Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

UT - Ung thư thanh quản yếu tố nguy cơ triệu chứng chẩn đoán.

Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ung thư thanh quản. Các thầy thuốc không thể giải thích được vì sao bệnh nhân này bị bệnh còn bệnh nhân khác thì không. Nhưng chúng ta biết ung thư thanh quản là bệnh không lây lan. 
Người ta không thể nhiễm ung thư từ một người khác.

Những người có một số yếu tố nguy cơ nhất định sẽ có khả năng bị ung thư thanh quản cao hơn. Các nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố nguy cơ sau:
  • Tuổi: Ung thư thanh quản thường gặp ở những bệnh nhân trên 55 tuổi.
  • Giới: nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao gấp 4 lần nữ giới.
  • Dân tộc: Các châu Mỹ có nguy cơ bị mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn dân da trắng. 
  • Hút thuốc: Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn rất nhiều nhũng người không hút thuốc lá.
  • Rượu: Những người uống rượu sẽ có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh ung thư thanh quản so với những bệnh nhân không uống rượu.
  • Tiền sử bản thân: Những bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có nguy cơ cao hơn bị ung thư thanh quản.
  • Nghề nghiệp: Công nhân tiếp xúc với acid sulfuric hoặc niken có nguy cơ cao bị ung thư thanh quản.

Xem xét các yếu tố nguy cơ của ung thư thanh quản:
Ung thư thanh quản thường xuất hiện ở những người trên 55 tuổi. Ở Mỹ, bệnh gặp ở nam giới nhiêu gấp bốn lần so với nữ giới và thường gặp ở người Mỹ da đen hơn người Mỹ da trắng. Các nhà khoa học ở bệnh viện và các trung tâm y tế trên cả nước đang nghiên cứu về căn bệnh này và tìm hiểu thêm về nguyên nhân cũng như cách phòng chống căn bệnh này. 
Nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều là không ai lây ung thư từ một người khác. Ung thư không phải là căn bệnh lây nhiễm.
Một nguyên nhân đã được biết đến gây ung thư thanh quản là hút thuốc lá. Những người hút thuốc là có nguy cơ phát triển loại ung thư này cao hơn người không hút. Nguy cơ này thậm chí cao hơn ở những người hút thuốc và uống nhiều rượu. 
Những người bỏ hút thuốc lá có thể làm giảm hẳn nguy cơ phát triển ung thư thanh quản, cũng như ung thư phổi, miệng, tuyến tuỵ, bàng quang và thực quản. Hơn nữa, bỏ thuốc lá còn giúp những người đã bị ung thư thanh quản giảm nguy cơ mắc ung thư thanh quản lần thứ hai hoặc một loại ung thư mới ở một vị trí khác. 
Các nhóm tư vấn đặc biệt hoặc tự giúp đỡ rất hữu ích đối với những người đang cố gắng bỏ hút thuốc. Một số bệnh viện có lập các nhóm người muốn bỏ hút thuốc. Làm việc với amiăng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản. Công nhân làm việc với amiăng phải tuân theo các quy định về an toàn lao động và tránh hít phải sợi amiăng.
Ung thư thanh quản
Ung thư dây thanh (glottic cancer) trước (T) và sau phẫu thuật (P)
Những người cho rằng mình có nguy cơ phát triển ung thư thanh quản nên thảo luận với bác sĩ của họ. Bác sĩ có thể gợi ý các cách để làm giảm nguy cơ và đề xuất một kế hoạch khám phù hợp.
Triệu chứng của ung thư thanh quản:
Triệu chứng của ung thư thanh quản phụ thuộc chủ yếu vào kích thước và vị trí của khối u. Hầu hết các trường hợp ung thư thanh quản đều bắt đầu ở dây thanh âm. Những khối u này hiếm khi gây đau đớn nhưng chúng hầu như luôn gây ra hiện tượng khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói. Khối u ở vùng phía trên dây thanh âm có thể gây nổi cục ở cổ, đau họng hoặc đau tai. Khối u vùng phía dưới dây thanh âm thường hiếm gặp. 
Chúng có thể gây khó thở hoặc thở có tiếng ồn, ho kéo dài hoặc cảm giác có cục ở cổ họng có thể là những dấu hiệu báo động của ung thư thanh quản. Khi khối u phát triển, nó có thể gây đau, giảm cân, khó thở và hay bị nghẹn thức ăn. Trong một số trường hợp, khối u ở thanh quản có thể gây khó nuốt.
Tất cả những triệu chứng này có thể do ung thư thanh quản hoặc do các tình trạng bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây ra. Chỉ có bác sĩ mới có thể khầng định được chắc chắn. Những người có các triệu chứng kể trên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Chẩn đoán ung thư thanh quản:
Để tìm nguyên nhân gây ra những triệu chứng này, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám lâm sàng đầy đủ. Bên cạnh việc kiểm tra những dấu hiệu sức khỏe chung, bác sĩ khám kĩ vùng cổ để tìm u cục, sự phù nề, vị trí nhạy cảm đau và các thay đổi khác.

Bác sĩ có thể quan sát thanh quản bảng hai cách:

Soi thanh quản gián tiếp. Bác sĩ quan sát họng bằng một gương cầm tay nhỏ để tìm những vùng bất thường và sự di động của dây thanh âm. Khám nghiệm này không gây đau đớn, nhưng người ta có thể xịt thuốc tê vào cổ họng để phòng hiện tượng oẹ. Có thể thực hiện thủ thuật này ở phòng khám của bác sĩ.
Soi thanh quản trực tiếp. Bác sĩ đưa một ống có nguồn sáng (ống nội soi thanh quản) qua mũi hoặc miệng của bệnh nhân. Khi ống này đi xuống họng, bác sĩ có thể quan sát được những vùng không thể nhìn thấy qua gương soi đơn giản. 
Việc gây tê tại chỗ giúp làm giảm bớt sự khó chịu và phòng hiện tượng oẹ. Bệnh nhân có thể được cho uống thuốc an thần nhẹ. Đôi khi, bác sĩ có thể gây mê toàn thân để làm cho bệnh nhân ngủ. Có thể soi thanh quản ở phòng khám của bác sĩ, ờ một phòng khám ngoại trú hay ở bệnh viện.
Nội soi thanh quản

Nếu bác sĩ phát hiện ra những vùng bất thường,bệnh nhân cần phải được sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn để khẳng định ung thư. Để tiến hành sinh thiết, bệnh nhân được gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân và bác sĩ lấy một mẫu bệnh phẩm qua ống nội soi thanh quản. 
Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát mẫu mô này dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. 
Nếu phát hiện ra ung thư, bác sĩ giải phẫu có thể cho biết đó là loại ung thư gì. Hầu hết các trường hợp ung thư thanh quản là ung thư biểu mô tế bào vẩy. Loại ung thư này bât đầu từ các tế bào dẹt dạng vẩy lót nắp thanh quản, dây thanh âm và các bộ phận khác của thanh quản.

Một số thăm dò khác. Nếu bác sĩ giải phẫu bệnh phát hiện ra ung thư, bác sĩ của bệnh nhân cần biết giai đoạn (phạm vi) của bệnh để lập kế hoạch điều trị tốt nhất. 
Để biết được kích thước của khối u và để xem ung thư đã lan chưa, bác sĩ thường chỉ định thêm một số thăm dò khác như chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính và / hoặc chụp cộng hưởng từ để có được những hình ảnh chi tiết của những vùng trong cơ thể

Không có nhận xét nào: