Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

UT - CÁC PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT UNG THƯ DẠ DÀY.

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm khó phát hiện ở những giai đoạn sớm. 
Bởi vậy, tầm soát định kỳ ung thư dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và điều trị sớm ung thư dạ dày. Dưới đây là một số phương pháp tầm soát ung thư dạ dày thường được áp dụng.
1. Nội soi
Nội soi dạ dày.
Nội soi dạ dày.
Nội soi dạ dày: bác sĩ sử dụng ống nội soi qua thực quản đến dạ dày để quan sát bên trong dạ dày. Nội soi dạ dày giúp quan sát và đánh giá trực tiếp các tổn thương, xác định vị trí, hình dạng, kích thước tổn thương, đồng thời qua nội soi có thể lấy mẫu tổn thương để tiến hành sinh thiết và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.
Nội soi ổ bụng: nội soi ổ bụng giúp chẩn đoán giai đoạn chính xác hơn. Trong thủ thuật này, đầu camera được đưa vào ổ bụng qua một lỗ mở nhỏ để quan sát, đánh giá lần cuối cùng mức độ xâm lấn của khối u, di căn hạch và di căn đến các cơ quan khác.
2. Kiểm tra hình ảnh:
Hình dảnh chup Ct ung thư dạ dày.
Hình dảnh chup CT ung thư dạ dày.
Chụp X-quang: là một trong các phương pháp thường dùng trong xác định ung thư dạ dày ở giai đoạn tiến triển. Trong quá trình kiểm tra, bệnh nhân phải uống chất lỏng có chứa bari trước khi chụp X-quang để phân định đường viền của thành dạ dày, từ đó phát hiện các vết loét và khối u, sau đó có thể thực hiện nội soi để làm sinh thiết. Nội soi thường chính xác hơn kiểm tra bằng X-quang với bari.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): là phương pháp chẩn đoán không can thiệp, chủ yếu để đánh giá tình trạng xâm lấn của khối u đến các tổ chức xung quanh và đặc biệt là để đánh giá tình hình ung thư di căn: gan, hạch, tình trạng ổ bụng, ổ phúc mạc, dịch… Tuy nhiên, hạn chế của chụp CT là không thể phát hiện các tổn thương nhỏ hơn 5mm hay đánh giá sự xâm lấn của khối u theo chiều sâu.
3. Sinh thiết
Sinh thiết ung thư dạ dày qua nội soi.
Sinh thiết ung thư dạ dày qua nội soi.
Sinh thiết là việc bác sĩ dùng một dụng cụ chuyên dụng đưa qua ống nội soi vào dày và lấy một mảnh nhỏ ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày để tiếp tục quan sát dưới kính hiển vi. Sinh thiết là thủ tục chẩn đoán ở mức độ tế bào có thể xác định khối u có phải là ung thư hay không. Ngoài ra, sinh thiết còn ó thể giá tình trạng và mức độ viêm dạ dày, chẩn đoán có nhiễm vi khuẩn helicobacterpylori hay không.


Những điều cần biết về ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày được đặc trưng bởi sự tăng trưởng của tế bào ung thư trong niêm mạc dạ dày. Loại ung thư này rất khó chẩn đoán bởi vì hầu hết mọi người thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về căn bệnh nguy hiểm này.

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ ước tính rằng căn bệnh ung thư dạ dày chỉ chiếm 1,5 % các trường hợp ung thư mới ở Hoa Kỳ. Tuy không thường gặp như các loại ung thư khác nhưng ung thư dạ dày thường chỉ được chẩn đoán và điều trị khi nó di căn sang các cơ quan khác bởi giai đoạn đầu nó thường không gây ra bất kì triệu chứng nào.
1/ Nguyên nhân:
Dạ dày là một phần của ống tiêu hóa, có chức năng tiêu hóa thức ăn và chuyển chúng xuống ruột non và ruột già.
Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào ở niêm mạc dạ dày phát triển mất kiểm soát, trở thành ác tính và tạo ra khối u. Quá trình này diễn ra từ từ trong nhiều năm.
2/ Yếu tố nguy cơ:
  • Ung thư dạ dày có liên quan trực tiếp đến những khối u ở dạ dày. Tuy nhiên có một vài yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển các tế bào ác tính. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm một số bệnh lí như:
  • U lympho (một loại ung thư máu)
Nhiễm khuẩn H. pylori (nhiễm trùng thường gặp dẫn đến viêm loét dạ dày)
  •  Những khối u ở phần khác của hệ thống tiêu hóa
  • Polyp dạ dày (những mô có cuống phát triển trên niêm mạc dạ dày)
Ung thư dạ dày cũng thường gặp ở các đối tượng:
  • Người cao tuổi (50 tuổi trở lên)
  • Nam giới
  • Những người hút thuốc lá
  • Có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày
  • Người châu Á (đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản), người Nam Mỹ, Belarus
Những yếu tố thuộc về lối sống cũng làm tăng khả năng ung thư dạ dày:
  • Ăn nhiều muối hoặc các thực phẩm chế biến sẵn
  • Ăn quá nhiều thịt
  • Tiền sử nghiện rượu
  • Không tập thể dục
  • Bảo quản và chế biến thức ăn không hợp lí
Bạn nên cân nhắc làm các xét nghiệm sàng lọc nếu bạn có các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày. Các xét nghiệm sàng lọc có thể được thực hiện ở các đối tượng có nguy cơ cao mà chưa biểu hiện triệu chứng.
3/ Triệu chứng:
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, không có các triệu chứng hoặc dấu hiệu điển hình ở giai đoạn sớm của ung thư dạ dày. Điều đó có nghĩa là bạn thường không có bất kì biểu hiện nào cho đến khi ung thư ở giai đoạn tiến triển.
Ở giai đoạn tiến triểncác triệu chứng thường gặp bao gồm:
  • Nôn, buồn nôn
  • Thường xuyên bị ợ nóng
  • Chán ăn (thường kèm theo sụt cân đột ngột)
  • Đầy bụng kéo dài
  • Nhanh no mặc dù chỉ ăn một lượng thức ăn rất nhỏ
  • Đại tiện ra máu
  • Vàng da, vàng mắt
  • Mệt mỏi nhiều
  • Đau bụng (tăng lên sau bữa ăn)
4/ Chẩn đoán:
Bởi vì ung thư dạ dày hiếm khi có các triệu chứng ở giai đoạn sớm nên bệnh thường khó chẩn đoán cho đến tận khi nó tiến triển. Để chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để tìm ra bất kì dấu hiệu bất thường nào và làm xét nghiệm máu, tìm sự có mặt của vi khuẩn H.pylori.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư dạ dày, họ có thể sẽ làm một số xét nghiệm khác như:
  • Nội soi dạ dày thực quản
  • Sinh thiết khối u qua nội soi
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính
5/ Điều trị:
Việc điều trị có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp như:
  • Xạ trị
  • Hóa trị
  • Phẫu thuật
  • Liệu pháp miễn dịch
Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, tuổi và sức khỏe tổng thể của bạn.
Mục đích của điều trị là ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư tới:
  •  Phổi
  • Hạch bạch huyết
  • Xương
  • Gan
6/ Phòng bệnh:
Bản thân ung thư dạ dày là không thể phòng ngừa. Nhưng bạn có thể làm giảm các các yếu tố nguy cơ phát triển ung thư, bằng cách:
  • Duy trì cân nặng hợp lí
  • Chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo
  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục đều đặn
Ở một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc điều trị bệnh khác để làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Bạn cũng có thể cân nhắc đến bác sĩ để sàng lọc sớm ung thư qua:
  • Thăm khám lâm sàng
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Chẩn đoán hình ảnh: Xquang hoặc cắt lớp vi tính
  • Xét nghiệm gen
7/ Tiên lượng:
Bệnh có tiên lượng tốt nếu bạn được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, khoảng 29% những bệnh nhân bị ung thư dạ dày sống thê, 5 năm sau khi được chẩn đoán. Và đa số những bệnh nhân này được chẩn đoán khi ung thư chưa di căn.
Khi ung thư được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Không có nhận xét nào: