Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến số lượng người nhiễm giun sán ngày càng gia tăng chính là do thói quen ăn uống hàng ngày.
(Theo Khám Phá)
Nhiễm giun sán từ món ăn khoái khẩu.
Một sinh viên nghỉ hè về quê bắt ốc bưu nướng nhậu lai rai bị ký sinh trùng tấn công lên não phải sống đời sống thực vật.
Nhiều người mê ăn phở tái buổi sáng ngủ dậy thấy trên giường, trong quần áo ngủ xuất hiện nhiều nang dẹp như xơ mít dài 3-4 cm và do thích ăn các món đặc sản đồng quê như rắn, lươn, ếch...bị giun bò lúc nhúc dưới da.
Nhiều người nuôi chó, mèo... mà trẻ con ở trong nhà bị xanh xao nhưng không biết nguyên nhân do đâu...Thậm chí, có người bị ngứa quanh năm tưởng là do dị ứng hoặc da liễu, tuy nhiên, khi đi thử máu lại hoá ra do... giun.
Nhiều người nuôi chó, mèo... mà trẻ con ở trong nhà bị xanh xao nhưng không biết nguyên nhân do đâu...Thậm chí, có người bị ngứa quanh năm tưởng là do dị ứng hoặc da liễu, tuy nhiên, khi đi thử máu lại hoá ra do... giun.
Phân biệt giun và sán.
Giun sán là từ gọi chung về loại ký sinh trùng thường ký sinh ở người hay động vật.
Giun thường có hình tròn nên còn gọi là giun tròn (Nematoda) bao gồm các loại giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn, giun chỉ, giun xoắn ...
Sán thường có hình dẹt, còn được gọi là giun dẹt bao gồm các loại sán lá (Trematoda) như sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi, sán máng ... ; các loại sán dây (Cestode) như sán dây lợn, sán dây bò ...
Bệnh giun sán của người và bệnh giun sán của động vật có sự liên quan với nhau, trong đó đáng chú ý là các bệnh giun sán của các động vật nuôi sống gần gũi với con người như chó, mèo, lợn, vịt... đã được y học quan tâm.
Ngoài các loại giun sán ký sinh gây bệnh cho người, con người cũng có thể bị nhiễm bệnh giun sán của các động vật nuôi, kể cả mắc bệnh giun sán của các động vật hoang dã.
Trong những trường hợp người bị mắc bệnh giun sán từ các loại động vật nuôi hay động vật hoang dã truyền sang rất khó chẩn đoán bệnh và thường cơ thể có các phản ứng rất mạnh như triệu chứng sốt cao, tế bào bạch cầu ái toan tăng cao ...
Bệnh cảnh lâm sàng xảy ra ào ạt làm cho người thầy thuốc khó phát hiện, chẩn đoán ra bệnh.
Hiểm hoạ từ món ăn tái, sống ít người để ý!
Một trường hợp nhiễm giun được điều trị tại bệnh viện
|
Tuy nhiên, trong giới y khoa, các bác sĩ chuyên về ký sinh trùngthường ví đây là sát thủ giấu mặt nhưng lại gây hiểm họa khôn lường cho sức khỏe, thậm chí, nếu đi lạc chỗ ký sinh trùng có thể gây tử vong nếu không được phát hiện điều trị kịp thời.
Cụ thể, một công chức nữ tên T.T.M, 35 tuổi, trú tại quận Bình Thạnh, TPHCM đến bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khám sau khi ngủ dậy thấy trong quần thường xuyên có những nang màu trắng đục.
Không chỉ ở trong quần mà những nang này còn xuất hiện cả trên chiếu xung quanh. Trước đó, do suy nghĩ là sán thông thường nên bệnh nhân đã ra nhà thuốc mua một liều về sổ nhưng những nang màu trắng đục cứ tiếp tục xuất hiện.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã kết luận bệnh nhân đã bị nhiễm sán dải bò (Taenia saginata - một loại ký sinh trùng hình dáng dài, dẹt, nang sán nằm trong thớ thịt bò). Những nang dẹp màu trắng đục mà bệnh nhân nhìn thấy chính là nang chứa hàng trăm ngàn trứng của loại sán này ra từ hậu môn.
Qua điều tra dịch tễ, bệnh nhân cho biết, mỗi sáng thường có thói quen ăn phở bò tái. Sán dải bò nằm trong thớ thịt vẫn còn sống đã thâm nhập vào cơ thể sinh sôi nẩy nở.
Tại khoa khám bệnh của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, mỗi tuần các bác sĩ đều phát hiện từ 5-6 bệnh nhân nhiễm loại sán này. Điều đáng lưu ý, phần lớn các bệnh nhân nhiễm sán dải bò đều là những người hay ăn phở bò tái.
Không chỉ trong những món tái, ngay cả những món được xem là đặc sản đồng quê như cua, lươn, ếch, cá lóc, rắn... cũng chứa nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm. Một nạn nhân nam tên L.M.H, trú tại quận 8, TPHCM sau khi ăn ếch đồng xuất hiện vết sưng áp xe bên hàm trái.
Khi phát hiện bất thường, ông H đi khám tại các bác sĩ nội khoa vì nghĩ viêm nhiễm và được bác sĩ cho uống kháng sinh, kháng viêm liều cao nhưng vẫn không khỏi. Điều đáng nói, khối áp xe mỗi ngày càng dịch chuyển tiến đến cằm rồi bắt đầu xuống cổ.
Các bác sĩ khẳng định nguyên nhân gây ra khối áp xe trên chính là thủ phạm... giun Gnathosma spinigerum với chiều dài 2 mm và trên đầu có 6 hàng gai nhọn. Điều tra dịch tễ thấy, trước đó, bệnh nhân này đã mua ếch đồng để trong ngăn đá tủ lạnh và lâu lâu lấy ra xào lên nhậu.
Các bác sĩ khẳng định nguyên nhân gây ra khối áp xe trên chính là thủ phạm... giun Gnathosma spinigerum với chiều dài 2 mm và trên đầu có 6 hàng gai nhọn. Điều tra dịch tễ thấy, trước đó, bệnh nhân này đã mua ếch đồng để trong ngăn đá tủ lạnh và lâu lâu lấy ra xào lên nhậu.
Trứng và nang của giun Gnathosma spinigerum vẫn còn sống khi thịt ếch đông đá chỉ được xào sơ chín ở lớp thịt bên ngoài và sau đó thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa gây áp xe.
Theo các bác sĩ điều trị, do bệnh nhân nhiễm ký sinh trùngGnathosma spinigerum quá lâu nên khi điều trị, dù đã diệt hết giun nhưng khối áp xe bị xơ hóa, gây biến dạng khuôn mặt mãi mãi.
Nhiều ký sinh trùng có thể gây tử vong.
Chính vì suy nghĩ nhiễm ký sinh trùng hầu như chỉ gây cho người bệnh tình trạng da xanh xao, thiếu máu… chứ không chết ngay nên người bệnh ít chú ý. Chỉ đến khi bị biến chứng nặng như ký sinh trùng đi lạc vào não, phổi, mắt… bệnh nhân mới vào cấp cứu và đôi khi quá trễ, khó cứu.
Nhiều ký sinh trùng có thể gây tử vong.
Chính vì suy nghĩ nhiễm ký sinh trùng hầu như chỉ gây cho người bệnh tình trạng da xanh xao, thiếu máu… chứ không chết ngay nên người bệnh ít chú ý. Chỉ đến khi bị biến chứng nặng như ký sinh trùng đi lạc vào não, phổi, mắt… bệnh nhân mới vào cấp cứu và đôi khi quá trễ, khó cứu.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM đã từng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân Tr.T.N - 47 tuổi, cư trú tại Châu Đốc, An Giang và đã tử vong sau 5 ngày nhập viện. Theo gia đình, trước đó, bà N bị bệnh loét dạ dày và đã bắt ốc ma về ăn sống khi nghe hàng xóm rỉ tai phương thuốc hiệu nghiệm này.
Sau khi ăn một thời gian, bà N có các triệu chứng lớ ngớ, mê sảng, nhức đầu và các bác sĩ chẩn đoán bị viêm màng não nặng do một loại ký sinh cư trú trong ốc ma (ốc sên) gây ra.
Cũng ăn ốc ma, một trường hợp khác tên Lưu Th Đ, 20 tuổi, trú tại Tiền Giang cũng bị hậu quả nặng nề. Sau khi bắt ốc ma lên nướng để nhậu, chàng thanh niên này đã bị ký sinh trùng tấn công lên não gây hôn mê.
Trước đó, Điền là một sinh viên cao to đang học tại một trường kỹ thuật. Sau khi bệnh, trở nên xanh xao, mắt lờ đờ, không nhận ra người thân của mình và sống đời sống thực vật. Theo các bác sĩ điều trị tại khoa nhiễm Việt- Anh, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bệnh nhân này đã bị một loại ký sinh trùng cư trú trong ốc ma gây viêm màng não.
Sơ đồ đường lây nhiễm giun sán từ động vật sang người
Theo các bác sĩ, loại ký sinh trùng có trong thịt ốc ma gây biến chứng khiến não của bệnh nhân bị tổn thương quá nặng. Khả năng bình phục không thể tiên lượng. Tùy vào vị trí não bị tổn hại, bệnh nhân có thể bị liệt hoặc phải sống đời sống thực vật suốt đời.
Theo người nhà bệnh nhân, trong một lần nhậu, thấy ốc ma từ ngoài vườn bò vào nhà, Điền và người bạn nhậu đã bắt nướng ăn. Chỉ vài giờ sau, cả hai đã mê man bất tỉnh. Người cùng ăn với Đ may mắn bình phục.
Cùng thời điểm nhập viện của bệnh nhân Đ, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cũng tiếp nhận 4 trường hợp khác phải cấp cứu do ăn ốc ma. Một trường hợp ở Sóc Trăng hiện cũng phải sống đời sống thực vật do viêm màng não vì ký sinh trùngcó trong ốc.Thuốc xổ giun chưa chắc … hết giun.
PGS TS bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, chuyên gia về ký sinh trùng - Phó giám đốc BV Nguyễn Trãi khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Sức Khỏe khuyến cáo: bệnh nhiễm ký sinh trùng rất phổ biến trong cộng đồng, nếu chỉ tính riêng ký sinh trùng lạc chỗ thì có đến 30% bệnh nhân đến bệnh viện xét nghiệm bị nhiễm,
- Ở khu vực miền Trung, 60-70% cộng đồng nhiễm sán lá gan (tuy nhiên chỉ 10% biểu hiện bệnh rõ ra bên ngoài).
- Ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ lại có nhiều bệnh nhân nhiễm giun lươn, giun móc từ ấu trùng giun lươn sống trong các vùng nước đọng, ao hồ…
Các nguồn nhiễm chính để liệt kê như: * Ký sinh trùng lây qua đất thì phổ biến có giun móc, giun lươn, ký sinh trùng lây qua nước như Entamoeba histolytica, Cryptosporidium sp, Balantidium coli, Fasciola hepatica (sán lá gan), Angiostrongylus, Strongyloides stercoralis, Ankylostoma duodenal, Necator americamus…
* Nhiễm ký sinh trùng từ nguồn rau có các loại như trùng lông, trùng roi, bào nang amip (E.histolytica, E.coli), ấu trùng giun Angiostrongylus cantonensis….
* Nguồn thủy sản thì luôn có các ký sinh trùng giun đầu gai, sán lá nhỏ ở gan và sán lá phổi, gây đau bụng ở vùng gan, tiêu chảy, táo bón. Thường xuyên gặp nhất là sán lá ruột và sán dải heo...luôn rình rập tấn công người.
* Nhiễm ký sinh trùng từ nguồn rau có các loại như trùng lông, trùng roi, bào nang amip (E.histolytica, E.coli), ấu trùng giun Angiostrongylus cantonensis….
* Nguồn thủy sản thì luôn có các ký sinh trùng giun đầu gai, sán lá nhỏ ở gan và sán lá phổi, gây đau bụng ở vùng gan, tiêu chảy, táo bón. Thường xuyên gặp nhất là sán lá ruột và sán dải heo...luôn rình rập tấn công người.
Các loại ký sinh trùng độc hại như giun xoắn, giun đầu gai, sán lá nhỏ ở gan, sán lá phổi, sán lá ruột và sán dải heo luôn “có mặt” trong các món thịt tái sống, nhất là thịt các động vật hoang dã nấu chưa chín hoặc ăn sống.
Vì vậy những người thường xuyên ăn rất dễ nhiễm phải. Bệnh giun xoắn có thể gây phù mắt, nhức đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, sốt kéo dài… Trường hợp nhiễm giun xoắn số lượng lớn có thể gây ra liệt cơ, teo cơ, thậm chí suy hô hấp và tử vong.
PGS TS bác sĩ Siêu khẳng định, chẩn đoán bệnh ký sinh trùng không đơn giản với suy nghĩ chỉ cần thử máu là biết hết tất cả. Để chẩn đoán bệnh, thầy thuốc cần chọn lựa cho bệnh nhân làm một hoặc vài loại xét nghiệm như:
- Soi phân tìm ký sinh trùng đường ruột (giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn, amip, các loại đơn bào gây tiêu chảy ký sinh tại đường ruột);
- Xét nghiệm đờm tìm trứng sán lá phổi,
- Xét nghiệm dịch màng phổi tìm ấu trùng giun lươn; nội soi dạ dày tìm ký sinh trùng lạc chỗ từ ruột non chui lên như giun lươn, giun móc, phết máu ngoại biên tìm ký sinh trùng sốt rét, ấu trùng giun chỉ...
Như vậy muốn biết mình có bị nhiễm ký sinh trùng nào, TS bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới khuyến cáo: cách tốt nhất phải đi khám chuyên khoa ký sinh trùng để các bác sĩ khám và thăm hỏi về thói quen ăn uống, nơi sinh sống và những triệu chứng đi kèm để chẩn đoán có khả năng bị nhiễm loại nào.
Từ đó chỉ định làm xét nghiệm thích hợp (soi cấy phân, sinh thiết hay thử máu) và được điều trị đặc hiệu. Một điều cần lưu ý, bệnh nhân cũng không nên tự ý mua thuốc xổ giun ở các hiệu thuốc tây hay tự đi xét nghiệm và uống thuốc không đúng chuyên khoa, sẽ kéo dài bệnh mà không được điều trị đặc hiệu hoặc uống thuốc quá nhiều gây độc cho gan.
(Tạp chí Sức Khỏe)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét