Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Bệnh mắt - Viêm giác mạc.

Tiếp xúc nhiều với virus hay vi khuẩn - đặc biệt là những người dung kính sát tròng (contact lens ) có thể làm cho mắt bạn bị viêm.

Viêm giác mạc là gì?


Viêm giác mạc là một tình trạng viêm nhiễm ở giác mạc, một bộ phận trong suốt ở phía trước nhãn cầu cho phép ánh sáng đi vào trong mắt (tìm hiểu thêm mắt hoạt động như thế nào). Việc viêm nhiễm có thể liên quan đến các siêu vi sinh như vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng acanthamoeba và nấm microsporidia và các virus khác.

   
 Pseudomonas AcanthamoebaMicrosporidia 


Nguyên nhân nào gây Viêm giác mạc?


Không thường xuyên và không hiễu rõ tầm quan trọng của vệ sinh kính sát tròng (contact lens) là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm giác mạc ở Singapore. Tỷ lệ viêm nhiễm hàng năm vào khoảng 1 trong 10,000 người sử dụng kính sát tròng (contact lens) cứng, 4 trong 10,000 người sử dụng kính sát tròng (contact lens) mềm, 22 người trong 10,000 người sử dụng kính sát tròng (contact lens) liên tục. 

Theo nghiên cứu được thực hiện ở Australia và Ấn độ, tỉ lệ người bị mất thị lực do viêm giác mạc hàng năm vào khoảng 0.6 trong 10.000 người sử dụng kính sát tròng.

Viêm Giác Mạc thường xảy ra do tiếp xúc với các vi khuẩn, các tác nhân từ vi rút hoặc vi trùng mà làm cho mắt bị đỏ và sưng tấy lên. Trong nhiều trường hợp, có thể làm biến dạng giác mạc như loạn thị, mờ đục giác mạc hoặc kết hợp cả hai.

Ngoài nguyên nhân viêm do kính sát tròng, viêm giác mạc còn do nguyên nhân khác như có những bất thường hoặc do sự rối loạn bề mặt mắt hay giác mạc hay trong những trường hợp chấn thương mắt khác.

Viêm giác mạc có thể ngăn ngừa được không?


Vì viêm giác mạc liên quan tới kính sát tròng phổ biến nhất, những lưu ý đơn giản sau đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ viêm như:
• Vệ sinh kính sát tròng (contact lens) kỹ hơn, thường xuyên hơn
• Giảm thời gian mang kính sát tròng (contact lens)
• Tránh những hoạt động có mức độ nguy hiểm cao
• Thay đổi loại kính sát tròng đã được sử dụng
Tuy nhiên, bất cứ hình thức mang kính sát tròng (contact lens) nào vẫn có nguy cơ gây viêm giác mạc. Những bệnh nhân mắc các bệnh về giác mạc hay ngoại nhãn nên tránh hoàn toàn việc mang kính sát tròng.

Sử dụng đúng các thiết bị an toàn ở nơi làm việc nhằm tránh gây chấn thương vùng mắt.

Viêm giác mạc được điều trị như thế nào?


Viêm Giác Mạc thường được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt chống viêm và thuốc mỡ dành cho mắt. Trong trường hợp bị viêm do vi khuẩn, các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc nhỏ kháng sinh. Hầu hết các trường hợp bị viêm giác mạc nặng đều phải nhập viện và lấy mẫu viêm đi xét nghiệm để xác định loại siêu vi sinh trước khi điều trị. 

Phương pháp điều trị với việc nhỏ mắt thường xuyên đều được các bác sĩ theo dõi và điều chỉnh cho đến khi tình trạng viêm được cải thiện.

Phẫu thuật có cần thiết không?


Phương pháp phẫu thuật dành cho viêm giác mạc có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp viêm nặng hay khi điều trị bằng thuốc nhỏ mắt không có tác dụng. Phẫu thuật cũng được chỉ định nếu thị lực bị giảm do các vết sẹo giác mạc do viêm. 

Phẫu thuật trong những trường hợp này nhằm mục đích loại bỏ giác mạc bị bệnh (nơi sẹo hoặc phần bị nhiễm trùng nghiêm trọng hiện diện) và thay thế giác mạc bị loại bỏ bằng mô ghép mới.

Phẫu thuật ghép giác mạc bao gồm những gì?


Phẫu thuật ghép giác mạc gồm các bước sau:
1. Loại bỏ giác mạc bị bệnh và thay thế bằng toàn bộ mô giác mạc của người hiến (Ghép xuyên – Penetrating Keratoplasty)
2. Loại bỏ những lớp bị bệnh của giác mạc và thay thế bằng một phần giác mạc của người hiến (Ghép lớp – Lamellar Keratoplasty)

Không có nhận xét nào: