1. Khám lâm sàng:
1.1. Các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân mắc bệnh về máu: - ù tai, hoa mắt chóng mặt, có thể thoáng ngất. - Có cảm giác đánh trống ngực. - Cảm giác rất mệt mỏi. - Chán ăn, nôn, ỉa chảy hoặc táo bón. - Xuất huyết tự nhiên: Dưới da, hoặc nôn ra máu, ỉa ra máu. - Phụ nữ thấy ít hoặc mất kinh, nam giới thấy bất lực. 1.2. Khám thực thể: Dựa vào 4 phương pháp : Nhìn, sờ, gõ, nghe. * Quan sát: - Xem da có xanh, niêm mạc có nhợt không ? - Có xuất huyết dưới da, hay xuất huyết nội tạng. * Sờ: ( Khám gan, lách, hạch ) - Sờ thấy gan, lách, hạch to trong bệnh bạch cầu cấp. - Lách to nhiều trong bệnh bạch cầu kinh. - Lách to vừa trong bệnh Banti. - Hạch to có sưng nóng đỏ là hạch viêm. - Hạch to chắc dính vào tổ chức là hạch ung thư. - Hạch to thành chuỗi di động là hạch lao. - Khám các hình thái xuất huyết trên da. * Gõ: Xác định diện đục của gan, lách. * Nghe: - Tim mạch: + Đếm nhịp tim: Nếu thiếu máu nhịp tim nhanh. + Nghe tim có TTT cơ năng ở ổ van 2 lá lâu ngày dẫn suy tim. - Hô hấp : + Nhịp thở nhanh nông, đếm tần số thở. + Nghe phổi: có ran ?
2. Khám cận lâm sàng:
2.1. Xét nghiệm huyết đồ: Lấy máu đầu ngón tay lúc đói. * Hồng cầu: - Số lượng hồng cầu: + Bình thường từ 3,8 – 4,2 triệu/mm3 + Bệnh lý còn từ dưới 2 triệu/mm3 - Hình thái: + Bình thường: Hồng cầu hình đĩa tròn. + Bệnh lý: Hồng cầu hình vợt, hình dấu phẩy. - Kích thước: + Bình thường : Đường kính từ 7-7,5 mm, dầy 2 mm, ưa Axit. + Bệnh lý: Hồng cầu to, hồng cầu nhỏ. - Thành phần: + Bình thường: Hồng cầu ở máu ngoại vi chủ yếu là hồng cầu trưởng thành. Hồng cầu lưới chỉ chiếm 1-1,5% + Bệnh lý: Hồng cầu lưới tăng gặp trong các bệnh tan máu. Hồng cầu lưới giảm gặp trong suy tủy. * Huyết sắc tố: - Bình thường lượng huyết sắc tố từ 14,5 – 15 gam/100 ml máu. - Dựa vào lượng huyết sắc tố có thể đánh giá được kiểu thiếu máu: + Thiếu máu đẳng sắc gặp trong suy tuỷ, xơ tuỷ, thiếu máu do tan máu. + Thiếu máu nhược sắc gặp trong trĩ, giun móc, viêm loét dạ dày tá tràng. + Thiếu máu ưa sắc gặp trong thiếu Vitamin B12 và Axitfolic trong bệnh Biecme. * Sức bền hồng cầu: Cho hồng cầu rửa vào dung dịch muối ở các nồng độ khác nhau. - Bình thường: Hồng cầu bắt đầu tan ở nồng độ 4,4 - 4,6 phần nghìn. Tan hoàn toàn ở nồng độ 4 phần nghìn. - Bệnh lý: + Sức bền hồng cầu tăng: gặp trong vàng da tắc mật. + Sức bền hồng cầu giảm: gặp trong các bệnh tan máu. * Hematocrit: Là tỷ lệ giữa hồng cầu trong toàn bộ máu. - Bình thường: 45%. - Bệnh lý: + Tăng trong: Sốt xuất huyết. + Giảm trong: Thiếu máu. * Bạch cầu: - Số lượng: 6000-7000 mm3 máu. + Tăng trong nhiễm khuẩn + Bạch cầu giảm: Nhiễm vi rút, thương hàn. - Công thức bạch cầu: + Bạch cầu đa nhân trung tính : 60 - 70% + Bạch cầu ưa axít : 2 - 4% + Bạch cầu ưa bazơ : 1% + Bạch cầu lympho : 15 - 30% + Bạch cầu mô nô : 4 - 8% * Tiểu cầu: - Số lượng + Bình thường: 150.000 - 300.000 mm3 máu. + Bệnh lý: Số lượng tiểu cầu giảm gặp suy tuỷ, Banti. - Độ tập chung giảm: trong xuất huyết giảm tiểu cầu. 2.2. Xét nghiệm tuỷ đồ: Chọc ở cánh chậu hoặc xương ức. * Bình thường số lượng tế bào tuỷ: 30.000 -100.000 mm3 Tuỷ sản sinh ra dòng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. + Dòng hống cầu: - Tiểu hồng cầu non. - Hồng cầu non ưa bazơ. - Hồng cầu non đa sắc. - Hồng cầu non ưa axít. - Hồng cầu trưởng thành không nhân. + Dòng bạch cầu: Từ non đến già: - Tủy bào non. - Tiền tủy bào. - Tủy bào. - Hậu tủy bào. - Stab. - Bạch cầu đa nhân. + Dòng tiểu cầu gồm : - Mẫu tiểu cầu non. - Tiền mẫu tiểu cầu. - Mẫu tiểu cầu. * Bệnh lý: - Quá sản tuỷ: Gặp trong bệnh thiếu máu do mất máu cấp. - Quá sản các tế bào ác tính dòng bạch cầu gặp trong bệnh bạch cầu. - Thiểu sản tuỷ: Tế bào tuỷ nghèo nàn gặp bệnh suy tuỷ + Làm nghiệm pháp dây thắt: Nếu chỗ dây thắt xuất hiện các nốt xuất huyết 8 nốt/cm2 trở lên thì chứng tỏ thành mạch yếu, thiếu Vitamin PP, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thiếu tiểu cầu. + Xét nghiệm máu đông, máu chảy: - Máu chảy: Bình thường: 3 phút. Nếu chảy máu kéo dài 15 phút là giảm tiểu cầu gặp bệnh sinh chảy máu . - Máu đông: Bình thường: 7 phút. Nếu đông máu kéo dài 25 phút gặp trong bệnh Hemophylie. + Xét nghiệm miễn dịch: - Nghiệm pháp Coombs (cum) trực tiếp: tìm kháng thể không hoàn toàn, bám trên bề mặt hồng cầu. - Nghiệm pháp Coombs gián tiếp: tìm kháng thể lưu hành trong máu. |
Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017
Bệnh về máu - NHẬN ĐỊNH BỆNH NHÂN MẮC BỆNH VỀ MÁU.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét