Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

UT - Tầm soát ung thư.

.
A patient preparing for breast cancerscreening by mammography
Tầm soát ung thư nhằm phát hiện ung thư trước khi triệu chứng xuất hiện.
Tầm soát ung thư có thể thực hiện thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc các xét nghiệm khác, hoặc thông qua chẩn đoán hình ảnh
Lợi ích của tầm soát ung thư là phát hiện sớm để phòng chống ung thư, có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị, giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư của mỗi người.
Tầm soát ung thư đại trà là tầm soát ung thư cho tất cả mọi người, thường liên quan đến những nhóm tuổi nhất định
Tầm soát ung thư chọn lọc là chỉ tầm soát những người có nguy cơ ung thư cao như trường hợp những ung thư di truyền
Tầm soát có thể dẫn đến kết quả dương tính giả và và các xét nghiệm xâm lấn tiếp theo
Tầm soát cũng có thể dẫn đến kết quả âm tính giả, và một bệnh nhân ung thư tạm thời được bỏ qua. Tranh cãi nảy sinh khi chưa rõ các lợi ích của việc tầm soát cao hơn những rủi ro của các thủ tục kiểm tra sức khỏe, và các theo dõi chẩn đoán và điều trị tiếp theo.


Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư nhằm phát hiện ra mầm mống ung thư, hoặc khi khối u còn rất nhỏ, trước khi triệu chứng xuất hiện. Điều này có thể liên quan đến các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm các mẫu mô, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, nội soi, vv… 
Phát hiện sớm ung thư sẽ giúp chúng ta có cơ hội điều trị thành công và sống lâu dài.
Tầm soát ung thư có vai trò quan trọng giúp:

  • Phát hiện sớm ung thư và nguy cơ ung thư ngay từ khi các triệu chứng chưa xuất hiện
  • Ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm
  • Loại bỏ những lo lắng, bất an không đáng có về sức khỏe
  • Phát hiện các bất thường về sức khỏe và điều trị kịp thời
  • Chủ động về sức khỏe để an tâm làm việc
tam-soat-ung-thu-la-gi


Các xét nghiệm tầm soát ung thư:
  • Khám lâm sàng và hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ kiểm tra về các dấu hiệu chung về sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như khối u hoặc dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, tiền sử bệnh gia đình hoặc cá nhân, các phương pháp điều trị đã từng thực hiện cũng là những yếu tố cần xem xét trước khi tầm soát ung thư.
  • Xét nghiệm: bao gồm các xét nghiệm mẫu mô, máu, nước tiểu, hoặc các chất khác trong cơ thể.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Các chẩn đoán hình ảnh giúp hiển thị hình ảnh của các khu vực bên trong cơ thể. Các chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng trong chẩn đoán ung thư là nội soi, siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, chụp PET, vv…
  • Xét nghiệm di truyền: Các xét nghiệm nhằm tìm kiếm một số gen đột biến (thay đổi gen) có liên quan tới một số bệnh ung thư.

tam-soat-ung-thu-la-gi1
Chụp CT (cắt lớp vi tính) là một trong những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh hiện đại được dùng trong tầm soát và chẩn đoán ung thư.
Các bệnh ung thư cần tầm soát:
tam-soat-ung-thu-la-gi2
Những người có nguy cơ trung bình đối với các bệnh ung thư được khuyến khích nên thường xuyên sàng lọc ung thư phổi (nam và nữ), ung thư vú, ung thư cổ tử cung (nữ), ung thư đại trực tràng (nam và nữ), ung thư tuyến tiền liệt (nam), ung thư vòm họng (nam và nữ), vv… vì đây là những bệnh ung thư thường gặp nhất.
1/ Ung thư vú: Phụ nữ 40 tuổi trở lên nên chụp X-quang tuyến vú mỗi năm 1 lần. Phụ nữ có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư vú nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về độ tuổi nên tầm soát.
2/ Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 -29 nên làm xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần; từ 30 – 65 nên kết hợp xét nghiệm Pap và HPV 5 năm 1 lần. Phụ nữ trên 65 tuổi có các xét nghiệm trước bình thường thì có thể dừng.
3/ Ung thư đại trực tràng: Nam, nữ trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có các yếu tố nguy cơ khác nên tầm soát sớm hơn.  Một số xét nghiệm được sử dụng để tầm soát ung thư đại trực tràng, bao gồm nội soi, soi đại tràng sigma, xét ​​nghiệm máu trong phân, vv….
4/ Ung thư phổi: chụp CT liều thấp có thể giúp phát hiện sớm ung thư phổi, đặc biệt cần thiết với những người hút thuốc lá trong nhiều năm.
5/ Ung thư tuyến tiền liệt: Nam giới từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Hiện nay có xét nghiệm tìm chất chỉ điểm PSA giúp phát hiện sớm bệnh.


10 BỆNH UNG THƯ PHỔ BIẾN NHẤT Ở VIỆT NAM.

Những bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam là: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, vv… 

1. Ung thư phổi:
Ung thư phổi là bệnh ung thư thường gặp nhất ở cả nam và nữ. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư phổi. Đây là bệnh ung thư nguy hiểm số 1 vì thường phát hiện muộn, điều trị khó khăn và tiên lượng kém.

2. Ung thư vú:
Ung thư vú là một trong số các bệnh ung thư thường gặp phụ nữ sau mãn kinh, những người trên 50 tuổi và có tiền sử gia đình mắc bệnh. Mặc dù là bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm, nhưng ung thư vú có tiên lượng khá tốt nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu và có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật.

3.Ung thư đại trực tràng:
ung-thu-dai-truc-trang
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong thứ 2, sau ung thư phổi. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh và tử vong lớn hơn phụ nữ. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, trên 50 tuổi, chế độ ăn uống không lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu phát hiện sớm, ung thư đại trực tràng cũng có thể chữa khỏi.

4. Ung thư cổ tử cung ở nữ:
Ung thư cổ tử cung là một trong số các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Theo các nghiên cứu ung thư tại Việt Nam thì ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai sau ung thư vú tại Hà Nội và đứng đầu tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

5. Ung thư bạch cầu:
ung-thu-bach-cau
Ung thư bạch cầu hay còn có tên gọi là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Ung thư bạch cầu là bệnh ung thư thường gặp ở cả nam giới, phụ nữ và trẻ em. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định nhưng có thể là do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học hay nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể là do di truyền.

6. Ung thư buồng trứng ở nữ:
Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư thường gặp thứ 4 ở phụ nữ. Yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh, chế độ ăn nhiều mỡ động vật, không sinh con hoặc sinh con đầu lòng muộn… Ung thư buồng trứng có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm.

7. Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng thường gặp nhất trong các bệnh ung thư đầu cổ và là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp tại Việt Nam. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở nam giới, tuổi từ 40 – 60.

8. Ung thư dạ dày:
Ung thư dạ dày phổ biến hơn ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do ăn các loại thịt nhiều muối như thịt xông khói, thịt quay, uống rượu, hút thuốc.

9. Ung thư thực quản:
Ung thư thực quản cũng là một trong số các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ. Hút thuốc lá, uống nhiều rượu cùng chế độ ăn uống không lành mạnh chính là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

10. Ung thư gan:
Ung thư gan nguyên phát là loại ung thư thường gặp đứng thứ 6 trong các ung thư trên toàn cầu. Hơn 95% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan ở tuổi 45 trở lên. Ung thư gan rất nguy hiểm vì khó nhận biết sớm do triệu chứng nghèo nàn và người bệnh dễ chủ quan bỏ qua. Khi đã phát hiện thì đã tiến triển nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao.

Hiện nay, y học đã gặt hái được nhiều thành công trong điều trị bệnh ung thư. Một số bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi cao như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, vv… 

Đối với những bệnh ung thư khác, dù không thể chữa khỏi thì vẫn có thể kiểm soát được bệnh lâu dài.
(Ung bướu Việt Nam)

Không có nhận xét nào: