Nói đến đường máu cao, mọi người sẽ nghĩ đến bệnh tiểu đường với tình trạng nước tiểu có đường. 
Nhưng cho đến lúc nước tiểu của bạn có đường thì vấn đề đã trở nên rất trầm trọng.
Việc tiêu thụ glucose trong chế độ ăn là nguyên nhân thường gặp nhất khiến lượng đường máu cao. Glucose được phân phối đến mọi tế bào trong cơ thể và là một chất dinh dưỡng thiết yếu (ở liều vừa phải). 
Tuy nhiên, khi mức glucose trở nên quá cao trong thời gian lâu, sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến thận, mạch máu, dây thần kinh và mắt.
Với thực phẩm nhân tạo và chế biến sẵn chiếm một phần đáng kể trong chế độ ăn của nhiều người, số người bị đường huyết cao ngày càng tăng. Cách duy nhất để bảo vệ mình và những người thân yêu của bạn là để bắt đầu đọc các dấu hiệu.
Các dấu hiệu của lượng đường trong máu cao
Nhiều trong số các triệu chứng của đường huyết cao thường bị bỏ qua vì nó khiến bạn nghĩ rằng bạn đang ảnh hưởng bởi thời tiết và cho rằng chúng sẽ hết một cách tự nhiên. Thực tế là cơ thể của bạn sẽ cảnh báo sự mất cân bằng hóa học khi nó cần sự điều chỉnh.Vì vậy, hãy chú ý những triệu chứng:
  • Đi tiểu thường xuyên và đi tiểu vào ban đêm
  • Mờ mắt
  • Khó tập trung
  • Khô miệng
  • Bất lực (liệt dương)
  • Nhiễm trùng tái phát
  • Vết cắt và vết thương chậm liền
  • Các vấn đề dạ dày
  • Mệt mỏi liên tục hoặc cực kỳ mệt mỏi
  • Khát nước
  • Da khô và ngứa
  • Đói liên tục
  • Béo bụng / thừa cân
  • Vấn đề thần kinh
Nếu lượng đường máu của bạn là cao so với bình thường, bạn cần phải điều chỉnh chế độ ăn của mình, lựa chọn các thực phẩm chứa ít đường. 
Thông thường người ta sẽ dùng chỉ số Glycemic (GI) để chỉ ra số lượng carbohydrate trong các thực phẩm, để làm nhận biết những thức ăn nào cần tránh và hay nên dùng. Các GI đo thực phẩm từ 0-100, dựa trên chỉ số càng thấp, lượng đường càng thấp.
Các loại thực phẩm có lượng đường cao nên tránh.
Nếu bạn có vấn đề về đường máu cao, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm có chỉ số đường cao như đồ uống có ga, các loại bánh ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm làm từ bột mì trắng, cơm trắng, dưa hấu, nho khô, khoai lang, ….
Các loại thực phẩm bạn nên dùng.
Quả óc chó, gạo lứt, các loại rau xanh, hoa quả như mận, cam, bưởi, taó…Ngoài ra thì trứng cũng là một thực phẩm rất an toàn mà bạn có thể ăn hàng ngày. 
Trước đây các chuyên gia cho rằng trứng ăn nhiều không tốt cho sức khỏe nhưng các nghiên cứu gần đây đã chứng minh điều ngược lại, dù bạn có ăn đến 3 quả trứng mỗi ngày thì cũng không có gì đáng lo ngại cả.