Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Bệnh về máu - Tai biến mạch máu não đột quỵ.

Trong các dạng thức của bệnh tai biến mạch máu não đột quỵ là dạng bệnh nguy hiểm nhất, xảy ra khi một phần của bộ não bị ngưng trệ việc cung cấp máu, làm mất oxy và dinh dưỡng của mô não. Vậy tai biến mạch máu não đột quỵ nguy hiểm đến thế nào, cách điều trị bệnh ra sao?

Tai biến mạch máu não đột quỵ vô cùng nguy hiểm

1/ Tác hại của tai biến mạch máu não đột quỵ:

Khi người bệnh bị đột quỵ, các tế bào não sẽ bị chết sau khi mô não không được cung cấp máu và oxy lên nuôi dưỡng. Đột quỵ có thể khiến người bệnh gặp các nguy cơ sau:
– Người bệnh có thể bị tử vong nhanh chóng.
– Nếu có thể tránh được tử vong thì cũng có thể bị liệt nửa người, liệt một bên tay, chân
– Mất khả năng chủ động đại, tiểu tiện
– Nói khó hoặc mất nói
– Tê liệt thần kinh hoặc suy giảm trí nhớ, không phân biệt được không gian và thời gian.

2/ Triệu chứng tai biến mạch máu não đột quỵ:

– Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng, không kiểm soát được hoạt động chân tay, đi không vững, dễ vấp ngã liên tục.
– Nói khó, ú ớ hoặc không nói được ra ý muốn, không thể lặp lại một câu đơn giản.
– Khó cử động được hoặc tê dại ở một bên của cơ thể hoặc khuôn mặt. Nếu một cánh tay không thể giơ cao trên đầu, có thể có cơn đột quỵ. Cùng với đó, một bên miệng có thể trễ xuống khi hoạt động miệng (mỉm cười, nói).
– Mắt đột nhiên bị mờ hẳn, nhìn quanh thấy tối sầm hoặc nhìn mọi vật thành hình đôi.
– Nhức đầu nặng, đột ngột, có thể bị nôn ói, mất khả năng tập trung.
Tai biến mạch máu não đột quỵ có nhiều triệu chứng

3/ Điều trị tai biến mạch máu não đột quỵ:

– Điều trị ngăn ngừa bệnh từ khi có triệu chứng:
+ Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của một cơn đột quỵ, dù cho triệu chứng đó xuất hiện rồi biến mất nhanh. Tốt nhất, người có triệu chứng đột quỵ nên được đến phòng cấp cứu trong vòng 60 phút khi xuất hiện các triệu chứng tai biến mạch máu não đầu tiên.
+ Nếu nghi ngờ có cơn đột quỵ, người trợ giúp có thể làm các việc cơ bản sau: Hô hấp hồi sức miệng nếu người bệnh ngưng thở; quay đầu người bệnh sang một bên nếu họ bị nôn để tránh cho bệnh nhân bị chẹn đường thở; không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
– Điều trị cấp cứu khi đột quỵ vừa xảy ra:
+ Khi người bệnh được đưa đến bệnh viện, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định điều trị cấp cứu với các thuốc làm tan cục máu đông, phổ biến nhất là dùng  Aspirin trong vòng 4-5 giờ đầu, càng sớm càng tốt. Các thuốc làm loãng máu cũng có thể được dùng, nhưng không được sử dụng thông thường như aspirin để điều trị khẩn cấp.
+ Tiêm tĩnh mạch: chỉ trong 4-5 giờ đầu khi xảy ra đột quỵ và có thể gặp một số rủi ro. Phương pháp này không áp dụng cho người bị xuất huyết não.
+ Tiêm thuốc trực tiếp đến vùng não bị đột quỵ.
+ Loại bỏ cục máu đông bằng thiết bị cực nhỏ đưa vào trong não. 
+ Phẫu thuật mở động mạch bị thu hẹp bao gồm: loại bỏ mảng bám ngăn chặn động mạch cảnh; nong mạch vành và ống đỡ động mạch.
– Điều trị phục hồi sau đột quỵ:
+ Tập luyện phục hồi chức năng: Tập nói và giao tiếp, tập đi lại và vận động (đặc biệt là bên thân, tay, chân bị liệt). Cần có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
+ Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt: Cần được bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn trực tiếp thực hiện, tránh người thân tự làm cho người bệnh.
Cấp cứu tai biến mạch máu não đột quỵ cần thực hiện sớm nhất có thể

4/ Phòng tránh nguy cơ tai biến mạch máu não đột quỵ:

– Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học kết hợp vận động thân thể vừa sức, thường xuyên
– Cân bằng công việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng.
– Khám sức khỏe định kì thường xuyên 6 tháng/lần nhằm duy trì cơ thể khỏe mạnh, tránh nguy cơ bệnh lý, trong đó có nguy cơ tai biến mạch máu não đột quỵ.

Không có nhận xét nào: