Gần đây có tin nữ tài tử kỳ cựu Patty Duke qua đời ở tuổi 67 vì bị nhiễm trùng
máu. Ở một nước có nền y khoa tân tiến như Mỹ, chứng nhiễm trùng máu vẫn còn là
một vấn đề vì xảy ra khá nhiều, nhất là ở người cao tuổi, và đôi khi rất khó
chữa trị vì vi trùng đa số đã kháng lại các thuốc trụ sinh thông thường.
Thực
ra dùng chữ nhiễm trùng máu để dịch chữ sepsis thì dễ bị nhầm lẫn với chữ bacteremia
trong khi sepsis, khác hơn bacteremia, là một một biến chứng của nhiễm trùng
máu dễ đe dọa tính mạng. Do đó, có lẽ nên để nguyên chữ sepsis trong bài này
cho dễ hiểu hơn.
Sepsis xảy ra khi các chất do cơ thể tiết vào máu để chống lại nhiễm trùng lại gây ra
phản ứng viêm trong cơ thể, kích hoạt một loạt các thay đổi gây hại cho nhiều
hệ cơ quan, khiến các cơ quan này không còn làm việc được, gây nguy hiểm cho
tính mạng.
Nếu bệnh đưa đến “sốc” nhiễm trùng, huyết áp sẽ giảm đáng kể, có thể dẫn đến tử vong.
Bất cứ ai cũng có thể bị sepsis, nhưng chứng này xảy ra nhiều nhất và nguy hiểm nhất ở người lớn tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu. Điều trị sớm, thường là với thuốc trụ sinh và một lượng lớn dịch truyền tĩnh mạch, có thể giúp cứu sống bệnh nhân.
Nếu bệnh đưa đến “sốc” nhiễm trùng, huyết áp sẽ giảm đáng kể, có thể dẫn đến tử vong.
Bất cứ ai cũng có thể bị sepsis, nhưng chứng này xảy ra nhiều nhất và nguy hiểm nhất ở người lớn tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu. Điều trị sớm, thường là với thuốc trụ sinh và một lượng lớn dịch truyền tĩnh mạch, có thể giúp cứu sống bệnh nhân.
Các triệu chứng:
Nhiều bác sĩ xem sepsis là một hội chứng ba giai đoạn, bắt đầu với sepsis, đưa đến sepsis nặng, và cuối cùng dẫn tới sốc nhiễm trùng (septic shock). Do đó cần điều trị sepsis trong giai đoạn đầu, trước khi nó thành nguy hiểm hơn.
Nhiều bác sĩ xem sepsis là một hội chứng ba giai đoạn, bắt đầu với sepsis, đưa đến sepsis nặng, và cuối cùng dẫn tới sốc nhiễm trùng (septic shock). Do đó cần điều trị sepsis trong giai đoạn đầu, trước khi nó thành nguy hiểm hơn.
1.Sepsis
Chẩn đoán sepsis cần ít nhất hai trong số các triệu chứng dưới đây, cộng với một nhiễm trùng đang nghi ngờ hoặc đã xác định:
- Nhiệt độ trên 101 F (38,3 C) hoặc dưới 96,8 F (36 C)
- Nhịp tim nhanh hơn 90 nhịp một phút
- Nhịp thở nhanh hơn 20 hơi thở một phút
2.Sepsis nặng
Chẩn đoán tăng lên mức sepsis nặng nếu bệnh nhân có ít nhất một trong các triệu chứng cho thấy một cơ quan đang bị nguy cấp:
· Giảm lượng nước tiểu đáng kể
- Tình trạng tâm trí thay đổi đột ngột
- Giảm số lượng tiểu cầu
- Khó thở
· Tim bơm máu cách bất thường
- Đau bụng
3.Sốc nhiễm trùng (septic shock)
Chẩn đoán sốc nhiễm trùng cần các triệu chứng của sepsis nặng cộng với huyết áp rất thấp và không đáp ứng với cách chữa truyền chất lỏng.
Chẩn đoán sepsis cần ít nhất hai trong số các triệu chứng dưới đây, cộng với một nhiễm trùng đang nghi ngờ hoặc đã xác định:
- Nhiệt độ trên 101 F (38,3 C) hoặc dưới 96,8 F (36 C)
- Nhịp tim nhanh hơn 90 nhịp một phút
- Nhịp thở nhanh hơn 20 hơi thở một phút
2.Sepsis nặng
Chẩn đoán tăng lên mức sepsis nặng nếu bệnh nhân có ít nhất một trong các triệu chứng cho thấy một cơ quan đang bị nguy cấp:
· Giảm lượng nước tiểu đáng kể
- Tình trạng tâm trí thay đổi đột ngột
- Giảm số lượng tiểu cầu
- Khó thở
· Tim bơm máu cách bất thường
- Đau bụng
3.Sốc nhiễm trùng (septic shock)
Chẩn đoán sốc nhiễm trùng cần các triệu chứng của sepsis nặng cộng với huyết áp rất thấp và không đáp ứng với cách chữa truyền chất lỏng.
Nguyên nhân:
Bất kỳ loại nhiễm trùng nào, do vi trùng, siêu vi trùng hoặc vi nấm, đều có thể dẫn đến sepsis, nhưng những loại nhiễm trùng sau dễ đưa đến sepsis nhất:
Ẽ Nhiễm trùng phổi
Ẽ Nhiễm trùng ổ bụng
Ẽ Nhiễm trùng thận
Ẽ Bệnh nhiễm trùng máu
Tỉ lệ sepsis có vẻ đang tăng tại Hoa Kỳ. Nguyên nhân của sự gia tăng này có thể là:
Ẽ Dân số già. Người Mỹ hiện sống lâu hơn nên số người ở lứa tuổi nguy cơ cao nhất (trên 65 tuổi) cũng tăng cao.
Ẽ Vi trùng kháng thuốc. Nhiều loại vi trùng có thể chống lại những thuốc trụ sinh trước kia từng giết được chúng. Những vi trùng kháng thuốc thường là nguyên nhân chính của bệnh nhiễm trùng đưa đến sepsis.
Ẽ Hệ thống miễn dịch yếu. Nhiều người hiện đang sống với hệ thống miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV, đang điều trị ung thư, uống thuốc sau khi được cấy ghép nội tạng...
Bất kỳ loại nhiễm trùng nào, do vi trùng, siêu vi trùng hoặc vi nấm, đều có thể dẫn đến sepsis, nhưng những loại nhiễm trùng sau dễ đưa đến sepsis nhất:
Ẽ Nhiễm trùng phổi
Ẽ Nhiễm trùng ổ bụng
Ẽ Nhiễm trùng thận
Ẽ Bệnh nhiễm trùng máu
Tỉ lệ sepsis có vẻ đang tăng tại Hoa Kỳ. Nguyên nhân của sự gia tăng này có thể là:
Ẽ Dân số già. Người Mỹ hiện sống lâu hơn nên số người ở lứa tuổi nguy cơ cao nhất (trên 65 tuổi) cũng tăng cao.
Ẽ Vi trùng kháng thuốc. Nhiều loại vi trùng có thể chống lại những thuốc trụ sinh trước kia từng giết được chúng. Những vi trùng kháng thuốc thường là nguyên nhân chính của bệnh nhiễm trùng đưa đến sepsis.
Ẽ Hệ thống miễn dịch yếu. Nhiều người hiện đang sống với hệ thống miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV, đang điều trị ung thư, uống thuốc sau khi được cấy ghép nội tạng...
Các yếu tố rủi ro:
Bạn dễ bị sepsis hơn nếu:
Ẽ Bạn rất trẻ hoặc rất già
Ẽ Hệ thống miễn dịch bị suy yếu
Ẽ Đang bị bệnh rất nặng, thường là trong ICU (phòng chăm sóc đặc biệt) của bệnh viện
· Đang bị thương hoặc chấn thương, chẳng hạn như phỏng
Ẽ Đang được đặt những thiết bị như đường tĩnh mạch hoặc ống thở
Bạn dễ bị sepsis hơn nếu:
Ẽ Bạn rất trẻ hoặc rất già
Ẽ Hệ thống miễn dịch bị suy yếu
Ẽ Đang bị bệnh rất nặng, thường là trong ICU (phòng chăm sóc đặc biệt) của bệnh viện
· Đang bị thương hoặc chấn thương, chẳng hạn như phỏng
Ẽ Đang được đặt những thiết bị như đường tĩnh mạch hoặc ống thở
Các biến chứng:
Sepsis có thể nhẹ hay nặng. Khi sepsis nặng hơn, lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như não, tim và thận của bạn trở nên suy yếu. Sepsis cũng có thể gây ra các cục máu đông trong các cơ quan và trong cánh tay, chân, ngón tay và ngón chân, dẫn đến các mức độ suy cơ quan và hoại tử khác nhau.
Hầu hết mọi người đều hồi phục sau khi bị sepsis nhẹ, nhưng tỷ lệ tử vong trong sốc nhiễm trùng là gần 50 phần trăm. Ngoài ra, đã một lần bị sepsis thì sẽ dễ bị thêm trong tương lai.
Sepsis có thể nhẹ hay nặng. Khi sepsis nặng hơn, lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như não, tim và thận của bạn trở nên suy yếu. Sepsis cũng có thể gây ra các cục máu đông trong các cơ quan và trong cánh tay, chân, ngón tay và ngón chân, dẫn đến các mức độ suy cơ quan và hoại tử khác nhau.
Hầu hết mọi người đều hồi phục sau khi bị sepsis nhẹ, nhưng tỷ lệ tử vong trong sốc nhiễm trùng là gần 50 phần trăm. Ngoài ra, đã một lần bị sepsis thì sẽ dễ bị thêm trong tương lai.
Chẩn đoán:
Chẩn đoán sepsis có thể khó khăn vì triệu chứng của sepsis có thể được gây ra bởi những bệnh khác. Các bác sĩ thường làm một loạt các thử nghiệm để cố gắng tìm ra nhiễm trùng nguyên thủy. Các thử nghiệm này có thể bao gồm thử nghiệm máu, nước tiểu, chụp X ray, siêu âm, CT Scan hay MRI...
Chẩn đoán sepsis có thể khó khăn vì triệu chứng của sepsis có thể được gây ra bởi những bệnh khác. Các bác sĩ thường làm một loạt các thử nghiệm để cố gắng tìm ra nhiễm trùng nguyên thủy. Các thử nghiệm này có thể bao gồm thử nghiệm máu, nước tiểu, chụp X ray, siêu âm, CT Scan hay MRI...
Điều trị:
Điều trị sớm và tích cực làm tăng cơ hội sống sót. Những người sepsis nặng cần được theo dõi chặt chẽ và chữa trị trong phòng chăm sóc đặc biệt. Các biện pháp cứu sinh có thể cần thiết để làm ổn định hô hấp và chức năng tim.
1.Thuốc
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị sepsis. Chúng bao gồm:
-Trụ sinh. Điều trị bằng thuốc trụ sinh nên bắt đầu ngay lập tức, trong vòng sáu giờ đầu hoặc sớm hơn. Mới đầu các thuốc trụ sinh có thể chống lại nhiều loại vi trùng (broad spectrum) sẽ được dùng. Sau khi biết kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chuyển sang một loại trụ sinh khác thích hợp hơn đối với vi trùng đang gây ra bệnh trùng.
-Thuốc co mạch. Nếu huyết áp vẫn quá thấp sau khi được truyền dịch, bệnh nhân có thể được cho một thứ thuốc vận mạch làm co mạch máu, giúp tăng huyết áp.
Các thuốc khác có thể được dùng là corticosteroid, insulin để giúp ổn định mức độ đường trong máu, các loại thuốc thay đổi phản ứng của hệ miễn dịch, và thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần.
2.Chăm sóc hỗ trợ:
Những người bị sepsis nặng cần được có những chăm sóc hỗ trợ như oxygen và dịch truyền tĩnh mạch. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân có thể cần máy thở hay lọc máu.
3.Giải phẫu:
Giải phẫu có thể cần thiết để loại bỏ nguồn lây nhiễm, chẳng hạn nhọt mủ (abscess).
Điều trị sớm và tích cực làm tăng cơ hội sống sót. Những người sepsis nặng cần được theo dõi chặt chẽ và chữa trị trong phòng chăm sóc đặc biệt. Các biện pháp cứu sinh có thể cần thiết để làm ổn định hô hấp và chức năng tim.
1.Thuốc
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị sepsis. Chúng bao gồm:
-Trụ sinh. Điều trị bằng thuốc trụ sinh nên bắt đầu ngay lập tức, trong vòng sáu giờ đầu hoặc sớm hơn. Mới đầu các thuốc trụ sinh có thể chống lại nhiều loại vi trùng (broad spectrum) sẽ được dùng. Sau khi biết kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chuyển sang một loại trụ sinh khác thích hợp hơn đối với vi trùng đang gây ra bệnh trùng.
-Thuốc co mạch. Nếu huyết áp vẫn quá thấp sau khi được truyền dịch, bệnh nhân có thể được cho một thứ thuốc vận mạch làm co mạch máu, giúp tăng huyết áp.
Các thuốc khác có thể được dùng là corticosteroid, insulin để giúp ổn định mức độ đường trong máu, các loại thuốc thay đổi phản ứng của hệ miễn dịch, và thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần.
2.Chăm sóc hỗ trợ:
Những người bị sepsis nặng cần được có những chăm sóc hỗ trợ như oxygen và dịch truyền tĩnh mạch. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân có thể cần máy thở hay lọc máu.
3.Giải phẫu:
Giải phẫu có thể cần thiết để loại bỏ nguồn lây nhiễm, chẳng hạn nhọt mủ (abscess).
(BS Nguyễn Thị Nhuận)
Nhiễm trùng máu: Mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và
phương pháp điều trị???
Đáp: Nhiễm trùng máu là một trong những hội chứng lâm sàng nguy
hiểm, có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập vào máu bởi các vi sinh vật (vi
khuẩn, ký sinh trùng...). Biểu hiện của bệnh là một loạt các triệu chứng như:
sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức.
Đặc biệt là khi
chúng giải phóng ra các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn mà
biểu hiện rõ nhất là tụt H.A, suy đa tạng, rối loạn hô hấp, rồi loạn tuần hoàn
và ý thức nặng. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng vì vậy mà có những trường
hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do
sốc nhiễm trùng.
- Nguyên nhân
của nhiễm trùng máu phần lớn do các vi khuẩn Gram âm gây ra, tụ cầu, phế cầu và
các vi khuẩn Gram dương khác thì ít gặp hơn. Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm
nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng
về tuần hoàn, hô hấp, rối loạn đông máu, suy gan thận và các tạng khác.
- Điều trị: Ngày nay, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng máu có kết quả rõ rệt, giảm được tử vong rất nhiều. Việc điều trị bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu và kháng sinh.
- Điều trị: Ngày nay, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng máu có kết quả rõ rệt, giảm được tử vong rất nhiều. Việc điều trị bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu và kháng sinh.
Trước khi sử dụng kháng sinh nên cấy máu và các bệnh phẩm khác để
làm kháng sinh đồ chọn ra kháng sinh phù hợp song không phải chờ kết quả của
kháng sinh đồ mới điều trị mà nên dùng kháng sinh phổ rộng ngay sau khi lấy
bệnh phẩm.
Nhìn chung
với sự xuất hiện của các loại kháng sinh mới, có tác dụng rộng và phương tiện
hồi sức tốt, chẩn đoán kịp thời, hiện nay bệnh nhiễm trùng máu đã giảm được tỷ
lệ tử vong đáng kể.
(BS Bạch Long)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét