Trong đại đa
số trường hợp, người cao tuổi (NCT) thường bị tăng huyết áp. Đây là nguy cơ lớn
dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có người lại rơi vào
tình trạng huyết áp thấp.
Ở người
trẻ, có thể điều nàyít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đối với NCT thì điều này
rất cần phải chú ý.
Các
dấu hiệu huyết áp thấp cần được chú ý:
Chỉ số huyết áp đạt
dưới100/60mmHg được coi là huyết áp thấp. Sức bóp cơ tim yếu, giảm trương lực
mạch máu, đặc biệt các mạch máu nhỏ được biểu hiện bằng giảm các giá trị huyết
áp. Huyết áp thấp được chia thành huyết áp thấp sinh lý và huyết áp bệnh lý.
Tụt huyết áp cấp với các biểu hiện hoa
mắt, chóng mặt, ngất...
Huyết áp thấp sinh lý: gặp ở
những người khỏemạnh, với đặc điểm giá trị huyết áp thấp duy trì trong suốt
cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng.
Huyết áp thấp sinh lý có thể là huyết áp thấp do thể tạng - di truyền, huyết áp thấp do rèn sức bền thường xuyên (ví dụ ở VĐV chạy, bơi, đạp xe cự ly dài) và huyết áp thấp ở cư dân sống trên vùng núi cao do sự bù trừ thích nghi trong điều kiện thiếu oxy.
Huyết áp thấp sinh lý có thể là huyết áp thấp do thể tạng - di truyền, huyết áp thấp do rèn sức bền thường xuyên (ví dụ ở VĐV chạy, bơi, đạp xe cự ly dài) và huyết áp thấp ở cư dân sống trên vùng núi cao do sự bù trừ thích nghi trong điều kiện thiếu oxy.
Huyết áp
thấp bệnh lý: đượcphân ra thành: tụt huyết áp cấp với các biểu hiện hoa mắt,
chóng mặt, ngất và huyết áp thấp mãn tính. Huyết áp thấp mãn tính lại được chia
ra: huyết áp thấpnguyên phát do giảm trương lực thần kinh mạch máu và huyết áp
thấp thứ phát - triệu chứng của bệnh khác như thiếu máu, bệnh nhiễm trùng cấp
tính, mãn tính hay ngộ độc như: viêm họng mãn, viêm đường mật, sâu răng, viêm
lợi...
Huyết áp
thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu (bệnh huyết áp thấp) với
các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức tim mạch
(đau ngực trái, rốiloạn nhịp tim, điện tim biến đổi).
Điều
chỉnh huyết áp từ những thói quen:
Trong
một số trường hợp bệnh lý thì người bệnh cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, hầu
hết có thể cải thiện bằng các quy tắc sống đơn giản sau:
Về tập
luyện: từ xưa người tađã nhận thấy, những người bị huyết áp thấp không thể đứng
lâu một chỗ, họ cần thiết phải vận động. Ở họ, huyết áp thấp là do giảm trương
lực mạch máu - thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ
tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu).
Tập luyện thể dục thể thao thường
xuyên có tác dụng nâng cao trương lực mạch máu và nâng cao khả năng đẩy máu của
tim. Tập luyện các bàitập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông đều rất
tốt. Tập luyện các bài tập thể dục trong 10 - 15 phút, 2 - 3 lần ngày cũng rất
tốt.
Tuy nhiên họ cần tránh tập các bài tập rèn sức mạnh các nhóm cơ với cường
độ lớn và trongthời gian dài. Khi cảm thấy không được khỏe (mỏi mệt, chóng mặt,
đau đầu) cóthể tập tại nhà với các bài tập thể dục, tốt nhất là tập một số động
tác ở tư thế ngồi hoặc nằm trên sàn.
Về ăn uống: tuy giữa chế độ ăn
và huyết áp thấp không có sự liên quan chặt chẽ, nhưng người ta thấy, huyết áp
thấp thường hay gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa
quá xa - dẫn đến giảm trương lực mạch máu, giảm hàm lượng đường máu.
Thói quen
này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu và kết quả là tụt
huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3 - 4 bữa/ngày (ăn giảm khối
lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để
giảm cân nhanh.
Khuyến
cáo một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: uống cà phê, nước
chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.
NCT cần có sự tưvấn của bác sĩ khi lựa chọn những biện pháp này.
Ngoài ra
những người bị huyế táp thấp cần ngủ nhiều hơn. Một giấc ngủ ngon sẽ làm cho tâm
trạng thoải mái,điều hòa hoạt động các trung tâm thần kinh, trong đó có trung
tâm vận mạch.Tránh dùng thuốc ngủ, thuốc an thần vì chúng gây giảm huyết áp,
đau đầu và buồnngủ ban ngày. Tốt nhất là dùng một số loại chè thảo mộc. Phương
pháp tắm nóng lạnh luân phiên cũng rất tốt cho người bị huyết áp thấp.
Thay đổi
nhiệt độ nước liên tục luân phiên từ nóng sang lạnh và ngược lại có tác dụng rèn
luyện trương lực mạch máu (mạch máu giãn ra khi nóng, co lại khi lạnh) - cải
thiện trương lực mạch máu.
Một phương pháp đơn giản để tăng huyết áp là nhịn
thở. Hít vào sâu rồi thở ra, sau đó nhịn thở 20 giây. Lặp lại 5 - 6 lần, 3 lần
tập/ngày.
(ThS.BS TRẦN QUỐC MINH)
Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp.
Hỏi: Bà xã tôi từ trước đến nay đo huyết áp
lúc nào cũng thấp, đôi khi bác sĩ phải bắt nằm nghỉ vì sợ gây tai biến. Xin cho
biết lý do gây ra huyết áp thấp ? Nghe nói huyết áp thấp tư thế cũng không nguy
hiểm phải không?
(Lâm Tấn Bền - Tây
Ninh)
Trả lời: Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp
vẫn chưa được xác định rõ ràng, trong khi nguyên nhân gây tăng huyết áp đã được
xác định từ lâu.
Người ta chỉ ghi nhận
được một số tình huống có liên quan gây ra triệu chứng ở người vốn có huyết áp
thấp (làm nặng tình trạng huyết áp thấp): trong thai kỳ; bất thường hoóc-môn
như suy giáp trạng, cường giáp, đái tháo đường, giảm đường huyết; quá liều
thuốc chữa tăng huyết áp (thuốc lợi tiểu, ức chế bêta, ức chế canxi, ức chế men
chuyển…); tác dụng phụ giảm huyết áp của một số thuốc: nitrate, thuốc chữa
Parkinson, thuốc an thần, chữa động kinh, chống trầm cảm…; mất nước và điện giải;
suy tim; loạn nhịp tim; giãn mạch máu; tai biến nhiệt độ cao; bệnh về gan.
Đối với hạ huyết áp do
tư thế, người ta ghi nhận được một số tình trạng có liên quan như sau: rối loạn
thần kinh trung ương như hội chứng Shy-Drager, thiểu sản hệ thống thần kinh; vấn
đề bệnh lý dây thần kinh: bệnh dây thần kinh ngoại biên hay thần kinh tự động;
bệnh lý tim mạch; hội chứng nghiện rượu; bệnh lý về dinh dưỡng; một số nguyên
nhân hiếm gặp: bệnh tích tụ amyloid, thiếu hụt vitamin, chấn thương tủy sống,
bệnh lý thần kinh liên quan ung thư (đặc biệt ung thư phổi và ung thư tụy
tạng).
Phần lớn các trường hợp có huyết áp thấp nhưng không gây ra bất kỳ triệu
chứng nào, không gây ra tai biến và cũng không tìm thấy nguyên nhân. Người có
tình trạng huyết áp thấp nên đến chuyên gia tim mạch để được khám loại trừ các
nguyên nhân, nếu xác định được nguyên nhân thì sẽ điều trị phù hợp.
Bởi tình
trạng huyết áp thấp có thể gây thiếu máu não, tim… gây ra tai biến nguy hiểm.
Đối với các trường hợp có huyết áp thấp mà không tìm ra nguyên nhân, nếu bệnh
nhân có triệu chứng biểu hiện thiếu máu não thì có thể điều trị bằng các thuốc
làm tăng huyết áp: ephedrin, caffeine, heptamyl…
(BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ)
Những điều nên và không nên làm khi bị huyết áp thấp.
Huyết áp thấp không phổ biến như huyết áp cao, tuy nhiên không thể
bỏ qua tình trạng này. Nếu bạn bị huyết áp thấp, nghĩa là chỉ số huyết áp 90/60
mmHg hoặc thấp hơn, bạn cần chú ý những nên và không nên làm dưới đây:
1. Hạn chế
uống rượu và tăng cường uống nước:
Có một thực tế là uống
rượu làm tăng huyết áp. Cứ mỗi 10g rượu uống vào, huyết áp sẽ tăng 1mmHg. Nhưng
điều đó không có nghĩa bạn nên uống nhiều rượu nếu bạn bị huyết áp thấp. Nhớ
là, uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới huyết áp thấp.
Thay vào đó, hãy uống đủ nước để duy trì lượng dịch trong cơ thể và giúp cải thiện tuần hoàn. Ngoài ra, giữ đủ nước cho cơ thể cũng có nghĩa giúp cơ thể loại bỏ một triệu chứng của huyết áp thấp là mất nước.
Thay vào đó, hãy uống đủ nước để duy trì lượng dịch trong cơ thể và giúp cải thiện tuần hoàn. Ngoài ra, giữ đủ nước cho cơ thể cũng có nghĩa giúp cơ thể loại bỏ một triệu chứng của huyết áp thấp là mất nước.
2. Kiểm soát
khẩu phần muối:
Trong những trường hợp
huyết áp cao, bạn cần giảm muối vì natri làm tăng chỉ số huyết áp. Tuy nhiên,
ăn mặn không phải là giải pháp cho huyết áp thấp. Ăn nhiều muối có thể làm tăng
đáng kể nguy cơ huyết áp cao, tổn thương cơ quan và các biến chứng khác.
Vì vậy, để điều trị huyết áp thấp, tốt hơn cả là kiểm soát lượng muối ăn và đảm bảo chỉ nhận 2-3mg muối qua chế độ ăn theo khuyến nghị. Trong trường hợp, bác sĩ yêu cần bạn tăng cường muối, bạn có thể chế biến cùng thực phẩm nhưng cũng chỉ nên ở mức vừa phải.
Vì vậy, để điều trị huyết áp thấp, tốt hơn cả là kiểm soát lượng muối ăn và đảm bảo chỉ nhận 2-3mg muối qua chế độ ăn theo khuyến nghị. Trong trường hợp, bác sĩ yêu cần bạn tăng cường muối, bạn có thể chế biến cùng thực phẩm nhưng cũng chỉ nên ở mức vừa phải.
3. Tránh thay
đổi tư thế đột ngột:
Vì chóng mặt và đau
đầu nhẹ là các triệu chứng của huyết áp thấp nên bạn cần tránh thay đổi đột
ngột các tư thế như khi đứng lên ngồi xuống hoặc ra khỏi giường. Tụt huyết áp
khi di chuyển đột ngột có thể dẫn tới hoa mắt, chóng mặt thậm chí là tai nạn.
Vì vậy, để tránh tai nạn, trước tiên cần bóp chân và mắt cá chân vài lần trước
khi đứng lên. Khi bước ra khỏi giường cần nghiêng người sang một bên và từ từ
đứng lên sau đó mới di chuyển.
4. Hạn chế ăn
các thực phẩm carbohydrate:
Một chế độ ăn nhiều
carb không thích hợp cho những người bị huyết áp thấp. Các nghiên cứu chỉ ra
rằng giảm hàm lượng carbohydrat trong thực phẩm giúp giảm huyết áp tâm thu và
rút ngắn thời gian bị giảm huyết áp sau ăn. Nếu bạn bị huyết áp thấp bạn cần
giảm hấp thu carbohydrat.
5. Tránh tắm nước nóng và xông hơi:
Tắm nước nóng và xông
hơi đặc biệt là trong thời gian dài có thể dẫn tới chóng mặt, choáng váng vì nó
làm giảm áp lực trong cơ thể. Vì vậy, nên hạn chế tắm lâu. Nếu cần, hãy sử dụng
một chiếc ghế để có thể ngồi và thư giãn. Nhớ là cần xoa bóp bàn chân và bắp
đùi trước khi đứng dậy khỏi ghế.
6. Ăn thường
xuyên:
Vì tụt huyết áp sau ăn
hoặc chóng mặt sau ăn là triệu chứng phổ biến ở những người bị huyết áp thấp,
bạn nên tránh ăn các bữa lớn. Thay vào đó chia ra làm nhiều bữa nhỏ sau mỗi hai
giờ để giúp cơ thể xử trí với vấn đề huyết áp thấp và chứng chóng mặt sau ăn.
7. Mang tất
nếu cần:
Hãy làm điều này nếu
bác sĩ yêu cầu hoặc đề nghị bác sĩ nếu cách này giúp điều trị huyết áp thấp. Đi
tất dài đến gối và đùi để giúp máu ở phần trên cơ thể đủ lâu mà không gây giảm
huyết áp.
BS Cẩm Tú
(Theo THS/ Univadis)
Cảnh giác với triệu chứng huyết áp
thấp.
Nếu
huyết áp tăng vọt, nó có thể gây tử vong. Nhưng huyết áp thấp cũng không kém
phần nguy hiểm.
Dưới đây là một số
triệu chứng của huyết áp thấp cần nhận biết để xử lý:
1/ Chóng mặt hoặc choáng váng:
Triệu chứng này thường
xuất hiện khi thay đổi tư thế như đứng lên sau khi ngồi quá lâu, đứng quá lâu
hoặc ngay sau bữa ăn. Nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên thì không nên coi
thường.
2/ Ngất xỉu:
Vì huyết áp giảm nên
lưu thông máu tới não giảm và khởi đầu giai đoạn suy giảm nhận thức.
3/ Nhìn mờ:
Vì lưu thông máu tới
những cơ quan quan trọng của cơ thể bị suy giảm, tình trạng thiếu oxy và dinh
dưỡng gây hại cho hoạt động của các cơ quan. Do vậy thị lực cũng bị ảnh hưởng
khi bạn bị huyết áp thấp.
4/ Nhịp tim không
đều:
Tất nhiên, tim là cơ
quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi huyết áp giảm. Trên thực tế, nhịp tim nhanh
bất thường có thể là nguyên nhân gây nên huyết áp thấp. Các van co lại nhanh
chóng không đủ thời gian để đổ đầy máu trước mỗi lần co, và lượng máu được bơm
đi sẽ giảm mặc dù nhịp tim nhanh hơn.
5/ Khó thở:
Nhịp tim bất thường
trong khi huyết áp thấp cũng có thể làm tăng khó thở.
6/ Da nhợt nhạt:
Thiếu máu khiến da đổi
màu và trở nên xanh xao, ốm yếu.Mệt mỏiĐây là một triệu chứng rất rõ ràng nhưng
dễ bị bỏ qua. Máu không được cung cấp đầy đủ tới các cơ quan khiến cho cơ thể
mệt mỏi.
7/ Cứng cổ:
Các cơ ở cổ đóng vai
trò quan trọng trong kiểm soát huyết áp, nhịp tim và hơi thở. Vì vậy, khi huyết
áp giảm, các cơ cổ cũng bị cứng lại.Đổ mồ hôiMất dịch cơ thể thông qua mồ hôi
có thể xảy ra khi huyết áp giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đổ mồ hôi
quá nhiều khi bị huyết áp thấp cần được trợ giúp y tế.
8/ Nôn:
Nếu huyết áp giảm ngay
sau khi ăn, tiếp theo đó là hoa mắt, bạn có thể sẽ bị nôn.
9/ Trầm cảm:
Thiếu máu lên não có
thể gây ra thay đổi tâm trạng và dẫn tới trầm cảm.
BS Cẩm Tú
(Theo THS)
Thuốc điều trị huyết áp thấp.
Khác với bệnh huyết áp cao thường được sự quan tâm, lo lắng của
nhiều người, bệnh huyết áp thấp (HAT) dường như ít được sự quan tâm hơn. Tuy
nhiên, cũng giống như bệnh huyết áp cao, bệnh HAT là một bệnh lý hay gặp ở nước
ta và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng ảnh
hưởng đến sức khỏe hay thậm chí dẫn đến tử vong!
Người mắc bệnh HAT
thường bị các cơn hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột như: đứng lên
sau khi ngồi hay nằm một thời gian dài hoặc sau một bữa ăn…
Huyết áp (HA)
là áp lực của máu lên thành động mạch và
gồm có HA tâm thu (HA đo được khi tim co bóp máu đi) và HA tâm trương (HA đo
được khi máu trở về tim).
HA của một người khỏe
mạnh bình thường là 120/80mmHg (HA tâm thu/ HA tâm trương). Một người được cho
là HAT khi huyết áp đo được < 90/60mmHg (huyết áp tâm thu < 90mmHg và huyết áp tâm
trương < 60mmHg).
Nguyên nhân triệu
chứng và biến chứng
Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên
nhân gây ra bệnh HAT như:
Mang thai: trong thời
kỳ mang thai, các mạch máu giãn nở nên làm áp lực của máu giảm xuống.
Bệnh lý: các bệnh về tim mạch như
suy tim, hở van tim… khiến tim không bơm máu đủ cho cơ thể hay các bệnh về nội
tiết tố như bệnh lý tuyến giáp, bệnh đái tháo đường… hoặc một số bệnh lý nhiễm
khuẩn, dị ứng cũng là nguyên nhân gây ra HAT.
Rối loạn sinh lý:
khi cơ thể mất nước, mất máu làm giảm thể tích và áp lực của máu.
Chế độ dinh dưỡng kém:
cơ thể không được cung cấp đầy đủ sắt, vitamin B12, axít folic nên
gây ra thiếu máu.
Thuốc: các thuốc lợi
tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm khi sử dụng trong thời gian dài sẽ
gây ra HAT.
Triệu chứng
Người mắc bệnh HAT
thường có các triệu chứng sau đây:
- Hoa mắt.
- Chóng mặt.
- Ngất xỉu.
- Mỏi mệt.
- Nhức đầu.
- Mờ mắt…
Biến chứng:
Bệnh HAT diễn ra trong
thời gian dài, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy
cho cơ thể, làm rối loạn các chức năng sinh hóa và dẫn đến các biến chứng như:
đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não... đe dọa tới tính mạng!
Thuốc điều trị
Các thuốc được sử dụng
trong điều trị bệnh HAT gồm có:
Midodrin: có tác dụng
giống thần kinh giao cảm, gây co mạch và làm tăng sức cản ngoại vi, gây tăng HA
và thường được sử dụng ở dạng thuốc viên.
Cần lưu ý: không sử
dụng thuốc này cho người nhịp tim chậm, thận ứ nước tiểu…
Heptaminol: có tác
dụng co mạch gây tăng HA, sử dụng ở dạng muối hydrochlorid và thường được sử
dụng ở dạng thuốc viên.
Cần lưu ý:
Không kết hợp
heptaminol với nhóm thuốc ức chế enzym monoamine oxidase (IMAO) như:
phenelzine, isocarboxazid... vì gây ra nguy cơ tăng huyết áp đột ngột.
Không sử dụng
heptaminol cho người mắc bệnh cường giáp, phù não, động kinh…
Bổ sung vitamin B12,
axít folic và sắt: ngăn ngừa tình trạng thiếu máu gây ra bệnh HAT và thường
được sử dụng ở dạng thuốc viên, thuốc nước hay thuốc chích.
Fludrocortison: một
corticosteroid có tác dụng giữ nước trong cơ thể và làm tăng thể tích máu, gây
tăng HA thường được sử dụng ở dạng thuốc viên.
Cần lưu ý: không sử
dụng thuốc này cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú, người bị viêm loét dạ
dày - tá tràng, đái tháo đường, lao tiến triển…
Các thuốc sử dụng
trong điều trị bệnh HAT có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức
khỏe, nên cần phải được chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.
Ngoài việc điều trị
bằng thuốc, người mắc bệnh HAT cần thực hiện phương pháp điều trị không dùng
thuốc như:
- Uống nhiều nước.
- Tăng lượng muối
trong khẩu phần.
- Chế độ dinh dưỡng
tốt, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất.
- Tăng cường luyện tập
thể dục, thể thao như: đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh…
- Đảm bảo thời gian
ngủ và chế độ nghỉ ngơi, thư giãn…
Trong điều trị bệnh
HAT, việc thay đổi lối sống, sinh hoạt, thực hiện phương pháp điều trị không
dùng thuốc là hết sức quan trọng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn
ngừa những biến chứng xảy ra.
(DS. MAI XUÂN
DŨNG)
Huyết áp thấp: Khi nào thì nguy hiểm?
Có một số người không
nhỏ thường xuyên bị huyết áp thấp. Đó
là không kể những bệnh nhân bị hạ huyết áp đột ngột
phải vào cấp cứu. Vậy hạ huyết áp có nguy hiểm hay không?
Triệu chứng huyết áp thấp:
Nhiều người bị huyết
áp thấp thường có triệu chứng choáng váng, chóng mặt, mặt xanh khó chịu bứt rứt
trong người.
Thường các triệu chứng
này hay đi kèm với các triệu chứng của các bệnh nền gây tụt huyết áp như: tiêu chảy, đau bụng, sốt cao,
lạnh run hay các bệnh mạn tính khác như viêm phế quản mạn, xơ gan, suy tim, ung thư, đái tháo đường…
Các triệu chứng này có
khi khá rầm rộ trong những trường hợp huyết áp thấp cấp tính làm bệnh nhân rất
mệt mỏi và phải nhập viện ngay. Nhưng cũng có khi rất khiêm tốn chỉ hoa mắt
chóng mặt thoáng qua, hay chỉ hơi khó chịu trong cơ thể một chút đối với những
người huyết áp thấp mạn tính.
Việc phát hiện các
triệu chứng như trên không khó, bệnh nhân sẽ là người nói cho thầy thuốc biết
tất cả những triệu chứng này. Dù thế nào đi chăng nữa việc chẩn đoán xác định
chắc chắn có phải huyết áp thấp hay không phải do người thầy thuốc tiến hành
bằng cách đo huyết áp ở tư thế nằm và khám nhằm phát hiện ra các triệu chứng đi
kèm. Việc khám bệnh kỹ càng, đo huyết áp đúng phương pháp, hỏi bệnh nhân sẽ
giúp cho thầy thuốc có chiến lược điều trị có hiệu quả.
Cần phải lưu ý kỹ vì
có rất nhiều triệu chứng giống như vậy nhưng bệnh nhân lại bị cao huyết áp, nên
vai trò của việc đo huyết là rất quan trọng.
Nguyên nhân
nào?
Nguyên nhân gây huyết
áp thấp thì khá nhiều, nhưng cũng có khi chẳng có nguyên nhân nào cả. Thường những
người huyết áp thấp có thể trạng gầy, xanh xao một chút. Phần nhiều là những cô
gái trẻ có type thần kinh nghệ sĩ nhạy cảm với các cảm xúc âm tính của cuộc
sống.
Các nguyên nhân gây
huyết áp thấp có thể là một bệnh cấp tính gây mất dịch trong cơ thể như tiêu
chảy nhiều, ói mửa nhiều, say rượu… Nhưng có một số người hay bị hạ huyết áp tư
thế. Họ bị hoa mắt chóng mặt khi đang nằm mà ngồi dậy, hoặc thay đổi tư thế đột
ngột. Tình trạng này hay xảy ra vào buổi sáng sớm và không có nguyên nhân nào
rõ rệt.
Bệnh nhân chỉ cảm thấy hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh và vã mồ hôi.
Các triệu chứng này chỉ kéo dài vài phút rồi hết và thực ra nó không hề gây tử
vong cho bệnh nhân nhưng gây khó chịu cho người bệnh và làm giảm đi chất lượng
của cuộc sống.
Trong những trường hợp
này, người bệnh nếu không được khám kỹ và tư vấn tốt thường rất hoang mang. Họ
có thể đi khám rất nhiều thầy thuốc, nhiều khi cũng không chẩn đoán được vì khi
đến khám bệnh huyết áp của họ hoàn toàn bình thường. Chính vì vậy ho nghi ngờ
tất cả, nghi ngờ cả thầy thuốc và hệ thống y tế.
Vậy thế nào là
huyết áp bình thường?
Huyết áp chính là áp
lực của dòng máu trong hệ thống động mạch. Chính nhờ sự chuyển động của dòng
máu này mà các tế bào của cơ thể nhận được oxy và các chất dinh dưỡng để duy
trì họat động của sự sống.
Huyết áp được duy trì nhờ áp lực co bóp của cơ tim còn gọi là cung lượng tim, thể tích máu trong cơ thể và độ co giãn của thành động mạch. Khi một trong các yếu tố trên bị rối loạn, bệnh nhân có thể bị cao huyết áp hay hạ huyết áp
Huyết áp được duy trì nhờ áp lực co bóp của cơ tim còn gọi là cung lượng tim, thể tích máu trong cơ thể và độ co giãn của thành động mạch. Khi một trong các yếu tố trên bị rối loạn, bệnh nhân có thể bị cao huyết áp hay hạ huyết áp
Huyết áp trung bình
của mỗi người dao động trong khoảng từ 110 - 120mmHg đối với huyết áp tối đa và
từ 70 - 80mmHg với huyết áp tối thiểu. Khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg và
huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg, bệnh nhân rơi vài tình trạng hạ huyết áp.
Có
hai tình trạng hạ huyết: hạ huyết áp cấp hay xảy ra với những bệnh nhân cấp cứu
vì chấn thương gây mất máu nhiều, tiêu chảy mất nước, suy tim hay bị bệnh nội khoa
khác. Những bệnh nhân này phải được nhập viện cấp cứu và tùy theo nguyên nhân
gây hạ huyết áp mà thầy thuốc cho chỉ định điều trị phù hợp: truyền dịch,
truyền máu, thuốc vận mạch hay thuốc trợ tim…
Hạ huyết áp mạn tính:
ở những người này huyết áp thường xuyên thấp hơn 100mmHg đối với huyết áp tối
đa. Bệnh nhân có thể có hoặc không có bất kỳ một sự khó chịu nào. Rất nhiều
người chỉ phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hay được đo huyết
áp khi đi khám một bệnh nào khác không liên quan đến tim mạch.
Hạ huyết áp:
nguy hiểm?
Bệnh nhân rơi vào tình
trạng hạ huyết áp cấp thì rất nguy hiểm và cần được nhập bệnh viện để điều trị
trong phòng săn sóc đặc biệt. Truyền dịch và máu cũng như các dung dịch thay
thế máu là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho hầu hết các bệnh
nhân.
Còn tình trạng hạ
huyết áp mạn tính thì hầu như không có gì là quá nguy hiểm cả. Thậm chí có
ngưới còn cho rằng: những người bị huyết áp thấp còn sống thọ hơn những người
có huyết áp bình thường. Và thực tế trong thực hành bệnh viện hàng ngày, chúng
tôi cũng như nhiều thầy thuốc khác cũng có chung một nhận định như vậy.
Những người thực sự bị
huyết áp thấp mạn tính thường phàn nàn với mọi người và với thầy thuốc là hay
buồn ngủ, mỏi mệt, chóng mặt, hoa mắt hoặc thỉnh thoảng bị ngất xỉu. Đặc biệt
là khi thay đổi tư thế đột ngột. Các triệu chứng này xuất hiện do giảm lưu
lượng máu ở não, tim, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Tình trạng hạ huyết áp
mạn tính hay xảy ra ở những người làm việc quá sức, bị stress, rối loạn nội
tiết, suy dinh dưỡng, đái tháo đường hay bị bệnh thần kinh ngoại vi…
Do đó, nếu
tình trạng hạ huyết áp mạn tính kéo dài và gây nhiều khó chịu, thậm chí phải
nhập bệnh viện cấp cứu thì nên đi khám ở những thầy thuốc chuyên khoa tim mạch
và nội tiết để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị triệt để.
Phòng ngừa hạ
huyết áp:
Quan trọng nhất là
đừng để mắc các bệnh cấp tính làm mất dịch nhiều như tiêu chảy, nôn ói. Không
uống quá nhiều rượu, có chế độ ăn hợp
lý chứ đừng ăn kiêng thái quá, nhất là ở một số trường hợp nhịn ăn uống để giảm
cân nặng ở một số phụ nữ trẻ Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột nhất là buổi
sáng khi mới thức dậy. Hạn chế uống rượu bia và việc sử dụng các chất kích
thích khác gây tổn hại cho hệ thần kinh.
Tránh stress, cân bằng
về tâm lý, với một số người bị huyết áp thấp vô căn có thể tập dưỡng sinh, Yoga
đúng cách rất có lợi cho sức khỏe và hệ tuần hoàn. Có một chế độ ăn uống hợp
lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi. Không để đói bụng quá, ngủ
đủ và tập thể dục thường xuyên. Chữa trị tốt những bệnh mạn tính mà mình đã mắc
phải như đái tháo đường, suy gan, viêm phế quản mạn tính…
Nên khám sức khỏe
định kỳ với những người trên 40 tuổi với 2 lần trong năm để điều chỉnh những
rối loạn trong cơ thể có thể dẫn đến huyết áp thấp bất ngờ.
Chế độ ăn cũng
quan trọng:
Nên ăn các loại thức
ăn giàu năng lượng và giàu vitamin cũng
như các yếu tố vi lượng như: vitamin A, kẽm, magne… Có người cho rằng, bệnh
nhân nên ăn mặn một chút để làm tăng khối lượng tuần hoàn trong cơ thể nhờ tác
dụng giữ nước của muối. Tuy nhiên, cũng rất nguy hiểm vì sẽ gây tăng huyết áp
khi nằm.
Việc uống đủ nước,
nhất là khi trời nắng nóng cũng góp phần làm giảm nguy cơ hạ huyết áp ở một số
người.
Và một điều rất quan
trọng mà nhiều người trong chúng ta không mấy quan tâm, đó là nên đi khám kiểm
tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện những trục trặc về sức khỏe để có
hướng điều chỉnh ngay từ lúc đầu. Đây là khuynh hướng mới nhằm phòng bệnh tật
trong một xã hội hiện đại.
(PGS.TS. NGUYỄN
HOÀI NAM)
Xử trí thông minh khi tụt huyết áp.
Khi một người đứng lên từ nằm hoặc ngồi
thấy chóng mặt hoa mắt hoặc thậm chí ngất xỉu do huyết áp tụt xuống dưới mức
bình thường được gọi là tụt huyết áp thể đứng (THATĐ).
Khi não bộ không được cung cấp máu đầy
đủ, thiếu dưỡng khí sẽ dẫn đến mất hoạt động chức năng của vị trí cơ thể mà nó
điều khiển, biểu hiện choáng váng, buồn
nôn, thậm chí nôn, hoa mắt chóng mặt, nhầm lẫn, nhìn không rõ (mờ) trong vài ba
giây và có thể ngất xỉu.
Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, cần nhanh
chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc tốt hơn là đặt người bệnh nằm
trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân bằng chiếc gối hoặc chăn.
Đồng thời cho người bệnh uống 1-2 cốc nước, mỗi cốc
khoảng 1/4 lít (khoảng chừng 240-250 ml) để nhằm mục đích điều hòa huyết áp
hoặc uống trà gừng, cà phê, nước trà đặc.
Khi mắc bệnh cần khám đều đặn và thực hiện đúng chỉ định của bác
sĩ.Có thể ấn, day huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt), day đi day lại với mức
độ mạnh dần (dùng phần mềm của 2 ngón cái để day).
Thực hiện động tác này từ 20-50 lần và lặp lại động tác này 30
lần.Khi mắc bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị để tránh những
biến chứng có thể xảy ra, bởi vì THATĐ luôn luôn đồng nghĩa với tiên lượng nặng
của bệnh.
Người bệnh sốt kéo dài từ 10 ngày trở lên nhất thiết phải đến
bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh bỏ sót những bệnh nhiễm khuẩn
nặng. Người bệnh đang điều trị bệnh tăng huyết áp, điều trị phì đại lành tính
tiền liệt tuyến bằng xatral... cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị những dấu
hiệu bất thường khi huyết áp đổi tư thế để có lời khuyên hợp lý nhất và có
hướng điều trị thích hợp.
Phòng bệnh có khó?
Để phòng THATĐ, đặc biệt là người đang dùng thuốc có nguy cơ làm
THATĐ cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ đang điều trị bệnh cho mình. Đồng thời,
nên có chế độ ăn uống hợp lý, không nên bỏ bữa và uống đủ lượng nước hàng ngày.
Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính.
Ngoài ra, nên ăn các loại quả để tăng vi chất cần thiết và bổ
sung thêm lượng nước. Cần ngủ đủ thời gian cần thiết trong ngày (từ 7-8h), đặc
biệt chú ý đến chất lượng của giấc ngủ.
(Theo
PGS.TS. Bùi Khắc Hậu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét