Kiểm tra vú để phát hiện bệnh thật sớm khi chưa có triệu chứng gọi là tầm soát ung thư vú.
Chụp X quang tuyến vú, siêu âm, chụp MRI, sinh thiết – tế bào học… là những phương pháp tầm soát ung thư vú được sử dụng phổ biến hiện nay.
1. Chụp X quang tuyến vú (hay còn gọi là nhũ ảnh).
X quang là một xét nghiệm chẩn đoán đã có từ lâu và được dùng khá thường xuyên trong y khoa. Cũng như kỹ thuật chụp X quang của các cơ quan khác, nhũ ảnh cùng dùng chùm tia X chiếu xuyên qua vú để ghi lại hình ảnh của tuyến vú lên phim. Tuy nhiên trong nhũ ảnh chùm tia X thường dùng là chùm tia có cường độ thấp và bước sóng dài hơn.
Hiện nay chụp X quang tuyến vú là một trong những phương tiện quan trọng để tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư vú. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên tiến hành chụp X quang định kỳ 1 lần/năm theo tư vấn của các bác sỹ.
Tuy nhiên chụp X quang tuyến vú khó có thể phát hiện thấy khối u ở những phụ nữ trẻ do mô vú ở độ tuổi này khá dày đặc.
2. Khám lâm sàng tuyến vú:
Phụ nữ từ 20 đến 30 tuổi nên khám lâm sàng tuyến vú hàng năm. Nếu có những dấu hiệu bất thường ở vú, người bệnh có thểthực hiện chụp X quang tuyến vú hoặc siêu âm để xác định bệnh.
Ngoài ra tự khám vú cũng là một cách hiệu quả để phát hiện sớm bệnh ung thư vú.
3. Siêu âm vú.
Siêu âm là một phương pháp khảo sát hình ảnh học bằng cách cho một phần cơ thể tiếp xúc với sóng âm tần số cao (siêu âm) để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Do hình ảnh siêu âm được ghi nhận theo thời gian thực nên nó có thể cho thấy hình ảnh cấu trúc và sự chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể, kể cả hình ảnh dòng máu đang chạy trong các mạch máu.
Siêu âm tuyến vú thường được sử dụng để đánh giá các tổn thương ở tuyến vú được phát hiện thấy khi chụp X quang tuyến vú và khám lâm sàng. Siêu âm giúp phân biệt giữa u nang (túi chứa đầy dịch lỏng) và các khối rắn. Trong một số trường hợp, siêu âm tuyến vú được sử dụng để tìm kiếm các hạch bạch huyết có kích thước lớn.
4. Chụp cộng hưởng từ (MRI):
Chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh có chất lượng cao và độ phân giải tốt, giúp bác sỹ đánh giá chi tiết các tổn thương và chẩn đoán bệnh chính xác, trong nhiều trưởng hợp là tốt hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, X quang và chụp cắt lớp CT.
Chụp MRI là thường được áp dụng cho những phụ nữ có mô vú dày đặc hoặc những người có nguy cơ rất cao mắc ung thư vú vì chụp MRI có thể phát hiện các khối u rất sớm.
Tuy nhiên một nhược điểm đáng kể của chụp MRI tuyến vú là cho kết quả dương tính giả, nói cách khác xét nghiệm này tìm ra những điểm ban đầu trông có vẻ đáng nghi nhưng không phải là ung thư.
5. Sinh thiết vú:
Các bác sỹ sẽ lấy ra một mẫu mô rất nhỏ từ vú, các mô này sẽ được thử nghiệm và kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện bệnh. Sinh thiết được tiến hành để khẳng định chẩn đoán. Vì đây là một kỹ thuật khá phức tạp nên người ta chỉ thực hiện sinh thiết khi đã thực hiện những kỹ thuật đơn giản hơn (chụp X quang, siêu âm) mà vẫn chưa xác định được bệnh.
6. Xét nghiệm tế bào học:
Đây là kỹ thuật chuẩn đoán nhanh trong y học nhằm phát hiện bệnh ung thư. Theo đó, người ta sử dụng một chiếc kim ngắn, nhỏ hơn kim lấy máu để lấy tế bào của khối u vùng vú, da, tuyến giáp, hạch và tuyến nước bọt… phân tích dưới kính hiển vi. Mục đích của xét nghiệm tế bào học là nhằm phát hiện ung thư.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết, các bác sỹ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh. Ung thư vú sẽ được đánh giá theo các giai đoạn. Giai đoạn của ung thư vú đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn phương pháp điều trị.
Những điều cần biết về ung thư vú.
Ở Việt Nam, ung thư vú là bệnh phụ nữ hay gặp nhất trong các loại ung thư và có tới 50% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi thấy vóc dáng vú thay đổi, xuất hiện khối u... bạn cần đến ngay bệnh viện để thăm khám.
- Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư vú:
- Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư vú:
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ung thư vú, nhưng đặc biệt là ở những trường hợp sau: Phụ nữ trên 50 tuổi hay những người từng bị ung thư một bên vú; Những phụ nữ có kinh nguyệt trước tuổi 12, mãn kinh sau tuổi 50, chưa bao giờ có con hoặc có con sau tuổi 30.
Phụ nữ bị béo phì sau tuổi mãn kinh và thường xuyên ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, uống rượu, hút thuốc lá, tiếp xúc với hoá chất diệt sâu bọ... sẽ có nguy cơ cao bị ung thư vú. Ngoài ra, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì con cái có thể bị di truyền...
- Dấu hiệu của bệnh ung thư vú:
Bạn cảm thấy đau, nặng nề hoặc vẻ ngoài núi đôi của bạn thay đổi, hoặc nổi hạch... Đừng chủ quan vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những dấu hiệu của căn bệnh này.
1. Nửa người trên bị đau
Biểu hiện đầu tiên là người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nửa người trên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do các lớp biểu bì bị căng cứng. Chính các u nang hoặc sự thay đổi hooc-mon dẫn đến sự căng cứng này.
2. Vú to lên
Vú to lên có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ lành tính. Bệnh này có thể làm thay đổi cấu trúc của ngực. Tuy nhiên, các khối u ác tính phát triển cũng có thể là nguyên nhân làm cho vú to lên bất thường. Có 2 giả thiết được đặt ra:
+ Các hạch ung thư phát triển khiến kích cỡ của vú thay đổi.
+ Các tế bào ung thư phát triển gây viêm nhiễm.
3. Một trong hai đầu nhũ hoa bị thụt vào trong
Nhũ hoa bị thụt vào trong có thể là triệu chứng của 1 khối u nằm ngay phía sau (do các tế bào ung thư kéo lớp biểu bì vào phía trong).
Trong trường hợp có u, nhũ hoa bị thụt vào trong sẽ trở nên cứng. Ngay cả khi dùng tay, bệnh nhân cũng không thể kéo nhũ hoa này ra được.
4. Có hạch dưới nách
Hạch dưới nách có thể là do sức đề kháng của cơ thể tạo ra nhưng cũng có thể là một khối u phát triển theo hệ hạch.
Hạch dưới nách là giai đoạn đầu tiên của bước phát triển khối u, đôi khi nó cũng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
5. Có u ở núi đôi
Xuất hiện u ở núi đôi là hiện tượng bất thường. Đó có thể là u lành tính hoặc u nang; hạch hay u ác tính.
Làm thế nào để biết đó là hạch? Nhìn chung, hạch thường nằm ở bên cạnh vú, gần nách; màu sắc ở vùng da nổi hạch ít có sự thay đổi mà chỉ thấy nổi cục.
6. Da núi đôi thay đổi
Làn da của núi đôi thay đổi có thể là do u xơ lành tính hoặc do các khối u ác tính. Các lớp biểu bì da có cùng cấu trúc với tuyến vú, do đó các lớp biểu bì này sẽ có sự phát triển bất thường cùng với các tế bào u ác tính.
Biểu hiện dễ thấy nhất là da của núi đôi nhăn nheo hoặc nổi hạt.
7. Xuất hiện bệnh eczama
Khi bị bệnh eczama thông thường, người bệnh cảm thấy ngứa hoặc bị dị ứng. Đây không phải là triệu chứng của bệnh ung thư.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây là là dấu hiệu của bệnh ung thư vú.
Khi bệnh eczama xuất hiện ở nhũ hoa thì bạn cần phải chú ý. Nếu đầu nhũ hoa bị lở loét và có vẩy nến thì có thể là do:
+ Khối u phát triển lên bề mặt da
+ Khối u của da phát triển trong núi đôi.
Ngay khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, bệnh nhân cần: Khám bác sỹ trong 2 tuần. Bác sỹ sẽ cho chụp tia X vú hoặc lập biểu đồ sinh thái của vú.
- Phòng bệnh ung thư vú qua 2 bước
Phòng bệnh ung thư chia làm 2 bước chủ yếu sau:
Phòng bệnh bước 1: là ngăn ngừa, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố sinh Ung thư từ môi trường hoặc do thói quen trong cuộc sống.
Phòng bệnh bước 2: là sàng lọc phát hiện sớm ung thư để nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.
Nội dung của phòng bệnh bước 1:
Những kiến thức phổ thông cẩn được đưa đến cho cộng đồng về hướng dẫn phòng bệnh UTV:
+ Xây dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn ít chất béo động vật (dưới 10% khẩu phần năng lượng), hạn chế ăn những thực phẩm lên men (dưa khú, mắm tôm, cá muối ...) có nhiều nhất, nitrat, nitrozamin, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
+ Không ăn những thực phẩm mốc (gạo, đậu, lạc ...), thực phẩm có phun thuốc trừ sâu.
+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để chống bệnh béo phì.
+ Hạn chế dùng thuốc nội tiết tố nữ thay thế kéo dài ở thời kì mãn kinh.
Dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài phát thanh để tuyên truyền kiến thức phổ thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư nói chung cũng như UTV nói riêng.
Dựa vào các đoàn thể nhất là hội liên hiệp phụ nữ để tuyên truyền.
Đối với nước ta, có thể dừa trên những đội ngũ cán bộ y tế cơ sở như: đội sinh đẻ kế hoạch, hội chữ thập đỏ và bắt đầu lưu ý đến đội ngũ tình nguyện viên tuyên truyền.
Kết hợp với các chương trình hợp tác quốc tế, tổ chức hội thảo tuyên truyền phòng chống phát hiện sớm ung thư.
- Hướng dẫn tự khám vú:
Quan sát (qua gương với ánh sáng đầy đủ):
+ Đầu tiên bạn có thể ngồi hoặc đứng miễn là thoải mái.
+ Xuôi tay, quan sát các thay đổi ở vú: u cục, dầy lên, lõm da hoặc thay đổi mầu sắc da.
+ Đưa tay ra sau gáy, sau đó quan sát lại.
+ Chống tay lên hông làm cử động cơ ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hay hạ vai xuống. Động tá(. này làm cho các thay đổi nếu có sẽ rõ hơn.
+ Nặn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra hay không.
a) Sờ nắn (tại buồng tắm):
+ Đưa tay phải ra sau gáy
+ Dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay đặt sát vào nhau thành môi mặt phẳng, ép đều đặn lên các vũng khác nhau của tuyến vú vào thả từ ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú trở ra ngoài.
+ Kiểm tra (từng vùng của vú) và cả đuôi nách.
+ Làm tương tự với vú bên trái. '
b) Sờ nắn (Khi nằm):
+ Nằm ngửa thoải mái.
+ Đặt một gối mỏng ở dưới lưng bên trái.
+ Lặp lại quá trình khám như ở buồng tắm.
+ Chuyển gọi, làm lại cho bên phải.
Đừng quên nếu phát hiện ra thay đổi gì thì hãy báo cho bác sĩ và nói rõ lý do bạn cần hỏi.
Ghi nhớ: phải làm đầy đủ cả 3 việc trên thì mới hoàn tất quá trình tự khám vú hàng tháng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét