Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Giun sán - Chuẩn đoán bệnh giun đũa trong cơ thể người.

Giun trưởng thành sống ở đoạn trên của ruột. Sau khi thụ tinh, giun cái sản sinh ra một lượng trứng lớn thải ra theo phân. Sự lây truyền không xảy ra trực tiếp từ người sang người, do trứng phải lưu lại trong đất trong 2 – 3 tuần mới có khả năng gây bệnh
Do có sự di trú và khả năng kích thích dị ứng, các ấu trùng trong phổi gây tổn thưong mao mạch và phế nang, dẫn đến các biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở, và đau sau xưong ức.
1/ Nhận định chung:
Ascaris lumbricoides là loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất; ước tính trên thế giới có khoảng 1 tỷ người nhiễm giun đũa. Bệnh phân bố toàn cầu, với tần suất nhiễm cao ở những nơi điều kiện vệ sinh còn kém (bao gồm cả một số địa phương Đông Nam Hoa Kỳ) hoặc ở những nơi phân người được sử dụng để bón cho cấy trồng. 
Nhiễm giun đũa chỉ xảy ra ở người, xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi. Tuy nhiên, nhiễm giun nặng thường chỉ thấy ở trẻ em, có thể làm giảm hấp thu chất đạm, chất béo, và D. xylose và giảm hoạt tính của lactat niêm mạc, dẫn đến chậm lớn.
Giun trưởng thành sống ở đoạn trên của ruột. Sau khi thụ tinh, giun cái sản sinh ra một lượng trứng lớn thải ra theo phân. Sự lây truyền không xảy ra trực tiếp từ người sang người, do trứng phải lưu lại trong đất trong 2 – 3 tuần mới có khả năng gây bệnh. 
Sau đó, trứng có thể tồn tại nhiều năm. Sự lây nhiễm xảy ra khi nuốt phải các trứng đã phát triển trong thức ăn và nước uống nhiễm phân. Trứng nở trong ruột non, giải phóng ra các ấu trùng chuyển động, xâm nhập thành ruột non và di chuyển tới tim phải qua các tiểu tĩnh mạch mạc treo và mạch bạch huyết mạc treo.
Từ tim, các ấu trùng đi vào phổi, chui qua thành phế nang, và di trú ngược theo hệ thống phế quản lên họng, xuống thực quản và vào lại ruột non. Trứng bắt đầu được sản sinh sau 60 – 75 ngày kể từ khi ăn phải trứng gây bệnh. Giun trưởng thành (20 – 40 cm x 3 – 6 mm) sống được 1 năm hoặc lâu hơn.
2/ Triệu chứng và dấu hiệu:
Do có sự di trú và khả năng kích thích dị ứng, các ấu trùng trong phổi gây tổn thưong mao mạch và phế nang, dẫn đến các biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở, và đau sau xưong ức. Nổi mẩn ngoài da và ran trong phổi có thể xuất hiện. Đôi khi, ấu trùng di trú lạc vào não, thận, mắt, tủy sống, … và có thể gây các triệu chứng liên quan đến các cơ quan này.
Số lượng nhỏ giun trưởng thành trong ruột thường không gây triệu chứng. Khi nhiễm giun nặng, các triệu chứng kiểu loét dạ dày – tá tràng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng trước hoặc sau bữa ăn có thể xuất hiện. 
Giun trưởng thành cũng có thể di trú khi nhiễm bệnh nặng; có thể được khạc ra, nôn ra, hoặc chui ra từ mũi hay hậu môn. Giun còn có thể chui vào ống mật chủ, ống tụy, ruột thừa, túi thừa của ruột và các chỗ khác, gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp xe gan do vi khuẩn, viêm tụy, hoặc hoàng đảm tắc mật. 
Trong các trường hợp nhiễm giun rất nặng, các búi giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột, hoặc tử vong. Trong thương hàn, giun có thể xuyên thủng thành ruột bị mong. Một số ít các trường hợp áp xe phổi hoặc tắc thanh quản gây nghẹt thở đã được thông báo. Nhiễm số giun vừa phải đến rất lớn gây ra hiện tượng chậm lớn ở trẻ em. 
Điều trị trẻ em định kỳ bằng albendazol chữa các bệnh nhiễm giun đường ruột có tác dụng cải thiện dinh dưỡng cho trẻ.
3/ Chẩn đoán hình ảnh:
Trong thời kỳ di trú của ấu trùng, chụp X quang lồng ngực có thể thấy các tổn thương xâm nhiễm lan tỏa, không đối xứng, không rõ nét (hội chứng Loffler). Nhiễm giun ở ruột đôi khi được xác định tình cờ, khi chụp X quang bụng (có hoặc không có barium) thấy có giun. 
Chẩn đoán giun trong đường mật có thể thực hiện qua chụp đường mật và tụy nội soi ngược dòng – một phương pháp có khả năng đẩy giun ra khỏi đường mật, và qua siêu âm. Trong tắc ruột, chụp bụng không chuẩn bị cho thấy các mức hơi và những hình của giun trong các quai ruột giãn; siêu âm cũng có thể cho thấy hình ảnh ruột giãn và khối giun.
4/ Các dấu hiệu cận lâm sàng:
Trong giai đoạn nhiễm giun ở phổi, số bạch cầu ái toan có thể lên đến 30 – 50% và duy trì ở mức cao trong khoảng một tháng; ấu trùng giun đôi khi tìm thấy trong đờm. Trong giai đoạn nhiễm giun ở ruột, chẩn đoán thường dựa trên việc tìm thấy các trứng đặc trưng trong phân. 
Đôi khi, giun trưởng thành tự chui ra ngoài qua trực tràng hoặc miệng, chỉ điểm cho tình trạng nhiễm giun tiềm tàng. Các xét nghiệm huyết thanh học không có tác dụng, bạch cầu ái toan trong máu không tăng.
5/ Chẩn đoán phân biệt:
Nhiễm giun đũa ở phổi có tăng bạch cầu ái toan cần được phân biệt với các căn nguyên ngoài giun sán (hen, hội chứng Loffler, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, nhiễm nấm aspergillus phế quản – phổi dị ứng) và do giun sán (bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan nhiệt đới, nhiễm giun toxocara, giun lươn, giun móc, sán lá phổi). 
Viêm tụy, viêm ruột thừa, viêm túi thừa do giun đũa cần được phân biệt với viêm các bộ phận này do các căn nguyên khác. Tình trạng đầy bụng sau khi ăn cần được phân biệt với loét tá tràng, thoát vị dạ dày, bệnh túi mật hoặc tụy.


Giun sán: Kí sinh trùng ăn mòn cơ thể


Nhiễm giun là bệnh thường gặp nhưng ở mức độ nhẹ nên nhiều người nghĩ chỉ cần uống thuốc tẩy giun là đủ. Nhưng nếu để giun sán ký sinh quá lâu và sinh sôi phát triển trong cơ thể sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

1. Rùng mình những ‘pha’ nhiễm giun sán:

Một bà mẹ ở Mỹ muốn con gái có thân hình thon gọn để tham gia một cuộc thi sắc đẹp đã cho con uống một viên thuốc dính đầy trứng sán. Cô gái phải vào viện với một khối sán lớn trong bụng và nôn hết chúng ra sau khi uống thuốc.
Mới đây nhất, một người đàn ông ở Trung Quốc nghiện món sushi đã phải đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân ngứa ngáy khắp cơ thể. Kết quả cho thấy rằng ông bị sán dây làm tổ khắp người do ăn quá nhiều cá và thịt chưa nấu chín kiểu Nhật.
Ở Việt Nam, rất nhiều trường hợp phải vào viện vì nhiễm giun sán. Một trường hợp ở Hà Nội bị nhiễm ấu trùng sán lươn bị sụt 13 kg, xuất hiện những đường ngoằn nghèo dưới da do ăn hàu sống và tôm sống tái mù tạt. Một bệnh nhi 12 tuổi ở Tp Hồ Chí Minh bị viêm não do nhiễm loại ký sinh trùng từ ốc do thường ăn các món ốc nướng, luộc tái. Ở Quảng Nam, các bác sĩ đấy lấy ra khoảng 300 con giun trong cơ thể bé trai 12 tuổi.

2. Nguồn nhiễm giun sán:

Thủy, hải sản tái, tươi sống: Nhiều người có sở thích ăn ốc tái chanh vô cùng nguy hiểm. Ốc là môi trường tốt dể giun sán ký sinh, dù ngay cả luộc chín cũng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi chưa loại bỏ hoàn toàn trứng, ấu trùng. Khi ăn ốc tái, người ăn trực tiếp đưa giun sán vào trong cơ thể sinh sôi nảy nở. Không ít trường hợp phải nhập viện vì món này.
Hải sản tái cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm giun không kém. Hàu sống, tôm sống tái mù tạt là sở thích của nhiều quý ông. Ấu trùng sán lươn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Đây là một trong những loại giun ký sinh ở người nguy hiểm nhất.
- Rau sống: Không chỉ gây một số bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lị, thương hàn, rau sống còn là nơi trú ngụ của rất nhiều ấu trùng các loại giun kí sinh. Dù có rửa sạch hay ngâm muối thì vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn
Thịt tái: Thịt bò tái là món ăn yêu thích của nhiều người. Có nhiều món chế biến với thịt bò cũng chỉ làm tái. Ít người biết rằng trong thịt bò, lợn có thể có ấu trùng sán dải bò, giun xoắn. Nếu nấu chín, các loại ấu trùng này sẽ bị chết, nhưng cách chế biến phổ biến lại là làm tái nên không thể loại bỏ hoàn toàn ấu trùng, khả năng nhiễm giun sán qua đường ăn uống là rất cao.
- Ngoài một số loại thức ăn, ấu trùng giun có thể xâm nhập vào cơ thể qua nước uống. Những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, không được xử lý mà uống trực tiếp sẽ dẫn đến khả năng bị nhiễm giun.
- Chơi đùa với thú nuôi, động vật cũng có thể nhiễm giun bởi động vật là là vật chủ cho các loại ký sinh này. Nhất là trẻ em hay chơi đùa, ôm ấp, thậm chí hôn hay ăn cùng chó mèo vì trẻ còn quá nhỏ để ý thức được.
- Ấu trùng giun còn có khả năng xâm nhập cơ thể qua da, nhất là những vùng da hở, đang bị xước xát hoặc bị thương. Những người đi làm đồng ruộng hoặc trẻ em nghịch bẩn có nguy cơ bị nhiễm giun sán rất cao.

3. Nhiễm giun sán nguy hại tới cơ thể:

- Chiếm chất dinh dưỡng cơ thể: Nhiều người, đặc biệt là trẻ em ăn nhiều mà không thấy béo, thấy lớn. Đó là do chất dinh dưỡng được đưa vào đã bị ký sinh trùng giun sán chiếm đoạt. Một số loại giun còn có dùng máu của vật chủ để nuôi sống nó nên nhiều người còn xảy ra tình trạng thiếu máu.
- Gây dị ứngNhiều người bị nhiễm giun cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Ấu trùng giun xoắn có thể khiến người bị nhiễm dị ứng nặng, sốt cao, phù nề.
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập: Ấu trùng giun xâm nhập cơ thể qua da có thể gây mẩn ngứa, mẩn đỏ. Các vết mẩn đỏ lan rộng, có thể dẫn đến viêm da, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, ấu trùng khác đi vào.
- Nguy hiểm nhất là khi giun sán ký sinh ở một số vị trí quan trọng trong cơ thể, gây tắc nghẽn, viêm loét ở não, gan, phổi, đường hô hấp. Trong các trường hợp này nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể mất mạng. Rất nhiều trường hợp phải đến bệnh viện để lấy ra một vài kg giun trong cơ thể.
Những người phải nhập viện vì giun sán thường có biểu hiện nôn, sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, chán ăn, sút cân, tinh thần giảm sút, thiếu máu. Nếu vào viện kịp thời, người bệnh sẽ được điều trị sớm để lấy giun ra ngoài, tẩy kí sinh trùng, bù nước điện giải, bổ sung dinh dưỡng. 
Việc điều trị giun sán không quá phức tạp nhưng cũng gặp khó khăn nếu giun làm tổ ở những bộ phận quan trọng trong cơ thể. Vì thế, tốt nhất là nên phòng tránh nhiễm giun.

4. Phòng tránh nhiễm giun:

- Nhiễm giun thường xảy ra ở những nơi điều kiện vệ sinh kém, bẩn, ẩm thấp. Vì vậy vệ sinh môi trường sống là điều cần thiết. Nhất là ở vùng khí hậu nhiệt đới như nước ta rất có điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sinh sôi và phát triển.
- Ăn chín uống sôi là nguyên tắc bắt buộc. Ấu trùng sẽ chết khi ở nhiệt độ cao. Không ăn đồ tái, sống, không rõ nguồn gốc. Rửa sạch sẽ đồ ăn trước khi chế biến
- Tẩy giun đều đặn 6 tháng 1 lần.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Không để móng tay móng chân vì đó là ‘nhà’ của trứng, ấu trùng giun lúc nào cũng sẵn sàng vào cơ thể khi tay cầm thức ăn.
- Một người trong nhà bị nhiễm giun thì phải tổng vệ sinh toàn bộ nhà cửa, quần áo người bị phải phơi nắng, giặt giũ sạch sẽ để diệt trứng giun.
(Theo Suckhoedoisong.vn)

Không có nhận xét nào: