Tầm soát ung thư phổi là những phương pháp giúp xác định sớm bệnh ung thư phổi trước khi nó gây ra triệu chứng, giúp mang tới cơ hội chữa khỏi bệnh tốt hơn và tăng tỷ lệ sống.
Thông thường, các phương pháp tầm soát ung thư phổi thường được khuyến khích áp dụng cho những người nằm trong nhóm nguy cơ mắc ung thư phổi cao, chẳng hạn những người hút thuốc lâu năm và hút nhiều, những người làm trong môi trường tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, những người trên 50 tuổi.
Để tầm soát ung thư phổi, có ba xét nghiệm sàng lọc quan trọng nhất giúp phát hiện ung thư phổi đó là:
Chụp X-quang ngực: Là phương pháp chụp các cơ quan và xương bên trong ngực. X quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và cho hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp.
Xét nghiệm đờm: Xét nghiệm đờm là một thủ tục trong đó bác sĩ sẽ lấy mẫu đờm (chất nhầy từ phổi) và quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra tế bào ung thư.
Chụp cắt lớp CT hình xoắn: là phương pháp có sử dụng kỹ thuật chụp X-quang và máy tính để thu được các hình ảnh của cơ thể.
Bệnh ung thư phổi và các giai đoạn bệnh được phân loại dựa vào tính chất bệnh và tình trạng cụ thể của khối u.
Với ung thư phổi tế bào nhỏ, các giai đoạn được chia như sau:
- Giai đoạn hạn chế: Ung thư được tìm thấy chỉ trong một lá phổi và các mô xung quanh nó.
- Giai đoạn mở rộng: Ung thư được tìm thấy trong các mô của lồng ngực bên ngoài phổi nơi nó bắt đầu. Hoặc ung thư được tìm thấy trong các cơ quan ở xa.
Với ung thư phổi không tế bào nhỏ, các giai đoạn được chia như sau:
- Giai đoạn bị che lấp: Các tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong đờm hoặc trong mẫu nước thu thập được trong quá trình nội soi phế quản, nhưng khối u không thể được nhìn thấy trong phổi
- Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc tận trong cùng của phổi. Khối u không phát triển qua lớp niêm mạc này. Một khối u Giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Khối u không phải là ung thư lây lan.
- Giai đoạn I: Các tế bào ung thư được giới hạn trong phổi. Các mô xung quanh phổi vẫn bình thường.
- Giai đoạn II: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, thành ngực, cơ hoành, màng phổi, hoặc lớp màng ngoài bao quanh tim.
- Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết trong khu vực lồng ngực giữa tim và phổi. Các mạch máu trong khu vực này cũng có thể bị ảnh hưởng. Ung thư cũng có thể lây lan sang cổ dưới.
- Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến lá phổi khác hoặc các khu vực khác trong cơ thể và không thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.
Tầm soát ung thư phổi
(ThS.BS. Trần Thị Thúy Tường
Giảng viên bộ môn Nội hô hấp Trường Đại Học Y Dược TP.HCM
Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt)
Ung thư phổi là một bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện bệnh trễ. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp giảm chi phí điều trị, giảm tỉ lệ tử vong, và có thể chữa lành. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao nên được tầm soát ngay. Xét nghiệm tầm soát là CT scan ngực liều thấp. Thời gian tầm soát lại phụ thuộc vào kết quả của lần chụp CT scan đầu tiên.
(ThS.BS. Trần Thị Thúy Tường
Giảng viên bộ môn Nội hô hấp Trường Đại Học Y Dược TP.HCM
Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt)
Ung thư phổi là một bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện bệnh trễ. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp giảm chi phí điều trị, giảm tỉ lệ tử vong, và có thể chữa lành. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao nên được tầm soát ngay. Xét nghiệm tầm soát là CT scan ngực liều thấp. Thời gian tầm soát lại phụ thuộc vào kết quả của lần chụp CT scan đầu tiên.
I. Tại sao cần tầm soát ung thư phổi?
Phổi là một trong những cơ quan quyết định sự tồn tại của cơ thể. Ung thư phổi là tình trạng, các tế bào phổi phát triển một cách không kiểm soát thành khối u và xâm lấn sang các cơ quan lân cận khác nếu không được điều trị. Các tế bào ung thư này sẽ thay thế các mô lành và làm cho phổi không hoạt động.
Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn các ung thư khác như đại tràng, vú hay tiền liệt tuyến. Phần lớn số tử vong là do phát hiện ung thư phổi khi nó đã lan rộng. Tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và có thể chữa lành.
II. Những ai có nguy cơ bị ung thư phổi:
1.
Hút thuốc lá: đây là nguy cơ cao nhất của
ung thư phổi, phụ thuộc vào thời gian hút, số điếu thuốc hút, dứt hút thuốc lá,
nguy cơ của bạn sẽ giảm xuống
2. Tiếp xúc asbestos (có trong hầm mỏ, ngành công nghiệp dệt, cách nhiệt, đóng tàu, xi măng), hoặc tác nhân gây ung thư khác (nickel, hydrocarbon thơm từ sản xuất sắt, thép, nhựa than..), radon (trong đất, hầm mỏ liên quan đến uranium)
3. Hiện đang có một ung thư khác như: tuyến giáp, gan, buồng trứng .v.v.
4. Bệnh phổi đã có trước đó: tỉ lệ ung thư phổi cao hơn ở bệnh nhân có bệnh phổi khác như lao, COPD,
5. Gia đình ai có người bị ung thư phổi
6. Hút thuốc lá thụ động(chú thích ở bảng bên): khói thuốc lá chứa hơn 100 chất sinh ung, nên những người này dù không hút thuốc lá trực tiếp vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi
2. Tiếp xúc asbestos (có trong hầm mỏ, ngành công nghiệp dệt, cách nhiệt, đóng tàu, xi măng), hoặc tác nhân gây ung thư khác (nickel, hydrocarbon thơm từ sản xuất sắt, thép, nhựa than..), radon (trong đất, hầm mỏ liên quan đến uranium)
3. Hiện đang có một ung thư khác như: tuyến giáp, gan, buồng trứng .v.v.
4. Bệnh phổi đã có trước đó: tỉ lệ ung thư phổi cao hơn ở bệnh nhân có bệnh phổi khác như lao, COPD,
5. Gia đình ai có người bị ung thư phổi
6. Hút thuốc lá thụ động(chú thích ở bảng bên): khói thuốc lá chứa hơn 100 chất sinh ung, nên những người này dù không hút thuốc lá trực tiếp vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi
III. Khi nào nên bắt đầu tầm soát và sử
dụng xét nghiệm nào để tầm soát
Nên bắt đầu tầm soát ngay bây giờ khi bạn nằm trong 2 nhóm nguy cơ cao sau
Nhóm 1
·
Tuổi ≥ 55 và
·
Hút thuốc lá ≥ 30 gói năm
(Trừ khi đã ngưng hút > 15 năm)
Nhóm 2
·
Tuổi ≥ 50 và
·
Hút thuốc lá ≥ 20 gói năm
·
Có một yếu tố nguy cơ khác(được liệt kê
trong mục II ) ngoại trừ hút thuốc lá thụ động
Chú thích:
Hút thuốc lá thụ động: Hít phải khói thuốc lá từ những người đang hút thuốc lá khác Gói năm= Số gói thuốc hút trong 1 ngày x số năm Ví dụ: 1.5 gói 1 ngày x 30 năm = 45 gói năm LDCT: Chụp CT scan liều thấp PET/CT: là phương pháp chụp đắt tiền, phát hiện những biến đổi sinh học của cơ thể nhằm phát hiện các ung thư và di căn sớm |
Ngoài ra nếu bạn có các triệu chứng sau đây thì nên đi tầm soát ung thư phổi ngay
·
Ho kéo dài, ho ra máu
·
Đau tại một vùng của ngực
·
Thay đổi giọng nói
·
Khò khè
·
Mệt mỏi thường xuyên
·
Đau khi nuốt
Để tầm soát chúng ta phải chụp CT Scan ngực liều thấp (low-dose computed tomography: LDCT), chụp XQ phổi không giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm.
Chụp LDCT thì rất đơn giản, chúng ta không ăn uống trước chụp khoảng 4 giờ, không mang theo kim loại trong người, thời gian chụp khoảng 30 phút.
Ngoài ra để xác định chẩn đoán ung thư phổi bệnh nhân sẽ được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn như nội soi phế quản sinh thiết, sinh thiết u xuyên thành ngực,
IV. Bao lâu tầm soát lại?
Thời gian tầm soát sẽ phụ thuộc vào việc phát hiện ra các nốt trên phổi trong lần tầm soát đầu tiên, cụ thể theo bảng dưới đây:
Kết
quả chụp LDCT
|
Thời
gian tầm soát lại
|
Không phát hiện nốt nào
|
Mỗi năm làm một lần
|
Kích thước nốt
< 5mm Không phải nốt đặc 5-10mm >10 mm |
Làm lại LDCT sau 12 tháng
Làm lại LDCT sau 6 tháng Làm lại LDCT sau 3-6 tháng |
Kích thước nốt
≤ 4mm Nốt đặc hoặc 4.1-6 mm một phần nốt đặc 6.1-8 mm > 8 mm |
Mỗi năm làm một lần
Làm lại LDCT sau 6 tháng Làm lại LDCT sau 3 tháng Xem xét làm PET/CT |
Kết luận:
Ung thư phổi là một bệnh gây tử vong cao, phát hiện bệnh giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng có thể chữa lành. Để tầm soát phải chụp CT scan ngực liều thấp trên những đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt trên nhóm hút thuốc lá.
Ung thư phổi là một bệnh gây tử vong cao, phát hiện bệnh giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng có thể chữa lành. Để tầm soát phải chụp CT scan ngực liều thấp trên những đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt trên nhóm hút thuốc lá.
Tốt nhất nên ngưng hút thuốc lá ngay vì nó giúp ta giảm
nguy cơ này, bạn có thể tìm đến bác sĩ chuyên cai thuốc lá để hỗ trợ bạn bỏ
thuốc.
Ung thư phổi và những điều nên biết
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong những bệnh nhân ung thư ở nam giới. Ở Việt Nam theo số liệu ghi nhận tại một số vùng ung thư phổi đứng hàng đầu và chiếm 20% trong tổng số hàng trăm loại ung thư.
1/ Các triệu chứng nhận biết:
Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài. Thở ngắn, ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi. Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.
Cần chú ý rằng có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào như trên khi khối u của họ được phát hiện.
2/ Phương pháp phát hiện
Có nhiều kỹ thuật được sử dụng để phát hiện ung thư phổi. Ung thư phổi thường được phát hiện đầu tiên bằng chụp Xquang lồng ngực. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thể xác định chính xác hơn vị trí của khối u, kích thước và biết được khối u đã phát triển ra ngoài phổi hay chưa. Có thể chẩn đoán bằng cách sinh thiết, phương pháp sinh thiết thông thường nhất là dùng ống nội soi phế quản. Đưa một ống nhỏ, mềm, dẻo qua mũi hay miệng sau khi đã gây tê, đi qua khí quản vào phổi.
Phương pháp này được sử dụng trên 80% bệnh nhân và 2/3 có kết quả sinh thiết dương tính. Xét nghiệm đờm tìm tế bào ung thư chỉ có 1/3 số ca có kết quả dương tính. Nếu khối u ở rìa phổi hay ở xa phế quản thì nội soi phế quản hay xét nghiệm đờm có thể không phát hiện được. Hoặc dùng một kim nhỏ xuyên qua thành ngực vào vùng bất thường sau khi đã gây tê tại chỗ.
Phương pháp này chẩn đoán được trên 90% bệnh nhân. Đôi khi cần thiết phải tiến hành sinh thiết thêm nếu các phương pháp trên không thành công. Những mẫu sinh thiết lấy được, được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học.
3/ Những nguyên nhân gây ung thư phổi:
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc, nhưng vài người trong số họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ ngày trong 20 năm.
Những công nhân tiếp xúc với bụi silic có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Nguy cơ này sẽ tăng lên nhiều lần nếu bệnh nhân có hút thuốc lá.
Những tiếp xúc nghề nghiệp khác liên quan tới ung thư phổi bao gồm tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.
Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.
Ngoài ra, nguy cơ ung thư phổi liên quan đến các chất gây ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu gần đây thấy ung thư phổi có liên quan yếu tố gen.
4/ Các phương pháp điều trị:
a) Phẫu thuật loại bỏ khối u:
Có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn. Bệnh nhân có thể trạng tốt để phẫu thuật. 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Những bệnh nhân được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u có thời gian sống thêm lâu dài.
b) Điều trị tia xạ:
Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6 cm) và không có di căn. Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.
Điều trị bằng hóa chất:
Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi ở những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.
c) Điều trị hỗ trợ:
Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.
Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về mặt y tế và giải trí đôi khi giúp ích cho bệnh nhân.
Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mới bao gồm đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hóa chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét