Điềm lành.
·
Hoa mai: sau Giao thừa,
nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và
may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.
·
Chó lạ vào nhà: Tục ngữ Mèo
đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang.
·
Cây đào: Nếu có nhiều
cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì
sẽ có nhiều phúc lộc.
·
Cây quất: Nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì
năm đó sẽ có nhiều lộc. Nếu có đủ Tứ quý: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ
may mắn và thành đạt cả năm.
Kiêng kỵ.
Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều
tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, có
sự giống và khác nhau giữa các miền với niềm tin chính để giữ điều lành trong
năm mới. Điển hình, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:
1/ Miền Bắc:
·
Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc,
ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng.
Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì
vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà
con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia
đình bất hạnh. Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp
mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số
các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Trường hợp chết đúng ngày
mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng
Hai làm lễ phát tang.
·
Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà
mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng
Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ,
trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió...
·
Kiêng cho nước đầu năm vì nước được ví như nguồn tài lộc trong
câu chúc tiền vô như nước,
nếu cho nước thì coi như mất lộc.
·
Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh
sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.
·
Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc
vay mượn hay trả nợ, cho vay. Người xưa quan niệm không nên vay tiền hoặc đồ
đạc vào những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng
thiếu cả năm, không may mắn.
·
Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm
hay đầu tháng sẽ "xúi quẩy".
·
Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không
được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui
xảy ra với gia đình.
·
Người ta thường kiêng khóc lóc, buồn tủi hoặc nói tới điều rủi
ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.
·
Kiêng mặc quần áo màu trắng và đen: Theo quan niệm của người
xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm
thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ và thu hút sự chú ý, tạo nên sự
phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới, như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh...
·
Kiêng nói to, cãi nhau, nói xấu hay mắng người khác.
·
Kiêng đi chúc Tết vào sáng Mồng Một Tết nếu không được gia chủ
mời vì sợ sẽ mang đến điều không tốt đẹp cho chủ nhà trong năm mới. Theo phong
tục xông đất, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng một Tết chính là
người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm.
·
Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường
tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành.
2/ Miền Trung:
·
Kiêng ăn các món chế biến từ tôm vì sợ năm mới đi giật lùi như
tôm.
·
Kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt bởi đầu năm mà ăn món này thì
sẽ xúi quẩy.
·
Một số vùng kiêng mặc đồ trắng suốt tháng Giêng vì đó là biểu
tượng của tang tóc.
·
Kiêng quét nhà vì đó là xua đuổi thần Tài Lộc đầu năm.
·
Tránh nhăn nhó, cau có, khóc lóc và cãi vã trong ngày đầu năm vì
quan niệm nó làm cả năm sẽ gặp chuyện không may.
3 Miền Nam:
·
Kiêng để cối xay gạo trống vào ngày đầu năm vì đó là tượng trưng
cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay,
ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.
·
Cũng như trên, kiêng kỵ để thùng gạo, hủ đường muối,... thiếu
hụt vì sợ cả năm đều bị thiếu thốn.
·
Gia chủ hễ có khách đến là dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách
không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.
·
Kiêng các việc làm đổ bể hư hỏng, hoặc tranh cãi to tiếng lẫn
nhau.
·
Thường kiêng khóc lóc, buồn tủi hoặc nói tới điều rủi ro hoặc
xấu xa trong dịp Tết.
·
Kiêng cử quét nhà ngày đầu năm vì quan niệm quét tiền tài tốt
đẹp ra ngoài. Ngoài ra người dân sẽ tắm gội cơ thể trước ngày đầu năm để tránh
phải gột rửa may mắn trong năm mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét