Hơn nửa kg giun được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam phẫu thuật gắp ra
từ trong bụng bé Trần Văn Đạt.
GIUN SÁN TRONG MÁU GÂY NGỨA, NHIỀU BỊNH.
.
Bệnh giun sán tên tiếng Việt: | Bệnh giun sán tên khoa học: |
1/- Bệnh giun đũa chó/mèo
2/- Bệnh sán chó
3/- Bệnh giun lươn
4/- Bệnh sán lá gan lớn
5/- Bệnh sán lá gan nhỏ
6/- Bệnh sán não
7/- Ấu trùng sán gạo heo
8/- Giun đầu gai
9/- Ký sinh trùng mèo
10/- Bệnh giun chỉ
11/- Bệnh sán máng
12/- Bệnh sán lá phổi
13/- Bệnh giun xoắn
14/- Bệnh sán xơ mít
|
- Toxocara canis. T. cati
- Echinococcus granulosus
- Strongyloides
- Fasciola sp
- Clonorchis sinensis
- Angiostrongylus cantonensis
- Cysticercose
- Gnathostoma
- Toxoplasmagondii
- Wuchereria bancrofti
- Schistosomiasis
- Paragonimus
- Trichinellosis/Trichinosis
- Taenia saginata
|
Triệu chứng nhiễm giun sán ít ngờ nhất.
Khi bị ngứa, bạn thường nghĩ tới các bệnh lý về da, dị ứng mà bỏ qua nguyên nhân thực sự rất có thể do giun sán.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Phòng khám Quốc tế Ánh Nga, chuyên khoa Ký sinh trùng cho hay rất nhiều bệnh nhân tìm đến cơ sở chữa trị giun sán do bị ngứa thường xuyên. Trước đó họ đã đi chữa trị da liễu với các bệnh lý như chàm, di ứng, mề đay song không khỏi.
“Nhiều người cho rằng ngứa, nổi mề đay chỉ là do cơ thể dị ứng với các tác nhân từ bên ngoài như thực phẩm, lông chó, bụi, hóa chất... Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân gây ngứa da có thể là do mắc bệnh ký sinh trùng giun sán, đặc biệt là bệnh sán chó. Đây là một nguyên nhân khó nhận biết bằng những cách đơn thuần mà chỉ khi thực hiện xét nghiệm tình trạng nhiễm giun sán mới có thể phát hiện được”, bác sĩ Ánh cho hay.
Bệnh nhân nhiễm sán chó có dấu hiệu đặc trưng là ngứa da. Ảnh: Bác sĩ cung cấp |
Bác sĩ cho biết thêm, bệnh giun sán hiện có rất nhiều loại, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo (sán chó), amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi (Paragonimus).
Khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng…
Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.
Ngoài ra, ấu trùng còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Còn khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.
Mỗi loại giun sán sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.
Tại sao bị ngứa khi nhiễm giun sán?
Bác sĩ Ánh giải thích, nguyên nhân bị ngứa khi nhiễm giun sán là do chất thải tiết của chúng có trong máu người và cơ thể chúng ta nhận biết chất thải tiết đó là kháng nguyên lạ. Từ đó, cơ thể sẽ sinh kháng thể chống lại dị nguyên này khiến cho người bị nhiễm giun sán trong máu rất ngứa, nhiều người gãi mà không thể hết ngứa.
Theo bác sĩ Ánh, thói quen ăn rau, hải sản, thịt tái, sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến con người bị nhiễm ấu trùng giun sán trong máu gây ngứa dị ứng da, đặc biệt là ấu trùng giun đũa chó (sán chó) có tên khoa học là toxocara canis. Bệnh hiện nay có tỷ lệ nhiễm rất cao.
Hiện nay phần lớn bệnh nhân có biểu hiện dị ứng mày đay, ngứa da đều cho kết quả xét nghiệm máu bị nhiễm toxocara canis giun đũa chó.
Bệnh giun sán hiện nay nếu được xét nghiệm, điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn, để lâu bệnh gây biến chứng lên não, gan, mắt rất nguy hiểm.
Hình ảnh giun đũa qua nội soi tá tràng khiến bác sĩ cũng phải rùng mình.
Ảnh: BS cung cấp
“Ngứa, dị ứng da là nguyên nhân thường gặp và cũng là triệu chứng báo hiệu bệnh nặng sau này. Song, nhiều người đang bỏ qua triệu chứng này, họ ít nghĩ đến nguyên nhân từ giun sán dẫn tới việc không điều trị tận gốc được bệnh”, bác sĩ Ánh cho hay.
Theo đó, những trường hợp bị ngứa lâu ngày nên xét nghiệm máu để chẩn đoán một số loại giun sán trong máu gây ngứa dị ứng da. Thông thường, sau điều trị đặc hiệu giun sán, bệnh nhân sẽ hết ngứa trong vòng 3 tuần.
Một số tác hại của ký sinh trùng trên cơ thể người.
1/ Tác hại tại chỗ của ký sinh trùng:
Ngay chỗ ký sinh trùng hay côn trùng xâm nhập, cắn, chích gây ngứa dị ứng da. Ví dụ: Ấu trùng giun móc, muỗi ong, chí, rận rệp...
- Tác hại của ký sinh trùng gây tắc nghẽn cơ học
- Giun đũa gây tắc ruột, sán lá gan gây tắc ống dẫn mật
2/ Tác hại của ký sinh trùng gây phản ứng mô:
- Phản ứng viêm tại chỗ: trùng voi Giardia lambia gây viêm tá tràng
- Làm thay đổi cấu trúc mô: tăng kích thước tế bào: plasmodium vivax làm hồng cầu trương to
- Tăng số lượng tế bào: sán lá gan Clonorchis sinensis làm thay đổi niêm mạc ống dẫn mật
- Biến tế bào bình thường thành tế bào ung thư: Sán lá gan Opisthorchis viverrini ký sinh ở đường mật, dẫn đến ung thư đường mật
- Tiêu hủy tế bào hoặc mô ký sinh: ký sinh trùng sốt rét làm vỡ hồng cầu, amip làm tiêu tế bào, sán lá lớn ở gan ăn mô ký chủ …
3/ Tác hại toàn thân của ký sinh trùng:
- Tước đoạt chất dinh dưỡng của con người
- Ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể chúng có thể tự thẩm thấu thức ăn dưỡng chấp của con người vào cơ thể chúng mà không cần phải cắn, chích, hút máu
Ví dụ: Giun đũa Ascaris lumbricoides ăn protein và carbohydrate của ký chủ …
4/ Ký sinh trùng tiêu thụ máu của ký chủ gây thiếu máu:
Ký sinh trùng ký sinh trong đường tiêu hóa của con người, chúng dùng miệng cắn và bám vào thành ruột hút máu người, lâu ngày gây thiếu máu, người mệt mỏi da xanh xao, đặc biệt quan tâm ở phụ nữ chuẩn bị lấy chồng sinh con và phụ nữ đang mang thai
Ví dụ: Giun móc
5/ Tác hại của ký sinh trùng giảm sức đề kháng của cơ thể ký chủ:
Sán lá gan Clonorchis sinensis làm hao mòn sức khỏe và bệnh nhân thường chết vì bội nhiễm. Ví dụ: Nhiễm vị trùng lao, thương hàn.
6/ Chuyên chở mầm bệnh khác đến cơ thể ký chủ:
Muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét, giun lươn khi di chuyển đến các cơ quan ngoài ruột thường mang theo vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gram âm.
7/ Tác hại của ký sinh trùng gây mẩn ngứa da dị ứng:
Ký sinh trùng giun sán khi vào cơ thể chúng chu du trong dòng máu và tiết ra những chất độc khiến cơ thể nhận biết đó là kháng nguyên lạ và cơ thể sinh kháng thể chống lại kháng nguyên đó rồi bệnh nhân ngứa nhiều, gãy lâu ngày gây chàm, dị ứng da
VD. Nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara, nhiễm giun lươn Strongyloides, ký sinh trùng trên mèo Toxoplasma gondii
8/ Tác hại của ký sinh trùng lên não gây u não, liệt thậm chí tử vong:
Khi vào cơ thể một số loại ký sinh trùng giun sán có thể di chuyển đến não, làm tổ trong não, gây u não gây đau nhức đầu, liệt, thậm chí tử vong
Ví dụ: Ấu trùng giun đũa chó (sán chó) Toxocara, Ấu trùng sán gạo heo...
Các biến đổi khác trên cơ thể ký chủ:
- Tiết độc tố gây độc thần kinh, có thể làm bệnh nhân tử vong
- Gây các đáp ứng miễn dịch, nhằm tiêu diệt ký sinh trùng, trung hòa độc tố nhưng chúng thể gây hại cho ký chủ.
- Tăng bạch cầu ái toan trong máu hay torng dịch sinh học, đặc biệt trong các trường hợp nhiễm giun sán ký sinh trùng đường ruột và hoặc ký sinh nội tạng.
- Tăng g globulin, tốc độ lắng máu, CRP …
- Dị ứng toàn thân: các chất độc do giun sán tiết ra có thể gây hen suyễn, nổi mề đay. Ví dụ: nhiễm giun sán ký sinh đường ruột và / hoặc nội tạng (giun đũa chó mèo, gnathostoma, sán lá gan …)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét