây viêm gan C (HCV). HBV, HCV là 2 virut có khả năng gây ung thư gan nguyên phát.

Chẩn đoán bệnh ung thư (K)
Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh và phương pháp  hóa sinh thông qua việc xác định dấu ấn ung thư “ Tumor marker”. Mỗi phương  pháp có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ phương pháp giải phẫu bệnh cung cấp cho chúng ta thông tin "vàng" về khối u, nhưng hạn chế về mặt tâm lý, đau khi chọc hút  sinh thiết.

Phương pháp hóa sinh “enzym-miễn dịch” xác định chính xác các Tumor marker, chỉ cần lấy máu hoặc nước tiểu để xét nghiệm dễ hơn, cũng cho chính xác bản chất bệnh ung thư mà không gây đau nhiều cho bệnh nhân.

Tumor marker - dấu ấn ung thư - chất chỉ điểm bệnh ung thư, gồm những chất có bản chất
§         Là chất do tế bào K sinh ra, được đưa vào máu như AFP, CEA, CA-125, CYFRA 21-1...
§         Là hormon như β-HCG hoặc là chất chuyển hóa như CPR (Protein C hoạt động), LDH, GGT.

Cơ chế gây ung thư
Các chất hóa học (như HCPC), các yếu tố vật lý (như tia X, tia α, β) có thể làm thay đổi bộ máy thông tin di truyền ở người, biến đổi gen tiền ung thư (Proto oncogen) thành gen ung thư (Oncogen = gen K). Virut đưa thông tin của chúng vào cơ thể, hợp nhất với thông tin của tế bào người, tổng hợp ADN theo mã thông tin virut, kết quả là tổng hợp nên ADN, ARN của virut trong tế bào người. Có thể tóm tắt cơ chế gây ung thư theo sơ đồ sau:

Tiêu chuẩn của Tumor marker

Các marker để chẩn đoán bệnh ung thư có một số tiêu chuẩn sau:
§         Đặc hiệu tổ chức, khác với phân tử do tế bào lành (bình thường) tổng hợp ra. Đặc hiệu cơ quan, chỉ điểm được cơ quan bị ung thư.
§         Dễ lấy, bảo quản các bệnh phẩm như huyết tương, nước tiểu. . Có độ nhạy cao và phản ánh được tiến triển của khối u.
§         Phát hiện được ở nồng độ thấp do đó có khả năng phát hiện sớm (chẩn đoán sớm) được bệnh.

Định lượng Tumor marker cho phép theo dõi:
§         Tiến triển của bệnh.
§         Hiệu quả điều trị.
§         Tiên lượng tình trạng bệnh nhân.
§         Ưu điểm của các Tumor marker
§         Đặc hiệu cho ung thư (vị trí khu trú).
§         Nồng độ Tumor marker tỷ lệ với thể tích khối u.
§         Phát hiện được từ giai đoạn sớm của bệnh.
§         Xác định được một cách chính xác nồng độ Tumor marker.

Phương pháp enzyme-miễn dịch xác định Tumor marker (phương pháp Sandwich)

Marker là một kháng nguyên được chêm (kẹp) giữa 2 kháng thể đơn dòng. Kháng thể thứ nhất được gắn vào thành ống nghiệm, kháng thể thứ 2 được gắn với chất phát tin (chất đồng vị phóng xạ, chất huỳnh quang hoặc là enzym), nên khi có kháng nguyên do tế bào K tiết ra trong huyết tương thì kháng thể sẽ kẹp lấy, tạo thành phản ứng kháng nguyên-kháng thể, phức hợp KN-KT này sẽ được phát hiện nhờ chất phát tín hiệu: tia phóng xạ với chất phát tín là phóng xạ, phát ánh sáng huỳnh quang nếu chất phát tín hiệu là chất huỳnh quang, nếu chất phát tín hiệu là enzym thì nhờ phản ứng enzym - màu để xác định.

Thường dùng enzym peroxidase (POD) để phân hủy H2O2 thành H2O và oxy, oxy này oxy hóa một chất không màu thành chất có màu, cường độ màu tỷ lệ với nồng độ phức hợp KN-KT, tức là tỷ lệ với nồng độ kháng nguyên cần xác định.

Kỹ thuật xác định Tumor maker theo phương pháp   này có thể tóm tắt như sau:

Phương pháp Sandwich
1. Pha rắn.
2. Kháng thể đơn dòng I.
3. Kháng nguyên (Tumor Marker).
4. Kháng thể II và chất phát tin
(phóng xạ hay huỳnh quang hoặc enzym).

§         Pha rắn (Steptavidin) - một lớp tráng gắn vào mặt trong thành ống nghiệm.
§         Kháng thể đơn dòng I - gắn vào thành ống nghiệm.
§         Kháng nguyên (Tumor Marker) - có trong huyết tương do tế bào K tiết ra, lúc đó kháng thể I gắn với kháng nguyên tạo phức hợp kháng nguyên-kháng thể (nhưng chưa phát hiện được).
§         Kháng thể II gắn chất phát tin (phóng xạ, huỳnh quang, enzym) sẽ kết hợp với phần KN thích hợp. Như vậy, 2 kháng thể đã kẹp kháng nguyên vào giữa (Sandwich), lúc này phức hợp kháng nguyên-kháng thể nhờ chất phát tín mà ta có thể phát hiện và xác định được.

Phương pháp hóa sinh thường dùng chất phát tin là enzym và phản ứng phát hiện kháng nguyên-kháng thể như  sau:

Trong đó: POD là peroxidase.
Sau khi thực hiện phản ứng cần rửa bỏ kháng thể thừa, chỉ còn phức hợp kháng thể kháng nhân-chất phát tín hiệu. Hiện nay kỹ thuật mới TRACE (time resolved amplified criptate emission) không cần giai đoạn phải tách rửa do dùng fluorophore gắn với kháng thể đặc hiệu.

Một số Tumor Marker để chẩn đoán bệnh ung thư
Có thể tham khảo các Tumor Marker chẩn đoán bệnh ung thư theo dưới đây.

Bảng: Một số Tumor marker chẩn đoán bệnh ung thư.

Tumor Marker
Bệnh ung thư
AFP ( Alphafoeto- protein) (Bình thường < 10 ng/ml)
Ung thư gan
CEA (Carcino- Embrionic antigen) (Bình thường  < 10 ng/ml)
Ung thư trực tràng
CA15-3 (Cancer antigen 15-3) (Bình thường < 30 U/l)
Ung thư  vú
CA 125 (Cancer Antigen 125) (Bình thường < 35 U/l)
Ung thư buồng trứng
CYFRA21-1 (Cytokeratin19 fragment) (Bình thường < 1,8 ng/ml)
Ung thư phổi
PSA và FPSA (Prostate specific antigen) Bình thường: < 50 tuổi < 1,5 ng/ ml
> 50 tuổi  > 5 ng/ ml
Ung thư tuyến tiền liệt

CSC (Squamous cell carcinoma) // CYFRA21-1 CA72-
Ung thư tai-mũi-họng
4 // CA 19- 9, CEA
Ung thư dạ dày
Calcitonin // CEA
Ung thư tuyến giáp
TPA (Tissue polypeptide antigen)
Ung thư bàng quang
CA 19- 9 // CEA; SCC // CYFRA21- 1
Ung thư thực quản
CA 19- 9 // CEA, CA 50
Ung thư tụy
β-HCG, AFP
Ung thư tinh hoàn

Ở bảng trên dấu // chỉ Tumor marker cần phối hợp xác định ung thư ở cơ quan nào.

Để xác định các Tumor marker, người ta thường sử dụng phương pháp hóa sinh: Enzym-miễn dịch (Elisa), ngoài ra còn dùng phương pháp miễn dịch điện hoá (EIA), phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA).

- 6 xét nghiệm giúp phát hiện sớm ung thư


Thống kê cho thấy, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 150.000 ca mắc ung thư và khoảng 80.000 trường hợp tử vong; tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nếu phát hiện, điều trị, phẫu thuật sớm vẫn có thể loại bỏ khối u và ngăn tái phát ung thư tới 90%.
PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật – Bệnh viện Đa khoa Medlatec, cho biết, một số loại ung thư có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng ung thư như ung thư da, cổ tử cung, vú, trực tràng và miệng, nên có thể chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm.
Theo PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật, việc chẩn đoán ung thư cho kết quả chuẩn xác nhất cần phải dựa vào: Xét nghiệm máu, nước tiểu; Chẩn đoán hình ảnh (chụp X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc PET-CT); Tế bào học và nhiều phương pháp khác.
Dưới đây là một số xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư
1. Xét nghiệm máu, nước tiểu (giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt; ung thư buồng trứng; ung thư tụy, dạ dày…)
Phương pháp tìm dấu ấn ung thư hay chính xác hơn là định lượng dấu ấn ung thư trong máu cũng có giá trị nhất định nếu biết cách sử dụng. Xét nghiệm này thật sự hữu ích trong đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị.
15259438_1335007616522860_8681657643898521751_o

PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật – Bệnh viện Đa khoa Medlatec 

Một xét nghiệm máu giúp hỗ trợ trong chẩn đoán ung thư như xét nghiệm kháng nguyên PSA giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt; xét nghiệm kháng nguyên CA 125 – một dạng kháng nguyên ung thư 125 trong máu giúp phát hiện ung thư buồng trứng; xét nghiệm CA 199 phát hiện ung thư tụy, dạ dày…
Tuy nhiên, xét nghiệm máu thường phải kết hợp cùng các xét nghiệm khác để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Các chuyên gia cho biết, xét nghiệm máu không khẳng định chắc chắn tìm ra tế bào ung thư bởi kết quả xét nghiệm có lúc cho âm tính, có lúc cho dương tính.
2. Chẩn đoán hình ảnh ( để phát hiện ra các bất thường, chẳng hạn như khối u).
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong chẩn đoán ung thư bao gồm: chụp X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc PET-CT giúp các bác sĩ quan sát chi tiết các bộ phận bên trong cơ thể, đồng thời phát hiện ra các bất thường, chẳng hạn như khối u.
Phương pháp PET/CT là thiết bị y khoa hạt nhân áp dụng công nghệ kết hợp giữa máy PET và máy CT, có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư, cả ung thư giai đoạn sớm ngay sau khi cơ thể chỉ mới có sự thay đổi bệnh lý về chuyển hóa mà chưa hình thành tổn thương về mặt cấu trúc.
Ngoài ra, thiết bị còn giúp tìm kiếm ở các bệnh nhân vị trí ung thư di căn, vị trí ung thư nguyên phát, giúp các bác sĩ tiên lượng và có nững phương pháp điều trị hiệu quả.
3. Sinh thiết (khi đã xác định được khối u để tìm kiếm dấu hiệu của ung thư)
6-xet-nghiem-giup-phat-hien-som-ung-thu-2

Sinh thiết 

Sinh thiết là một xét nghiệm chẩn đoán ung thư được áp dụng cho hầu hết tất các loại ung thư, vì nó cung cấp kết quả chính xác nhất.
Thông thường, các bác sĩ sẽ cho làm sinh thiết sau khi một loạt các xét nghiệm, chẩn đoán chẳng hạn như X-quang, CT,… và đã xác định được khối u.
Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ 1 số mô và quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm dấu hiệu của ung thư.
4. Xét nghiệm tủy để phát hiện ung thư máu
Xét nghiệm tủy có nhiều phương pháp để xác định các dạng ung thư máu, bao gồm: Xét nghiệm Immunophenotyping; Xét nghiệm tế bào di truyền; Xét nghiệm dịch não tủy.
Phương pháp này giúp xác định chính xác hơn khả năng mắc ung thư máu của bệnh nhân. Theo phương pháp này, các chuyên gia sẽ tiến hành chọc tủy và đem đi xét nghiệm để phân loại và xác định các loại tế bào máu trong tủy. Nếu lượng Junvenile cell trong máu tăng cao, vượt quá 5% hoặc thậm chí có thể hơn 30% thì có thể xác định bệnh nhân bị ung thư máu.
5. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (để phát hiện ung thư cổ tử cung).
Xét nghiệm Pap dùng để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi chúng có thể chuyển thành ung thư xâm lấn. Nếu tế bào tiền ung thư được tìm thấy, có thể tiến hành điều trị và ngăn chặn trước khi nó bắt đầu ung thư.
Hiện nay, nhiều nơi đã sử dụng xét nghiệm ThinPrep Pap để phát hiện ung thư cổ tử cung.
Theo PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật – Bệnh viện Đa khoa Medlatec, ThinPrep Pap là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) được cải tiến, trong đó các chất liệu cổ tử cung thu lượm không phải được phết (smear) vào một lam kính để làm tiêu bản như xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thông thường mà được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ ThinPrep và được chuyển đến phòng thí nghiệm để được sử lý bằng máy ThinPrep để làm tiêu bản một cách hoàn toàn tự động.
Xét nghiệm ThinPrep Pap có khả năng phát hiện các tổn thương biểu mô tế bào vảy, những thay đổi tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tốt hơn nhiều so với xét nghiệm Pap smear thông thường.
6. Nội soi đại trực tràng ( để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng)
Theo PGS.TS.BS Hoàng Công Đắc Chuyên khoa Ngoại – Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, ung thư đại trực tràng là loại ung thư gặp khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó nam và nữ đều có thể mắc phải, đây cũng loại ung thư đứng hàng thứ 5 sau ung thư: phổi, dạ dày, gan, vú.
Phần lớn ung thư đại trực tràng xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Chính vì vậy cần tiến hành soi đại tràng cho tất cả mọi người ở lứa tuổi dưới 50, kể cả những người không có triệu chứng.
Theo PGS . Đắc, nội soi đại trực tràng ảo thường áp dụng cho những người già không chịu đựng được soi đại trực tràng ống mềm.
Nội soi đại trực tràng ống mềm: là phương pháp duy nhất có thể tiến hành sinh thiết (hoặc cắt bỏ polype đại trực tràng) để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng bằng mô bệnh học.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)


- Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư.

Mỗi nhóm ung thư có các giai đoạn phát triển khác nhau, theo nguyên tắc của ủy ban ung thư Mỹ (AJCC) và liên minh quốc tế kiểm soát ung thư (UICC) thì các bác sĩ đánh giá sự phát triển của bệnh thông qua các tiêu chí sau:


Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của bệnh ung thư:

  • Cơ quan nào trong cơ thể khởi phát ung thư?
  • Kích thước của khối u?
  • Đã di căn sang các hạch bạch huyết xung quanh?
  • Đã di căn tới các bộ phận nào của cơ thể?
Tùy thuộc vào các tiêu chí nói trên mà bác sĩ sẽ đánh gia bệnh dang ở giai đoạn nào, thông thường thì có 4 giai đoạn:
  • Giai đoạn I: chỉ giới hạn ở khu vực bắt đầu xuất hiện khối u ác tính
  • Giai đoạn IV: tế bào ung thư đã lan xa khỏi nơi ban đầu, đến nhiều cơ quan khác.
  • Trong từng giai đoạn nhỏ tùy vào nhóm ung thư mà bác sĩ sẽ có thể chia ra làm nhiều phân đoạn nhỏ hơn nữa (ví dụ: IIA, IIIB…)
cac-giai-doan-phat-trien-benh-ung-thu
Bệnh được phát hiện càng sớm thì cơ hội sống của bệnh nhân càng cao. Thường nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn I, II bác sĩ sẽ áp dụng phẩu thuật để cắt bỏ đi khối u, giai đoạn III điều trị bằng bức xạ và hóa trị.
Phát hiện khối u, tế bào ung thư thông qua xét nghiệm tổng quát, chụp MRI, CT…

- Tác hại, hậu quả của bệnh Ung thư vú.
Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ có nguy cơ di căn qua đường máu hoặc hạch bạch huyết đến các cơ quan khác. Chẳng hạn, chúng có thể di căn đến phổi, gây viêm phế quản, di căn đến ruột già, gây nên các vấn đề về tiêu hóa. 
Khi tấn công cơ thể, tế bào ung thư dễ gây nên tình trạng thiếu sắt dẫn tới thiếu máu. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh luôn cảm thấy bải hoải, mệt mỏi. Nhiều người mắc bệnh cho biết họ thường xuyên sốt cao, mệt mỏi và đôi khi đổ mồ hôi vào ban đêm. 
Bệnh nhân cũng giảm cân nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như ngoại hình dù trước đó đã cố gắng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
 Hình ảnh minh họa từng giai đoạn phát triên của ung thư vú

Hình ảnh minh họa từng giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vú.

  • Khi thực hiện xạ trị, bệnh nhân dễ cảm thấy mệt mỏi, đau ngực hoặc vùng da trở nên nhạy cảm. 
  • Trong khi đó, hóa trị dễ khiến bệnh nhân dễ nôn mửa, đau và rụng tóc hàng loạt. 
  • Ngoài các phương pháp như xạ – hóa trị, rất nhiều trường hợp bác sĩ phải yêu cầu bệnh nhân thực hiện cắt bỏ phần ngực để loại bỏ khối u. 
  • Với chị em phụ nữ, việc cắt bỏ phần nữ tính nhất cơ thể không chỉ khiến họ thay đổi vẻ ngoài mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh. 
  • Hơn thế nữa, quá trình xạ trị trong thời gian chữa bệnh còn để lại những tác dụng phụ vô cùng nặng nề.


- Ăn gì dễ bị ung thư nhất?



Rất nhiều loại thực phẩm bạn vẫn ăn hàng ngày như: bim bim, đồ hộp, các loại trái cây, rau quả tẩm chất bảo quản, thực phẩm biến đổi gen, đặc biệt là thịt có màu đỏ như thịt bò chứa rất nhiều chất độc hại, nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh ung thư cực cao.

Top những thực phẩm gây ung thư mà bạn vẫn ăn mỗi ngày:

1/ Thịt nướng bị khét, thịt xông khói:


Thịt nứng bị khét sẽ tạo ra các  amin dị vòng, nhân tố kích thích sự tăng trưởng của tế bào ung thư.  Ngoài ra trong than cũng có chứa aromatic hydrocarbons-polycyclic, chất cũng gây ra ung thư.

2/ Chất tạo ngọt nhân tạo/ Soda:

Trong các loại hóa chất tạo bọt nhân tạo đều có chứa thành phần Aspartame, nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi, và đương nhiên là bệnh ung thư.
Chất tạo ngọt nhân tạo được dùng nhiều trong các loại bánh ngọt, đồ uống có ga, các loại soda.

3/ Bim Bim/ Khoai tây chiên:

Bim Bim hay còn gọi là khoai tây chiên chứa nhiều chất béo không bảo hòa, chất bảo quản, chất tạo mùi, natri kích thích sự tăng trưởng & phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài ra Bim Bim còn chứa chứa lượng acrylamide khá lớn, một số lại chứa carbohydrates, một chất gây ung thư thường thấy ở thuốc lá.

4/ Thực phẩm bị mốc:

Thực phẩm khô đặc biệt là gạo, lúa mì, đậu, ngô, đậu phộng và các loại thực phẩm sẽ sản xuất ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin.

5/ Ngũ cốc ăn sáng

Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt bình thường là rất tốt cho sức khỏe xong nếu các loại ngũ cốc này được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra  acrylamide. Với số lượng lớn các  acrylamide sẽ hình thành nên các khối u.
Ngoài ra thành phần Axit folic được bổ sung vào trong các loại bột ngũ cốc chế biến sẳn nếu sử dụng quá liều sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

6/ Trái cây tẩm, ướp hóa chất:

Nhiều loại trái cây xuất phát từ Trung Quốc, các loại rau cải để rất lâu mà vẫn không bị héo đều được tẩm rất nhiều hóa chất bảo quản, rất độc hại cho cơ thể, là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh ung thư đại tràng, trực tràng.

7/ Thực phẩm biến đổi gen:

Vẫn có rất nhiều tranh cãi về giá trị của thực phẩm biến đổi gen xong một số nghiên cứu cho thấy dùng thực phẩm biến đổi gen cơ thể sẽ dễ mắc bệnh ung thư hơn so với người thường.

8/ Rượu:

Rượu nếu dùng đủ liều lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là rượu vang, nhưng nếu uống quá nhiều sẽ gây nguy hại cho tim, có thể gây đột quỵ & tử vọng.
Theo số liệu thống kê của tổ chức thế giới, rượu là nguyên nhân gây ra ung thư xếp thứ 2 chỉ sau thuốc lá.  Ngoài ra, phụ nữ uống nhiều rượu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn tới 30% so với người bình thường.
Bên trên là một số loại thực phẩm bạn vẫn ăn hàng ngày chứa nhiều thành phần gây ra khối u, ung thư tiềm ẩn có thể bạn đã biết nhưng vẫn ăn mỗi ngày. Những bài viết tiếp theo baodinhduong.com sẽ giới thiệu các phân biệt thực phẩm sạch với thực phẩm độc, có tiêm, tẩm hóa chất để hạn chế sử dụng.

Không có nhận xét nào: