Người hạ canxi máu có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn như: co rút và đau cơ (chuột rút), rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tăng phản xạ gân xương, và cảm giác ghim và kim châm ở bàn tay và bàn chân.
Hạ canxi máu là gì?
Canxi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sức sống của bạn. Nó không chỉ là điều cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của xương, mà nó còn có một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh lên não, chức năng tế bào, và sự co cơ. Đôi khi nồng độ canxi máu có thể thấp một cách bất thường. Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi máu trong cơ thể thiếu hụt.
Có một số nguyên nhân gây hạ canxi máu như: thiếu hụt magiê, suy thận, viêm tụy, hoặc suy tuyến cận giáp (nồng độ hormon tuyến cận giáp thấp; hormon tuyến cận giáp kiểm soát số lượng và mật độ canxi trong xương của cơ thể). Hạ canxi máu cũng có thể xảy ra khi nồng độ vitamin D máu thấp, vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi.
Người hạ canxi máu có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn như: co rút và đau cơ (chuột rút), rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tăng phản xạ gân xương, và cảm giác nóng hoặc ngứa ran (cảm giác ghim và kim châm) ở bàn tay và bàn chân.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xuất hiện hạ canxi máu, và trẻ cần phải được thăm khám và đánh giá ngay lập tức bởi vì tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và trưởng thành của trẻ. Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh có 2 giai đoạn: giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Hạ canxi máu giai đoạn sớm xuất hiện trong một vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Hạ canxi máu giai đoạn muộn có thể là do chế độ ăn có hàm lượng phốt phát (phosphate) cao và gây giảm nồng độ canxi máu. Loại hạ canxi máu này được cho là do nồng độ phốt pho máu quá lớn hoặc do suy tuyến cận giáp.
Bất cứ trẻ sơ sinh nào có biểu hiện các dấu hiệu hạ canxi máu thì cần thăm khám và đánh giá ngay lập tức để có thể được điều trị sớm. Xử trí ngay lập tức nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện các triệu chứng như: khó chịu/kích thích, run, co rút cơ, và bú/ăn khó.
Hạ canxi máu có những triệu chứng gì?
Ở người lớn, ban đầu các triệu chứng có thể chưa xuất hiện, nhưng chúng có thể xuất hiện khi bệnh tiến triển. Các triệu chứng bao gồm: co rút và đau cơ (chuột rút), rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), và cảm giác ghim và kim châm ở bàn tay và bàn chân
Trẻ sơ sinh hạ canxi máu có thể thấy mê mệt, dễ cáu kỉnh và chậm chạp, hoặc trẻ có thể có co giật, run và co rút. Trẻ gặp khó khăn trong việc bú hoặc ăn và dần trở lên biếng ăn. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể giống với các bệnh cảnh khác, vì vậy điều quan trọng là trẻ phải được đi khám bác sĩ
A.
B
Dấu hiệu Chvosteck ở trẻ em (A) và người lớn (B)
Những triệu chứng hạ canxi máu thường gặp ở người lớn
+ Tăng phản xạ gân xương (Biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Chvostek được gây ra bằng cách gõ trên vị trí dây thần kinh mặt, trước gờ tai ngoài 2 cm và quan sát thấy tình trạng co cơ cùng bên của các cơ mặt. Tuy nhiên, dấu hiệu này vừa không nhạy (27%) vừa không đặc hiệu và có thể gặp ở 25% các đối tượng bình thường)
+ Đau thắt bụng
+ Rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều)
+ Trầm cảm
+ Cáu gắt/khó chịu
+ Ngủ gà hoặc chậm chạp/lười biếng
+ Co thắt cơ (Biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Trousseau được gây ra bằng cách cuốn băng huyết áp ở cánh tay và bơm băng đo cao hơn huyết áp tâm thu 20mmHg, giữ mức áp lực này trong 3 phút và quan sát thấy dấu hiệu tư thế bàn tay người đỡ đẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này có độ nhạy 66% và tỷ lệ dương tính giả 4%. Dấu hiệu Trousseau cũng có thể biểu hiện tự nhiên khi co thắt cơ nặng hơn)
+ Co giật
Dấu hiệu Trousseau/bàn tay đỡ đẻ
Những triệu chứng hạ canxi máu thường gặp ở trẻ sơ sinh
+ Khó bú và ăn
+ Khó chịu/kích thích
+ Ngủ gà hoặc chậm chạp/lười biếng
+ Biếng ăn
+ Tăng phản xạ gân xương (dấu hiệu Chvosteck)
+ Co rút cơ (dấu hiệu Trousseau)
+ Co giật và run
Các triệu chứng báo hiệu tình trạng nghiêm trọng
Tất cả các trường hợp hạ canxi máu có biểu hiện nghiêm trọng cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức (gọi bác sĩ, gọi cấp cứu 115) nếu bạn hoặc ai đó mà bạn ở cùng có các triệu chứng nghiêm trọng sau:
+ Co giật hoặc động kinh
+ Khó ăn hoặc biếng ăn ở trẻ sơ sinh
+ Co thắt cơ
Nguyên nhân gây hạ canxi máu là gì?
Nồng độ canxi máu thấp được cho là do suy tuyến cận giáp, tuyến này có vai trò điều hòa số lượng canxi trong cơ thể bạn, hoặc do nồng độ phốt phát máu cao, chất này có thể làm giảm nồng độ canxi máu. Hạ canxi máu cũng có thể do nồng độ albumin máu thấp, chất này được sản xuất tại gan, và nó rất quan trọng trong việc điều hòa dịch trong tế báo và mô của cơ thể bạn. Thiếu hụt magiê, vitamin D, hoặc khẩu phần canxi cũng rất quan trọng để duy trì nồng độ canxi máu thích hợp. Nguồn thức ăn có chứa canxi bao gồm các sản phẩm sữa (sữa và pho mát), cũng như rau dền, rau cải, bông cải xanh, và cam.
Hạ canxi máu cũng có thể do nghiện rượu và các biến chứng của nó như viêm tụy, suy thận, và suy gan
Các nguyên nhân gây hạ canxi máu thường gặp
+ Nghiện rượu
+ Nồng độ phốt phát máu cao
+ Bệnh thận
+ Chế độ ăn uống thiếu canxi
+ Nồng độ albumin máu thấp
+ Nồng độ magiê máu thấp
+ Nồng độ vitamin D máu thấp
+ Kém hấp thu
+ Viêm tụy
+ Suy tuyến cận giáp
Các yếu tố nguy cơ gây hạ canxi máu là gì?
Có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hạ canxi máu. Các yếu tố bao gồm:
+ Nghiện rượu
+ Bệnh thận hoặc gan
+ Chế độ ăn uống thiếu canxi
+ Suy dinh dưỡng
Điều trị hạ canxi máu như thế nào?
Hạ canxi máu được điều trị bằng truyền canxi tĩnh mạch để khôi phục và bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể. Ngoài đường truyền tĩnh mạch, canxi cũng có thể được bổ sung qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Nếu hạ canxi máu thứ phát do các bệnh lý nền khác thì ngoài việc điều trị hạ canxi máu ta cũng cần phải điều trị bệnh lý nền đó
Hạ canxi máu có thể tự hồi phục mà không cần điều trị; điều này càng có nhiều khả năng nếu không có biểu hiện triệu chứng. Bác sĩ sẽ xác định điều trị cái gì, nếu có, là cần thiết. Ở trẻ sơ sinh, việc đánh giá sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể và cân nặng; khả năng dung nạp với một số loại thức ăn, thuốc, hoặc biện pháp điều trị, và sở thích của bậc cha mẹ… để điều trị cho trẻ.
Điều trị hạ canxi máu
Việc điều trị hạ canxi máu bao gồm những bước sau:
+ Bổ sung canxi theo đường tĩnh mạch
+ Theo dõi dưới sự giám sát y tế
+ Bổ sung canxi đường uống
+ Điều trị bệnh lý nền gây hạ canxi máu
Các biến chứng của hạ canxi máu là gì?
Các biến chứng của hạ canxi máu không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ. Với người lớn, biến chứng cũng có thể nghiêm trọng. Bạn có thể làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng bằng việc tuân theo kế hoạch điều trị mà bạn và bác sĩ đã lên kế hoạch dành riêng cho bạn. Các biến chứng của hạ canxi máu bao gồm:
+ Không thể lớn
+ Chức năng vận động và bộ não bị tổn thương
+ Suy dinh dưỡng
+ Nhuyễn xương (xương mềm, yếu do thiếu vitamin D trong quá trình tạo xương)
+ Loãng xương (thưa và yếu xương)
+ Kém phát triển
+ Cơn Tetany (hoạt động thần kinh quá mức, gây đau đớn vô cùng)
Tài liệu tham khảo
1. Hypocalcemia. Children's Hospital Boston.Hypocalcemia | Boston Children's Hospital. Accessed May 13, 2011.
2. Calcium. Lab Tests Online. Calcium: The Test. Accessed May 13, 2011.
Hạ canxi máu là gì?
Canxi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sức sống của bạn. Nó không chỉ là điều cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của xương, mà nó còn có một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh lên não, chức năng tế bào, và sự co cơ. Đôi khi nồng độ canxi máu có thể thấp một cách bất thường. Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi máu trong cơ thể thiếu hụt.
Có một số nguyên nhân gây hạ canxi máu như: thiếu hụt magiê, suy thận, viêm tụy, hoặc suy tuyến cận giáp (nồng độ hormon tuyến cận giáp thấp; hormon tuyến cận giáp kiểm soát số lượng và mật độ canxi trong xương của cơ thể). Hạ canxi máu cũng có thể xảy ra khi nồng độ vitamin D máu thấp, vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi.
Người hạ canxi máu có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn như: co rút và đau cơ (chuột rút), rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tăng phản xạ gân xương, và cảm giác nóng hoặc ngứa ran (cảm giác ghim và kim châm) ở bàn tay và bàn chân.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xuất hiện hạ canxi máu, và trẻ cần phải được thăm khám và đánh giá ngay lập tức bởi vì tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và trưởng thành của trẻ. Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh có 2 giai đoạn: giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Hạ canxi máu giai đoạn sớm xuất hiện trong một vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Hạ canxi máu giai đoạn muộn có thể là do chế độ ăn có hàm lượng phốt phát (phosphate) cao và gây giảm nồng độ canxi máu. Loại hạ canxi máu này được cho là do nồng độ phốt pho máu quá lớn hoặc do suy tuyến cận giáp.
Bất cứ trẻ sơ sinh nào có biểu hiện các dấu hiệu hạ canxi máu thì cần thăm khám và đánh giá ngay lập tức để có thể được điều trị sớm. Xử trí ngay lập tức nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện các triệu chứng như: khó chịu/kích thích, run, co rút cơ, và bú/ăn khó.
Hạ canxi máu có những triệu chứng gì?
Ở người lớn, ban đầu các triệu chứng có thể chưa xuất hiện, nhưng chúng có thể xuất hiện khi bệnh tiến triển. Các triệu chứng bao gồm: co rút và đau cơ (chuột rút), rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), và cảm giác ghim và kim châm ở bàn tay và bàn chân
Trẻ sơ sinh hạ canxi máu có thể thấy mê mệt, dễ cáu kỉnh và chậm chạp, hoặc trẻ có thể có co giật, run và co rút. Trẻ gặp khó khăn trong việc bú hoặc ăn và dần trở lên biếng ăn. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể giống với các bệnh cảnh khác, vì vậy điều quan trọng là trẻ phải được đi khám bác sĩ
A.
B
Dấu hiệu Chvosteck ở trẻ em (A) và người lớn (B)
+ Tăng phản xạ gân xương (Biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Chvostek được gây ra bằng cách gõ trên vị trí dây thần kinh mặt, trước gờ tai ngoài 2 cm và quan sát thấy tình trạng co cơ cùng bên của các cơ mặt. Tuy nhiên, dấu hiệu này vừa không nhạy (27%) vừa không đặc hiệu và có thể gặp ở 25% các đối tượng bình thường)
+ Đau thắt bụng
+ Rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều)
+ Trầm cảm
+ Cáu gắt/khó chịu
+ Ngủ gà hoặc chậm chạp/lười biếng
+ Co thắt cơ (Biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Trousseau được gây ra bằng cách cuốn băng huyết áp ở cánh tay và bơm băng đo cao hơn huyết áp tâm thu 20mmHg, giữ mức áp lực này trong 3 phút và quan sát thấy dấu hiệu tư thế bàn tay người đỡ đẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này có độ nhạy 66% và tỷ lệ dương tính giả 4%. Dấu hiệu Trousseau cũng có thể biểu hiện tự nhiên khi co thắt cơ nặng hơn)
+ Co giật
Dấu hiệu Trousseau/bàn tay đỡ đẻ
Những triệu chứng hạ canxi máu thường gặp ở trẻ sơ sinh
+ Khó bú và ăn
+ Khó chịu/kích thích
+ Ngủ gà hoặc chậm chạp/lười biếng
+ Biếng ăn
+ Tăng phản xạ gân xương (dấu hiệu Chvosteck)
+ Co rút cơ (dấu hiệu Trousseau)
+ Co giật và run
Các triệu chứng báo hiệu tình trạng nghiêm trọng
Tất cả các trường hợp hạ canxi máu có biểu hiện nghiêm trọng cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức (gọi bác sĩ, gọi cấp cứu 115) nếu bạn hoặc ai đó mà bạn ở cùng có các triệu chứng nghiêm trọng sau:
+ Co giật hoặc động kinh
+ Khó ăn hoặc biếng ăn ở trẻ sơ sinh
+ Co thắt cơ
Nguyên nhân gây hạ canxi máu là gì?
Nồng độ canxi máu thấp được cho là do suy tuyến cận giáp, tuyến này có vai trò điều hòa số lượng canxi trong cơ thể bạn, hoặc do nồng độ phốt phát máu cao, chất này có thể làm giảm nồng độ canxi máu. Hạ canxi máu cũng có thể do nồng độ albumin máu thấp, chất này được sản xuất tại gan, và nó rất quan trọng trong việc điều hòa dịch trong tế báo và mô của cơ thể bạn. Thiếu hụt magiê, vitamin D, hoặc khẩu phần canxi cũng rất quan trọng để duy trì nồng độ canxi máu thích hợp. Nguồn thức ăn có chứa canxi bao gồm các sản phẩm sữa (sữa và pho mát), cũng như rau dền, rau cải, bông cải xanh, và cam.
Hạ canxi máu cũng có thể do nghiện rượu và các biến chứng của nó như viêm tụy, suy thận, và suy gan
Các nguyên nhân gây hạ canxi máu thường gặp
+ Nghiện rượu
+ Nồng độ phốt phát máu cao
+ Bệnh thận
+ Chế độ ăn uống thiếu canxi
+ Nồng độ albumin máu thấp
+ Nồng độ magiê máu thấp
+ Nồng độ vitamin D máu thấp
+ Kém hấp thu
+ Viêm tụy
+ Suy tuyến cận giáp
Các yếu tố nguy cơ gây hạ canxi máu là gì?
Có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hạ canxi máu. Các yếu tố bao gồm:
+ Nghiện rượu
+ Bệnh thận hoặc gan
+ Chế độ ăn uống thiếu canxi
+ Suy dinh dưỡng
Điều trị hạ canxi máu như thế nào?
Hạ canxi máu được điều trị bằng truyền canxi tĩnh mạch để khôi phục và bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể. Ngoài đường truyền tĩnh mạch, canxi cũng có thể được bổ sung qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Nếu hạ canxi máu thứ phát do các bệnh lý nền khác thì ngoài việc điều trị hạ canxi máu ta cũng cần phải điều trị bệnh lý nền đó
Hạ canxi máu có thể tự hồi phục mà không cần điều trị; điều này càng có nhiều khả năng nếu không có biểu hiện triệu chứng. Bác sĩ sẽ xác định điều trị cái gì, nếu có, là cần thiết. Ở trẻ sơ sinh, việc đánh giá sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể và cân nặng; khả năng dung nạp với một số loại thức ăn, thuốc, hoặc biện pháp điều trị, và sở thích của bậc cha mẹ… để điều trị cho trẻ.
Điều trị hạ canxi máu
Việc điều trị hạ canxi máu bao gồm những bước sau:
+ Bổ sung canxi theo đường tĩnh mạch
+ Theo dõi dưới sự giám sát y tế
+ Bổ sung canxi đường uống
+ Điều trị bệnh lý nền gây hạ canxi máu
Các biến chứng của hạ canxi máu là gì?
Các biến chứng của hạ canxi máu không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ. Với người lớn, biến chứng cũng có thể nghiêm trọng. Bạn có thể làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng bằng việc tuân theo kế hoạch điều trị mà bạn và bác sĩ đã lên kế hoạch dành riêng cho bạn. Các biến chứng của hạ canxi máu bao gồm:
+ Không thể lớn
+ Chức năng vận động và bộ não bị tổn thương
+ Suy dinh dưỡng
+ Nhuyễn xương (xương mềm, yếu do thiếu vitamin D trong quá trình tạo xương)
+ Loãng xương (thưa và yếu xương)
+ Kém phát triển
+ Cơn Tetany (hoạt động thần kinh quá mức, gây đau đớn vô cùng)
Tài liệu tham khảo
1. Hypocalcemia. Children's Hospital Boston.Hypocalcemia | Boston Children's Hospital. Accessed May 13, 2011.
2. Calcium. Lab Tests Online. Calcium: The Test. Accessed May 13, 2011.
(Bác sĩ Lương Quốc ChínhKhoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét