Nguyên nhân của bệnh nhũn não và những thông tin cần biết. Nhũn não là một trạng thái bệnh lý do sự hình thành huyết khối ở não làm tắc động mạch não khiến cho tổ chức não thiếu máu nuôi dưỡng gây ra nhũn não.
Huyết khối hình thành trong động mạch não do động mạch não vốn bị xơ cứng, lòng mạch hẹp, máu chảy chậm lại, huyết khối hình thành và làm tắc nghẽn động mạch nuôi dưỡng não. Triệu chứng chủ yếu là liệt nửa người
Triệu chứng
Người bệnh phần lớn trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Phát bệnh bất kỳ lúc nào, có khi đang nghỉ ngơi, đang lao động, có nhiều người ngủ dậy phát hiện liệt nửa người.
Thường lúc phát bệnh tinh thần tỉnh táo, huyết áp bình thường hoặc hơi cao, đối với một số người, bệnh khởi phát từ từ, trước đó có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, chân tay tê hoặc yếu, nói hơi khó... sau 1-2 ngày mới thấy liệt nửa người.
Hình ảnh mạch máu não bị nghẽn (Ảnh minh họa) |
Do bệnh lý ở bộ phận mạch máu não khác nhau mà triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau. Bệnh nặng có thể liệt hoàn toàn, có khi hôn mê nhưng nhẹ hơn và thường đến từ từ, có thể ý thức vẫn tỉnh táo. Chứng nhũn não cũng thường có tiền sử xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Người trên 50 tuổi có tiền sử bệnh xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao, liệt nửa người, nói khó hoặc không nói được xuất hiện từ từ.
Nguyên nhân
Người lớn tuổi nguyên khí thường bị suy giảm, huyết hành là nhờ có lực của khí, vì thế, nếu khí hư, lực đẩy kém huyết dễ bị ứ trệ gây nên huyết ứ làm tắc mạch. Mặt khác, do can thận âm hư, can dương thịnh sẽ sinh đàm, sinh phong, can phong động gây co mạch, dễ làm cho huyết khối tắc nghẽn, khiến huyết mạch không lưu thông.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Người trên 50 tuổi có tiền sử bệnh xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao, liệt nửa người, nói khó hoặc không nói được xuất hiện từ từ.
Nguyên nhân
Người lớn tuổi nguyên khí thường bị suy giảm, huyết hành là nhờ có lực của khí, vì thế, nếu khí hư, lực đẩy kém huyết dễ bị ứ trệ gây nên huyết ứ làm tắc mạch. Mặt khác, do can thận âm hư, can dương thịnh sẽ sinh đàm, sinh phong, can phong động gây co mạch, dễ làm cho huyết khối tắc nghẽn, khiến huyết mạch không lưu thông.
Hoặc người bệnh vốn béo mâïp, đàm thịnh dẫn đến ứ kết cũng làm cho mạch lạc không thông. Bệnh cơ chính là do khí hư, huyết khối hình thành, làm tắc nghẽn mạch, huyết mạch không thông sinh bệnh.
Cách điều trị
Trên lâm sàng thường gặp 2 thể bệnh:
1) Khí Hư Huyết Ứ (thường gặp nhất): Phần lớn bệnh nhân thể chất khí hư, sắc mặt tái nhợt, hơi thở ngắn, dễ mệt, ra nhiều mồ hôi, tiêu lỏng, chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có dấu răng, trên mặt hoặc dưới lưỡi cô điểm hoặc nốt ứ huyết, chân tay có nhiều chỗ bị tê dại, liệt nửa người hoàn toàn, chân tay yếu, miệng méo, nói khó hoặc không nói được, mạch Vi, Tế hoặc Hư, Đại, tinh thần tỉnh táo.
Điều trị: Bổ khí, hóa ứ, thông lạc.
Dùng bài:
(1) Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang.
+ Thông Lạc Hóa Ứ Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học): Tam thất (bột). Thủy điệt, Ngô công, trộn đều theo tỷ lệ 2:2: 1, mồi lần uống 3g, ngày 3 lần.
-Gia giảm: Bệnh nhân béo mập thêm thuốc hóa đờm như Nam tinh (bào), Bạch giới tử (sao), Trúc lịch, nước Gừng tươi. Có nhiệt chứng như váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, bứt rứt khó chịu, lườøi đỏ, rêu vàng khô, mạch Huyền, Sác: thêm Hoàng cầm, Hạ khô thảo, Câu đằng, Thạch quyết minh, Thảo quyết minh, Bạch thược, Cúc hoa, Chi tử (sao đen) để thanh nhiệt, bình can.
2) Can Thận A âm Hư:
Cách điều trị
Trên lâm sàng thường gặp 2 thể bệnh:
1) Khí Hư Huyết Ứ (thường gặp nhất): Phần lớn bệnh nhân thể chất khí hư, sắc mặt tái nhợt, hơi thở ngắn, dễ mệt, ra nhiều mồ hôi, tiêu lỏng, chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có dấu răng, trên mặt hoặc dưới lưỡi cô điểm hoặc nốt ứ huyết, chân tay có nhiều chỗ bị tê dại, liệt nửa người hoàn toàn, chân tay yếu, miệng méo, nói khó hoặc không nói được, mạch Vi, Tế hoặc Hư, Đại, tinh thần tỉnh táo.
Điều trị: Bổ khí, hóa ứ, thông lạc.
Dùng bài:
(1) Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang.
+ Thông Lạc Hóa Ứ Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học): Tam thất (bột). Thủy điệt, Ngô công, trộn đều theo tỷ lệ 2:2: 1, mồi lần uống 3g, ngày 3 lần.
-Gia giảm: Bệnh nhân béo mập thêm thuốc hóa đờm như Nam tinh (bào), Bạch giới tử (sao), Trúc lịch, nước Gừng tươi. Có nhiệt chứng như váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, bứt rứt khó chịu, lườøi đỏ, rêu vàng khô, mạch Huyền, Sác: thêm Hoàng cầm, Hạ khô thảo, Câu đằng, Thạch quyết minh, Thảo quyết minh, Bạch thược, Cúc hoa, Chi tử (sao đen) để thanh nhiệt, bình can.
2) Can Thận A âm Hư:
Da khô nóng, hoa mắt, váng đầu, hồi hộp, mất ngủ, bứt rứt, lưng đau, gối mỏi, táo bón, bàn chân tay tê dại, liệt nửa người, miệng méo, tiếng nói không rõ, thân lưỡi thon, rìa lưỡi đỏ, rêu dày nhớt, mạch Huyền, Tế, Sác hoặc Huyền Hoạt. Huyết áp cao hoặc bình thường.
Điều trị: Tư âm, tức phong, hóa đờm, tán ứ, thông kinh, hoạt lạc.
Dùng bài Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm (Mạch môn 12g, Ngũ vị 4-6g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 10g, Bạch linh 12g, Thiên ma 8-12g, Câu đằng 12g, Xuyên Ngưu tất 10g, Ích mẫu thảo 12g, Tang ký sinh 12-16g, Đan sâm 12g, Hồng hoa 8-10g, Thạch Xương bồ 12g, Viễn chí 6g, sắc uống.
Nói chung, tai biến mạch máu não thường có 2 thể bệnh: Xuất huyết não và nhũn não có nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau, triệu chứng lâm sàng có những đặc điểm riêng. Xuất huyết não thường khởi phát đột ngột, phần lớn hôn mê, bệnh cảnh lâm sàng nặng dễ dẫn đến tử vong (hôn mê càng sâu càng kéo dài tử vong càng cao).
Nhũn não thường phát bệnh từ từ hơn, có những tiền triệu chứùng ít có hôn mê, tinh thần phần lớn là tỉnh táo, chỉ có liệt nửùa người, nói khó, bệnh chứng trên lâm sàng nhẹ hơn dễ hồi phục hơn.
Điều trị: Tư âm, tức phong, hóa đờm, tán ứ, thông kinh, hoạt lạc.
Dùng bài Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm (Mạch môn 12g, Ngũ vị 4-6g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 10g, Bạch linh 12g, Thiên ma 8-12g, Câu đằng 12g, Xuyên Ngưu tất 10g, Ích mẫu thảo 12g, Tang ký sinh 12-16g, Đan sâm 12g, Hồng hoa 8-10g, Thạch Xương bồ 12g, Viễn chí 6g, sắc uống.
Nói chung, tai biến mạch máu não thường có 2 thể bệnh: Xuất huyết não và nhũn não có nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau, triệu chứng lâm sàng có những đặc điểm riêng. Xuất huyết não thường khởi phát đột ngột, phần lớn hôn mê, bệnh cảnh lâm sàng nặng dễ dẫn đến tử vong (hôn mê càng sâu càng kéo dài tử vong càng cao).
Nhũn não thường phát bệnh từ từ hơn, có những tiền triệu chứùng ít có hôn mê, tinh thần phần lớn là tỉnh táo, chỉ có liệt nửùa người, nói khó, bệnh chứng trên lâm sàng nhẹ hơn dễ hồi phục hơn.
Nhưng cũng có những trường hợp nhất là những trường hợp mà huyết khí từ các nơi khác di chuyển đến não làm tắc nghẽn mạch não thì phát bệnh cũng đột ngột và cũng có nhữøng trường hợp hôn mê nặng, cần được lưu ý lúc chẩn đoán.
3) Kết hợp điều trị bằng phương pháp y học hiện đại:
3) Kết hợp điều trị bằng phương pháp y học hiện đại:
Chủ yếu ở giai đoạn bệnh nhân hôn mê. Bệnh nhân cần được:
- Bảo đảm thông khí đường hô hấp: Hút đờm dãi, thở oxy.
- Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng: Mỗi ngày ít nhất 1500 calo. Truyền dung dịch ngọt ưu trương xen kẽ với dung dịch ngọt và dung dịch mặn đẳng trương.
Theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng tán mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...
- Chống loét (cần thay đổi tư thếâ) và chống nhiễm khuẩn.
- Cân bằng nước, điện giải... ổn định huyết áp.
- Đối với bệnh nhân không hôn mê, huyết áp ổn định, thực hiện điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.
- Bảo đảm thông khí đường hô hấp: Hút đờm dãi, thở oxy.
- Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng: Mỗi ngày ít nhất 1500 calo. Truyền dung dịch ngọt ưu trương xen kẽ với dung dịch ngọt và dung dịch mặn đẳng trương.
Theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng tán mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...
- Chống loét (cần thay đổi tư thếâ) và chống nhiễm khuẩn.
- Cân bằng nước, điện giải... ổn định huyết áp.
- Đối với bệnh nhân không hôn mê, huyết áp ổn định, thực hiện điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.
Nhũn não: nhân quả và bù trừ:
Đột ngột liệt nửa người, mù một mắt, lơ mơ không tỉnh táo... là dấu hiệu của đột quỵ thiếu máu não, nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nhũn não.
Đột quỵ “bắt cầu” tới nhũn não:
Nhũn não (cerebral malacia) nghĩa là một phần của não bị bệnh và “mềm nhũn” hơn phần não bình thường. Ngày nay giới chuyên môn ít còn dùng tới thuật ngữ này, nhưng đôi chỗ và đôi nơi vẫn được nhắc tới.
Nhũn não là hậu quả của tình trạng tắc mạch máu nuôi vùng não đó, gây nhồi máu não (cerebral infarct). Mạch máu bị tắc có thể do một cục tắc trôi theo dòng máu tới chỗ mạch máu nhỏ hơn thì bị tắc lại. Hoặc do chính bản thân mạch máu tại chỗ đó hẹp dần gây tắc.
Nếu nguồn gây tắc nghẽn dòng chảy của máu là từ nơi khác tới, người ta gọi là tắc mạch hay lấp mạch. Nếu nguồn tắc do ngay tại chỗ bị hẹp và tạo thành một cục máu, ta gọi là huyết khối. Cả hai tình trạng đó được gọi chung là đột quỵ thiếu máu não, hay tai biến mạch não gây thiếu máu não.
Nói tóm tắt, đột quỵ thiếu máu não gây ra nhồi máu (ứ nghẽn mạch máu), nhồi máu gây chết phần não được mạch máu đó nuôi dưỡng và hậu quả là “nhũn não”. Đột quỵ thiếu máu não gây ra các triệu chứng thần kinh rất đột ngột. Người bị bệnh đột ngột liệt nửa người (phải hoặc trái), nói đớ hoặc không nói được, có thể lơ mơ, hoặc đột ngột mù một bên mắt. Nhiều người sẽ bị tàn phế.
Nhập viện càng sớm, cơ hội sống càng cao:
Khi bị đột quỵ (đột ngột liệt nửa người, tê bì nửa người, mù một mắt, lơ mơ không tỉnh táo...), lập tức nhập viện ngay, đừng đánh gió, giác lể, bấm huyệt hay châm cứu. Nếu có thể, nhập viện vào các khoa thần kinh ở các bệnh viện lớn.
Hiện nay có một số bệnh viện lớn của TP.HCM đã thực hiện phương pháp điều trị cấp cứu làm tái lưu thông mạch máu não, có thể giúp khỏi hẳn các triệu chứng do đột quỵ gây nên. Nhưng những phương pháp này chỉ có hiệu quả nếu nhập viện thật sớm.
Sau khi bị đột quỵ, người bệnh có thể liệt nửa người, tê hoặc đau nửa người, nói khó nghe hoặc không hiểu lời người khác... Đừng thất vọng, hãy dùng thuốc theo toa bác sĩ, và tham gia tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, có thể tình trạng sẽ cải thiện dần.
Dù một bộ phận của não đã bị “nhũn”, nhưng phần còn lại có thể hoạt động bù trừ, giúp cơ thể phục hồi thêm. Vấn đề lớn nhất là phải tiếp tục phòng chống đột quỵ lần hai hay lần ba... bằng các biện pháp đã nêu trên.
Nên làm gì để phòng ngừa?
Nếu có bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh tiểu đường, thì phải điều trị hai bệnh này cho thật tốt, đừng bao giờ bỏ thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu có rối loạn mỡ máu thì phải dùng thuốc hạ mỡ máu. Ngừng hút thuốc lá ngay, đừng uống nhiều rượu quá. Hãy tập thể dục đều đặn, mỗi ngày nên đi bộ ít nhất 30 phút, trừ trường hợp bị đau lưng và đau khớp gối. Đừng ăn mỡ động vật, nên ăn nhiều rau. Đừng ăn mặn quá. Tránh béo bụng, hãy nhớ vòng bụng càng dài thì vòng đời càng ngắn!
Hỏi đáp liên quan:
Bố tôi 77 tuổi, vừa qua bị cấp cứu, sau khi chụp CT, bác sĩ nói bị nhũn não do tắc mạch máu não. Xin hỏi nguyên nhân do đâu, phòng thế nào?
Đỗ Thị Thuận (Đồng Nai)
Tắc mạch máu não là hiện tượng động mạch bị xơ cứng, huyết quản nhỏ lại, máu tắc lại trong huyết quản không thể lưu thông được. Những tế bào ở bộ phận bị đông tắc, máu sẽ bị chết và xung quanh nhũn ra, vì vậy bệnh này còn gọi là chứng nhũn não. Tắc mạch não phân thành 2 loại: tắc động mạch não và nghẽn mạch máu não.
Tắc động mạch não đại đa phần đều do tăng huyết áp gây nên, cộng với yếu tố động mạch bị xơ cứng khi về già. Tuy nhiên, người huyết áp bình thường và người huyết áp thấp cũng vẫn bị bệnh này, đặc biệt là từ 60 tuổi trở lên, bởi xơ cứng động mạch là chứng bệnh khó tránh khỏi ở tuổi già. Thời điểm dễ xảy ra tắc động mạch não nhất là trong khi ngủ và sáng dậy, khi đang tắm, khi bị mất nước do ra mồ hôi nhiều.
Triệu chứng của bệnh tuy không đến mức nghiêm trọng như xuất huyết não, khả năng tử vong cũng thấp hơn nhưng những di chứng nó gây nên như mất khả năng ngôn ngữ thì sẽ kéo dài hơn và khó hồi phục lại được. Triệu chứng điển hình là mau quên, nặng đầu, hoa mắt, tê liệt tay chân.
Thứ hai là nghẽn mạch máu não thì không có triệu chứng gì đặc biệt, phát tác đột ngột khiến hôn mê bất tỉnh, bị liệt và mất khả năng ngôn ngữ, tỷ lệ tử vong cũng cao. Nguyên nhân do bệnh tim và do tắc tĩnh mạch khiến tụ đọng những cục máu nhỏ trong tim và trong tĩnh mạch, những cục máu này chảy đến động mạch não và gây ra tắc.
Bệnh gặp ở cả người trẻ tuổi chứ không chỉ ở người già và tăng huyết áp. Phòng bệnh bằng kiểm soát tốt huyết áp và điều trị tích cực các bệnh về tim mạch. Trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước ấm giúp máu không cô đặc cũng rất có ích trong phòng tắc mạch.
Mẹ tôi 93 tuổi, vừa qua bị cấp cứu, sau khi chụp CT, bác sỹ cho biết mẹ tôi bị nhũn não . Xin quý báo cho biêt nguyên nhân gây nhũn não, cách đề phòng
(Phạm văn lợi- Diễn châu- Nghệ an)
Trả lời: Nhũn não là do tắc mạch máu não. Tắc mạch máu não là hiện tượng động mạch bị xơ cứng, lòng huyết quản nhỏ lại, máu tắc lại trong huyết quản không thể lưu thông được. Những tế bào ở bộ phận bị đông tắc, máu sẽ bị chết và xung quanh nhũn ra, vì vậy bệnh này còn gọi là chứng nhũn não.
Tắc mạch não phân thành 2 loại:tắc động mạch máu não và nghẽn mạch máu não. Tắc động mạch máu não đại đa phần đều do tăng huyết áp gây nên, cộng với yếu tố động mạch bị xơ cứng khi về già.
Tuy nhiên, người huyết áp bình thường và người huyết áp thấp cũng vẫn bị bệnh này, đặc biệt là từ 60 tuổi trở lên, bởi xơ cứng động mạch là bệnh khó tránh khỏi ở tuổi già. Thời điểm dễ xẩy ra tắc động mạch não nhất là trong khi ngủ và sáng dậy, khi đang tắm, khi bị mất nước do ra mồ hôi nhiều.
Triệu chứng của bệnh tuy không nghiêm trọng như xuất huyết não, khả năng tử vong cũng thấp hơn, nhưng di chứng của nó gây nên như mất khả năng ngôn ngữ thì sẽ kéo dài hơn và khó có khả năng hồi phục lại được. Triệu chứng điển hình là mau quên, nặng đầu, hoa mắt, tê liệt tay chân.
Nghẽn mạch máu não thì không có triệu chứng gì đặc biệt, phát tác đột ngột khiến hôn mê bất tỉnh, bị liệt và mất khả năng ngôn ngữ, tỷ lệ tử vong cũng cao. Nguyên nhân do bệnh tim và do tắc tĩnh mạch khiến tụ đọng những cục máu nhỏ trong tim và trong tĩnh mạch, những cục máu nhỏ chảy đến động mạch não gây ra tắc. Bệnh gặp ở cả người trẻ tuổi, người già và tăng huyết áp.
Phòng bệnh bằng cách kiểm soát tốt huyết áp và điều trị tích cực các bệnh tim mạch, trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước ấm giúp máu không cô đặc cũng rất có ích trong phòng tắc mạch.
Phòng bệnh bằng cách kiểm soát tốt huyết áp và điều trị tích cực các bệnh tim mạch, trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước ấm giúp máu không cô đặc cũng rất có ích trong phòng tắc mạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét