Loét, đau, viêm dạ dày tá tràng, (peptic ulcer) xảy ra khi lớp
niêm mạc lót bên trong thành bao tử, cuống thực quản (esophagus), hay đoạn đầu
của ruột non (duodenum) bị…loét vì chính dịch vị acid tiết ra từ những tế
bào bao tử.
Vì thế nói chung chung là “đau bao tử” thì cũng không hoàn toàn đúng lắm, tuy nhiên, trong bài viết này, xin tạm gọi ngắn gọn là “loét bao tử”.
Vì thế nói chung chung là “đau bao tử” thì cũng không hoàn toàn đúng lắm, tuy nhiên, trong bài viết này, xin tạm gọi ngắn gọn là “loét bao tử”.
1/ Nguyên
nhân:
Loét bao tử khá phổ biến, ảnh ưởng đến hằng triệu người Mỹ mỗi
năm. Những hiểu biết không đúng hẳn trước đây, cho rằng chất acid trong bao tử
tăng cao vì ăn đồ “nóng”, đồ cay, uống cà phê, chocolate, hay căng thẳng áp lực
đời sống (life stress) làm cho loét bao tử.
Thật ra, tuy acid vẫn là yếu tố cần
thiết, hai lý do chính gây ra loét bao tử là một loại vi trùng tên “Helicobacter
pyloricus” (H. pylori) và dùng thuốc trị đau kinh niên NSAIDs như aspirin,
ibuprofen (Advil, Motrin IB), naproxen (Aleve, Anaprox) v.v…
Thường, H. pylori không gây ra vấn đề, nhưng nó có thể gây ra
tình trạng viêm lớp niêm mạc bên trong của dạ dày, tạo ra một hay nhiều vết
loét, sau đó dịch acid bao tử sẽ làm nặng thêm.
Người ta không biết rõ ràng H.
pylori lây lan như thế nào, nhưng nó có thể được truyền từ người này sang người
khác qua máu và dịch cơ thể, qua tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn nhau. H.
pylori cũng có thể truyền qua thức ăn và nước.
Một số thuốc theo toa khác cũng có thể dẫn đến loét bao tử gồm
thuốc dùng để điều trị chứng loãng xương được gọi là bisphosphonates (Actonel,
Fosamax) và sung bổ sung chất kiềm potassium.
Hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân quan trọng có thể gây ra và
ảnh hưởng đến sự chữa trị bệnh loét bao tử. Uống rượu nặng có thể kích thích và
làm xói mòn màng nhầy dạ dày, và làm tăng lượng acid sản xuất ra trong dạ dày.
2/ Triệu
chứng:
Đau! Đau buốt vùng bụng trên, từ lỗ rốn lên tới chấn thủy hay bờ
dưới của xương sườn là triệu chứng thông thường nhất của bệnh loét bao tử. Cơn
đau xảy ra khi dịch vị acid tiếp cận với nhưng chỗ loét trong bao tử.
Những cơn
đau thường trở nặng khi bao tử trống không thức ăn, bùng phát nửa đêm về sáng
trong khi ngủ. Những triệu chứng khác cần qua tâm gồm có: sình bụng, ợ hơi
chua, buồn nôn, ói mửa ra máu màu đen hay đỏ tươi, đi tiêu ra phân đen hay màu
xác cà phê, ăn không ngon và xuống cân.
3/ Chẩn
đoán bệnh:
Bệnh loét bao tử có thể được chẩn đoán bằng X-ray vùng ruột trên
bao gồm thực quản, bao tử và ruột non, gọi là “upper GI series”. Chính xác hơn,
phải dùng phương pháp nội soi ruột trên, upper gastrointestinal endoscopy (EGD
or esophagogastroduodenoscopy), bác sĩ sẽ thấy được chỗ lở và làm thử nghiệm
định bệnh H. pylori.
4/ Chữa
trị:
Thuốc chống ợ chua: như Maalox, Mylanta không cần toa bác sĩ có
thể trung hòa bớt dịch acid trong bao tử.
Thuốc bảo vệ màng bao tử và màng ruột: gồm loại không toa như
bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) và thuốc có toa như sucralfate (Carafate)
và misoprostol (Cytotec)
Thuốc làm giảm sản xuất acid: histamine “H2 blockers” làm giảm
lượng acid tiết ra trong dạ dày, bớt cơn đau do vết loét và làm cho mau lành
chỗ lở. Các loại thuốc này có thể mua không cần toa bác sĩ như ranitidine
(Zantac), famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet) và nizatidine (Axid).
Thuốc ngăn chặn sự sản xuất acid trong bao tử: còn gọi là thuốc
ức chế bơm proton (Proton pump inhibitors), chặn đứng những cơ chế trong tế bào
bao tử sản xuất ra acid Những thuốc này cũng có thể mua không cần toa như
omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex),
esomeprazole (Nexium) và pantoprazole (Protonix).
5/ Thuốc
diệt vi trùng H. pylori:
Nếu chẩn đoán có vi trùng H. pylori, bác sĩ phải cho dùng thuốc
trụ sinh. Vì vi trùng H. pylori thuộc loại “bất kham” rất khó trị, nên bác sĩ
phải dùng một chế độ thuốc bao gồm các loại thuốc trên đây cộng thêm 2 trong
các thứ trụ sinh như tetracycline, amoxicillin, metronidazole (Flagyl),
clarithromycin (Biaxin), and levofloxacin (Levaquin).
Tổ hợp thuốc thường dùng
gồm có Peopto-Bismol, Prilosec, amoxicillin và Flagyl. Một số nghiên cứu cho
thấy vi trùng H. pylori có thể kháng thuốc và vô hiệu hóa các thuốc như Flagyl
và Biaxin, bác sĩ có khi phải dùng thuốc azyhtromycin (Zithromax) hay Avelox để
thay vào. Trung bình phải uống thuốc từ 10 đến 14 ngày, khoảng từ 5 dến 7 ngày
thì triệu chứng đau sẽ bớt đi nhiều.
Thuốc dân gian: mật ong trộn với bột nghệ hay bột quế làm thành viên
có thể làm bớt triệu chứng đau dạ dày.
6/ Phòng
bệnh:
Ăn uống: Ăn đồ ăn nấu chín, không nên dùng thực phẩm ăn sống.
Khi ăn nên nhai kỹ, và ăn chậm lại. Tránh không ăn quá no vô một bữa mà chia
thành nhiều bữa , 4 tới 5 lần một ngày để khỏi làm căng bao tử vì khi dạ dày bị
căng dễ kích thích tiết ra acid nhiều hơn.
Tránh ăn những thức ăn có nhiều dầu
mỡ, đồ chiên, và các loại thịt nguội như dăm bông, lạp xưởng, xúc xích. Tránh
các loạt thịt có nhiều gân, sụn. Tránh các loại trái cây sấy khô. Nói chung là
những thứ đồ ăn dễ tiêu hóa. Cuối sùng, không hút thuốc lá và bớt uống rượu
nặng.
Thuốc men: Nên dùng thuốc acetaminophen (Tylenol) để trị đau
nhức thay cho các loại thuốc NSAIDs có thể gây ra bệnh nêu trên. Trong trường
hợp phải dùng các thuốc NSAIDs, thì, càng ít càng tốt và uống thuốc khi bụng
no.
Giảm áp lực đời sống: Tuy áp lực đời sống không gây ra bệnh loét
bao tử nhưng nó có thể làm cho bệnh trở nặng và khó lành. Nên loại trừ tất cả
nhưng yếu tố nguy cơ có thể gây ra…stress.
“Sống đơn giản cho đời thanh thản”!
Thanh thản ở đây bao gồm nhiều thứ, ở đây trước mắt là những cơn đau bao tử khó
chịu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét