Các triệu chứng khi bị giun sán giúp bạn tự bảo vệ cơ thể mình. Chúng ta cùng tham khảo để biết các triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhé!
1/ TRIỆU CHỨNG KHI BỊ NHIỄM GIUN SÁN.
- Khi bị nhiễm giun sán, dấu hiệu sớm nhất sẽ xuất hiện tại hệ tiêu hóa gây nên rối loạn tiêu hóa như: bị tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, nôn ra giun sán hoặc đại tiện ra giun sán.
- Tiêu chảy hoặc táo bón sẽ làm cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng của thức ăn qua ruột đưa đến suy dinh dưỡng, cơ thể bị suy yếu.
- Đau bụng sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và khả năng học tập. Nôn ra giun sán hoặc đại tiện ra giun sán sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý.
- Ngoài ra, bệnh giun sán còn gây rối loạn về máu như: hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm gây nên tình trạng thiếu máu nhược sắc. Một ảnh hưởng rất lớn của bệnh giun sán là độc tố của nó sẽ tác động trên hệ thần kinh gây nên: co giật ở trẻ em, rối loạn thần kinh, suy nhược thần kinh, mê sảng hoặc ngớ ngẩn.
- Bệnh giun sán cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác phát triển như thiếu vitamin, sốt rét, kiết lỵ, lao phổi... do sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
- Nếu để bệnh kéo dài, không được can thiệp, bệnh giun sán có thể gây nên các biến chứng nội khoa như: đau bụng cấp tính, viêm tá tràng, thiếu máu nghiêm trọng, có hiện tượng dị ứng.
- Các biến chứng ngoại khoa cũng được ghi nhận như: tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa, thủng ruột, viêm phúc mạc, tắc ống dẫn mật, nhiễm khuẩn ống dẫn mật, viêm tụy tạng.
- Sán lá gan nhỏ gây xơ gan cổ trướng, ung thư đường mật...
- Sán lá gan lớn gây u gan, áp-xe gan...
- Sán lá phổi gây ho ra máu...
Vì vậy, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sớm, nghi ngờ mắc bệnh giun sán, cần đến ngay cơ sở y tế thuận tiện nhất để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Giun đũa: Biểu hiện đặc trưng là đau bụng quanh rốn; buồn nôn.
- Giun móc: Thiếu máu, lòng bàn tay nhợt nhạt chứ không đỏ hồng hào; niêm mạc mắt nhợt.
Biện pháp tẩy giun định kì chỉ có hiệu quả với các loại giun kí sinh ở người. Với các loại kí sinh trùng lạc chỗ thì biện pháp này hầu như không có tác dụng.
Nhiều loại kí sinh trùng khi vào cơ thể không chỉ đi theo đường ruột mà phát triển ở nhiều khu vực khác nhau nên xét nghiệm phân chỉ là một phương pháp. Ngoài ra, người ta phải xét nghiệm máu, chụp hoặc dùng các phương pháp kĩ thuật khác để xác định.
Nếu bạn muốn ăn những món tái, sống...
- Phải ngâm thực phẩm trong giấm có nồng độ đậm đặc tối thiểu 5 tiếng.
- Chọn các loại thực phẩm tươi sạch, nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Rửa rau sống ít nhất là 5 lần nước dưới vòi nước chảy mạnh.
- Dao, thớt và tay của người chế biến thực phẩm sống phải riêng biệt với thực phẩm chín.
- Cuối cùng, tốt nhất, nên ăn thức ăn chín kĩ. Không nên hoặc hạn chế tối đa ăn món tái, sống.
Các thực phẩm cua, cá, nộm ngó sen, nước rau má, những loại rau sống nửa trên cạn, nửa dưới nước như rau cần, muống nước... nhiễm sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Biểu hiện lâm sàng khi nhiễm loại sán này khá mơ hồ: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, ngứa, vàng da... Đó là trong trường hợp nhiễm sán nhiều. Trong trường hợp ít thì thường không có triệu chứng rõ ràng.
- Phát hiện: Cách duy nhất để phát hiện chúng là soi phân tìm trứng và xét nghiệm máu.
2/ MỘT SỐ TÁC HẠI TRẦM TRỌNG KHI BỊ NHIỄM GIUN SÁN KÉO DÀI.
Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi…chocơ thể con người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…
- Ai cũng có thể bị nhiễm giun:
Ở nước ta, bệnh giun sán rất phổ biến vì là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho sự phát triển các loại ký sinh trùng này. Hơn nữa, một bộ phận người dân còn thiếu ý thức trong vấn đề vệ sinh công cộng và môi trường. Tỷ lệ nhiễm giun (đặc biệt giun đũa) khá cao, miền Bắc có nơi tỷ lệ nhiễm đến 86-98%, trung bình 70-85%; còn ở miền Nam ít hơn khoảng 18-35%.
Những loại giun, sán thường gặp nhất là giun đũa, giun tóc, giun móc. Ngoài ra, ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cũng thường bị nhiễm giun kim.
Một số nghiên cứu mới cũng cho thấy tỉ lệ nhiễm giun lươn và giun đũa chó cũng khá cao. Đây là những loại giun khó trị, không thể tẩy xổ một liều duy nhất
- Phòng ngừa nhiễm giun:
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Phụ nữ có thai và trẻ dưới 2 tuổi không được xổ giun. Để ngăn chặn việc tái nhiễm giun, nhà vệ sinh nên cọ rửa hàng ngày, quần áo, khăn, màn phải được thay và giặt hàng ngày.
Do vậy, điều trị cho các thành viên trong gia đình thì thật sự cần thiết. Trong trường hợp uống đã uống thuốc mà các triệu chứng vẫn không giảm, hoặc nghi ngờ mình bị nhiễm giun thì nên đi khám, xét nghiệm phân hoặc máu để xác định.
- Cách sử dụng các loại thuốc tẩy giun
Thuốc trị giun là thuốc có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi đường tiêu hóa hoặc ra khỏi mô, cơ quan nào đó của cơ thể. Thuốc tẩy giun thông thường luôn chống chỉ định với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, đối với phụ nữ có thai các bác sĩ có thể kê đơn an toàn cho thai phụ tẩy giun.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun có tác dụng cùng lúc với nhiều loại giun khác nhau, Tuy nhiên, theo các bác si thì việc uống thuốc tẩy giun cần phải lưu ý đúng liều lượng, đủ thời gian và có khi lặp lại đợt khác để tránh tái nhiễm.
a) Nhóm Mebendazo:
Thuốc này có nhiều biệt dược (tên thương mại) quen thuộc như: vermox, fugacar, mebendacin, noverm...
Thuốc này có nhiều biệt dược (tên thương mại) quen thuộc như: vermox, fugacar, mebendacin, noverm...
Tác dụng: Trị giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn.
Cách sử dụng: Có thể nuốt, nhai, nghiền, hay uống cùng với thức ăn.
Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Không nên sử dụng trong các trường hợp này nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Phản ứng phụ: Tác dụng phụ hay xảy ra là chóng mặt, tiêu chảy, đau dạ dày, nổi mề đay.
Liều dùng: Sử dụng liều 100 mg ngày 1 lần (với giun kim) hoặc 100mg ngày 2 lần sáng và tối sử dụng trong 3 ngày (với giun đũa, giun tóc, giun móc), 200mg ngày 2 lần trong 3 tuần liên tiếp (giun lươn) lập lại2-3 tuần nếu cần thiết
b) Nhóm Albendazol:
AlbendazolVới các tên biệt dược quen thuộc như aldazol, abentel, zeben, zentel...
Tác dụng: Diệt trứng, ấu trùng, giun trưởng thành. Ngoài ra albendazole còn điều trị sán dãi heo và sán dãi bò.
Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng nếu bạn bị suy gan, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú
Cách sử dụng: Uống thuốc cùng với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày. Có thể sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi
Phả ứng phụ: có thể xảy ra là đau dạ dày, nôn ói,đau đầu, choáng váng,…
Liều dùng: người lớn 400mg 1 ngày, trẻ em: 200mg 1 ngày, có thể lập lại sau 3 tuần ( giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim); người lớn 400mg 1 ngày, trẻ em: 5mg/kg dùng trong 3 ngày (giun lươn)
c) Nhóm Pyrantel pamoat:
Thuốc thuộc nhóm amidin vòng. Với các biệt dược như: anthel, combantrin, pilcom, panatel...
Tác dụng: Diệt giun đũa, giun kim, giun móc nhưng không có tác dụng với giun tóc. Thường dùng điều trị giun kim, giun đũa, giun móc
Trường hợp không nên sử dụng: Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú
Cách sử dụng: Có thể uống lúc bụng no hoặc bụng đói đều đượ) c
Phản ứng phụ: Có thể gây choáng váng nên cẩn thận khi điều khiển máy móc. Trường hợp hiếm xảy ra: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, hoặc giảm cảm giác ngon miệng, đau đầu, buồn ngủ hoặc chóng mặt, mất ngủ, sốt phát ban.
Liều dùng: 10 mg/kg, dùng ngày 1 lần (giun móc, giun kim, giun đũa), có thể lập lại 2 tuần nếu cần thiết. Bệnh nhân dùng khi đi ngoài có phân màu đỏ
Pyrantel pamoat ít hấp thu qua ống tiêu hóa người nên tác dụng tại chỗ mạnh và là nhóm thuốc được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ có thai bị nhiễm giun cần tẩy. Tuy vậy, để dè chừng, người ta vẫn khuyên tránh dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng nên tránh dùng cho người bệnh gan và trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Các tác dụng phụ thường nhẹ (nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn...) và sau khi ngừng thuốc sẽ hết.
d) I vermectin:
Tác dụng: Thường điều trị giun sán, đặc biệt dùng điều trị giun chỉ
Trường hợp không nên dùng: Thận trọng dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Cách sử dụng: Nên uống lúc đói cách bữa ăn 2 giờ
Tác dụng phụ: ngứa, sốt phát ban, choáng váng,…
Liều dùng: 15 mg/ kg ngày 1 lần
Một số thuốc không dùng nữa, đó là piperazin (sử dụng không tiện vì phải uống trong nhiều ngày liên tiếp), levamisol (không còn dùng trị giun vì có gây tai biến trầm trọng). Thuốc tẩy giun là thuốc bán theo đơn nên khi sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ và tư vấn của bác sĩ.
Điều quan trọng là phải phòng bệnh để tránh bội nhiễm, tái nhiễm giun. Cần phải giữ gìn môi trường sống tốt (vệ sinh phân, nước, rác, chống ruồi, nhặng, gián...) và có ý thức vệ sinh ăn uống, định kỳ tẩy giun 4 - 6 tháng một lần.
Đối với trẻ em, lứa tuổi được khuyến cáo bắt đầu tẩy giun là từ 24 tháng trở lên. Các loại thuốc phổ biến hiện nay là mebendazol và albendazol. Với trẻ em, thuốc được khuyên dùng là albendazol viên 400mg, uống 1 viên duy nhất để tẩy các loại giun th) ông thường. Trẻ em nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng.
3) BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA GIUN SÁN HIỆU QUẢ.
Bên cạnh việc uống thuốc theo Tây y, các bài thuốc Đông y trị giun, sán sẽ hỗ trợ thêm cho bạn rất hữu hiệu.
Theo báo cáo tổng hợp điều tra từ năm 2006 đến năm 2010 của Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương, tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở cộng đồng còn cao. Tại đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ này chiếm hơn 58%; trung du và miền núi phía Bắc khoảng hơn 65%; đồng bằng sông Cửu Long khoảng 12-14%.
Các loại ký sinh trùng này là thủ phạm gây lên tình trạng thiếu máu, thiếu chất, xuất huyết và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Để loại bỏ ký sinh trùng độc hại, bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc từ cây nhà lá vườn sau đây.
- Hạt bí ngô:
Hạt bí ngô có chứa các a-xít amin, a-xít béo không bão hòa, carbohydrate và nhiều vitamin B, C, D, E, K cùng những khoáng chất can-xi, ka-li, phốt pho.
Hạt bí ngô giúp điều trị ký sinh trùng như giun, sán rất hiệu quả. Các tài liệu cho thấy, người bệnh nên dùng hạt bí ngô khi đói bụng để có thể tẩy được giun, sán.
Bạn bóc lớp vỏ cứng của hạt, giữ lại lớp màng xanh ở trong. Với người lớn, bạn lấy 100g nhân, cho vào cối sạch giã nhỏ rồi cho vào bát, thêm 50-100g mật ong hoặc đường vào, trộn đều rồi dùng.
GS-TS. Đỗ Tất Lợi cho biết, bạn nên ăn hỗn hợp này trong vòng một giờ và ăn khi đói. Khoảng ba giờ sau, bạn có thể uống thuốc tẩy (ma-giê-sunfat), sau đó đi ngoài trong một cái bô đựng nước ấm để kích thích sán ra hết.
Với trẻ nhỏ, tùy theo từng lứa tuổi mà bạn dùng lượng hạt bí ngô phù hợp. Cụ thể, trẻ con 3-4 tuổi ăn 30g nhân hạt, 5 – 7 tuổi ăn 75g. Bạn dùng hạt bí ngô tươi sẽ hiệu quả hơn hạt khô. Loại hạt này có thể gây rối loạn dạ dày ở một số người.
- Vỏ rễ cây lựu:
Vỏ thân, vỏ cành, vỏ quả, đặc biêt là vỏ rễ của cây lựu có tác dụng mạnh trong việc điều trị sán. Đó là nhờ vào pelletierine, isopelletierin kết hợp với tanin tạo thành một chất không tan có thể diệt trừ sán mà không gây mệt mỏi cho người sử dụng.
Bạn cho 40g vỏ rễ lựu, 4g đại hoàng, 4g hạt cau vào nồi, thêm 750g nước và đun đến khi còn khoảng 300ml nước và chia phần thuốc này thành 2-3 liều.
Trước khi uống, người dùng cần nhịn ăn vào tối hôm trước. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi đến khi muốn đi ngoài, ngâm hẳn mông vào chậu nước ấm. Lưu ý, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng thuốc này.
- Đu đủ:
Đu đủ là trái cây cung cấp nhiều chất xơ, folate, vitamin A, C và E. Nó cũng chứa lượng nhỏ can-xi, sắt, riboflavin, thiamine và niacine.
Trong điều trị giun kim, bạn có thể ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Tuy nhiên, các tài liệu Đông y cho thấy chính nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun.
Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc. Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em không nên dùng loại thuốc trên để tránh gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, quả đu đủ còn rất giàu chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa cảm cúm.
- Hạt cau khô:
Để điều trị sán, bạn dùng hạt của quả cau phơi khô kết hợp với hạt bí ngô. Do hạt cau có độc nên người dùng cần tuân thủ khối lượng như sau: trẻ dưới 10 tuổi dùng 30g hạt cau, phụ nữ và đàn ông nhỏ người dùng 50-60g, người cao lớn uống 80g. Khi đói bụng, người bệnh ăn 40-100g hạt bí bó vỏ và uống nước sắc hạt cau vào hai giờ sau đó.
Bạn lấy lượng hạt cau phù hợp, thêm 500ml nước đem đun, nhỏ một ít dung dịch gelatin 2,5% vào đến khi kết tủa để gạn lọc. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống. Sau 30 phút, bạn sẽ uống 30g ma-giê sunfat.
Thông tin cần biết:
Nước sắc hạt cau có thể gây gây tê liệt thần kinh của sán khiến chúng không thể bám vào thành ruột, phải theo đường tiêu hóa ra ngoài. Ở một số nơi, bài thuốc dùng hạt cau để chữa sán có cách thực hiện đơn giản hơn. Bạn lấy 30g hạt cau nghiền thành bột rồi cho vào hai chén nước, đun sôi từ từ trong khoảng một giờ. Sau khi lọc sạch hỗn hợp này, người bệnh sẽ uống lúc trước khi ăn sáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét