Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

XN sức khỏe - Xét nghiệm sinh hóa rối loạn cân bằng acid base.

Trên giản đồ có một vòng tròn được xác định từ từ các thông số ở người bình thường: pH = 7,38 - 7,42; PaCO2 = 40 mmHg; HCO3- = 25 mmol/l và Hb = 150g/l.



Bình thường, pH máu ĐM = 7,38 - 7,41 và tỷ số [HCO3-/ H2CO3] = 20/1 (PaCO2  = 40 mmHg, HCO3- = 24 mmol/l, BE = 0 ± 2 (mmol/l).

Khi vai trò giữ cân bằng acid-base của các hệ đệm, phổi, thận bị giảm hoặc 
mất hiệu lực sẽ gây nên rối loạn cân bằng acid-base.

1/ 3 nhóm rối loạn CBAB:
§         Rối loạn do nguyên nhân hô hấp (do PaCO2 thay đổi).
§         Rối loạn do nguyên nhân chuyển hóa (do HCO3_ thay đổi).
§         Rối loạn hỗn hợp do cả nguyên nhân chuyển hóa và nguyên nhân hô hấp.
Để đánh giá các trạng thái rối loạn cân bằng acid-base, trong lâm sàng có thể dùng giản đồ Shneerson, Siggar Anderson, Davenport, trong đó giản đồ:
Davenport được sử dụng nhiều hơn.

2/ Giản đồ Davenport:
Giản đồ Davenport có 2 trục:
§         Trục hoành là pH (6,9 - 7,7).
§         Trục tung là HCO3- (mmol/l).
§         Các đường cong là PaCO2 ( phân áp của CO2 máu động mạch).
§         Trên giản đồ có một vòng tròn được xác định từ từ các thông số ở người bình thường: pH = 7,38 - 7,42; PaCO2 = 40 mmHg; HCO3- = 25 mmol/l và Hb = 150g/l.
§         Từ 2 đường tại điểm pH = 7,38 - 7,42 cắt các đường cong PaCO2 ở 40 mmHg và đường thẳng Hb = 150 g/l tạo thành 6 khu vực rối loạn cân bằng acid-base.

3/ Các rối loạn cân bằng acid-base:
6 khu vực rối loạn cân bằng acid-basetrên giản đồ Davenport gồm:
§         nhiễm toan hô hấp ( A),
§         nhiễm kiềm chuyển hóa (B),
§         nhiễm kiềm hô hấp (C),
§         nhiễm toan chuyển hóa (D),
§         nhiễm toan hỗn hợp (E)
§         và nhiễm kiềm hỗn hợp (F).

a) Nhiễm toan hô hấp (A):
§         Rối loạn khởi phát của nhiễm toan hô hấp  là tăng PaCO2 do giảm thải CO2 ở phổi. Nguyên nhân:
§         Giảm thông khí phế nang, tắc nghẽn phế quản.
§         Bệnh phổi: phế quản phế viêm, viêm phổi, hen.
§         Hít phải khí CO2, hít lại không khí đã thở.
§         Bị ức chế thần kinh: thuốc ngủ, bại liệt, nhiễm độc, chấn thương sọ não, u 
não...

Xét nghiệm các thông số về cân bằng acd-base cho thấy:
§         pH giảm.
§         PaCO2 tăng.
§         HCO3- máu tăng.
§         CO2 toàn phần máu tăng.
§         Base đệm (BB) giảm, BE âm.

b) Nhiễm kiềm chuyển hóa (B):
§         Là trạng thái thừa base hoặc do mất acid không phải là H2CO3.
§         Nguyên nhân: là quá dư thừa kiềm do đưa vào cơ thể quá nhiều bicarbonat, hay quá nhiều chất kiềm, hoặc do mất acid trong các trường hợp:
§         Nôn nhiều.
§         Hút dịch dạ dày.
§         ỉa chảy kéo dài.

Kết quả xét nghiệm các thông số cân bằng acid-base:
§         pH máu tăng.
§         PaCO2 máu tăng.
§         CO2 toàn phần máu tăng.
§         Bicarbonat (HCO3-) máu tăng.
§         Bicarbonat chuẩn (SB) tăng.
§         Base đệm (BB) tăng.
§         Base dư (BE) dương.

c) Nhiễm kiềm hô hấp (C):
§         Nhiễm kiềm hô hấp là rối loạn khởi phát do giảm PaCO2.
§         Các trường hợp:
§         Giai đoạn đầu của viêm phổi.
§         Sốt cao.
§         Hô hấp nhân tạo quá mức không kiểm tra.
§         Chấn thương sọ não.
§         Thở trong khí quyển có phân áp CO2 thấp (khi lên cao). 

Khi xét nghiệm các thông số cân bằng acid-base cho thấy:
§         pH máu tăng.
§         HCO3- máu giảm.
§         PaCO2, CO2 toàn phần giảm.
§         BB tăng và BE dương.

d) Nhiễm toan chuyển hóa (D):
Là trạng thái do mất các anion đệm, chủ yếu là HCO3- hoặc do tích lũy các acid “cố định”, trong thực tế là các acid mạnh mà anion của nó không thể bài xuất qua thận.

Kết quả xét nghiệm trong nhiễm toan chuyển hóa cho thấy:
§         pH máu giảm mạnh.
§         PaCO2 giảm mạnh.
§         CO2 toàn phần máu giảm.
§         SB giảm, BB giảm.
§         BE âm.

Nhiễm toan chuyển hóa có thể gặp trong các trường hợp:
§         Đái tháo đường do ứ đọng các thể cetonic.
§         Phù phổi cấp, động kinh, rối loạn chuyển hóa glucid gây ứ đọng acid lactic.
§         Các bệnh thận: viêm thận cấp và mạn không đào thải được acid.
§         Ỉa chảy cấp làm mất HCO3- .
§         Nhiễm toan chuyển hóa có nguy cơ tử vong cao nhất so với các rối loạn cân bằng acid-base khác.

e) Nhiễm toan hỗn hợp (E):
Nhiễm toan hỗn hợp là sự kết hợp nhiễm toan chuyển hóa và nhiễm toan hô 
hấp.

Kết quả xét nghiệm trong nhiễm toan hỗn hợp cho thấy:
§         pH máu giảm mạnh.
§         PaCO2 tăng.
§         HCO3-  giảm.
§         BE âm.

Có thể gặp nhiễm toan hỗn hợp trong các trường hợp:
§         Suy hô hấp: phù phổi cấp làm giảm thông khí phế nang, tăng PaCO2, gây thiếu oxy và gây ứ đọng acid lactic.
§         Viêm cầu thận mạn kết hợp với hen phế quản.
§         Phế quản phế viêm.

f) Nhiễm kiềm hỗn hợp (F):
Nhiễm kiềm hỗn hợp là sự kết hợp nhiễm kiềm hô hấp và nhiễm kiềm chuyển 
hóa.

Kết quả xét nghiệm cho thấy:
§         pH máu tăng mạnh.
§         PaCO2 giảm.
§         HCO3- tăng.
§         BE dương.
§         Gặp trong các trường hợp như:
§         Hôn mê gan.
§         Hôn mê do thuốc ngủ sau khi điều trị phối hợp thông khí nhân tạo với kiềm máu để loại trừ thuốc ngủ.

4/ Thiếu oxy máu:

Tiêu chuẩn về thiếu oxy máu:
§         Giảm PaO2 máu (giảm oxy hòa tan, dạng oxy cần cho tế bào sử dụng).
§         Ưu thán máu: tăng PaCO2 máu (dạng CO2 hòa tan trong máu), PaCO2 > 50 mmHg, thường là do giảm chức năng thông khí.

Hậu quả thiếu oxy máu:
§         Giảm tưới máu ở da và niêm mạc.
§         Thiếu máu não.
§         Giảm khả năng hoạt động sinh lý, giảm thể lực, giảm sức đề kháng của cơ thể.
§         Thiếu oxy máu là một trong các nguyên nhân dẫn đến rối loạn các quá trình oxy hóa sinh học, kết quả là gây thiếu năng lượng tế   bào, dẫn đến hủy diệt tế bào.


Không có nhận xét nào: