1/ Các xét nghiệm viêm gan A cần thiết.
Viêm gan A là bệnh
truyền nhiễm do virus viêm gan A
gây nên. các virus viêm gan thường lây lan khi một người ăn lượng nhỏ virus
viêm gan A trong các thực phẩm hoặc nước uống bị ô nhiễm.
Thông thường viêm gan
A không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên có một vài trường hợp viêm gan
có thể xảy ra tình trạng viêm gan A tối cấp cực kỳ nguy hiểm nên cần hết sức
lưu ý.
1/ Các xét nghiệm viêm gan A.
Do virus viêm gan A
có trong dịch tiết, nước bọt, mồ hôi và phân của người bệnh nên thường
khi xuất hiện nó sẽ bùng phát rất nhanh. Vậy làm cách nào để biết chính xác
mình có bị mắc viêm gan A hay không?
Ngoài việc quan sát
việc xuất hiện của một số triệu chứng như: vàng da, nôn, mệt mỏi, chán ăn...thì
việc xét nghiệm là việc chẩn đoán bệnh viêm gan A chính xác nhất. Xét nghiệm
máu được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của viêm gan A trong cơ thể. Một mẫu
máu được lấy, thường là từ một tĩnh mạch ở cánh tay và gửi đến một phòng thí
nghiệm để thử nghiệm.
Chẩn đoán phát hiện viêm gan A dựa
trên kết quả đo kháng thể đặc hiệu trong máu bệnh nhân globulin miễn dịch m
(igm) đặc hiệu cho hav được tạo ra ở giai đoạn đầu lây nhiễm và tăng cao trong
máu sau 4-6 tuần, sau đó giảm xuống và không còn phát hiện thấy sau 3-6 tháng.
Hai xét nghiệm máu
tìm kháng thể để chẩn đoán nhiễm hav là igm và anti hav
Hai xét nghiệm máu
tìm kháng thể để chẩn đoán nhiễm hav là igm (anti hav-igm: dương tính trong
huyết thanh) và kháng thể đặc hiệu toàn phần kháng (anti hav). Nếu kết quả xét
nghiệm chỉ dương tính với anti-hav thì không thể phân biệt được lây nhiễm mới
mắc phải hay đã từng mắc trước đó; nếu anti hav-igm dương tính thì có thể xác
định được bệnh nhân đang bị nhiễm cấp tính. Anti hav có thể dùng để xác định
tình trạng miễn dịch sau khi tiêm vaccine.
2/ Người bị bệnh viêm gan A cần chú ý những
gì?
Chẩn đoán xác định
bệnh bằng xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng virus viêm gan A. Kháng thể này có
thể không xuất hiện trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng sau khi bạn bị viêm
gan, bởi vậy xét nghiệm quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả. hơn nữa, các
kháng thể này vẫn tồn tại trong máu ngay cả khi bạn đã hồi phục.
3/ Biểu hiện:
Một số người có thể bị viêm gan A mà không hề có triệu chứng. Trẻ nhỏ thường bị nhẹ, trong khi triệu chứng ở trẻ lớn và người lớn thường nặng hơn. Nhìn chung bạn sẽ có vi rút từ 2 đến 3 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng.
Các triệu chứng thường xuất hiện, đột ngột và bạn dễ nhầm là nhiễm cúm đường ruột. Các triệu chứng hay gặp bao gồm:
- Mệt mỏi
- Buồn nôn và nôn
- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu bụng, đặc biệt đau vùng gan ở dưới sườn phải.
- Chán ăn
- Sốt nhẹ
- Vàng da và mắt. Không phải tất cả các bệnh nhân viêm gan A đều bị vàng da. Triệu chứng này sảy ra khi gan không thể loại bỏ được bilirubin trong máu. Bilirubin sẽ tích luỹ và lắng đọng ở da gây vàng da.
- Đau cơ
- Ngứa
Bạn sẽ thấy khỏe hơn sau khi hết các triệu chứng, và gan bạn có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 1-2 tháng. Khoảng 15% bệnh nhân viêm gan A bị tái phát sau 6-9 tháng.
2/ GIẢI THÍCH
CÁC XÉT NGHIỆM VIÊM GAN B.
Nếu bạn lo lắng bản thân và gia đình có thể mắc bệnh viêm
gan b thì có thể thực hiện các xét
nghiệm viêm gan B. Đối với bệnh viêm gan B thì không phải tất cả những
người nhiễm virus viêm gan B đều mắc bệnh viêm gan B.
Trên thực tế chỉ có từ 10-20% số người nhiễm virus viêm gan B phát triển thành bệnh viêm gan B.
Trên thực tế chỉ có từ 10-20% số người nhiễm virus viêm gan B phát triển thành bệnh viêm gan B.
Tuy nhiên những người nhiễm virus siêu vi B này có thể lây
truyền virus sang cho người khác. Chính vì thế mà trẻ sơ sinh thường được
khuyến khích tiêm phòng vacxin viêm gan B trong vòng 24h sau sinh. Còn đối với
người lớn để chắc chắn rằng mình có thể nhiễm virus viêm gan B hay không thì
thường phải trải qua các đợt xét nghiệm viêm gan B.
Các xét nghiệm viêm gan B bạn sẽ thực hiện nếu muốn xác định
mình có nhiễm virus viêm gan B hay không.
Dưới đây sẽ đưa ra 5 loại xét nghiệm:
1. Xét nghiệm viêm gan b định tính HBsAg: Nếu chỉ sô dương tính (HBsAg+) thì bạn đã nhiễm viêm gan B cấp. Bạn cần thực hiện xét nghiệm men gan để chắc chắn. Nếu men gan tăng cao trong vòng 6 tháng thì bạn đã nhiễm virus viêm gan B. Nếu kết quả âm tính tức là bạn chưa nhiễm virus này. Bạn có thể thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B định kỳ.
2. Xét nghiệm Anti-HBc (HBc-Ab) : Nếu xét nghiệm dương tính bạn có thể đã tiếp xúc với người nhiễm
virus viêm gan B. Tuy nhiên xét nghiệm này không chắc là virus viêm gan B trong
cơ thể bạn có hoạt động hay không. Bạn phải thực hiện các xét nghiệm tiếp theo
để kết quả chính xác hơn.
3. Xét nghiệm Anti-HBs (HBs-Ab) : Nếu chỉ số cho kết quả dương tính là bạn đã miễn dịch với viêm gan B. Trong trường hợp bạn đã tiêm phòng vacxin viêm gan B thì cũng cho kết quả
tương tự.
4. Xét nghiệm HbeAg: nếu kết quả cho
dương tính thì virus viêm gan B trong cơ thể bạn đang hoạt động mạnh và có thể
nhân đôi. Bạn nên sử dụng thuốc điều trị ngăn cản sự hoạt động của virus. Nếu
sau 3 tháng kết quả này vẫn dương tính thì nghĩa là viêm gan B cấp tính đang
chuyển sang mãn tính.
5. Anti Hbe: Là tiêu chí hạn chế, kìm hãm
hoặc ngăn chặn sự bản của virus viêm gan B. Nhưng Anti-HBe và anti HBs không
đồng nhất, Anti-HBe không phải kháng thể bảo hộ, không nói lên được rằng bệnh
nhân có miễn dịch với virus viêm gan B hay không.
Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện cả xét
nghiệm để đảm bảo tính chính xác. Tuy nhiên nếu bạn thực hiện ở bước 1 là xét
nghiệm HBsAg âm tính thì bạn có thể tiêm vacxin phòng bệnh. Bạn nên thực hiện
xét nghiệm viêm gan b theo từng bước, từng loại xét nghiệm. Vì nếu xét nghiệm
tất cả chi phí sẽ khá cao.
Hi vọng với những loại xét nghiệm trên sẽ giúp bạn hiểu rõ phần nào về viêm gan B.
Stt
|
Xét nghiệm
|
Ý nghĩa
|
1
|
Tổng phân tích máu, AST, ALT, Bilirubin, Creatinin, Albumin, Globulin,
A/G, đông máu, tổng phân tích nước tiểu
|
Đánh giá tình trạng máu, chức năng gan, thận, …
|
2
|
HBsAg định tính
|
Xác định nhiễm
virus viêm gan B
|
3
|
HBsAg định lượng
|
Đánh giá sự hoạt
động của HBV trong tế bào gan, hiệu quả điều trị và tiên lượng.
|
4
|
HBsAb
|
Đánh giá khả
năng miễn dịch của cơ thể đối với HBV
|
5
|
HBcAb total, HBcAb
IgM
|
Đánh giá nhiễm
HBV cấp hay mạn tính
|
6
|
HBeAg, HBeAb
|
Để đánh giá giai
đoạn viêm gan B mạn (cần được đánh giá cùng với ALT và HBV-DNA)
|
7
|
HBV-DNA
|
Tải lượng HBV/mL
máu.
|
8
|
Genotype HBV
|
Xác định
genotype HBV
|
9
|
Tìm đột biến
kháng thuốc HBV
|
Xác định các đột
biến kháng thuốc trên gen P
|
10
|
Tìm các đột biến
trên gen BCP/PC
|
Để xác định các
đột biến của HBV liên quan đến xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan.
|
11
|
AFP, AFP-L3
|
Phát hiện ung
thư gan
|
12
|
Chẩn đoán mô
bệnh học
|
Xác định xơ gan
hoặc ung thư biểu mô tế bào gan
|
13
|
Siêu âm ổ bụng
|
Đánh giá hình
ảnh gan, mật, xơ gan, dịch ổ bụng và phát hiện khối bất thường trong gan
|
14
|
Fibroscan
|
Chẩn đoán sớm xơ
gan và gan nhiễm mỡ
|
15
|
CT ổ bụng có
tiêm thuốc cản quang
|
Chỉ định khi có
khối bất thường trong gan
|
Những tác hại của viêm gan B.
Viêm gan B gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh, không chỉ khó chịu mà còn gây hại rất nhiều. Cùng đi tìm hiểu nhé:
1 – Tác hại của viêm gan B từ việc bệnh rất dễ lây truyền:
Đây là một trong những căn bệnh có thể lây truyền qua máu, có thể hiểu là trong máu của người bệnh có chứa virus viêm gan B gây bệnh. Chỉ cần một vết cắt hoặc chỗ hở là có thể sẽ làm lây nhiễm bệnh sang người khác rồi. Virus HBV cũng rất dễ lây lan qua các dụng cụ y tế khi nó được sử dụng quá
Viêm gan B cũng được xác minh là có thể lây truyền từ mẹ sang con. Những em bé sơ sinh có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh khi mà người mẹ đã mắc bệnh viêm gan B.
2 – Tác hại của viêm gan B là làm ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh:
Khi đã bị bệnh viêm gan B, tác hại của nó là làm cho người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, lười di chuyển. Các triệu chứng này có ở hầu hết người bệnh này.
Ngoài ra, biểu hiện có thể thấy được là vàng da, mắt vàng và nước tiểu vàng sẫm. Tuy những biểu hiện của bệnh viêm gan B có vẻ rõ ràng nhưng ít ai chú ý và quan tâm, thế nên, bệnh tình ngày càng nặng, để lại biến chứng càng nguy hiểm hơn.
3 – Tác hại của bệnh viêm gan B đến từ những biến chứng nguy hiểm:
a. Người bệnh viêm gan B sẽ bị xơ gan (có sẹo ở gan):
Khi bị xơ gan thì lá gan bị suy giảm chức năng, khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nó lại không biểu hiện rõ ràng nên cũng khó bắt chuẩn được, tâm lý chủ quan sẽ làm cho bệnh bùng phát mạnh mẽ hơn rất nhiều.
b. Suy giảm chức năng gan (Suy gan):
Khi xơ gan đã đến giai đoạn cấp tính, biểu hiện rõ rệt nhất là suy gan và tăng áp lực tĩnh mạch của, khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu làm cơ thể gầy sút.
Ngoài ra, triệu chứng phù 2 chi dưới, sau đó là toàn thân là một triệu chứng nổi bật của bệnh suy gan này.
c. Ung thư gan:
Bệnh viêm gan B mãn tính sẽ làm nguy cơ bị ung thư gan lên rất nhiều. Đau bụng và phù là 2 triệu chứng thường gặp nhất của ung thư gan. Nó là một bệnh trầm trọng và có diễn biến khá nhanh, điều trị khó khăn và thường không thể chữa trị được.
d. Viêm gan D và bệnh não do gan:
Hầu như ai cũng có nguy cơ nhiễm viêm gan D từ virus viêm gan B (HBV). Đối với bệnh não do gan, người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu, khó ngủ và nằm không yên, đó chính là những trạng thái tâm thần không ổn định, mất định hướng thời gian và không gian. Một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B.
Ngoài ra, một số biến chứng khác của bệnh viêm gan B như là viêm cầu thận, tăng áp suất mạch môn, … cũng khá nguy hiểm.
3/ CÁC XÉT
NGHIỆM KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN C.
Các bác sĩ chuyên khoa gan cho biết, người bệnh viêm gan C nếu
như muốn việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất và rút ngắn được thời gian,
hạn chế những biến chứng mà bệnh có thể gây ra thì người bệnh cần làm xét
nghiệm để kiểm tra, chẩn đoán và các xét nghiệm viêm gan C liên quan
để đánh giá mức độ tổn thương gan từ đó mới có thể điều trị bệnh được đúng đắn.
Kiểm tra, xét nghiệm viêm gan C sẽ bao gồm bốn chỉ số sau đây:
Kiểm tra, xét nghiệm viêm gan C sẽ bao gồm bốn chỉ số sau đây:
§
Xét nghiệm chức năng
gan:
Xét nghiệm chức năng gan mà bạn thường
được làm là: AST ( SGOT) và ALT (SGPT) chi tiết thì có nhiều, nhưng để dễ nhớ
và tiện thì các bạn có thể nhớ 2 giá trị này thường nhỏ hơn 40 đơn vị (UI) (lưu
ý trên mỗi thông số xét nghiệm ở mỗi nơi có những giá trị ngưỡng khác nhau).
Khi giá trị này tăng có giá trị thường thì
phải gấp 2-3 lần thì có thể bạn đã bị viêm gan. Và đối với những bệnh nhân mắc
bệnh viêm gan C mà chức năng gan tăng cao thì người bệnh cần làm thêm các xét
nghiệm khác để đánh giá được chuẩn xác hơn.
§
Kiểm tra anti - HCV:
Xét nghiệm viêm gan C dùng để tầm soát tình trạng nhiễm bệnh là anti - HCV.
Đây là một loại kháng thể do cơ thể tạo ra để phản ứng lại với một vài thành
phần cấu tạo của siêu vi. Khi anti-HCV dương tính thì không có nghĩa là cơ thể
đã tạo được yếu tố bảo vệ chống lại bệnh này mà chỉ chứng tỏ rằng bệnh nhân đã
hoặc đang bị nhiễm siêu vi C.
Nói
một cách khác, bệnh nhân không được "miễn dịch" với bệnh khi có
anti-HCV dương tính. Cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, lúc đầu anti-HCV âm
tính nhưng sau 1-2 tháng thử lại thì thấy dương tính. Đó là do anti-HCV thường
xuất hiện muộn sau khi bị nhiễm siêu vi C.
§
HCV-RNA:
Muốn xác định chắc chắn sự hiện diện diện của siêu vi C, người
ta có thể làm thêm xét nghiệm tìm HCV-RNA trong máu. Xét nghiệm HCV RNA định
lượng, phát hiện và đo lường tải lượng RNA virus trong máu. Xét nghiệm tải
lượng virus thường được sử dụng trước và trong khi điều trị để giúp xác định sự
đáp ứng với điều trị bằng cách so sánh số lượng virus trước và trong thời gian
điều trị (thường là ở một số thời điểm trong ba tháng đầu điều trị).
§
Kiểm tra genotyp:
Kết quả của xét
nghiệm viêm gan C này
đóng vai trò rất quan trọng vào việc điều trị viêm gan C. Tùy vào genotype người bệnh mắc
mà có các phác đồ điều trị phù hợp, mỗi genotype khác nhau sẽ có các điều trị
khác nhau.
Xác định kiểu gen virus được sử dụng để
xác định các loại, hoặc kiểu gen, hiện tại virus HCV có 6 loại chính, phổ biến
nhất (genotype 1) là ít có khả năng đáp ứng với điều trị so với genotype 2 hoặc
3 và thường đòi hỏi điều trị lâu hơn.
LÀM GÌ KHI BIẾT MÌNH MẮC VIÊM GAN C?
Các bác sĩ chuyên khoa gan khuyên người
bệnh khi mắc bệnh viêm gan C hoặc nếu như có tiếp xúc với người bệnh viêm gan C
không được bảo vệ hoặc trong gia đình có người nhiễm bệnh viêm gan C thì người
bệnh nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được kiểm tra và làm các xét
nghiệm liên quan. Xét nghiệm máu được cho là xét nghiệm quan trọng và có thể
đưa ra được kết quả chuẩn xác nhất về tình trạng bệnh.
Khi biết chính xác mình bị viêm
gan C rồi thì
người bệnh cần phải tiến hành điều trị ngay và điều trị đúng phương pháp và
tình trạng bệnh, tránh để bệnh tình quá nặng mà có nhiều biến chứng nguy hiểm
xảy ra.
Trong quá trình điều trị cũng như sau điều
trị viêm gan C thì người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ định của bác
sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc mà có thể khiến bệnh tình thêm nặng hơn.
Việc điều trị bệnh viêm gan C đòi hỏi thời
gian dài, chi phí điều trị cao nên người bệnh cần kiên trì, có niềm tin vào quá
trình điều trị để hiệu quả điều trị viêm gan C đạt được cao nhất. Viêm gan C là
căn bệnh nguy hiểm, khó chẩn đoán và khó điều trị, vì thế người bệnhmuốn xét
nghiệm viêm gan C nên đến các cơ sở y tế uy tín để được
kiểm tra một cách bài bản nhất, tránh trường hợp chẩn đoán sai mà dẫn đến điều
trị sai..
Tác hại của viêm gan C.
Trong các loại bệnh viêm gan A,B,C thì viêm gan C có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, tác hai của viêm gan Cgây ra dễ dẫn đến bệnh xơ gan, suy gan và nghiêm trọng hơn là bệnh ung thư gan.
TÁC HẠI CỦA VIÊM GAN C:
TÁC HẠI CỦA VIÊM GAN C:
- Xơ gan
- Suy gan
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm cho người bệnh chuyển sang giai đoạn cổ trướng, bụng trương phình. Khi đã có những triệu chứng của giai đoạn muộn thì gan không còn cơ hội để phục hồi nữa. Người bệnh có thể tử vong vì những biến chứng như: nhiễm khuẩn, xuất huyết tiêu hóa hay hôn mê gan.
Tác hại của viêm gan C
Viêm gan C là một căn bệnh nguy hiểm và cực kì dễ lây lan. Do đó nếu nghi ngờ bị nhiễm virus viêm gan C, người bệnh cần đến phòng khám chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để điều trị sớm.
Tác hại của viêm gan C
- Ung thư gan
Viêm gan C là một căn bệnh nguy hiểm và cực kì dễ lây lan. Do đó nếu nghi ngờ bị nhiễm virus viêm gan C, người bệnh cần đến phòng khám chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để điều trị sớm.
Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan C, người bệnh cần tuân thủ đúng các phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể kiểm soát được diễn biến của bệnh và phòng ngừa lây nhiễm sang cho người khác.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc chữa trị theo mách bảo, hoặc sử dụng các bài thuốc không nguồn gốc, chưa được kiểm chứng. Nếu được điều trị tốt những người mắc virus viêm gan C mãn tính có thể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.
Quan trọng nhất, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan C. Cần chú ý đến các con đường lây truyền của bệnh để có biện pháp bảo vệ mình thích hợp.
Quan trọng nhất, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan C. Cần chú ý đến các con đường lây truyền của bệnh để có biện pháp bảo vệ mình thích hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét